Tiếng Việt - Bài sáu: OPhương pháp dạy học ngữ pháp

Tiếng Việt - Bài sáu: OPhương pháp dạy học ngữ pháp

Bài sáu: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ PHÁP

I. Khái quát về chương trình ngữ pháp tiếng Việt ở trường phổ thông trung học

1. Vị trí và đặc điểm của chương trình

a/ Tập trung vào phần cú pháp, nghĩa là phần ngữ pháp ở bậc câu và ngữ pháp trên câu. Các vấn đề thuộc về từ pháp, từ loại và cụm từ đã được giải quyết ở các lớp dưới, nên không trực tiếp đề cập đến trong nội dung chương trình, tuy rằng chúng vẫn liên quan đến cú pháp và ngữ pháp văn bản.

b/ Trong phạm vi ngữ pháp ở bậc câu, chương trình PTTH quan tâm đến nhiều bình diện khác nhau của câu:

- Tiếp tục hệ thống hoá và nâng cao một số kiến thức về cú pháp đã được dạy và học ở các lớp dưới, như các vấn đề cấu tạo ngữ pháp của câu, các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, sự liên kết của câu trong văn bản (lớp 10). Nhưng ngay trong phạm vi những vấn đề này, chương trình THPT cũng trình bày sâu hơn, rộng hơn và nâng cao hơn so với các lớp dưới, như việc phân loại các kiểu câu ghép, việc lựa chọn trật tự cho các thành phần trong câu đơn và các vế trong câu ghép, việc mở rộng câu và tách câu trong mối liên hệ tới sự liên kết của các câu.(lớp 10).

- Đặc biệt chú trọng đến bình diện ngữ nghĩa của câu. Đây là bình diện gần như chưa được trình bày ở chương trình các lớp dưới. Ở bình diện này, chương trình ở phổ thông trung học vừa chú ý đến nghĩa mệnh đề (nghĩa miêu tả) và nghĩa tình thái của câu, vừa chú ý đến nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn và hàm ngôn của câu, cũng như nghĩa văn bản nghệ thuật (lớp 11). Đồng thời liên quan đến ngữ nghĩa của câu, chương trình tiếng Việt THPT cũng rất chú ý đến việc sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói theo lối trực tiếp và gián tiếp, vì vấn đề này liên quan đến các hành vi ngôn ngữ khi sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.

 

doc 9 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiếng Việt - Bài sáu: OPhương pháp dạy học ngữ pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài sáu: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ PHÁP
I. Khái quát về chương trình ngữ pháp tiếng Việt ở trường phổ thông trung học
1. Vị trí và đặc điểm của chương trình
a/ Tập trung vào phần cú pháp, nghĩa là phần ngữ pháp ở bậc câu và ngữ pháp trên câu. Các vấn đề thuộc về từ pháp, từ loại và cụm từ đã được giải quyết ở các lớp dưới, nên không trực tiếp đề cập đến trong nội dung chương trình, tuy rằng chúng vẫn liên quan đến cú pháp và ngữ pháp văn bản.
b/ Trong phạm vi ngữ pháp ở bậc câu, chương trình PTTH quan tâm đến nhiều bình diện khác nhau của câu:
- Tiếp tục hệ thống hoá và nâng cao một số kiến thức về cú pháp đã được dạy và học ở các lớp dưới, như các vấn đề cấu tạo ngữ pháp của câu, các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, sự liên kết của câu trong văn bản (lớp 10). Nhưng ngay trong phạm vi những vấn đề này, chương trình THPT cũng trình bày sâu hơn, rộng hơn và nâng cao hơn so với các lớp dưới, như việc phân loại các kiểu câu ghép, việc lựa chọn trật tự cho các thành phần trong câu đơn và các vế trong câu ghép, việc mở rộng câu và tách câu trong mối liên hệ tới sự liên kết của các câu...(lớp 10).
- Đặc biệt chú trọng đến bình diện ngữ nghĩa của câu. Đây là bình diện gần như chưa được trình bày ở chương trình các lớp dưới. Ở bình diện này, chương trình ở phổ thông trung học vừa chú ý đến nghĩa mệnh đề (nghĩa miêu tả) và nghĩa tình thái của câu, vừa chú ý đến nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn và hàm ngôn của câu, cũng như nghĩa văn bản nghệ thuật (lớp 11). Đồng thời liên quan đến ngữ nghĩa của câu, chương trình tiếng Việt THPT cũng rất chú ý đến việc sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói theo lối trực tiếp và gián tiếp, vì vấn đề này liên quan đến các hành vi ngôn ngữ khi sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.
- c/ Quan tâm đến bình diện trên đây của câu, chương trình ngữ pháp bậc PTTH cũng bộc lộ rõ một khuynh hướng tích cực là khảo sát và trình bày câu trong hoạt động hành chức của nó. Dạy và học về câu không thể chỉ dừng lại ở việc nhận thức mô hình cấu tạo của câu, ở việc tìm hiểu câu trong trạng thái cô lập, tách rời khỏi mối liên hệ với hoàn cảnh giao tiếp, với những câu khác trong ngôn bản, mà cần khảo sát câu trong mối liên hệ với hoạt động hành chức. Vì thế, nội dung chương trình ngữ pháp ở THPT được trình bày nhiều vấn đề liên quan đến cách nhìn nhận đó. Đó là những vấn đề như: câu và phát ngôn, mối quan hệ giữa câu và hiện thực được phản ánh, giữa ý nghĩa mệnh đề và tình thái của câu. Hơn nữa, gắn với việc dùng câu trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể là các ý nghĩa hàm ẩn của câu, là việc tạo ra nghĩa hàm ngôn cho câu, là việc sử dụng các câu phân loại theo mục đích nói theo lối trực tiếp hay gián tiếp. Về mặt hình thức cấu tạo, khi đặt câu vào hoạt động hành chức của nó, cũng có hàng loạt vấn đề nảy sinh. Nhưng trong chương trình môn tiếng Việt ở THPT chỉ chọn một số vấn đề dễ thấy nhất như vấn đề lựa chọn trật tự cho các thành phần câu, vấn đề sự liên hệ qua lại của câu về mặt cấu tạo ngữ pháp thể hiện qua các trường hợp mở rộng câu và tách câu.
d/ Chương trình còn chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học. Bởi vì ngôn ngữ là chất liệu của nghệ thuật văn chương và một trong những chức năng của ngôn ngữ là chức năng thẩm mĩ. Việc dạy và học tiếng Việt còn nhằm mục đích bồi dưỡng năng lực phân tích, thẩm định các giá trị của ngôn ngữ văn chương, để thấy được cái hay, cái đẹp của nó, đồng thời để lĩnh hội được hết giá trị tư tưởng, tình cảm, lí tưởng thẩm mĩ của tác giả và của tác phẩm.
Nổi bật nhất trong phần ngữ pháp ở PTTH mà có quan hệ mật thiết đến điều đó là phần ngữ nghĩa của câu và của văn bản nghệ thuật, nhất là nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn trong văn bản nghệ thuật. Nhận thức được nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn của câu và của văn bản nghệ thuật, học sinh được trang bị về lí luận và được rèn luyện về kĩ năng lĩnh hội ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa hàm ẩn của tác phẩm văn chương.
2. Mục tiêu
a/ Nhằm cung cấp các tri thức về cú pháp tiếng Việt, học sinh cần nắm về hệ thống cú pháp tiếng Việt như cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu, các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích nói, các phép liên kết câu trong văn bản, nghĩa mệnh đề của câu và cấu trúc nghĩa mệnh đề của câu,...
Ngoài ra, các em còn phải nắm các qui tắc hoạt động của cú pháp tiếng Việt. Đây là các qui tắc về hoạt động hành chức trong lĩnh vực cú pháp và liên quan mật thiết đến các hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Ở phổ thông trung học, chương trình ngữ pháp chú ý đến các qui tắc tạo câu và biến đổi câu...
Nội dung này góp phần cung cấp và nâng cao những tri thức ngôn ngữ học nói chung. Học sinh bước đầu làm quen với sự phân biệt các khái niệm thuộc hệ thống ngôn ngữ và các khái niệm thuộc dụng học.
b/ Nhằm rèn luyện các kĩ năng, mục tiêu cuối cùng của dạy và học tiếng Việt nói chung và ngữ pháp nói riêng, học sinh cần có kĩ năng đặt câu, liên kết câu, tạo lập văn bản sao cho vừa phù hợp với các qui tắc cú pháp tiếng Việt, vừa thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Đồng thời, đó cũng là các kĩ năng tiếp nhận và lĩnh hội được các câu, các văn bản, kể cả văn bản nghệ thuật.
Việc dạy và học ngữ pháp phải đồng thời nhằm vào cả hai mục tiêu và thực hiện hai mục tiêu đó trong mối quan hệ tương tác với nhau. Cung cấp các tri thức về hệ thống cú pháp tiếng Việt và các tri thức về qui tắc hoạt động hành chức của nó không phải chỉ để nâng cao nhận thức mà còn là chuẩn bị cơ sở lí thuyết cho rèn luyện kĩ năng. Ngược lại, rèn luyện các kĩ năng (tạo lập và lĩnh hội) về câu và văn bản vừa để nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, vừa để củng cố, mở rộng, cụ thể hoá,...tri thức đã học.
Thật ra, những tri thức và kĩ năng về cú pháp không phải chỉ giới hạn trong phân môn Ngữ pháp, mà có mối quan hệ hữu cơ với các tri thức và kĩ năng ở các phân môn khác như Phong cách học, Làm văn, Từ ngữ...
3. Nội dung ngữ pháp câu và ngữ nghĩa của câu trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt trung học phổ thông chỉnh lí:
* Lớp 10:
Bài 7: Giản yếu về câu tiếng Việt (6 tiết)
Bài 8: Câu trong văn bản (4 tiết)
Bài 9: Lỗi về câu (1 tiết)
Bài 10: Biện pháp tu từ cú pháp (4 tiết)
Bài 11: Ôn tập và kiểm tra học kì II (2 tiết)
* Lớp 11:
Bài 12: Câu và phát ngôn (1 tiết)
Bài 13: Các thành phần nghĩa của phát ngôn (2 tiết)
Bài 14: Nghĩa tường minh (1 tiết)
Bài 15: nghĩa hàm ẩn (1 tiết)
Bài 16: Phân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong văn chương (3 tiết)
Phần ngữ pháp trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt ở PTTH bao gồm ba mảng lớn:
A/ Cấu tạo của câu, các kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp và các kiểu câu xét theo mục đích nói.
B/ Câu trong văn bản.
C/ Ngữ nghĩa của câu và của văn bản nghệ thuật
II. Những cơ sở và nguyên tắc của việc dạy ngữ pháp ở phổ thông trung học
A. Cơ sở của việc dạy học ngữ pháp ở phổ thông trung học.
1. Cơ sở lí luận
a- Lí thuyết hoạt động giao tiếp có quan hệ rất mật thiết đến việc dạy học phần ngữ pháp ở phổ thông trung học. Trước hết, nó chi phối mục tiêu của việc dạy học ngữ pháp. Thứ đến, lí thuyết hoạt động giao tiếp quyết định nội dung dạy học ngữ pháp. Sau cùng là nó chi phối phương pháp và các thủ pháp dạy học.
b- Lí thuyết ngôn ngữ học văn bản và ngữ pháp văn bản. Cũng là hoạt động giao tiếp nhưng lí thuyết này giới hạn trong phạm vi văn bản. Lí thuyết về văn bản đặt cơ sở để xem xét mối quan hệ tương tác ở hai phương diện sau:
- Sự liên kết của các câu khi tạo thành văn bản là đặc trưng cơ bản của văn bản, đồng thời bảo đảm cho sự tồn tại, sự đứng vững của mỗi câu trong văn bản.
- Sự chế định của văn bản đối với mỗi câu về các phương diện thành phần cấu tạo, trật tự sắp xếp thành phần, hình thức tổ chức của câu. Sự chế định này cũng xác định cho mỗi câu một nhiệm vụ giao tiếp nhất định và hàm chứa một nội dung ngữ nghĩa nhất định.
c- Lí thuyết ba bình diện của tín hiệu ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp bằng tín hiệu ngôn ngữ với sự tồn tại ba bình diện:
- Bình diện nghĩa học
- Bình diện kết học
- Bình diện dụng học
2. Cơ sở thực tiễn
a- Kinh nghiệm và trình độ sử dụng tiếng Việt của học sinh trung học phổ thông đã khá phát triển. Do đó một trong những nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của việc dạy học ngữ pháp ở trung học là ý thức hoá được những kinh nghiệm đó, biến kinh nghiệm thành kĩ năng ngôn ngữ có ý thức.
b- Tư duy trừu tượng của học sinh trung học cũng đã phát triển. Đó là kết quả của quá trình trưởng thành về tâm lí lứa tuổi, là kết quả tổng hợp của việc học tập nhiều bộ môn từ các lớp dưới. Tư duy trừu tượng phát triển là cơ sở thuận lợi cho việc học tập các khái niệm và qui tắc ngữ pháp...
c- Tri thức ngữ pháp của học sinh trung học đã được trang bị từ các lớp dưới là cơ sở thuận lợi cho việc nâng cao, mở rộng kiến thức cho học sinh phổ thông. Tuy nhiên, vấn đề thiếu nhất quán trong sử dụng thuật ngữ cũng như cách nhìn nhận và cách phân cắt ngữ pháp tiếng Việt khác nhau giữa các soạn giả sách giáo khoa các cấp cũng làm trở ngại, làm giảm đi tính chất cơ sở của tri thức đã biết.
d- Ngôn ngữ văn học, phương tiện và các biện pháp nghệ thuật tạo nên tác phẩm văn học...được học sinh tích luỹ qua quá trình học tập, đọc sách.
đ- Thực tế giao tiếp là thực tiễn hoạt động ngữ pháp sống động của ngôn ngữ mà học sinh được tiếp xúc hằng ngày. Nếu như các em luôn có ý thức phân tích, so sánh, đối chiếu các hiện tượng ngôn ngữ mà các em tiếp xúc hằng ngày thì việc tiếp nhận tri thức mới về ngữ pháp dễ dàng được khắc sâu.
B. Một số nguyên tắc dạy học ngữ pháp
1. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp
2. Nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hành
3. Nguyên tắc trực quan
4. Nguyên tắc tiếp cận các vấn đề ngữ pháp trong mối liên hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức ngữ pháp
5. Nguyên tắc kết hợp giữa phát triển tư duy và phát triển ngôn ngữ
(Sinh viên tham khảo sách đã chỉ dẫn)
III. Phương pháp dạy các kiểu bài ngữ pháp
A. Dạy lí thuyết ngữ pháp
Một trong những mục đích của việc dạy học ngữ pháp là cung cấp những tri thức khoa học về ngữ pháp, trên cơ sở đó, học sinh thực hành và rèn luyện các kĩ năng ngữ pháp
Dạy học lí thuyết ngữ pháp ở trung học phổ thông bao gồm việc hình thành các khái niệm và việc lĩnh hội các qui tắc vận hành của nữ pháp. Tương ứng trong chương trình ngữ pháp cũng bao gồm các bài, các tiết thuộc về hai lĩnh vực trên. Tuy nhiên, hai lĩnh vực này không phải hoàn toàn tách biệt với nhau. Trong các khái n ... âu ghép, câu bị động, câu phủ định và các loại câu phân loại theo mục đích nói thuộc về số những bài, những tiết hình thành khái niệm ở lớp 10. Bài 9 cũng có những tiết củng cố các khái niệm về các phép liên kết câu trong văn bản và khái niệm liên kết bằng nội dung quan hệ. Ơ lớp 11 có nhiều tiết học trong bài 14 dành cho việc hình thành các khái niệm như câu và phát ngôn, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn, các thành phần thông tin ngữ nghĩa của phát ngôn (nghĩa mệnh đề và nghĩa tình thái) và khái niệm hiển ngôn và hàm ngôn trong văn bản nghệ thuật (bài 15)
Song song hoặc đan xen với các bài, các tiết về khái niệm ngữ pháp là các bài, các tiết về qui tắc ngữ pháp. Ơ lớp 10, trong bài 8, trình bày các qui tắc về đổi vị trí các vế trong câu ghép chính phụ, qui tắc sử dụng câu phân loại theo mục đích nói theo lối gián tiếp; còn bài 9, các tiết 1 và tiết 2 dành cho các qui tắc tách câu, mở rộng câu, tạo câu ghép và qui tắc lựa chọn trật tự cho các bộ phận trong câu. Ơ chương trình lớp 11, cùng với việc hình thành các khái niệm về nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn là các tiết ở bài 14 dành cho một số qui tắc về cách dùng hàm ngôn, cách tạo hàm ngôn và sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói để tạo nên hàm ngôn...
1. Hình thành khái niệm ngữ pháp
Khái niệm ngữ pháp cũng như các khái niệm khoa học là kết quả của hoạt động nhận thức, của tư duy trừu tượng. Trong mỗi khái niệm đều hàm chứa một tập hợp các đặc trưng (các dấu hiệu, các thuộc tính). Tập hợp các đặc trưng này vừa để xác định cho khái niệm, vừa chỉ ra sự đồng nhất và khác biệt của nó với các khái niệm hữu quan, nghĩa là cùng xác định các mối quan hệ giữa các khái niệm trong một hệ thống. Nắm được khái niệm là phải nắm được các đặc trưng của nó và cả mối tương quan của nó với các khái niệm khác trong hệ thống. Vì thế có thể nêu yêu cầu của việc hình thành khái niệm ngữ pháp trong dạy học ngữ pháp ở một số điểm cơ bản như sau:
- Phân xuất được những đặc trưng cơ bản của khái niệm và diễn đạt chúng một cách mạch lạc
- Sắp xếp các đặc trưng theo một trình tự hợp lí.
- Thông qua các đặc trưng mà thể hiện sự giống nhau và khác nhau giữa các khái niệm hữu quan, các mối quan hệ trong hệ thống của chúng.
- Nhận diện và phân tích được sự thể hiện của khái niệm trong thực tế
Thông thường việc hình thành khái niệm ngữ pháp được tiến hành thông qua các bước như sau:
a- Chọn ngữ liệu có chứa đựng khái niệm ngữ pháp, trình bày ngữ liệu và phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ những đặc trưng, những dấu hiệu của khái niệm. Việc lựa chọn ngữ liệu (ví dụ) cần đảm bảo yêu cầu tiêu biểu, sáng rõ, phù hợp với trình độ và tâm lí học sinh, lại vừa đảm bảo tính mẫu mực trong sáng về ngôn ngữ, tính giáo dục về tư tưởng tình cảm...
b- Khái quát hoá các đặc trưng của khái niệm, sắp xếp các đặc trưng đó theo các mối quan hệ. Ở bước này cần tiến hành các thao tác so sánh đối chiếu, tổng hợp và khái quát.
c- Trình bày định nghĩa về khái niệm với yêu cầu chính xác hoá các đặc trưng của khái niệm và mối quan hệ giữa chúng. Các định nghĩa này phải ngắn gọn mà đủ rõ và chính xác. Trong SGK, chúng thường được làm nổi rõ bằng cách in nghiêng, in đậm hoặc bằng phần tóm tắt cuối bài với hai gạch thẳng đứng ở sát lề sách.
Tất nhiên mức độ chính xác khoa học của các định nghĩa khái niệm còn phụ thuộc vào điều kiện và trình độ của các cấp học. Ơ trung học phổ thông, mức độ này đòi hỏi cao hơn so với cấp dưới.
Trong việc nêu định nghĩa khái niệm cần bao quát được tất cả các đặc trưng bản chất (có thể tách bạch rõ ràng bằng cách đánh dấu), đồng thời hàm chứa mối tương quan với các khái niệm hữu quan (thông qua việc đặt chúng vào cùng hệ thống, cùng bình diện và chú trọng sự đồng nhất và khác biệt theo các đặc trưng bản chất)
Ví dụ: trong SGK Tiếng Việt 10 ở bài 9, tiết 4, định nghĩa về khái niệm “liên kết bằng nội dung quan hệ” được trình bày ở cuối bài, trong phần tóm tắt, và được in nghiêng với hai gạch thẳng đứng ở bên lề. Trong định nghĩa này, đã nêu rõ các đặc trưng:
- Đó cũng là một cách liên kết câu trong văn bản (đặt vào cùng hệ thống với các cách liên kết khác)
- Chủ yếu dùng trật tự trước sau của các câu.
- Căn cứ vào những kiểu quan hệ ngầm ẩn giữa câu với câu (các quan hệ thành phần câu, logic, liên tưởng-nghịch đối và quan hệ với hoàn cảnh).
d- Cụ thể hoá và củng cố khái niệm bằng các ngữ liệu mới. Các ngữ liệu này có thể đa dạng, có sự biến hoá sinh động, có thể tồn tại trong các biến thể khác nhau. Chúng không nhất thiết tiêu biểu và điển hình như ngữ liệu ở bước 1. Các ngữ liệu này chủ yếu chứa đựng trong các bài tập thực hành, các bài luyện tập với yêu cầu vận dụng khái niệm để phân tích ngữ liệu, để làm sáng tỏ khái niệm, để thấy hết tính đa dạng trong sự biểu hiện cụ thể của nó.
Trong việc dạy học các khái niệm ngữ pháp (cả khi hình thành khái niệm mới, cả khi hệ thống và hoàn chỉnh khái niệm đã có) có thể thường xuyên sử dụng thủ pháp lập sơ đồ, bảng biểu so sánh hoặc hệ thống hoá. Căn cứ cho việc làm này là sự đồng nhất hay khác biệt về các đặc trưng của khái niệm. Các sơ đồ, bảng biểu như thế cũng là một thứ tài liệu trực quan, bên cạnh ngữ liệu từ thực tế giao tiếp.
2. Hình thành các qui tắc ngữ pháp
Giữa khái niệm ngữ pháp và qui tắc ngữ pháp có mối quan hệ qua lại mật thiết. Có nắm được khái niệm ngữ pháp mới có cơ sở để lĩnh hội và thực hiện các qui tắc ngữ pháp. Ngược lại, khi lĩnh hội và thực hiện thành thạo các qui tắc trong hoạt động giao tiếp thì càng hiểu thấu đáo hơn về các khái niệm. Chẳng hạn, khái niệm chủ ngữ của câu liên quan mật thiết với qui tắc chọn lựa và tạo lập chủ ngữ cho câu; khái niệm câu ghép chính phụ là cơ sở cho qui tắc về thay đổi vị trí các vế trong câu ghép chính phụ, cho qui tắc tách vế của câu ghép chính phụ thành câu riêng...Cho nên có thể nói rằng điều kiện đầu tiên để lĩnh hội các qui tắc ngữ pháp là phải nắm vững các khái niệm hữu quan trong qui tắc.
Trong việc dạy học các qui tắc ngữ pháp ở PTTH, cần bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Xác định đúng nội dung của các qui tắc và các khái niệm ngữ pháp liên quan
- Xem xét các điều kiên để thực hiện qui tắc
- Cần nêu rõ mục đích và tác dụng của từng qui tắc
- Dạy học các qui tắc ngữ pháp còn cần phải chú trọng các thao tác trong quá trình thực hiện qui tắc
Thông thường, việc hình thành qui tắc ngữ pháp được tiến hành thông qua các bước như sau:
a/ Chọn ngữ liệu đồng dạng về mô hình ngữ pháp. Cũng có thể chọn thêm một vài ngữ liệu có mô hình gần gũi để so sánh và phân biệt. Tiếp theo, giáo viên trình bày ngữ liệu và phân tích ngữ liệu với mục đích làm cho học sinh ý thức được sự phân cắt giữa các bộ phận, các thành phần trong câu. Việc lựa chọn ngữ liệu cần bảo đảm tính khoa học chính xác, tiêu biểu, với số lượng vừa phải...
b/ Hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích, so sánh đối chiếu các đơn vị ngôn ngữ đóng vai trò thành phần câu, đối chiếu các khả năng giữ chức vụ ngữ pháp trong câu, đối chiếu trật tự và khả năng kết hợp của các đơn vị đó với các từ hư v.v. Từ đó, học sinh có thể tổng hợp, khái quát hoá thành các qui tắc ngữ pháp và phát biểu thành các mệnh đề.
c/ Hoàn chỉnh các phát biểu của học sinh trên cơ sở sách giáo khoa. Phải bảo đảm cho học sinh nắm vững nội dung các qui tắc này để các em vận dụng được vào thực hành ngữ pháp. Đây mới thật sự là mục đích của dạy học ngữ pháp ở nhà trường phổ thông.
d/ Luyện tập thực hành nhằm củng cố tri thức về các qui tắc ngữ pháp vừa học.
B. Dạy thực hành ngữ pháp
1. Thực hành bài tập nhận diện, phân tích là một loại bài tập cho sẵn một ngữ liệu và yêu cầu phân tích, xác định, nhận diện một yếu tố ngữ pháp, một kết cấu ngữ pháp...Loại bài tập này có mục đích làm sáng tỏ và củng cố, phát triển một khái niệm ngữ pháp đã được tiếp thu từ bài học lí thuyết.
Loại bài tập này thường gồm hai phần: phần trình bày yêu cầu, phần dẫn ngữ liệu. Khi rèn luyện thực hành, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau:
- Căn cứ vào đặc trưng của khái niệm ngữ pháp.
- Vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng cần nhận diện, phân tích.
- Phân tích đối tượng tìm được để xác định đặc điểm của nó, xem nó có đáp ứng đặc trưng của khái niệm lí thuyết không. Từ đó, có thể củng cố thêm khái niệm.. Ví dụ, bài tập yêu cầu "tìm chủ ngữ và đề ngữ trong câu: "Ghép cây cũng như nuôi chim, anh vẫn thích và vốn biết từ nhỏ". Đây là loại bài tập nhận diện thành phần câu. Có thể tiến hành như sau:
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại hoặc nhắc lại khái niệm về chủ ngữ và đề ngữ của câu.
- Vận dụng vào câu trích, tìm được chủ ngữ là "anh", đề ngữ là: "ghép cây cũng như nuôi chim".
- Phân tích: "anh" là từ chỉ người, chủ thể của hành động "thích' và "biết". Nội dung ý nghĩa của hai động từ này làm vị ngữ.
Có thể đầu bài không nêu khái niệm, mà yêu cầu phân tích ngữ liệu rồi qui về các phạm trù khái niệm. Đó là loại bài tập phân tích.
2. Thực hành bài tập chuyển đổi là loại bài tập cũng cho trước một ngữ liệu có sẵn, nhưng yêu cầu chuyển đổi ngữ liệu về một phương diện nào đó: về thành phần cấu tạo, về trật tự sắp xếp, về kiểu cấu tạo...Loại bài tập này vừa có tác dụng củng cố khái niệm và qui tắc ngữ pháp, vừa góp phần rèn luyện năng lực tạo lập các sản phẩm mới. Thực hiện loại bài tập này, cần chú ý đến các bước:
- Nắm vững yêu cầu của đề bài và hiểu rõ ngữ liệu đã cho (cần tiến hành phân tích ngữ liệu và yêu cầu).
- Thực hiện đúng các yêu cầu chuyển đổi của đề bài cùng các điều kiện giới hạn nếu có.
- Kiểm tra lại sản phẩm mới theo yêu cầu luyện tập và theo các chuẩn mực ngôn ngữ, đồng thời so sánh ngữ liệu đã cho với sản phẩm mới để thấy sự giống nhau, khác nhau và giá trị của chúng.
Dạy học ngữ pháp THPT có thể tiến hành các loại bài tập chuyển đổi câu như mở rộng câu, rút gọn câu, ghép câu, tách câu...
3. Thực hành bài tập tạo lập là loại bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo nên sản phẩm nói hoặc viết theo một yêu cầu nào đó như:
a- Tạo lập theo mẫu
b- Tạo lập tiếp sản phẩm theo những yêu cầu nhất định
c- Tạo lập sản phẩm chỉ dựa vào những yêu cầu nhất định
4. Thực hành bài tập sửa chữa
Gợi ý thảo luận:
1. Vấn đề phân loại câu theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp. Cách giúp học sinh nắm vững tiêu chí phân loại qua các bài dạy có nội dung liên quan?
2. Vấn đề ngữ nghĩa của câu.
3. Soạn giảng các bài dạy ngữ pháp.
4. Phân biệt câu và phát ngôn
5. Vấn đề câu trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong phap day hoc ngu phap.doc