Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Tập đọc-Kể chuyện:

Tiết 21: ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU

(BVMT)

 Mục tiêu :

- Rèn đọc đúng các từ HS phát âm sai do phương ngữ: đất nước, chăn nuôi, sản vật, hạt cát .

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật

- Hiểu ý nghĩa; Đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất ( TL: được các câu hỏi SGK)

- GDHS Yêu quý quê hương đất nước.

 II. Đồ dùng dạy học:

 III. Các hoạt động dạy học: Tập đọc:

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11:
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
____________________________
Tập đọc-Kể chuyện:
Tiết 21: ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
(BVMT)
 Mục tiêu : 
- Rèn đọc đúng các từ HS phát âm sai do phương ngữ: đất nước, chăn nuôi, sản vật, hạt cát ...
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật 
- Hiểu ý nghĩa; Đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất ( TL: được các câu hỏi SGK)
- GDHS Yêu quý quê hương đất nước.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 III. Các hoạt động dạy học: Tập đọc:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em đọc bài “Thư gửi bà” trả lời:
+ Qua thư, em thấy tình cảm của Đức đối bà ở quê như thế nào?
- Nhận xét ghi điểm. 
 B.Bài mới: 
 1. Giới thiệu :
 2. Luyện đọc: 
a. Đọc diễn cảm toàn bài. 
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.
+ Theo dõi sửa sai cho HS. 
+ Luyện đọc tiếng từ khó. 
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ HD HS đọc đúng câu, đoạn.
+ Kết hợp giải thích các từ mới trong SGK: cung điện, khâm phục, Khách du lịch, Sản vật... 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
 + Gọi 1HS đọc lời viên quan (ở đoạn 2). 
 + Yêu cầu các nhóm tiếp nối đọc đồng thanh 4 đoạn trong bài. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Yêu cầu HS đọc thầm bài và TLCH:
+ Hai người khách được vua Ê - ti - ô - pi - a tiếp đãi thế nào ?
+ Khi khách sắp xuống tàu điều gì bất ngờ đã xảy ra ?
+ Vì sao người Ê - ti - ô - pi - a không để cho khách mang đi một hạt cát nhỏ ?
+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê - ti - ô - pi - a đối với quê hương?
*Giáo viên chốt ý như sách giáo viên 
 4. Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 trong bài .
- Hướng dẫn HS cách đọc.
- Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 3 em phân vai thi đọc đoạn 2. 
- Mời 1 em đọc cả bài.
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất.
 Kể chuyện : 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
2. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo tranh: 
Bài 1: - Gọi 2HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh, sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.
Bài 2 : - Yêu cầu từng cặp HS dựa tranh đã được sắp xếp thứ tự để tập kể.
- Gọi 4HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp theo 4 bức tranh .
- Mời 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- Nhận xét bình chọn HS kể hay nhất.
 C. Củng cố dặn dò : 
- Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.
- Qua bài tập đọc em thấy cần có thái độ gì với quê hương đất nước?
- Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện. 
- 2 HS lên đọc bài và TLCH.
- Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài. 
- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. Luyện phát âm tưg khó.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Tìm hiểu nghĩa của các từ: Cung điện, khâm phục, khách du lịch, sản vật.
- Các nhóm luyện đọc.
- 1HS đọc lời viên quan.
- Các nhóm đọc đồng thanh 4 đoạn của bài.
- Lớp đọc thầm bài.
+ Mời họ vào cung, mở tiệc cghiêu đãi, tặng những sản vật quý, sai người đưa xuống tận tàu.
+ Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước.
+ Vì người Ê - ti - ô - pi - a rất yêu quý và coi mảnh đất quê hương họ là thứ thiêng liêng cao quý nhất.
+ Người dân Ê - ti - ô - pi - a rất yêu quý, trân trọng mảnh đất của hương/ Coi đất đai của tổ quốc là tài sản quí giá thiêng liêng nhất ...
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- Các nhóm thi đọc phân theo vai
(người dẫn chuyện, viên quan, hai người khách ).
- 1HS đọc cả bài.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ tiết học .
-
 Cả lớp quan sát tranh minh họa, sắp xếp lại đúng trình tư của câu chuyện.
- 2HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
(Thứ tự của tranh: 3 - 1 - 4 -2)
- Từng cặp tập kể chuyện,
- 4 em nối tiếp kể theo 4 tranh.
- 1HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Mảnh đất thiêng liêng/ Một phong tục lạ lùng/ Tấm lòng yêu quý đất đai/ ...
 	______________________________________ 
Toán:
Tiết 51: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (tiếp theo)
 I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng hai phép tính.
- GDHS tính cẩn thận trong khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Bài cũ :
 Nhận xét đánh giá bài kiểm tra giữa học kì I.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài toán 1: - Đọc bài toán, ghi tóm tắt lên bảng:
Thứ bảy: 6 xe
Chủ nhật: ?xe
- Gọi 2HS dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán. 
- Yêu cầu HS nêu điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi. 
+ Bước 1 ta đi tìm gì ?
+ Khi tìm ra kết quả ở bước 1 thì bước 2 ta tìm gì? 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện tính ra kết quả và cách trình bày bài giải như sách giáo khoa. 
 3. Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập.
+ Em hãy nêu điều bài toán đã cho biết và điều bài toán hỏi.
- Yêu cầu cả lớp vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán. 
- Yêu cầu lớp làm vào vở, 1 học sinh lên bảng giải. GV theo dõi gơi ý h/s yếu, T. 
- Nhận xét đánh giá.
- Cho HS đổi vở để KT bài nhau.
Bài 2 : - Yêu cầu học sinh nêu và phân tích bài toán. 
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Mời một học sinh lên giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3:
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời 1 học sinh lên bảng giải.
- Yêu cầu cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra .
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và xem lại các bài tập đã làm.
- Lắng nghe để rút kinh nghiệm.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- 2HS đọc lại bài toán.
- Quan sát sơ đồ tóm tắt để nêu điều bài cho biết và điều bài toán hỏi.
+Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật: 
( 6 2) = 12 (xe)
 + Tìm số xe đạp cả hai ngày: 
6 + 12 =18(xe)
- Đọc bài toán.
- Học sinh vẽ tóm tắt bài toán. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên trình bày bài giải, cả lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là : 5 3 = 15 ( km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là : 5 +15 = 20 (km )
 Đ/S :20 km 
- HS đọc và vẽ tóm tắt bài toán. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một học sinh lên giải, cả lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
Số lít mật lấy từ thùng mật ong là :
24 : 3 = 8 ( l )
Số lít mật còn lại là :
24 - 8 = 16 ( l )
 Đ/S :16 lít mật ong 
- Một em nêu đề bài tập 3 .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một học sinh lên giải .
 5 3 + 3 = 15 + 3; 7 6 – 6 = 42 – 6 
 = 18 = 36
______________________________________
Thể dục: 
( Thầy Đăng soạn giảng)
______________________________________________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Toán:
Tiết 52: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán có hai phép tính. 
- GDHS yêu thích học toán.
 II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn sơ đồ tóm tắt bài tập 3.
 III. Các hoạt động dạy học:	
 A. Bài cũ :
- Gọi em lên bảng làm BT3 trang 51.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập:
Bài 1: 
- GV ghi tóm tắt bài toán.
 Có: 45 ô tô
 Rời bến: 18 ô tô và 17 ô tô.
 Còn lại: ... ô tô ?
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết ở bến còn lại bao nhiêu ô tô ta cần biết gì? Làm thế nào để tìm được?
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Mời một học sinh lên bảng giải .
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 2 : 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Bài dạng gì?
- Mời một học sinh lên bảng giải bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: 
- Treo BT3 đã ghi sẵn lên bảng.
 14 bạn
HSG:
HSK: 8 bạn ? bạn
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Mời một học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra. 
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Hai em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 Học sinh nêu bài toán.
- Nêu tóm tắt.
+ Có 45 ô tô, lần đầu rời bến 18 ô tô, lần sau rời bến thêm 17 ô tô.
+ Trên bến còn lại bao nhiêu ô tô.
+ HS nêu ý kiến.
- Cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
Giải :
Lúc đầu số ô tô còn lại là :
45 – 18 = 27 ( ô tô)
Lúc sau số ô tô còn lại là :
27 – 17 = 10 ( ô tô )
 Đ/ S: 10 ô tô
- 2HS đọc bài toán.
- Lớp thực hiện làm bài vào vở. 
- Một học sinh giải bài trên bảng, ả lớp nhận xét chữa bài. 
Giải : Số thỏ đã bán là: 48 : 6 = 8 ( con)
 Số thỏ còn lại là: 48 – 8 = 40 (con)
 Đ/ S: 40 con thỏ 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- Lớp thực hiện đặt đề bài toán dựa vào tóm tắt rồi làm bài vào vở. 
- Một học sinh giải bài trên bảng, lớp nhận xét chữa bài. 
Giải :
Số học sinh khá là :
14 + 8 = 22 (bạn )
Số học sinh giỏi và khá là :
14 + 22 = 36 (bạn)
 Đ/ S: 36 bạn
- HS đổi vở để KT bài nhau.
_____________________________________ 
Chính tả:
Tiết 21: TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG (BVMT)
 I. Mục tiêu : 
 - Nghe viết đúng bái chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần: ong/ oong (BT2)
- Làm đúng BT3 a/b
 - GDHS rèn chữ viết đẹp, biết giữ vở sạch; có ý thức BVMT.
 II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ bài tập 2.
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh viết một số tiếng dễ viết sai ở bài trước. 
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn nghe - viết: 
 a. Hướng dẫn chuẩn bị :
- Giáo viên đọc bài một lượt. 
- Yêu cầu 3 học sinh đọc lại bài văn . 
+ Bài chính tả có mấy câu?
+ Cảng sông nước ở đây đẹp như thế nào? Em và mọi người dân VN cần làm gì để BVMT quê hương đất nước thêm tươi đẹp.
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
b. Đọc cho học sinh viết vào vở. 
- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu. Cho h/s T chép viết.
- Đọc lại để học sinh dò bài, soát lỗi.
c. Chấm, chữa bài.
- Chấm bài 4-5 em.
3. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 2 em lên bảng thi làm đúng, nhanh.
- Nhận xét tuyên dương. 
- Gọi HS đọc lại lời giải đúng và ghi nhớ chính tả.
Bài 3 :
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập 3b.
- Chia nhóm, các nhóm thi làm bàiø trên giấy, xong đại diện nhóm dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- Gọi 1HS đọc lại kết quả.
- Cho HS làm bài vào VBT.
C. Củng cố dặn dò:
- Quê hương em có gì đẹp em cần làm gì để quê hương mãi đẹp?
- Dặn về nhà học và làm bài xem trước b ...  và T
+ Kẻ, cắt 2 HCN: h1 cao 5 ô, rộng 1 ô; h 2 cao 5 ô, rộng 3 ô.
+ Chấm điểm đánh dấu hình chữ T vào hcn 2, sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu.
 Bước 2: Cắt chữ T.
+ Gấp đôi hcn đã kẻ chữ T theo đường dấu giữa, ta được nửa chữ T.
+Cắt theo đường kẻ nửa chữ T, mở ra được chữ T
 Bước 3: Dán chữ I, T
- Tổ chức cho HS tập kẻ, cắt chữ I, T trên giấy trắng.
- Theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng.
C. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn giờ học sau thực hành trên giấy màu.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài 
- Cả lớp quan sát mẫu chữ T và chữ I và đưa ra nhận xét: Các kích thước về chiều rộng, chiều cao, của từng con chữ.
- Lớp tiếp tục quan sát mẫu lắng nghe giáo viên để nắm về các bước và quy trình kẻ , cắt , dán các con chữ. 
- Tiến hành tập kẻ, cắt và dán chữ I và chữ T trên giấy nháp .
______________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Toán:
	Tiết 55: NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 I. Mục tiêu : 
 Học sinh biết : 
- Đặt tính và tính nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. 
- Vận dụng trong giải toán có phép nhân.
- GDHS Yêu thích học toán. 
 II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung bài tập 3 .
 III. Các hoạt động dạy học:	
 A. Bài cũ :
- KT 1 số em về bảng nhân8.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân.
- Ghi bảng : 123 2 =?
- Yêu cầu tìm kết quả của phép nhân bằng kiến thức đã học .
- Hướng dẫn đặt tính và tính như sách giáo viên 
* Giáo viên nêu phép nhân 326 x 3 = ? 
- Yêu cầu học sinh nhận xét đặc điểm phép tính .
- Yêu cầu dựa vào ví dụ 1 để đặt tính và tính ra kết quả.
 GV tới các bàn hướng dẫn gợi ý.
3. Luyện tập:
Bài 1*: - Gọi em nêu bài tập 1. 
- Gọi một em làm mẫu một bài trên bảng.
- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả.
- Gọi 4 em lên tính mỗi em một phép tính
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 :
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Yêu cầu đổi vở để chấm và chữa bài .
- Nhận xét bài làm của học sinh, chấm 4-6 bài. 
Bài 3**: - Treo bảng phụ .
- Gọi học sinh đọc bài .
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài. 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài. 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Muốn tính số bị chia chưa biết ta làm thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Đọc lại bảng nhân 8 .
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Thực hiện phép tính bằng cách đặt tính và tính như đối với bài nhân số có hai chữ số với số có một chữ số .
- Học sinh đặt tính và tính :
- Là phép tính số có 3 chữ số với số có 1chữ số.
- Học sinh đặt tính rồi tính ra kết quả. 
- Hai em nêu lại cách thực hiện phép nhân.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 1 .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 em lên bảng thực hiện mỗi em một cột 
 341 213 212 203
 2 3 4 3
 682 639 848 609
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn .
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- Hai em lên bảng đặt tính rồi tính. 
 437 205 319 171
 2 4 3 5
 874 820 957 855
 - Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một em lên bảng giải bài :
Giải :
Số người trên 3 chuyến máy bay là:
116 3 = 348 (người )
 Đ/S: 348 người
- Một em đọc đề bài (sách giáo khoa) .
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một em lên bảng giải bài :
a, X : 7 = 101 b, X : 6 = 107
 X = 1017 X = 107 6 
 X = 707 X = 6 42 
____________________________________
Tập làm văn:
Tiết 11: NGHE - KỂ: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU
NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG (BVMT)
 I. Mục tiêu: 
- Nghe kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu ( BT1).
- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở (BT2).
- GDHS yêu quê hương của mình. 
 II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng lớp chép sẵn gợi ý kể chuyện (BT1). 
- Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương (BT2). ( Sưu tầm trang ảnh quê hương)
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 - 4 HS đọc lá thư đã viết ở tiết TLV trước.
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : - Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập và câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu lớp đọc thầm, quan sát tranh minh họa.
- Giáo viên kể chuyện lần 1: 
- Yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi gợi ý :
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
+ Người viết thư đã viết tiếp trong thư điều gì?
+ Người bên cạnh kêu lên như thế nào?
- GV kể chuyện lần 2:
- Yêu cầu một học sinh giỏi kể lại.
- Yêu cầu từng cặp tập kể lại cho nhau nghe. 
GV tới các bàn hướng dẫn h/s yếu, T.
- Mời HS thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét .
+ Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? 
Bài 2: Gọi 1 em nêu yêu cầu bài.
 GV có thể có tranh sưu tầm cho h/s quan sát tập nói.
- Nhắc học sinh có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng để tập nói trước lớp.
- Yêu cầu học sinh tập nói theo cặp. 
- Mời 5 - 7 em thi trình bày bài trước lớp. 
- Giáo viên theo dõi nhận xét, sửa chữa.
HD h/s nhận xét về bài nói có liên hệ tốt đến tình cảm đối với quê hương.
C. Củng cố dặn dò:
- Quê em có gì đẹp, em có yêu quê hương của mình không?
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về viết lại những điều vừa kể về quê hương, chuẩn bị tốt cho tiết sau.
- Đọc lá thư đã viết ở tiết trước.
- 2 em đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Lớp đọc thầm kết hợp quan sát tranh minh họa.
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện.
+ Thấy người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình.
+ Xin lỗi mình không viết tiếp được nữa vì hiện có người đang đọc trộm thư.
+ Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
- Lớp theo dõi giáo viên kể lần 2 .
- 1HS lên kể lại câu chuyện. 
- Từng cặp tập kể chuyện.
- 4 - 5 em thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Phải xem trộm thì mới biết được dòng người ta viết thêm vào thư 
- 1 em nêu yêu cầu bài. 
- Nhẩm các câu hỏi gợi ý trên bảng để tập nói trước lớp. 
- Từng cặp tập nói về quê hương.
- HS xung phong thi nói trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn nói tốt nhất.
____________________________________
Tự nhiên và xã hội:
Tiết 22: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ
MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (TIẾP THEO)
 I. Mục tiêu : 
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
- Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ: 2 bạn Quang và Hương ( anh em họ), Quang và mẹ Hương ( cháu và cô ruột).
GDHS yêu quý tình cảm giữa những người thân trong quan hệ họ hàng.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Sơ đồ trang 43 SGK; HS mang ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp(nếu có)
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 Em xưng hô thế nào với con của cậu, bác?
B. Bài mới :
1. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ quan hệ họ hàng.
* Bước 1 : Hướng dẫn .
- Vẽ mẫu và giới thiệu về sơ đồ gia đình .
Bước2 : Làm việc cá nhân .
- Yêu cầu cả lớp vẽ sơ đồ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
Bước 3: - Gọi học sinh lên giới thiệu về sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ. 
 2. Hoạt động 3: Chơi TC xếp hình .
- Chia nhóm.
- Yêu cầu từng nhóm đem ảnh từng người trong gia đình ở các thế hệ khác nhau sắp xếp trình bày trên tờ giấy khổ lớn theo cách trang của mỗi nhóm sao cho đẹp.
- Mời từng nhóm giới thiệu về sơ đồ của nhóm mình.
- Nhận xét tuyên dương.
C. Củng cố dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống trong gia đình mình. Cách xưng hô giữ những người anh em trong gi đìng.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Lớp theo dõi mẫu về sơ đồ gia đình .
- Tiến hành vẽ sơ đồ gia đình mình vào tờ giấy khổ lớn điền tên những người trong gia đình mình vào sơ đồ .
- Lần lượt từng em lên chỉ vào sơ đồ giới thiệu về họ hàng của mình trước lớp .
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày .
- Các nhóm trưng bày các bức ảnh của gia đình mình và nói cho nhau nghe về mối quan hệ họ hàng của mình .
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm giới thiệu hay nhất.
_____________________________________
Âm nhạc:
Tiết 11:	 ÔN BÀI HÁT: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
 I. Mục tiêu: 
- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo theo bài hát.
- Giáo dục HS tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 III. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- Cho HS nghe băng nhạc.
- Tổ chức cho HS ôn luyện bài hát.
- Mời từng nhóm và cá nhân hát, GV theo dõi uốn nắn cho các em.
- Yêu cầu cả lớp hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách.
- Yêu cầu HS hát kết hợp vỗ tay đệm theo tiết tấu lời ca.
3. Hoạt động 2: Ôn bài hát Hoa lá mùa xuân.
Tổ chức cho HS ôn luyện theo dỹ, tổ, bàn, cá nhân.
4. Hoạt động 3: Tập biểu diễn bài hát.
- Mời từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét tuyên dương nhóm, cá nhân biểu diễn tốt.
* Dặn dò: Về nhà tiếp tục ôn luyện bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.
- Nghe băng nhạc.
- Cả lớp hát bài: Lớp chúng mình đoàn kết.
- Lần lượt từng nhóm và cá nhân hát.
- Cả lớp nhận xét.
- Hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách. 
- Hát vỗ tay đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hát bài Hoa lá mùa xuân.
- Lần lượt từng nhóm biếu diễn trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm biểu diễn tốt nhất.
____________________________________ 
Sinh hoạt-HĐTT:
NHẬN XÉT TUẦN 11
I. Mục tiêu:
 - HS biết nhận ra những ưu điểm và mặt tồn tại trong mọi hoạt động tuần 11. 
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - HS vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động :
1. Sinh hoạt lớp: 
 - HS nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 11. 
 - HS nêu hướng phấn đấu của tuần học 12.
 * GV nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 11.
 * GV bổ sung cho phương hướng tuần 12:
- Thi đua học tập tốt chào mừng Đại hội Công đoàn trường. 
- Tuyên dương một số h/s chăm ngoan, hăng hái trong học tập. 
 2. Hoạt động tập thể:
 - Tổ chức cho h/s múa hát và vui chơi các trò chơi dân gian. 
 - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia múa hát-vui chơi tích cực.
==============================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11 LOP 3CKTKN.doc