Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam

Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam

1- Bài cũ : Gọi 3 hs lên kể 3 đoạn câu chuyện Ông tổ nghề thêu

Nhận xét cho điểm

2- Bài mới : Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của bài .

* Luyện đọc : Giáo viên đọc mẫu

Giọng ngạc nhiên ,khâm phục ,nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn

Khéo léo,mầu nhiệm của bàn tay cô giáo .

- Đọc giọng chậm ,đầy thán phục ở 2 dòng thơ cuối

- Cho HS xem tranh

- Cho hs đọc từng câu

- Cho hs đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ

- Cho hs đọc trong nhóm

- Cho hs đọc đồng thanh cả bài

* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài

- Gọi 1 hs đọc ,lớp đọc thầm cả bài

+ Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì ?

 

doc 54 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ tư ngày 1 / 02 / 2012
 Môn : TẬP ĐỌC 
Tiết : Bài : BÀN TAY CÔ GIÁO
I- Mục tiêu :
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài thơ : Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục học sinh qua bài.
II- Đồ dùng dạy học : tranh minh họa bài tập đọc
III- Các hoạt động dạy – học :
1- Bài cũ : Gọi 3 hs lên kể 3 đoạn câu chuyện Ôâng tổ nghề thêu
Nhận xét cho điểm
2- Bài mới : Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của bài .
* Luyện đọc : Giáo viên đọc mẫu
Giọng ngạc nhiên ,khâm phục ,nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn 
Khéo léo,mầu nhiệm của bàn tay cô giáo .
- Đọc giọng chậm ,đầy thán phục ở 2 dòng thơ cuối 
- Cho HS xem tranh 
- Cho hs đọc từng câu 
- Cho hs đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ
- Cho hs đọc trong nhóm
- Cho hs đọc đồng thanh cả bài
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
- Gọi 1 hs đọc ,lớp đọc thầm cả bài 
+ Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì ?
+ Tả bức tranh gấp vàcắt dán giấy của cô giáo .
- Cho 1 hs đọc lại 2 dòng thơ cuối
+ Em hiểu 2 dòng thơ cuối như thế nào? 
* Cho hs luyện đọc lại và học thuộc lòng : Gv đọc toàn bài thơ
- Cho hs đọc đồng thanh gv xóa dần
- Cho cá nhân đọc thuộc 
GV và hs bình chọn bạn đọc thuộc bài nhanh ,hay và hiểu nội dung bài
3- Củng cố ,dặn dò : 
Nêu nội dung bài.
Về nhà đọc thuộc cả bài thơ . 
3 hs đọc 3 đoạn 
Nghe giới thiệu 
Nghe đọc mẫu 
- Một tờ giấy trắng 
Cô gấp cong cong 
Thoắt cái đã xong 
Chiếc thuyền xinh quá !
Biết bao điều lạ 
Từ bàn tay cô .
- Quan sát tranh
Đọc nối tiếp từng câu
Đọc đoạn –giải nghĩa từ : mầu nhiệm , phô 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc đồng thanh 
1 hs đọc ,lớp đọc thầm bài thơ 
+ Thoắt cái đã xong,1 cái thuyền cong cong rất xinh.Tờ giấy đỏ cô làm ra mặt trời . Tờ giấy xanh cô tạo ra sóng nước dập dềnh 
+ Một chiếc thuyền trắng rất xinh dập dềnh trên mặt biển xanh
- 1 hs đọc 2 câu cuối 
+ Cô giáo rất khéo tay, bàn tay cô giáo như có p-hép màu
+ Ca ngợi bàn tay cô giáo khéo léo ,mềm mại 
- Luyện đọc lại và học thuộc lòng
- Đọc đồng thanh gv xóa dần
- Cá nhân đọc thuộc
- Bình chọn bạn đọc thuộc bài
 TUẦN : 21 Thứ hai ngày 30 / 01 / 2012
 Môn : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tiết: Bài : ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I- Mục tiêu : A- Tập đọc : 
- Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi ,giàu trì sáng tạo.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B- Kể chuyện: 
- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
- GD học sinh ham học, tính sáng tạo.
II- Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa , 1 sản phẩm thêu đẹp
III- Các hoạt động dạy học:
1- Bài cũ : Gọi 2 em đọc 2 đoạn bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh
- Tìm hình ảnh cho thấy bộ đội đang vượt 1 cái dốc rất cao ? Nhận xét bài cũ 
2- Bài mới : Giới thiệu chủ điểm ,giới thiệu bài 
- Cho HS quan sát sản phẩm thêu .
* Luyện đọc : GV đọc mẫu : Giọng chậm rãi ,khoan thai ,nhấn giọng những từ ngư õthể hiện sự bình tĩnh, ung dung ,tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách củavuaTrung Quốc
- Cho hs đọc từng câu
- Cho hs đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ
- Cho hs đọc từng đoạn trong nhóm
- Cho hs đọc đồng thanh
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:
- Cho 1 hs đọcthành tiếng lớp đọc thầm
+ Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
+ Nhờ chăm chỉ học tập Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ?
- Cho hs đọc thầm đoạn 2:
+ Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?
- Cho 2-3 hs Đọc đoạn 3 và 4
+ Ở trên lầu cao Trần Quốc Khái đã làm gì để sống ?
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ?
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an ?
- Cho hs đọc thầm đoạn 5 :
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
- Cho 1 hs đọc toàn bài
+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
2 hs đọc
Nghe giới thiệu
Quan sát sản phẩm
Nghe GV đọc mẫu
Nối tiếp đọc từng câu đến hết bài
Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ: đi sứ ,lọng ,chè lam ,nhập tâm,bình an vô sự
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc đồng thanh toàn bài
1 hs đọc đoạn 1,cả lớp đọc thầm
+ học cả khi đi đốn củi,lúc kéo vó tôm
Không có đèn ,cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng,lấy ánh sáng đọc sách.
+Ôâng đỗ tiến sĩ trở thành vị quan trong triều đình.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2
+ Vua cho dựng lầu cao,mời Trần Quốc Khái lên chơi , rồi cất thang để ông làm thế nào.
Đọc đoạn 3-4
+ Bụng đói, không có gì ăn ông đọc 3 chữ trên bức tường “Phật trong lòng”hiểu ý người viế ông bẻ tay tượng phật nếm thử 
+ Ôâng mày mò quan sát 2 cái lọng và bức trướngthêu ,nhớ nhập tâm cách thêu
+ Ôâng nhìn những con dơi xòe cánh chao đi chao lạiôm lọng nhảy xuống đất bình an .
Đọc thầm đoạn 5
+ Vì ông đã dạy cho dân nghề thêu
1hs đọc toàn bài
+ Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.
 KỂ CHUYỆN
- Đọc mẫu đoạn 3
- Hướng dẫn hs luyện đọc đoạn 3
- Cho hs luyện đọc lại toàn bài
* Hướng dẫn hs kể chuyện
- Cho hs đặt tên cho từng đoạn
- Cho 1 hs kể mẫu 1 đoạn
- Cho hs kể trong nhóm
- Cho hs bình chọn cá nhân kể hay nhất
,diễn cảm, đúng nội dung .
3- Củng cố ,dặn dò : 
Qua câu chuyện này em hiểu điều gì? 
-Về nhà kể lại chuyện cho gia đình nghe.
Nghe đọc mẫu
Luyện đọc toàn bài
Đặt tên từng đoạn 
Đoạn 1: Cậu bé ham học
Đoạn 2 :Thử tài
Đoạn 3 : Tài trí của Trần Quốc Khái
Đoạn 4 : Xuống đất an toàn
Đoạn 5 : Truyền nghề cho dân
Nghe nhận xét
Ngày dạy thứ sáu / 3 / 02 / 2012
 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết : 21 Bài : NÓI VỀ TRÍ THỨC.
 NGHE- KỂ : NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
I- Mục tiêu : 
- Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.(BT1)
- Nghe- kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống(BT2)
- GD học sinh qua bài.
II- Đồ dùng dạy học :- Tranh ảnh minh họa SGK.
 -Mấy hạt thóc hoặc 1 bông lúa.
 -Bảng lớp viết 3 câu hỏi trong SGK
III- Các hoạt động dạy- học :
1- Bài cũ : Gọi 2-3 hs đọc báo cáo hoạt động của tổ trong tháng vừa qua
Nhận xét –chấm điểm
2- Bài mới : a/ Giới thiệu bài 
b/ Hướng dẫn hs làm bài tập
* Bài tập 1 : Gọi 1 hs nêu yêu cầu của bài ( quan sát tranh và nói rõ những người tri thức trong các bức tranh ấy là ai ,họ đang làm việc gì?).
-Cho 1 hs làm mẫu( nói nội dung tranh 1)
- Cho hs quan sát 4 tranh ,trao đổi ý kiến theo bàn
- Cho đại diện các nhóm thi trình bày
- GV cùng cả lớp nhận xét chấm điểm thi đua theo các yêu cầu
Bài tập 2 : Kể câu chuyện nâng niu từng hạt giống .
- Kể lần 1 : 
- Viện nghiên cứu nhận được quà gì ? 
- Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả 10 hạt giống?
- Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ hạt giống ?
+ Kể lần 2 : Cho hs tập kể
3- Củng cố , dặn dò : 
* Nhận xét tiết học 
* Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe .
2-3 hs lên báo cáo 
Nghe giới thiệu 
Bài tập 1 : Đọc yêu cầu bài quan sát tranh rồi trình bày theo câu hỏi gợi ý 
1 em làm mẫu : Người trí thức trong lá bác sĩ .Bác sĩ đang khám bệnh cho 1 cậu bé . Cậu bé nằm trên giường đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ em 
- Quan sát theo nhóm
-Đại diện nhóm thi trình bày
-Nhận xét thi đua theo các yêu cầu
+ Ba người trong tranh 2 là kỹ sư cầu đường. Họ đang đứng trước mô hình 1 chiếc cầu
+ Người tri thức trong tranh 3 là 1 cô giáo. Cô đang dạy bài tập đọc.
+Những tri thức trong tranh 4 lànhững nhà nghiên cứu. Họ đang chăm chú làm việc.
Bài tập 2 :Nghe kể chuyện
- Đọc yêu cầu của bài và các gợi ý 
- Quan sát ảnh Lương Định Của
- Mười hạt giống quý
- Vì lúc ấy trời rất rét 
- Ông chia 10 hạt giống làm 2 phần 
+Từng hs tập kể lại nội dung câu chuyện
+ Cả lớp và GV bình chọn những hs kể hay nhất
Nghe nhận xét
Thứ tư ngày 1 / 02 / 2012 
 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết :21 Bài : NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT CÂU 
 VÀ TRẢ LỜI CÂU Ở ĐÂU ?
I- Mục tiêu :- Nắm được 3 cách nhân hóa(BT2)
 -Tìm được bộ phận cho câu trả lời câu hỏi Ở đâu ? (BT3)
- Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4 a/b hoặc a/c)
II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết 1 đoạn văn có 2-3 câu thiếu dấu phẩy
- 3 tờ giấy khổ to viết bài tập 1 .
III- Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ : Gọi 2 hs lên làm bài tập 1 
Nhận xét
2/ Bài mới : Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu tiết học 
- Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài 1 : Cho hs đọc yêu cầu của bài 
- Đọc mẫu diễn cảm bài thơ “ Oâng trời bật lửa”
- Cho 2hs đọc lại 
Bài 2 : Cho 1 hs đọc gợi ý a, b, c ,cả lớp đọc thầm lại bài thơ 
+ Tìm những sự vật được nhân hóa ?
Cho hs trả lời miệng 
- Giải thích “ chớp” ,” lòe “, “soi sáng”không phải là từ chỉ hành động dùng riêng cho người .
- Cho hs đọc thầm lại gợi ý , trả lời ý 2 của câu hỏi .
+ Các sự vật được nhân hóa bằng cách nào?
- Cho hs thảo luận nhóm
- Cho 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức ( mỗi nhóm 6 em )
2em lên bảng làm
Nghe giới thiệu 
Bài 1 : 1 hs đọc yêu cầu bài
- Nghe đọc
2 em đọc lại 
Bài 2 : 1 hs đọc gợi ý a ,b ,c cả lớp đ ...  chiến sĩ liên lạc nhỏ sống ở trong lán.
-Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình.
 4.Củng cố – Dặn dò:-Nhận xét tiết học , tuyên dương những học sinh học tốt.
-Về nhà tập đặt 3 câu theo cách nhân hóa đã học ở bài tập 2 và đặt 3 câu hỏi theo mẫu “ Ở đâu?” và trả lời các câu hỏi đó.
 **********************************
Tiết 43 	TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
THÂN CÂY
I. Mục tiêu:
 -HS nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.
 -Biết phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo).
 -HS biết được ích lợi của thân cây trong cuộc sống và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
 -Giáo dục học sinh chăm sóc cây trồng, bảo vệ cây trồng.
II. Chuẩn bị: 
 +GV: -Các hình minh hoạ trang 78, 79 SGK.
 -Phiếu bài tập.
 +HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học.
 1. Ổn định : Nề nếp.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 2. Bài cũ: Gọi 2 Hs lên bảng.
 H: Nêu một số cây trồng mà em biết ở sân trường? 
 H: Nêu đặc điểm giống nhau của các loại cây?
3. Bài mới: Giới thiệu bài-Ghi đề.
 HĐ1:Làm việc với SGK theo nhóm.
-Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 78, 79 : Yêu cầu HS chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình.Trong đó, cây nào có thân gỗ( cứng), cây nào có thân thảo( mềm) ?
-Yêu cầu các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý.
Kết luận: 
-Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò.
- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
-Cây su hào có thân phình to thành củ.
HĐ2: Chơi trò chơi BINGO.
MT:Phân loại một số câytheo cách mọc của thân (đứng ,leo ,bò )và theo cấu tạo của thân (thảo ,gỗ)
-GV chia lớp thành hai nhóm.
-Gắn lên bảng hai bảng câm theo mẫu. 
-Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời. Mỗi phiếu viết tên một cây.
- Yêu cầu hai nhóm xếp hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình. Khi Gv hô “bắt đầu” thì lần lượt từng người bước lên gắn tấm phiếu ghi tên cây vào cột phù hợp theo kiểu trò chơi tiếp sức. Người cuối cùng sau khi gắn xong tấm phiếu cuối cùng thì hô to “ BINGO”. Nhóm nào gắn các phiếu xong trước và đúng là thắng cuộc.
-GV làm trọng tài hoặc cử hai trọng tài điều khiển cuộc chơi.
-GV nhận xét, bổ sung.
* Lưu ý : Cây hồ tiêu khi non là thân thảo, khi già thân hoá gỗ. 
4.Củng cố -Dặn dò.-Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trang 79 SGK .
 -Học bài làm bài tập.
2 Hs trả lời
- Mỗi nhóm 2HS.
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm.
-HS trình bày. Các nhóm nhận xét.
- HS quan sát, theo dõi .
-HS tiến hành chơi.
***********************************
Tiết:53	TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
-Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.Củng cố về thực hiện phép trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
-Thưcï hiện trừ số có bốn chữ số, giải toán thành thạo.
- Rèn tính cẩn thận khi làm tính và giải toán.
II.Chuẩn bị.
GV: Bảng phụ .
HS: SGK – vở.
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định: Nề nếp.
2. Bài cũ: HS lên làm bài.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính : 
 2541 – 2342, 9887 - 5647
 Bài 2 : Một cửa hàng có 2354mvải ,đã bán được 1203mvải .Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải ? 
3 .Bài mới: Giới thiệu bài-Ghi đề. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1:MT: Củng cố trừ số có bốn chữ số .
Bài1 :- Gọi HS đọc đề.
-GV yêu cầu HS tính nhẩm,ghi kết quả ra sách,nối tiếp nhau nêu kết quả.
-GV nhận xét . 
Bài 2: : Gọi HS đọc đề. Nêu yêu cầu.
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
-GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 3 :- Gọi HS đọc đề bài. 
-Yêu cầu HS làm bài vào bảng con , lên bảng làm.
-GV hướng dẫn thêm cho những em yếu.
-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 4 : - Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
-Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài vào vở theo hai cách khác nhau. 
-GV theo dõi, hướng dẫn, gợi ý thêm cho HS yếu cách làm để các em hoàn thành bài tập.
- GV thu một số bài chấm – nhận xét .
-1HS đọc đề nêu yêu cầu đề .
-HS thực hiện theo yêu cầu-HS nối tiếp nhau nêu kết quả, lớp nhận xét .
-2 HS đọc đề nêu yêu cầu đề.
- HS thực hiên chơi trò chơi tiếp sức.
-HS nhận xét. 
-2 HS đọc đề .
-4HS lên bảng làm .Cả lớp làm bài vào bảng con.
-HS nhận xét nêu cách tính .
-2 HS đọc đề .
-HS phân tích đề.
-HS tóm tắt và làm bài vào vở. 1HS lên bảng làm.
-HS theo dõi sửa bài .
 4.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.Tuyên dương những em tính nhanh ,đúng .
- Về nhà ôn lại về giảm một số đi nhiều lần .
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
Tìm hiểu về cảnh đẹp đất nước
I- Mục tiêu : Giúp HS hiểu về : 
- Cảnh đẹp đất nước .
- Ích lợi của việc sưu tầm làm báo về cảnh đẹp đất nước .
- Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần và phương hướng tuần tới .
II- Các hoạt động dạy học :
1- Tìm hiểu về cảnh đẹp đất nước : 
- Cho HS dựa vào chủ điểm Bắc –Trung –Nam ở Tiếng Việt kể tên các cảnh đẹp của đất nước và nhận xét .
2- Sưu tầm tập ảnh và làm báo về cảnh đẹp đất nước .
- Cho các tổ trưng bày về các tranh ảnh của cảnh đẹp đất nước .
- Cả lớp quan sát các tranh ảnh của các tổ . Bình chọn tổ sưu tầm được nhiều tranh ảnh đẹp về đất nước .
3- Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần 
- Lớp trưởng báo cáo trước lớp những việc đã làm được và chưa làm được .
- GV chốt lại – tuyên dương những tổ thực hiện tốt 
* Phương hướng tuần tới : 
- Tiếp tục thực hiện phong trào “ vòng tay bè bạn”
- Khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại .
Chiều thứ ba, ngày 31/1/2012
LUYỆN TẬP TOÁN
LUYỆN TẬP
I - NỘI DUNG :
- Củng cố về tính giá trị biểu thức và làm các bài tập 1 -> 2/ 19 VBTT
II - HÌNH THỨC:
Cho HS mở vở bài tập ra để làm
Bài 1: Yêu cầu HS trả lời miệng sau đó làm vào vở
Bài 2: Cho HS thảo luận nhóm, nêu miệng 
III - KẾT QUẢ: 
Chiều thứ tư, ngày 1/2/2012
LUYỆN TẬP TOÁN
LUYỆN TẬP
I - NỘI DUNG :
- Củng cố về tính giá trị của biểu thức và làm các bài tập 1 -> 3/ 20,21 VBTT
II - HÌNH THỨC:
Bài 1: Yêu cầu HS xemlich sau đó làm vào vở. 
 Bài 2: Yêu cầu HS làm vào vở. 
Bài 3: Yêu cầu HS làm bảng con
III - KẾT QUẢ: 
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
TẬP ĐỌC : NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC
I - NỘI DUNG: 
- HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, hiểu nội dung bài qua trả lời các câu hỏi 
 và thuộc bài.
II - HÌNH THỨC:
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc
- Đọc cá nhân: Nối tiếp nhau, mỗi HS 1 câu
- Đọc theo nhóm: Mỗi HS 1 câu
- Thi đọc giữa các nhóm trước lớp
- Tìm hiểu ND bài:
- Trả lời câu hỏi
- Rút nội dung bài
- HS học thuộc bài
- Học theo nhóm, dãy bàn đồng thanh
- Cá nhân đọc thuộc bài
III - KẾT QUẢ: 
Chiều thứ năm, ngày 2/2/2012
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ & CÂU : NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?
I - NỘI DUNG: 
- HS ôn tập về nhân hoá. ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?
II - HÌNH THỨC:
- Bài 1: HS đọc bài thơ
GV nhận xét chốt lời giải đúng 
- Bài 2: Hs nêu miệng
GV nhận xét chốt lời giải đúng 
- Bài 3: HS nêu miệng sau đó làm vở
GV nhận xét chốt lời giải đúng 
- Bài 4: HS nêu miệng sau đó làm vở
GV nhận xét chốt lời giải đúng 
III - KẾT QUẢ : 	
- .% HS nắm và làm bài tốt.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP 
	*Sơ kết lớp: Tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần. Kiểm điểm đánh giá hoạt động tuần qua. GV hướng dẫn cho cán sự lớp tự nhận xét đánh giá các mặt rồi tổng hợp và nhận xét.
+Nề nếp:
-HS xếp hàng ra vào lớp có tiến bộ.
-Không có HS bỏ học, nghỉ học không có lí do.
-Xếp hàng thể dục giữa giờ nhanh.
+Học tập:
-HS chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Đi học đúng giờ, dụng cụ học tập đầy đủ.
-Trong giờ học mạnh dạn phát biểu xây dựng bài
+Vệ sinh:
-Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp. Biết nhặt và bỏ rác đúng nơi qui định.
	GV tuyên dương HS thực hiện tốt. Phê bình những HS chưa thực hiện tốt nội quy.
	*Phương hướng tuần tới:
-Các tổ đăng kí thi đua của tổ mình
-Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Nghỉ học phải có đơn xin phép.
-Đi học mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
-Nhắc nhở HS thực hiện tốt việc xây dựng vệ sinh và xây dựng cảnh quang sư phạm.
Chiều thứ tư, ngày 1/2/2012
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 VĂN NGHÊÏ THỂ THAO CHÀO MỪNG XUÂN
I. Mục tiêu: 
- Giúp hs hiểu về ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam
- Đăng ký các tiết mục văn nghệ để mừng xuân.
II. Các hoạt động dạy học .
1/ Tìm hiểu về ngày tết cổ truyền.
- Giáo viên nêu lịch sử của ngày Tết cổ truyền. 
- Nhắc hs vui chơi lành mạnh trong , trước, sau ngày nghỉ Tết.
- Hướng dẫn hs cách chúc Tết đầu năm.
2/ Văn nghệ mừng xuân
- Mỗi tổ 1 tiết mục văn nghệ lên biểu diễn trước lớp ca ngợi về dân tộc Việt Nam
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
- Cả lớp bình chọn tổ hát hay biểu diễn đẹp.
3/ Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
- Cho các tổ trưởng lên nhận xét về thành viên của tổ mình
- Lớp trưởng tổng hợp ý kiến của các tổ trưởng . Báo cáo trước lớp những việc đã thực hiện và chưa thực hiện được. 
* Phương hướng tuần tới : Thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện phong trào “vòng tay bè bạn”

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21.doc