Giáo án Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2009-2010

Giáo án Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức đã học về phép nhân và phép chia.

- Rèn kỹ năng làm tính.

II. Các hoạt động dạy - học :

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học:

- GV yêu cầu HS ôn lại cách tính kết quả khi trong phép tính có số 0 sau đó làm các bài tập 1 đến bài tập 4 trang 34.

* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà học bài và làm bài.

 

doc 19 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày   tháng  năm 2010
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức đã học về phép nhân và phép chia.
- Rèn kỹ năng làm tính.
II. Các hoạt động dạy - học : 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học: 
- GV yêu cầu HS ôn lại cách tính kết quả khi trong phép tính có số 0 sau đó làm các bài tập 1 đến bài tập 4 trang 34.
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Luyện đọc bài Tôm Càng và Cá Con. Biết nghỉ hơi sau mỗi câu. 
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. 
II. Các hoạt động dạy - học :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc từng đoạn. 
- Hướng dẫn đọc phân vai.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: 
- Viết bài Cá rô lội nước SGK-TV2 tập 2 trang 61.
- Phân biệt được s/x; dấu hỏi/dấu ngã.
II. Các hoạt động dạy- học : 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng nghe viết. 
- Giáo viên đọc mẫu bài viết. 
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Cá rô ẩn náu ở đâu? 
+ Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: lực lưỡng, mốc thách, rạch ngược, vỗ cánh.
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- GV đọc cho HS viết vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 
* Bài tập:
a) Điền vào chỗ trống: s hay x:
 hồ ơ, xaôi, mùa uân, ân trường. 
b) Tìm 2 từ có tiếng chứa dấu hỏi, 2 từ có tiếng chứa dấu ngã. 
* Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T1 )
I. Mục tiêu: 
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng /phút); hiểu nội dung của đoạn, bài ( trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc ) 
- Biết đặt và trà lời CH với khi nào? (BT2,BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể (trong 3 tình huống ở BT4) 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: Đàm thoại, thảo luận, 
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 26.
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1.Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Sông Hương.
2. Bài mới: Giới thiệu bài ghi tựa đề lên bảng.. 
* Kiểm tra tập đọc và HTL:
- GV để các thăm ghi sẵn các bài tập đọc lên bàn.
- GV gọi HS lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- GV nhận xét – Ghi điểm.
* Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi “ Khi nào”:
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
+ Hãy đọc câu văn trong phần a.
+ Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
+ Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”
- GV yêu cầu HS làm bài phần b.
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc câu văn phần a
+ Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
+ Bộ phận này dùng để chỉ điều gì?
+ Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
- Tương tự trên hướng dẫn HS làm phần b.
 Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè. 
- GV nhận xét sửa sai. 
* Ôn luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác:
Bài 4: Nói lời đáp của em.
a. Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm một việc tốt cho bạn.
- Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cảm ơn của người khác.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, suy nghĩ để nói lời đáp của em.
b. Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.
c. Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.
- Gọi HS lên đóng vai thể hiện lại từng tình huống.
- GV nhận xét sửa sai. 
4. Củng cố: 
+ Câu hỏi “Khi nào” dùng để hỏi về nội dung gì?
+ Khi đáp lại lời cảm ơn của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?
5. Nhận xét, dặn dò: 
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập. 
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( T2 )
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa ( BT2); Biết đặt dấu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn ( BT3 ) 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: Đàm thoại, thực hành, 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài ghi tựa đề. 
* Kiểm tra tập đọc:
- GV để các thăm ghi sẵn các bài tập đọc lên bàn.
- GV gọi HS lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Yêu cầu HS nhận xét bạn đọc.
- GV nhận xét ghi điểm. 
Bài 2: Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa.
- GV phân chia nhóm và phát phiếu học tập.
* Nhóm 1:Mùa xuân có những loại hoa quả nào? Thời tiết như thế nào? 
* Nhóm 2:Mùa hạ có những loại hoa quả nào? Thời tiết như thế nào? 
* Nhóm 3:Mùa thu có những loại hoa quả nào? Thời tiết như thế nào? 
* Nhóm 4:Mùa đông có những loại hoa quả nào? Thời tiết như thế nào?
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo. 
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng.
Bài 3:Ngắt đoạn trích thành 5 câu và chép vào vở. Nhớ viết hoa chữ đầu câu.
- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập. 
- GV nhận xét sửa sai. 
+ Khi đọc gặp dấu chấm chúng ta phải làm gì?
4. Củng cố: 
+ Một năm có mấy mùa? Nêu rõ đặc điểm từng mùa? 
+ Khi viết chữ cái đầu câu phải viết như thế nào 
5. Nhận xét, dặn dò:
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. 
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
Toán
SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu: 
- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
- Biết số nào chia với 1 cũng bằng chính số đó. 
- Làm được các bài tập: Bài 1, bài 2.
II. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thu một số vở bài tập để chấm. 
- GV nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài .
* Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1
- GV nêu phép nhân 1 x 2 và yêu cầu HS chuyển phép nhân thành tổng tương ứng.
+ Vậy 1 nhân 2 bằng mấy?
- GV thực hiện tiến hành với các phép tính 1 x 3 và 1 x 4
+ Từ các phép nhân 1 x 2 = 2, 1 x 3 = 3, 1 x 4 = 4 các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 1 với một số?
- GV yêu cầu HS thực hiện tính: 
 2 x 1; 3 x 1; 4 x 1
+ Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 1 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt?
Kết luận: Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
* Giới thiệu phép chia cho 1
- GV nêu phép tính 1 x 2 = 2.
- GV yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng.
- Vậy từ 2 x 1 = 2 ta có được phép chia tương ứng : 2 : 1 = 2.
- Tiến hành tương tự như trên để rút ra các phép tính 3: 1 = 3 và 4: 1 = 4.
+ Từ các phép tính trên các em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số chia là 1?
Kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
* Luyện tập:
Bài 1:Tính nhẩm 
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập.
- GV gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét sửa sai. 
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét sửa sai. 
4. Củng cố: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận một số nhân với 1 và 1 số chia cho 1.
5. Nhận xét, dặn dò: 
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. 
- Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày   tháng  năm 2010 
Toán
SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu
- Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
- Biết được số nào nhân với 0 cũng bằng 0
- Biết số 0 chia cho số nào khác không cũng bằng 0.
- Biết không có phép chia cho 0
- Làm được các bài tập: Bài 1,bài 2,bài 3. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thảo luận, thực hành, 
- khổ to, bút dạ 
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV thu vở bài toán chấm 5 em.
- GV nhận xét chung 
3. Bài mới: Giới thiệu bài . 
a. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0:
- Nêu phép nhân 0 x 2 và yc HS chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng. 
+ Vậy 0 nhân 2 bằng mấy?
- Tiến hành tương tự với phép tính: 0 x 3 
+ Vậy 0 nhân 3 bằng mấy? 
+ Từ các phép tính 0 x 2; 0 x 3- 0 các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 0 với một số khác?
- GV ghi bảng: 2 x 0; 3 x 0 
- Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 0 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt?
* Kết luận: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. 
b. Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0:
- GV nêu phép tính 0 x 2 = 0. 
- Yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng có số bị chia là 0. 
Vậy từ 0 x 2 = 0 ta có phép chia 0 : 2 = 0 
- Tương tự như trên GV nêu phép tính 0 x 5 = 0
- Yêu cầu HS dựa vào phép nhân để lập thành phép chia.
- Vậy từ 0 x 5 = 0 ta có phép chia 0 : 5 = 0
- Từ các phép tính trên, các em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số bị chia là 0.
Kết luận: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0
Lưu ý: không có phép chia cho 0. 
* Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm.
- GV nhận xét sửa sai. 
Bài 2:
- HS làm bài / Chữa bài
Bài 3:Số?
- GV nhận xét sửa sai. 
4. Củng cố: 
+ Nêu các kết luận trong bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Nhận xét, dặn dò: 
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. 
- Nhận xét đánh giá tiết học
Kể chuyện
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T 3 )
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với ở đâu? (BT2,BT3); biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể (1 trong 3 tình huống ở BT4)
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thảo luận, thực hành, 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc. Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Một năm có mấy mùa? Nêu rõ từng mùa. 
+ Thơiø tiết của mỗi mùa như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài . 
* Kiểm tra tập đọc: 
- GV để các thăm ghi sẵn bài tập đọc lên bàn.
- GV gọi HS lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- GV nhận xét – ghi điểm.
* Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
Bài 2: 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì? 
+ Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì? 
- Yêu cầu HS đọc câu văn ở phần a. 
+ Hoa phượng nở đỏ rực ở đâu?
+ Bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi ở đâu?
- Tương tự trên yêu cầu HS làm phần b.
+ Vậy bộ phận trả lời cho  ... g dẫn tự học.
- GV yêu cầu HS bài tập từ 1 đến 3 Vở BT trang 38 sau đó chữa bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện về từ ngữ về sông biển. 
- Sử dụng đúng dấu phẩy.
II. Các hoạt động dạy - học:
 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
- Giáo viên ghi lần lượt đề bài lên bảng, hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
* Bài 1: Tìm và sắp xếp các loài cá theo 2 nhóm thích hợp dưới đây:
- Cá nước mặn:
- Cá nước ngọt:
* Bài 2: Hãy kể tên một số con vật sống dưới nước mà em biết:
* Bài 3: Điền dấu phẩy vào mỗi câu sau:
- Thuỷ Tinh đến sau không lấy được Mỵ Nương đùng đùng tức giận cho quân đánh đuổi Sơn Tinh.
- Từ đó năm nào Thuỷ Tinh cũng đánh Sơn Tinh gây lũ lụt khắp nơi.
3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu: 
- Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một con vật mà em thích.
II.Các hoạt động dạy - học : 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học. 
- Giáo viên lần lượt ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn HS làm bài. 
Đề bài: Dựa vào câu hỏi gợi ý, viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 nói về một con vật mà em thích. 
- Đó là con gì? Nó sống ở đâu?
- Hình dáng của con vật có gì nổi bật?
- Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh và đáng yêu?
3. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò. 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học 
- Biết tìm thức số, số bị chia.
- Biết nhân ( chia ) số tròn chục với ( cho ) số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng nhân 4 ) 
- Làm được các bài tập: Bài 1,bài 2 ( cột 2 ),bài 3.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: 
- PP: thảo luận, thực hành, .
- Giấy khổ to, bút dạ.
2- Học sinh: Vở bài tập.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thu một số vở bài tập để chấm. 
- GV nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài ghi tựa đề. 
a. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Tính nhẩm:
- Yêu cầu HS nhẩm tính.
- GV nhận xét sửa sai. 
+ Khi đã biết 2 x 3 = 6, có thể ghi ngay kết quả của 6: 2 và 6: 3 hay không, vì sao?
Bài 2: Tính nhẩm 
- GV giới thiệu cách nhẩm:
+ 20 còn gọi là mấy chục?
- Để thực hiện 20 x 2 ta có thể tính 
 2 chục x 2 = 4 chục, 4 chục là 40 
 Vậy 20 x 2 = 40.
- Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại của bài tập. 
- GV nhận xét sửa sai. 
Bài 3. Tìm x:
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân và số bị chia chưa biết trong phép chia.
- GV nhận xét sửa sai. 
3. Củng cố: 
+ Muốn tìm thừa số chia biết ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia biết ta làm như thế nào?
4. Nhận xét, dặn dò: 
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. 
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( T6)
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Nắm được một số từ ngữ về muông thú (BT2); kể ngắn về con vật mình biết BT3).
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thảo luận, thực hành, .
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 26.Các câu hỏi về muông thú, chim chóc để chơi trò chơi, 4 lá cờ.
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
1 Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
* Kiểm tra đọc: 
- GV để các thăm ghi sẵn các bài tập đọc lên bàn.
- GV gọi HS lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- GV nhận xét ghi điểm. 
 Bài 2: Trò chơi mởû rộng vốn từ về muông thú. 
- GV chia lớp 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 lá cờ.
- GV phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra theo 2 vòng. 
* Vòng 1: GV đọc lần lượt từng câu đố về tên con vật. Mỗi lần GV đọc, các nhóm phất cờ để giành quyền trả lời, nhóm nào phất cờ trước được trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào, nhóm bạn được quyền trả lời. 
* Vòng 2: Các nhóm lần lượt ra câu đố cho nhau. Nhóm 1 ra câu đố cho nhóm 2,nhóm 4. Nếu nhóm bạn không trả lời được thì nhóm ra câu đố giải đáp và được cộng thêm 2 điểm. 
- GV tổng kết, nhóm nào giành được nhiều điểm thì nhóm đó thắng cuộc.
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3: Thi kể tên về một con vật mà em biết 
+ Em hãy nói tên về các loài vật mà em chọn kể.
Lưu ý: Có thể kể tên một câu chuyện cổ tích mà em được nghe, được đọc về một con vật. cũng có thể kể vài nét về hình dáng, hoạt động của con vật đó mà em biết. tình cảm của em với con vật đó.
- GV nhận xét, tuyên dương HS kể tự nhiên, hấp dẫn.
3. Củng cố:
+ Các em vừa học bài gì? 
- GV công bố điểm.
4 Nhận xét, dặn dò:
- Về ôn lại bài xem trước bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
Tập viết
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T7)
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với vì sao? ( BT2,BT3); biết đáp lời đòng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4 ) 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: thảo luận, thực hành, 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài HTL từ tuần 19 đến tuần 26.
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài . 
* Kiểm tra học thuộc lòng:
- GV để các thăm ghi sẵn bài học thuộc lòng lên bàn
- GV gọi HS lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- GV nhận xét ghi điểm. 
Bài 2:Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi:Vì sao?
a. Sơn ca khô cả cổ họng vì khát. 
+ Câu hỏi “ Vì sao”dùng để hỏi về nội dung gì?
+ Vì sao sơn ca khô cả họng? 
+ Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “ Vì sao”? 
b. Vì trời mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ.
- GV nhận xét sửa sai. 
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
a. Bông cúc héo lã đi vì thương xót sơn ca.
b.Vì mải chơi, nên đến mùa đông,ve không có gì ăn
+ Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
- GV nhận xét và sửa sai.
Bài 4: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
- Yêu cầu HS đóng vai thể hiện từng tình huống.
a. Cô (thầy) hiệu trưởng nhân lời đến dự liên hoan văn nghệ với lớp em.
b. Cô (thầy) giáo chủ nhiệm tổ chức cho lớp đi thăm viện bảo tàng.
c. Mẹ đồng ý cho em đi chơi xa cùng mẹ.
- GV nhận xét sửa sai. 
3. Củng cố: 
+ Khi đáp lại lời đồng ý của người khác. Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào? 
+ Câu hỏi “ Vì sao” dùng để hỏi về nội dung gì?
4. Nhận xét, dặn dò: 
- Về nhà học bài.
- GV nhận xét tiết học. 
Thứ sáu ngày thángnăm 2010 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
- Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số kém đơn vị đo.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong bảng tính đã học)
- Biết giải bài toán có một phép tính chia.
- Làm được các bài tập: Bài 1(cột1,2,3câu a; cột 1,2,câu b),bài 2,bài 3(b).
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: 
- PP: thảo luận, thực hành, .
- Giấy khổ to, bút dạ.
2- Học sinh: Vở bài tập.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thu một số vở bài tập để chấm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài . 
* Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét sửa sai 
Bài 2: Tính 
- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài toán 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- GV gọi HS đọc bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét sửa sai. 
3. Nhận xét, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài tiết sau kiểm tra.
- Nhận xét tiết học.
Chính tả 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
(Kiểm tra theo đề chung của trường)
Tập làm văn
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
(Kiểm tra theo đề chung của trường)
Đạo đức
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (T2)
I. Mục tiêu: 
- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
- Biết cư sử phù hợp khi đến nhà bạn bè, người quen 
- Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
II.Chuẩn bị:
1- Giáo viên: 
- PP: Đàm thoại, thảo luận, 
- Truyện kể đến chơi nhà bạn. Phiếu học tập.
2- Học sinh: Vở bài tập.
 III. Các hoạt động dạy – học:
1. Khởi động: HS hát.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Thế nào là lịch sự khi đến chơi nhà người khác? 
- Chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu các nhóm suy nghĩ thảo luận để tìm những việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
- Chia lớp thành các nhóm.Phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí các tình huống sau và ghi vào phiếu.
- Nội dung phiếu: Đánh dấu x vào trước các ý thể hiện thái độ của em: 
a/ Hương đến nhà Ngọc chơi, thấy trong tủ của Ngọc có con búp bê rất đẹp Hương liền lấy ra chơi.
- Đồng tình- Phản đối- Không biết 
b/ Khi đến nhà Tâm chơi Lan gặp bà Tâm mới ở quê ra Lan lánh mặt không chào bà của Tâm.
- Đồng tình- Phản đối- Không biết 
c / Khi đến nhà Nam chơi Long tự ý bật ti vi lên xem vì đã đến chương trình phim hoạt hình. 
- Đồng tình- Phản đối- Không biết 
2/ Viết lại cách cư xử của em trong những trường hợp sau:
- Em đến chơi nhà bạn nhưng trong nhà đang có người ốm.
- Em được mẹ bạn mời ăn bánh khi đến chơi nhà bạn 
- Em đang ở chơi nhà bạn thì có khách của ba mẹ bạn đến chơi.
- Yêu cầu lớp nhận xét sau mỗi lần bạn đọc. 
- Khen ngợi những em biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác.
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà áp dụng vào cuộc sống	
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
- Vui chơi giải trí.
II. Nội dung:
1.Đánh giá hoạt động tuần qua:
- GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua.
+ Nề nếp: Ổn định tổ chức lớp; đi học chuyên cần, đúng giờ.
+Học tập: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, ĐDHT trước khi đến lớp. Cần tích cực phát biểu xây dựng bài hơn nữa. Duy trì phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3.
+Lao động: vệ sinh trường lớp chưa sạch sẽ.
-Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động.
- Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm.
2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
- Tiến hành lao động vệ sinh khu vực trường như sơ đồ phân công.
3.Vui chơi, giải trí:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Ngày  tháng năm 2010 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc