Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 (Bản tổng hợp các môn)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 (Bản tổng hợp các môn)

I. Mục tiêu :

* Tập đọc

- Đọc thành tiếng :

+ Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ đọc sai do ảnh hưởng của phương ngữ : công đường, vịt rán, miếng cơm, giãy nảy, trả tiền,.

+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .

+ Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật. Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện .

- Rèn kĩ năng đọc hiểu :

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới được chú giải trong bài : (công đường, bồi ).

 + Hiểu nội dung : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi. Nhờ sự thông minh, tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.

* Kể chuyện :

+ HS dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được toàn bộ câu chuyện .

+ Biết nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn .

II. Chuẩn bị :

+ Tranh minh họa trong bài .

+ Đồng bạc ngày xưa .

 

doc 43 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 (Bản tổng hợp các môn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 .
THỨ HAI .	Ngày soạn : Ngày tháng năm 200 
	Ngày dạy : Thứ ngày tháng năm 200 
Tiết 1-2 :
Tập đọc - Kể chuyện : MỒ CÔI XỬ KIỆN.
I. Mục tiêu : 
* Tập đọc 
- Đọc thành tiếng : 
+ Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ đọc sai do ảnh hưởng của phương ngữ : công đường, vịt rán, miếng cơm, giãy nảy, trả tiền,...
+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .
+ Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật. Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện .
- Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới được chú giải trong bài : (công đường, bồi ). 
 + Hiểu nội dung : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi. Nhờ sự thông minh, tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
* Kể chuyện : 
+ HS dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được toàn bộ câu chuyện .
+ Biết nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn .
II. Chuẩn bị :
+ Tranh minh họa trong bài .
+ Đồng bạc ngày xưa .
III. Lên lớp :	Tiết 1 :
1. Bài cũ : 
- 2HS đọc thuộc lòng và TLCH bài Ba điều ước.
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : Trong giờ tập đọc hôm nay chúng ta cùng đọc và tìm hiểu câu chuyện cổ của dân tộc Nùng Mồ côi xử kiện.
b. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn.
+ Giảng từ mới: Phần chú giải.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
-3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- 1HS đọc cả bài.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: HS đọc thầm đoạn 1 trả lời:
+ Câu chuyện có những nhân vật nào? ( Truyện có 3 nhân vật là Mồ Côi, bác nông dân, tên chủ quán).
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?(... bác đã vào quán của hắn ngửi mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà lại không trả tiền).
* Đoạn 2: 1HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
+ Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân? ( “Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.”
+ Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe phán xử? ( Bác nông dân dẫy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu bác trả 20 đồng cho chủ quán).
+ Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc đồng tiền đủ 10 lần? (Vì tên chủ quán đòi bác phải trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới đủ 20 đồng (2 nhân 10 bằng 20 đồng).
+ Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng tiền của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục? (Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽ một bên hít mìu thơm, một bên nghe tiếng bạc).
Tiết 2:
d. Luyện đọc lại:
- Một học sinh đọc đoạn 3.
- Hai nhóm mỗi nhóm 4 em tự phân vai (người dẫn chuyện, chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi) thi đọc truyện trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn và nhóm đọc tốt.
	đ. Kể chuyện:
- Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
+ Học sinh quan sát 4 tranh minh họa ứng với 3 đoạn trong truyện.
+ HS giỏi kể mẫu đoạn 1.
+ Học sinh quan sát tranh 2, 3, 4 suy nghĩ về nội dung từng tranh.
+ 3 em học sinh nối tiếp nhau kể từng đoạn. 1HS kể toàn truyện.
+ Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
- 2HS nói nội dung truyện: Ca ngợi chàng Mồ Côi thông minh, xử kiện giỏi, 
bảo vệ được người lương thiện.
-Về nhà tập dựng lại hoàn cảnh theo nội dung câu chuyện.
Tiết 3: 
Toán: 	TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC 
 (Tiếp theo)
I.Yêu cầu: 
- HS biết thực hiện tính giá trị biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.
II. Chuẩn bị: 
Phiếu lớn để HS làm nhóm.
III. Lên lớp: 
1. Bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài tập 3, 4.
- GV kiểm tra VBT của HS cả lớp.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: Nêu mục tiêu.
b. Hướng dẫn HS thực hiện:
30 + 5 : 5 nếu không có ngoặc ta thực hiện chia trước (5 : 5) rồi thực hiện cộng sau.
- Muốn thực hiện 30 + 5 trước rồi chia 5 ta có thể thực hiện như thế nào?
(Thêm dấu ( ) vào. (30 + 5) : 5 => Nếu có ngoặc trước tiên phải thực hiện phép tính trong ngoặc. (30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7
Ví dụ 1: 3 x (20 : 2) = 3 x 10
 = 30
Nhắc lại quy tắc, cả lớp đọc.
b. Thực hành:
Bài 1:
- Cho học sinh nêu cách làm trước rồi mới tiến hành làm.
- Đổi vớ kiểm tra chéo bài của bạn.
Bài 2:
 Học sinh tự làm rồi chữa bài.
Bài 3:
- Học sinh đọc kỹ bài rồi tìm ra 2 cách giải.
- Cả lớp làm vào vở, 2HS làm vào phiếu.
- HS làm phiếu xong dán bảng trình bày.
- Lớp theo dõi nhận xét kết quả đúng, cùng chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò: 
- Trong một biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện như thế nào? 
- Làm các bài tập 1, 2, 3, 4.
Tiết 4: 
Đạo đức: 	BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 
 (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
Giúp HS hiểu: 
- Thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ. 
- HS có thái độ tôn trọng biết ơn các gia đình thương binh liệt sĩ.
II. Chuẩn bị: 
Sưu tầm các bài hát có nội dung về chủ đề bài học.
III. Lên lớp:
1. Bài cũ:
 Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
- Vì sao chúng ta phải biết ơn các thương binh, liệt sĩ? 
- Kể một số việc làm để tỏ lòng biết ơn thương binh, gia đình liệt sĩ.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu.
b. Nội dung: 
 *Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng.
*Mục tiêu: 
HS hiểu rõ về gương chiến đấu, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ thiếu nhi.
*Cách tiến hành:
1. GV chia nhóm phát cho mỗi nhóm một tranh của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết:
- Người trong tranh (ảnh) là ai? 
- Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng liệt sĩ đó?
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện từng nhóm trình bày.
4. GV tóm tắt lại gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt sĩ trên.
*Hoạt động 2: Báo cáo kết quả điều tra về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa 	
các thương binh, liệt sĩ ở địa phương
* Mục tiêu: 
HS hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và có ý thức tham gia ủng hộ các hoạt động đó.
*Tiến hành: 
1. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra tìm hiểu. 
2. Cả lớp nhận xét bổ sung.
3. GV nhận xét bổ sung nhắc nhở HS tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
* Hoạt động 3: 
- HS đọc thơ, kể chuyện, múa, hát,... về chủ đề biết ơn thương binh liệt sĩ.
* Kết luận chung: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
3. Củng cố - dặn dò: 
-Về nhà sưu tầm tìm hiểu về nền văn hoá, về cuộc sống và học tập, về nguyện vọng của thiếu nhi một số nước để tiết sau giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét tiết học.
******************************
THỨ BA Ngày soạn: Ngày tháng năm 200 
 Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 1: 
Toán : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - HS biết thực hiện tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc.
- So sánh giá trị biểu thức với một số.
II. Lên lớp:
A. Bài cũ: 
- 2HS lên bảng làm bài tập 3,4 VBT.
- GV chấm một số bài tập ở nhà. Nhận xét sửa sai.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu .
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu cách làm (thực hiện tính trong ngoặc trước)
- 4HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2: 
- Gọi 1 em đọc yêu cầu đề bài (So sánh giá trị biểu thức)
-HS làm bài tập vào vở, sau đó 2 em cùng bàn đổi vở cho nhau để kiểm tra.
-GV nhận xét, sửa sai cho các em.
Bài 3: 
- GV ghi đề bài lên bảng. Để điền đúng dấu cần điền vào chỗ trống, chúng ta cần làm gì?
- Chúng ta cần tính giá trị biểu thức trước sau đó so sánh giá trị biểu thức với 45.
GV gọi 3 em lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
-Cả lớp nhận xét bài làm của các bạn.
Bài 4: 
- HS tự làm bài tập sau đó 2 em ngồi cạnh nhau tự đổi vở để kiểm tra.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Trong 1 biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện thế nào?
 - Về nhà làm bài tập đầy đủ.
Tiết 2:
Tự nhiên xã hội : AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP.
I. Mục tiêu :
 - HS biết một số qui định đối với người đi xe đạp.
II. Chuẩn bị :
- Tranh về an toàn giao thông.
- Các hình trong SGK trang 64, 65.
III. Lên lớp:
A. Bài cũ: 
Gọi 2 em trả lời câu hỏi:
-Kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê mà em biết?
-Một em đọc lại bài học trong SGK.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu : Nêu mục tiêu.
* Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm
* Mục tiêu: Thông qua hoạt động quan sát tranh, HS hiểu được ai đi đường đúng ai đi sai luật giao thông.
* Tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV chia lớp thành 6 nhóm . Hướng dẫn các nhóm quan sát hình trong SGK ; yêu cầu HS chỉ và nói người nào đi đường đúng, người nào đi đường sai. 
Bước 2: 
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Mỗi nhóm chỉ nhận xét một hình.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: HS thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp.
* Cách tiến hành: 
Bước 1:
- GV chia nhóm 4 người, thảo luận câu hỏi: Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?
Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường giành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Đèn xanh đèn đỏ”
* Mục tiêu: Thông qua trò chơi nhắc HS có ý thức chấp hành luật giao thông.
* Cách tiến hành:
Bước 1: 
Học sinh cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực tay trái dưới tay phải.
Bước 2:
 Lớp trưởng hô : 
- Đèn xanh: Cả lớp quay tròn 2 tay.
- Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị. 
Trò chơi được lặp đi lặp lại nhiều lần, ai làm sai sẽ bị hát một bài.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Về nhà học bài và làm bài tập đầy đủ.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3:
Mĩ thuật: VẼ TRANH : ĐỀ TÀI CÔ (CHÚ) BỘ ĐỘI
I. Mục tiêu: 
- HS tìm hiểu về hình ảnh cô, chú bộ đội.
- Vẽ được tranh đề tài Cô, (Chú) bộ đội.
- HS yêu quí cô, chú bộ đội.
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số tranh ảnh về đề tài chú bộ đội. 
- Hình gợi ý cách vẽ tranh.
- Một số bài vẽ của HS lớp trước.
III. Lên lớp:
1.Giới thiệu: Nêu mục tiêu.
2.Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu một số tranh, ảnh để HS nhận biết:
+ Tranh, ảnh vẽ về đề tài, chú bộ đội ;
 + Tranh, ảnh vẽ về đề tài, chú bộ đội rất phong phú : Bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- GV yêu cầu HS nhớ lại hình ảnh chú bộ đội: 
+ Quân phục: quần, áo, mũ và màu sắc ;
 + Trang thiết bị: vũ khí, xe, pháo, tàu thủy, máy bay,...
- Gợi ý HS cách thể hiện nội dung. Có thể vẽ :
+ Chân dung cô, chú bộ đội ;
+ Bộ đội ... 
2. Ôn luyện về cách viết đơn.
II. Chuẩn bị : 
+ Phiếu viết tên từng bài tập đọc HTL.
+ Phô tô đủ mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách cho từng HS.
III. Lên lớp :	
1. Giới thiệu : 
- Giới thiệu MĐ, YC của tiết học .
2. Kiểm tra tập đọc HTL:
- Kiểm tra đọc HTL 1/3 số HS trong lớp.
- Thực hiện như tiết 1 .
3. Bài tập: 
Bài 2 : 
- Một HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV gọi HS đọc lại mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách.
- HS làm vào phiếu do GV phát.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đơn do mình viết.
- GV nhận xét, Cả lớp chữa bài trong vở .
4. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS đọc lại những truyện đã học từ đầu năm đến nay .
Tiết 4 : 
Âm nhạc : TẬP BIỂU DIỄN . 
 ( Giáo viên bộ môn soạn giảng ) .
Tiết 5 : 
Thể dục : KIỂM TRA ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ
VÀ KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN.
A. Mục tiêu :
- Kiểm tra các nội dung như tập hợp hàng dọc, dóng hàng, quay trái quay phải, đi 
vượt chướng ngại vật thấp và đi chuyển hướng phải, trái. 
- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “Kết bạn” 
* Thực hiện bài thể dục phát triển chung : 2 lần, mỗi lần 4 x 8 nhịp.
B. Địa điểm phương tiện :
- Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
- Chuẩn bị còi, dụng cụ, bàn ghế, kẻ sẵn các vạch cho kiểm tra.
C. Lên lớp :
1. Phần mở đầu :
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu, phương pháp kiểm tra.
- Cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Chơi trò chơi "Có chúng em".
2. Phần cơ bản :
- Kiểm tra tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, đi chuyển hướng phải trái, đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột".
3. Phần kết thúc :
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- GV nhận xét và công bố kết quả kiểm tra.
- Giao bài tập về nhà: ôn các nội dung đội hình đội ngũ và rèn luyện tư thế chuẩn bị đã học, nhắc những học sinh chưa hoàn thành phải ôn tập.
******************************
THỨ NĂM 	Ngày soạn: Ngày tháng năm 200 
	Ngày dạy : Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 1 :
Toán : 	LUYỆN TẬP CHUNG .
A. Mục tiêu : 
Giúp HS : 
- Ôn tập hệ thống các kiển thức đã học ở nhiều bài về phép tính nhân, chia, các số có 2, 3 chữ số cho số có một chữ số.
- Củng cố cách tính chu vi hình vuông, HCN giải toán về tìm một phần mấy của một số,...
B. Lên lớp :
1. Bài cũ : 
- 1 HS lên bảng làm bài tập 3, 1HS làm bài tập 4.
- GV kiểm tra vở BTVN của HS cả lớp.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu.
b. Luyện tập:
Bài 1: 
- Học sinh điền kết quả bằng bút chì.
- Vài em đọc kết quả - lớp kiểm tra.
Bài 2: 
- HS tự làm vào vở.
 - Gọi học sinh lên bảng làm.
	- Cả lớp cùng GV nhận xét chữa bài.
47 281 108 872 3 261 3 945 5
x 5 x 3 x 8 27 290 21 87 44 189
 235 843 864 02 0 45
	 2 0
Bài 3: 
- Vài em nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Học sinh giải vào vở, 1 em làm phiếu dán lên bảng, trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa.
Bài giải : 
Chu vi mảnh vườn HCN là : 
(100 + 60) x 2 = 320 (m)
Đáp số : 320 (m)
Bài 4: 
- Học sinh đọc đề, phân tích đề.
81 m
	 đã bán	 còn ?
+ Muốn biết còn bao nhiêu m vải ta cần biết gì?
+ Muốn biết đã bán mấy m vải ta làm thế nào?
- HS giải vào vở, 1HS lên bảng làm.
Bài 5: 
- HS làm vở, 3 em lên bảng.
25 x 2 + 30 = 50 + 30	75 + 15 x 2 = 75 + 30 70 + 30 : 3 = 70 + 10
 = 80	 = 105 = 80
3. Củng cố- dặn dò : 
- Muốn tính giá trị biểu thức trong những trường hợp khác nhau ta làm thế nào?
- Về nhà làm bài tập đầy đủ.
Tiết 2 : 
Tự nhiên xã hội : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
A. Mục tiêu :
- Sau bài học HS nêu đựơc tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
-Thực hiện được các hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
B. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh sưu tầm về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải.
C. Lên lớp :
1. Giới thiệu : Nêu mục tiêu.
2. Nội dung :
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu : Học sinh biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người.
* Tiến hành:
Quan sát hình 1, 2 và thảo luận.
+ Nêu cảm giác của bạn khi đi qua đống rác? (khó chịu, hôi thối,...)
+ Rác có hại như thế nào? (gây ô nhiễm môi trường, là nơi sống và sinh sản của một số con vật truyền bệnh.)
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác? (chuột, ruồi, muỗi, vi khuẩn,...)
+ Chúng có hại gì cho sức khỏe con người?
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm bổ sung.
* Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp.
* Mục tiêu : Học sinh nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
* Tiến hành :
Quan sát hình trang 69 : chỉ và nói việc nào đúng việc nào sai.
- Một vài nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
+ Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+ Nêu cách xử lý rác thải ở địa phương em?
* Hoạt động 3 : 
- Tập sáng tác bài hát theo nhạc có sẵn hoặc những hoạt cảnh ngắn.
- HS tiến hành, trình bày.
- GV nhận xét bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò : 
- Nêu nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3 :
Chính tả : ÔN TẬP : KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG 
	(Tiết 6 ).
I. Mục tiêu : 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL các bài thơ, văn có yêu cầu HTL (Yêu cầu như tiết 5).
2. Ôn luyện về kĩ năng viết thư.
II. Chuẩn bị : 
+ Phiếu viết tên từng bài tập đọc HTL .
+ HS chuẩn bị giấy viết thư.
III. Lên lớp :	
1. Giới thiệu : 
- Giới thiệu MĐ, YC của tiết học .
2. Kiểm tra tập đọc HTL :
- Kiểm tra đọc HTL 1/3 số HS trong lớp.
- Thực hiện như tiết 1 .
3. Bài tập : 
Bài 2 : 
- Một HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV hỏi:
+ Em sẽ viết thư cho ai?
+ Em muốn thăm hỏi người thân của mình về điều gì?
- Yêu cầu HS đọc bài Thư gửi bà.
- Yêu cầu HS tự viết bài. GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, chỉnh sửa từng từ, câu cho HS.
4. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS về nhà viết thư cho người thân của mình.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 : 
Thể dục : 	SƠ KẾT HỌC KÌ I – TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA” .
 I. Mục tiêu : 
- Sơ kết học kì I. Yêu cầu HS hệ thống được những kiển thức đã học
B. Địa điểm phương tiện :
- Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện và kiểm tra.
- Chuẩn bị còi, dụng cụ, bàn ghế, kẻ sẵn các vạch cho kiểm tra đi vượt chướng ngại vật thấp và di chuyển hướng phải, trái.
C. Lên lớp :
1. Phần mở đầu :
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu, phương pháp kiểm tra.
- Cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Chơi trò chơi "Bịt mắt bắt dê".
2. Phần cơ bản :
* GV cùng HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì.
+ Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
+ Bài thể dục phát triển chung 8 động tác.
+ Thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản : Đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái.
+ Trò chơi vận động là “Tìm người chỉ huy”, “Thi đua xếp hàng”, “Mèo đuổi chuột”, “Chim về tổ”, “Đua ngựa”.
- Trong quá trình nhắc lại kiến thức kĩ năng trên, GV gọi một số em thức hiện các động tác đúng, đẹp. GV nhận xét sửa chữa để cả lớp nắm chắc được động tác kĩ thuật.
* Chơi trò chơi “Đua ngựa".
3. Phần kết thúc :
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- GV nhận xét và công bố kết quả kiểm tra.
- Giao bài tập về nhà: ôn các nội dung đội hình đội ngũ và rèn luyện tư thế chuẩn bị đã học, nhắc những học sinh chưa hoàn thành phải ôn tập.
*******************************
THỨ SÁU 	Ngày soạn : Ngày tháng năm 200
	Ngày dạy : Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 1 : 
Tập làm văn : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (ĐỌC – HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU).
	( Đề chung cho toàn khối )
Tiết 2 : 
Toán : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – CUỐI HỌC KÌ I.
( Đề chung cho toàn khối )
Tiết 3 :
Tập viết : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (ĐỌC – HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU).
	 ( Đề chung cho toàn khối )
 Tiết 4 : Thủ công :	 CẮT, DÁN CHỮ : VUI VẺ
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu :
- HS biết cách kẻ gấp, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ đúng quy trình.
- Yêu thích sản phẩm cắt, dán chữ.
II. Chuẩn bị :
- Mẫu chữ VUI VẺ được gấp cắt từ giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát.
- Tranh quy trình gấp, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Kéo, thước, giấy màu, hồ dán.	
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- HS nêu lại quy trình gấp, cắt, dán chữ V.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu.
b. Nội dung :
* Hoạt động 3 : HS thực hành cắt, dán chữ VUI VẺ. 
- GV gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt chữ V, U, E, I. 
- Kích thước, cách kẻ các chữ V, U, E, I giống như đã học ở các tiết trước.
- Cắt dấu hỏi trong 1 ô vuông như hình 2a. Cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo, lật mặt màu được dấu hỏi.
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định : Giữa các chữ cái cách nhau 1 ô ; giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô. Dấu hỏi phía trên chữ E (H3).
- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng (H.4).
- Sau khi HS dán chữ xong, GV tổ chức cho HS trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
3. Nhận xét dặn dò :
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần, thái độ học tập.
- Chuẩn bị tiết sau : Ôn tập để làm bài kiểm tra.
Tiết 5 :
HĐTT : 	 SINH HOẠT LỚP.
I. Mục tiêu : 
- HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- HS nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện.
II. Lên lớp :
1. Đánh giá tình hình tuần vừa qua :
* Ưu điểm :
- HS đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Học bài và làm bài cũ tương đối đầy đủ, tự giác.
- Có ý thức học tập, thi đua chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân 22 / 12.
- Chú ý trong giờ học : Kiều, Huân, Dinh, Cúc, Hậu, Kiệt, Ngời, Nguyệt, ...
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 
- Có ý thức trực nhật, vệ sinh.
* Khuyết điểm :
- Chưa nghiêm túc trong giờ học : Trông, Ngời, Công, Dương, Phương .
- Chất lượng học bài về nhà chưa cao, mang tính đối phó, chưa chú tâm, một số em . 
2. Kế hoạch tuần tới :
- Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Quốc phòng toàn dân 22 / 12.
- Tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục hạn chế tuần qua.
- Duy trì sĩ số, nền nếp lớp học .
- Cử các em Nguyệt, Kiều, Huân, Dinh, Cúc giúp đỡ em Trông, Chí .
- Phụ đạo HS yếu : Trông, Chí, Công, Xa Lồ, Thương, Ngời vào chiều thứ Bảy .
3. Sinh hoạt văn nghệ :
- Tổ chức cho HS hát , múa các bài trong chương trình và các bài hát của Đội .
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi đã học .
***@@@***

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_17_ban_tong_hop_cac_mon.doc