TIẾT 1. CẬU BÉ THÔNG MINH
I/ Mục đích yêu cầu:
A/ Tập đọc
- Đọc đúng, rành mạnh, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật. Đọc đúng những âm vần thanh dễ lẫn: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.(trả lời các câu hỏi trong SGK)
B/ Kể chuyện:
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II/ Đồ dùng: Tranh, bảng viết câu hướng dẫn đọc.
III/ Các hoạt động dậy học:
A/ Kiểm tra: Kiểm tra sách vở của học sinh:
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
2/ Luyện đọc
TUẦN 1 Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm2009 Tiết 1: Chào cờ TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG Tiết 2: Tiếng Anh ( GV chuyên dạy) TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN TIẾT 1. CẬU BÉ THÔNG MINH I/ Mục đích yêu cầu: A/ Tập đọc - Đọc đúng, rành mạnh, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật. Đọc đúng những âm vần thanh dễ lẫn: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ... - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.(trả lời các câu hỏi trong SGK) B/ Kể chuyện: - Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. II/ Đồ dùng: Tranh, bảng viết câu hướng dẫn đọc. III/ Các hoạt động dậy học: A/ Kiểm tra: Kiểm tra sách vở của học sinh: B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài 2/ Luyện đọc a, Giáo viên đọc mẫu b,Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu - Đọc đúng - Đọc từng đoạn trước lớp - Hướng dẫn đọc câu dài - Giải thích từ khó: - Đọc từng đoạn trong nhóm 3, Tìm hiểu bài Câu 1: Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi? - Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh vua ban? Câu 2: Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý? Câu 3: Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì? -Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? Câu 4: Câu chuyện này nói lên điều gì? 4/ Luyện đọc lại - Học sinh quan sát, đọc thầm - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn - giúp nước, lo sợ, xin sữa, đuổi đi Đọc nối tiếp nhau 3 đoạn trong bài - kinh đô, om sòm, trọng thưởng ... - Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng -Vì gà trống không đẻ được trứng Ý 1: Kế của nhà vua tìm người tài - Cậu nói 1 chuyện khiến vua cho là vô lí. Từ đó làm cho vua phải thừa nhận lệnh của ngài cũng là vô lí Y 2: Kế của cậu bé thử nhà vua - Cậu yêu cầu rèn cho cậu 1 con dao bằng chiếc kim khâu để xẻ thịt chim - Yêu cầu 1 việc vua không làm được để khỏi thực hiện lệnh của vua Y 3: Ca ngợi tài trí của cậu bé - HS đọc Kể chuyện 1/ GV nêu nhiệm vụ 2/ HD kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh a, HSQS và kể nhẩm theo tranh b, HS nối tiếp kể 3 đoạn của câu chuyện Tranh 1: Quân lính đang làm gì? - Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này? Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé làm gì? - Thái độ của nhà vua như thế naò? Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? -Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao? c/Nhận xét Về nội dung Về diễn đạt - Lính đang đội lệnh vua (Mỗi làng phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng) -Lo sợ - Khóc và bảo: Bố đẻ em bé bắt cậu đi xin sữa ... - Nổi giận vì cho là cậu nói láo dám đùa với vua - Rèn 1 chiếc kim thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim - Biết đó là người tài nên trọng thưởng và gửi cậu vào trường học để rèn luyện Khen ngợi HS có lời kể sáng tạo C/ Củng cố, dặn dò: - Em thích nhân vật nào? vì sao? - Về nhà kể cho người thân nghe _____________________________ Tiết 4: BÀI 1 Tiết 1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH. TRÒ CHƠI NHANH LÊN BẠN ƠI! I/Mục tiêu: Phổ biến 1 số quy định khi tập luyện. Yêu cầu HS hiểu và thực hiện đúng. GT chương trình môn học. HS biết được điểm cơ bản của chương trình. Có thái độ đúng và tinh thần tập luyện tích cực. Chơi trò chơi: Nhanh lên bạn ơi!. Biết cách chơi và tham gia chơi chủ động II/ Địa điểm và phương tiện Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi III/ Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung Định lượng Pp và tổ chức A/ Phần mở đầu - Tập trung, báo cáo sĩ số - Nhận lớp, phổ biến y/c giờ học - Khởi động: Cho lớp chạy nhẹ nhàng - Xoay các khớp cổ chân, tay B/ Phần cơ bản - Chọn cán sự, nhắc nội quy tập luyện - Chỉnh đốn trang phục vệ sinh tập luyện - Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi ! - Ôn đội hình, đội ngũ: Dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đứng nghiêm, đứng nghỉ C/ Phần kết thúc - Đi thường theo nhịp - Hệ thống bài Nhận xét giờ học. Giao bài về nhà 5 - 6 phút 2 vòng trên sân 25 phút 7 phút ĐHTT. @ + + + + + + + + + + + + + + + + + + ĐHKĐ Tập theo tổ Cán sự ĐK GV quan sát, sửa sai ĐHTT + + + + + + + + + + + + + + + + + + @ TIẾT 4 TOÁN $1. ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ I/ MỤC TIÊU: Giúp GS ôn tập: Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số HS đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số thành thạo II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 1, Giới thiệu 2, Thực hành luyện tập Bài 1: Bài yêu cầu gì? GV cho HS đọc kết quả (cả lớp theo dõi tự chữa bàic) GV củng cố cách đọc, viết Muốn đọc số có 3 chữ số ta phải đọc thế nào? Muốn viết số . . . Bài 2: Các số này được tăng hay giảm? Các số ở phần b này như thế nào? GV củng cố cách viết số Bài 3 (3) : Bài yêu cầu gì? 2 HS lên bảng làm HS nêu cách so sánh? Làm thế nào để so sánh được? GV củng cố cách so sánh các số có 3 chữ số Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài HS làm miệng Yêu cầu HS chỉ ra số lớn nhất là 735 hoặc có thể khoanh tròn vào số lớn nhất . . . Bài 5: GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra và chữa bài Viết theo mẫu HS tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ chấm Ta phải đọc từ trái sang phải (Từ hàng cao đến hàng thấp) Viết từ hàng cao xuống hàng thấp . . . Lớp quan sát đọc thầm HS đọc yêu cầu của bài HS tự điền số thích hợp vào ô trống a, Sẽ được dãy số: 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 318, 319 Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319 b, 400, 399, 398, 397, 396, 395, 394, 392, 391, Các số giảm liên tiếp từ 400 đến 391 Điền dấu >; =; < Lớp giải bài vào vở 303 < 330 615 > 516 199 < 200 30 + 100 < 131 130 410 - 10 < 400 +1 401 243 = 200 + 40 + 3 243 Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số VD : 375, 421, 573, 241, 735, 142 Cho các số: 537, 162, 830, 241, 519, 425 HS làm bài vào vở a, Theo thứ tự từ bé đến lớn: 162, 241, 425, 519, 537, 830 b, Theo thứ tự từ lớn đến bé: 830, 537, 519, 425, 241, 162 3, Hoạt động 3: Củng cố dặn dò Giờ toán hôm nay ôn tập nội dung gì? Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Thứ 3 ngày 25 tháng 8 năm 2009 TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC Bài 1. KÍNH YÊU BÁC HỒ I/ MỤC TIÊU: 1, Kiến thức: Học sinh biết: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại, có công to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa Thiếu nhi với Bác Hồ. Thiếu nhi cần làm gìđể tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. 2, Kĩ năng: Học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên nhi đồng. 3, Thái độ: Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. II/ Tài liệu và phương tiện: Vở VT đạo đức. Các bài thơ bài hátC, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi. III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1/ Khởi động: Học sinh hát tập thể bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng -Nhạc và lời của Phong Nhã. HĐ 1: Thảo luận nhóm. Mục tiêu: Học sinh biết được: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Cách tiến hành: 1. GV chia HS thành các nhóm quan sát các bức ảnh, tìm hiểu ND và đạt tên cho từng bức ảnh 2, Các nhóm thảo luận 3, GV YCđại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh. cả lớp trao đổi. 4, Thảo luận lớp: Em biết gì thêm về Bác Hồ? VD: Bác sinh ngày tháng năm nào?, Quê Bác ở đâu?, Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác? Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào? Bác Hồ đã có công to lớn như thế nào đối với đất nước ta? GV Kết luận: -Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1: Cáccháu thiếu nhi đến thăm Bác Hồ. Nhóm 2: ảnh 2: Bác múa hát cùng các cháu thiếu nhi. Nhóm 3: ảnh 3: Bác Hồ yêu quý các cháu thiếu nhi. Nhóm 4: ảnh 4: Bác Hồ chia kẹo cho các em thiếu nhi. Bác sinh ngày 19 - 5- 1890 Quê bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. Bác có nhiều tên, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Aí Quốc, Hồ Chí Minh Bác Rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiêu nhi, và ngược lại các cháu thiếu nhi rất yêu và kính trọng Bác. Bác Hồ là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc Bác là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam chúng ta.Người đọc bảng Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945... HĐ 2: Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và các em cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Cách tiến hành: 1, GV kể chuyện 2, Thảo luận Qua câu chuyện em thấy t/ c của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi ntn ? Em cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? Kết luận: SGV HS nghe Thảo luận nhóm 2 Các cháu thiếu nhi rất yêu quí Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quí thiếu nhi Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy Hoạt động 3: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng Mục tiêu: Giúp HS hiểu và ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Cách tiến hành: GV y/c HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy GV ghi bảng Chia nhóm Thảo luận Đại diện nhóm trình bày Yêu tổ quốcY, yêu đồng bào Học tập tốtH, lao động tốt Đoàn kết tốt§, ... 5/ Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại 5 điều Bác Hồ dạy. Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy Sưu tầm tranh, ảnh, bài hát nói về Bác Hồ. TIẾT 2 TOÁN Tiết 2. CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (không nhớ) I / MỤC TIÊU: Giúp HS Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số Củng cố bài toán về nhiều hơn, ít hơn. II/ Các hoạt động dạy học A/ Kiểm tra: 2 hs tính 125 + 324 = ? 234 - 123 = ? B/ Bài mới: 1, Giới thiệu 2, Luyện tập Bài 1: Nêu yêu cầu GV và lớp nhận xét Bài 2: Đọc yêu cầu HS làm bảng con GV nhận xét Bài 3: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? GV củng cố dạng toán về ít hơn Bài 4: Đọc bài GV hướng dẫn phân tích Củng cố bài toán về nhiều hơn Bài 5: Đọc yêu cầu Yêu cầu Hs lập được các phép tính Tính nhẩm HS làm miệng 400 + 300 = 700; 700 - 300 = 400 700 - 400 = 300 Đặt tính rồi tính HS đọc bài Bài giải Khối lớp hai có số HS là 245 - 32 = 213 (HS ) Đáp số: 213 HS Giải Giá tiền một tem thư là 200 + 600 = 800 (đồng) Đáp số: 800 đồng 3 em đọc, lớp theo dõi 315 + 40 = 355; 355 - 40 = 315 40 + 315 = 355; 355 - 315 = 40 4, Củng cố, dặn dò : Về nhà xem lại bài tập _____________________________________ TIẾT 3 CHÍNH TẢ (Tập chép) $1. CẬU BÉ THÔNG MINH I /MĐYC: - Chép lại chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả Cậu bé thông minh Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn 2, Ôn bảng chữ cái Điền đúng 10 chữ cái vào bảng Thuộc các chữ cái đó II/ Đồ dùng: Đoạn văn cần chép. Bảng chữ ở bài tập 3 II ... ủa mình về các ý kiến liên quan Cách tiến hành: GV yêu cầu HS làm vở bài tập đạo đức 1 HS đọc yêu cầu bài Hãy viết vào ô trống dấu cộng trước ý kiến mà em đồng ý, dấu trừ trước ý kiến em không đồng ý HS làm vở bài tập đạo đức Lớp làm việc cá nhân + a, Tự lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cho nhau là một biểu hiện tự làm lấy việc của mình + b, Trẻ em có quyền tham gia đánh giá công việc làm của mình - c, Vì mỗi người tự làm lấy việc của mình cho nên không cần giúp đỡ người khác + d, Trẻ em có quyền tham gia ý kiến về những việc liên quan đến mình + e, Trẻ em có quyền tự quyết định mọi công việc của mình GV kết luận: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày em hãy tự làm lấy công việc của mình không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy em mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến 4, Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Tiết 4 Âm nhạc $6. Ôn bài hát Đếm sao. Trò chơi âm nhạc I/ Mục tiêu: HS hát đúng lời và giai điệu của bài với tình cảm vui tươi hào hứng tham gia trò chơi âm nhạc và biểu diễn Giáo dục tinh thần tập thể trong các hoạt động của lớp II / Chuẩn bị: GV: Băng nhạc, thanh phách Chuẩn bị một số mũ gắn hình ngôi sao để HS biểu diễn III/ Các hoạt động dạy học A/ Kiểm tra: 2 HS hát trên bảng bài đếm sao B/ Bài mới: 1, Giới thiệu HĐ 1: Ôn bài hát đếm sao GV và cả lớp nhận xét và bình chọn HĐ 2: Trò chơi âm nhạc a, Đếm sao Nói theo tiết tấu đếm từ 1 đến 10 ông sao b, Trò chơi phát âm a, u, i Dùng các nguyên âm hát thay lời ca của bài đếm sao Dùng thước chỉ vào từng âm ra hiệu lệnh Nghe băng hát hát đếm sao HS vừa hát vừa gõ theo nhịp 3 Chia nhóm biểu diễn HS thực hiện theo HD của GV HS hát theo hiệu lệnh của GV Đầu tiên HS hát lời ca sau đó dùng âm a, u, i để thay thế 3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Về nhà ôn lại bài hát Tiết 1 Tự nhiên & Xã hội $11. Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu I/ Mục tiêu Sau bài học HS biết: Ich lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu II/ Đồ dùng dạy học Các hình trong SGK trang 24, 25. Hình cơ quan bài tiết nước tiểu III/ Hoạt động dạy học A/ Kiểm tra: Nêu tác dụng của các bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu? B/ Bài mới Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu Cách tiến hành: Bước 1: Từng cặp thảo luận theo câu hỏi Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? Bước 2: Yêu cầu từng cặp lên trình bày kết quả thảo luận Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không bị nhiễm trùng Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu Cách tiến hành: B1: Làm việc theo cặp Các bạn trong tranh đang làm gì Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu? B 2: Làm việc cả lớp Gọi từng cặp lên trình bày Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu? Tại sao hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước? QS H 1, 2, 3, 4, 5 SGK (T 25) Hình 1: Các bạn đang tắm gội Hình 3: các bạn đang mặc quần áo sau khi tắm Hình 4: Các bạn đang uống nước Hình 5: Bạn gái đang đi tiểu tiện Để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu Các cặp trình bày trước lớp Phải tắm rửa thường xuyên, lau khô người khi mặc quần áo. Hàng ngày phải thay quần áo nhất là quần áo lót Chúng ta cần uống đủ nước để bù nước cho quá trinh fmết nước do việc thải nước tiểu ra hàng ngày để tránh bệnh sỏi thận HS đọc phần bóng đèn toả sáng 4/ Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. Hàng ngày phải thường xuyên tắm rửa sạch sẽ Tiết 2: Tiếng Anh: Giáo viên bộ môn soạn dạy Tiết 3: Hoạt động tâp thể: A, Mục tiêu -Cho học sinh ôn một số bài hát đã học -ChơI chò trơi theo ý thích B, lên lớp 1, Cho học sinh ôn một số bài hát múa -Cho học sinh ôn, nhấc laị một số bài hát -Cái nụ -Chú ếch con -Lớp chúng ta đoàn kết Gà Gáy -Học sinh ôn theo tổ, nhóm , cá nhân. -GV, HS nhận xét .đánh giá. - Biểu diễn tập thể, cá nhân nhóm , lớp. -GV, HS nhận xét bỗ xung 2, Chơi trò chơi. -Chơi trò chơi nhóm 3, nhóm– GV, cho học sinh chơi thử 1lần . -Học sinh chơi:3-5 phút. -Về nhà ôn những bài hát đã học . Tiết 1: Luyện viết: Ôn tập A, Mục tiêu: -Viết một đoạn trong baì: Chõ bánh khúc của dì tôi. Điền đúng s hay x: -Rèn kỹ năng viết đúng đều đẹp. B, Lên lớp : 1, Giới thiệu bài : 2, Hướng dẫn chinh t ả a, Hướng dãn chuẩn bị: -Giáo viên đọc bài viết Tác giả tả cây rau khúc ntn (Rất nhỏ chỉ bàng mầm cỏ nơn mới nhú, lá như lá mạ ) -Chữ nào trong bài viết hoa (chữ đầu bài, đầu câu , đầu đoạn ) b.Viết bài chấm bài b -GV đọc bài viết cho học sinh viết -Học sinh đổi vở soát lỗi . -Chấm 1/2 số bài -Nhận xét bài viết của học sinh . 3, Bài tập: Điền s/x Sương sớm,xa xa , suối, xanh xao ,xanh xanh. 4, Củng cố dặn dò : -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau. Tiết:2 Toán Ôn tập 1Mục tiêu: Khắc sâu dạng toán: “Gấp một số lên nhiều lần” Rèn kĩ năng giải nhanh đúng chính xác 2Lên lớp: A, Giới thiệu bài : B, Thực hành : Bài 1: Hướng dẫn thực hiện phép tính rồi trả lời: Bài 2: Tóm tắt: Phân tích bài toán: Một hs giải tián Bài 3: T hửa ruộng 1:136 kg Thửa ruộng 2: gấp 2 lần thửa ruộng 1. Hai thửa:kg ? a.32: 4 = 8(lần) Sợi dây 32m dài gấp 4 lần sợidây 8m. b, 54 : 9 = 6(lần) Bao gạo 54 kg nặng gấp 6 lần bao gạo 9 kg Bài giải: Gà mái gấp gà trống số lần là: :7 = 8 (lần) đáp số: 8 (lần ) Bài giải: Thửa ruộng 2 thu hoạch được la 136 x 2 = 2 72 (kg ) Cả 2 thửa ruộng thu hoạch được là: 136 + 272 = 408 (kg ) Đáp số:408 (kg ) Tiết 3: Mĩ thuật Ôn tập: $6. Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông I/ Mục tiêu: HS biết thêm vẽ trang trí hình vuông Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông Cảm nhận vẻ đẹp của hình vuông khi được trang trí II/ Chuẩn bị: GV: Sưu tầm tranh ảnh một số đồ vật có dạng hình vuông Hình gợi ý cách vẽ HS: Vở vẽ, bút chì, bút màu ... III/ Các hoạt động dạy học A/ Kiểm tra : Kiểm tra đồ dùng học bộ môn B/ Bài mới 1, Giới thiệu: HĐ 1: Quan sát và nhận xét GV giới thiệu một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí Nêu sự khác nhau về cách trang trí ở hình vuông Nêu hoạ tiết thường dùng để trang trí hình vuông? Nêu hoạ tiết chính và hoạ tiết phụ HĐ 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu GV HD HS cách vẽ hoạ tiết a, Để nhận biết các hoạ tiết và tìm cách vẽ tiếp b, Dựa vào các trục để vẽ cho đều c, Vẽ hoạ tiết vào các góc xung quanh sau đó hoàn thành bài vẽ HĐ 3: Thực hành HĐ 4: Nhận xét đánh giá HS quan sát và nhận xét Vẽ hoạ tiết, cách sắp xếp các hoạ tiết và màu sắc Hoa lá chim thú Hoạ tiết phụ ở các góc giống nhau Nên lựa chọn màu cho hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ và màu nền Bước 1: Vẽ hoạ tiết chính Bước 2: Chọn màu tô hoạ tiết chính Bước 3: Tô màu vào hoạ tiết phụ Bước 4: Tô màu nền Chọn một số bài vẽ tốt trưng bày sản phẩm HS bình chọn sản phẩm đẹp Động viên khen ngợi những HS có sản phẩm tốt 3/ Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị màu vẽ cho bài sau. Về nhà quan sát cái chai Thứ 5ngày 11 tháng 10 năm 2007 Sáng: Tiết 1 Tự nhiên & Xã hội $12. Cơ quan thần kinh I/Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh Nêu vai trò của nãoN, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan II/Đồ dùng dạy học Các hình trong sgk trang 26, 27 Hình cơ quan thần kinh phóng to III/ Hoạt động dạy học A/ Kiểm tra: Để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu chúng ta phải làm gì? B/ Bài mới Giới thiệu: Khi chạm tay vào vật nóng em phản ứng thế nào? Khi gặp trời lạnh em thấy như thế nào? Tất cả những phản ứng đó của cơ thể do 1 cơ quan điều khiển. Đó là cơ quan thần kinh. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cung tìm hiểu về cơ quan này Hoạt động 1: Quan sát Mục tiêu: Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ? Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống? Bước 2: Làm việc cả lớp GV treo tranh: cơ quan thần kinh lên bảng, yêu cầu HS chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh và nói rõ đau là não, tuỷ sống, các dây thần kinh GV KL: Não được bảo vệ bởi hộp sọ, tuỷ sống được bảo vệ bởi cột sống Từ não và tuỷ sống có các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong (tuần hoàn, hô hấp, bài tiết...) và các cơ quan bên ngoài (mắt, mũi, tai, lưỡi, da...) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi từ tuỷ sống vào não Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan Cách tiến hành: B1: Chơi trò chơi GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Con thỏ - ăn cỏ - uống nước - chui vào hang Kết thúc trò chơi GV hỏi: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi? B 2: Thảo luận nhóm Não và tuỷ sống có vai trò gì? Nêu vai trò của dây thần kinh và các giác quan? Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay 1 trong các cơ quan bị hỏng? Khi chạm tay vào vật nóng em co giật tay trở lại Khi trời lạnh em run, hắt hơi, sổ mũi HS quan sát tranh vẽ SGK HS thảo luận nhóm 4 Quan sát hình 1 và hình 2 trang 26, 27 SGK và trả lời theo câu hỏi gợi ý 1 số HS lên bảng chỉ các bộ phận của cơ ưuan thần kinh Não, tuỷ sống, các dây thần kinh Các cơ quan thần kinh gồm có bộ não (nằm trong hộp sọ), tuỷ sống (nằm trong cột sống) và các dây thần kinh HS chơi 2, 3 lần Nghe, sờ ... Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục bạn cần ghi nhớ SGK Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể 1 số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. 1 số dây thần kinh khác lại dẫn luông thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan Nếu bị tổn thương sẽ làm cơ thể hoạt động không bình thường, không tốt với sức khoẻ vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn chúng Kết luận: Nhắc lại phần bóng đèn toả sáng 4/ Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
Tài liệu đính kèm: