Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 (Bản 2 cột)

 I. MỤC TIÊU:

+ Viết đẹp các chữ cái viết hoa S .

+ Viết đúng , đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng :

Côn Sơn suối chảy rì rầm

 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai .

II. Chuẩn bị :

+ Mẫu chữ cái viết hoa S

+ Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp .

III. Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định : Hát

2. Bài cũ :

3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại

 

doc 50 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 :
Soạn :Ngày 28 / 2 / 2005
Dạy : Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2005.
 Tập viết.
 ÔN CHỮ HOA S
 I. MỤC TIÊU:
+ Viết đẹp các chữ cái viết hoa S .
+ Viết đúng , đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng : 
Côn Sơn suối chảy rì rầm 
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai . 
II. Chuẩn bị :
+ Mẫu chữ cái viết hoa S 
+ Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp . 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD viết chữ viết hoa 
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ? 
+ YC HSviết các chữ hoa S . GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS . 
+ GV hỏi 1 em viế chữ đẹp trên bảng : Em đã viết chữ hoa S như thế nào ? 
+ GV nhận xét về quy trình HS đã nêu , sau đó YC HS cả lớp giơ bảng con . GV quan sát , nhận xét chữ viết của HS , lọc riêng những HS viết chưa đúng , chưa đẹp , YC các HS viết đúng , viết đẹp giúp đỡ các bạn này . 
+ YC HS viết các chữ S , C , T . GV đi chỉnh sửa lỗi cho HS . 
* HĐ2 : HD viết từ ứng dụng .
a. Giới thiệu từ ứng dụng 
+ Gọi 1 em đọc từ ứng dụng 
H : Sầm Sơn là địa danh ở đâu ? 
b. Quan sát và nhận xét 
H : Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? 
H : Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? 
c. Viết bảng 
+ YC HS viết từ ứng dụng Sầm Sơn . GV chỉnh lỗi cho từng HS . 
* HĐ3 : HD viết câu ứng dụng 
a. Giới thiệu câu ứng dụng 
+ Gọi HS đọc câu ứng dụng . 
+ Giải thích : Nguyễn Trãi đã ca ngợi cảnh đẹp nên thơ , yên tĩnh , thơ mộng của Côn Sơn . Đây là một di tích lịch sử ở tỉnh Hải Dương . 
b . Quan sát và nhận xét 
+ Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? 
c. Viết bảng 
+ YC HS viết từ : Côn Sơn , Ta . GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS 
* HĐ4 : HD viết vào vở Tập Viết 
+ Cho HS xem bài viết mẫu trong vở TV3 , tập hai . 
+ GV theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho từng HS . 
+ Thu chấm 5 đến 7 bài . 
+ Có các chữ hoa S , C T . 
+ 2 em lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con . 
+ 1 em trả lời , HS khác nhận xét , bổ sung 
+ HS đổi chổ ngồi , 1 em viết đẹp kèm 1 em viết chưa đúng , chưa đẹp . 
+ 2 em viết trên bảng , lớp viết bảng con
+ 1 em đọc : Sầm Sơn 
+ Sầm Sơn là khu nghĩ mát ở Thanh Hoá .
+ Chữ S cao 2 li rưỡi , các chữ còn lại cao 1 li . 
+ Bằng 1 con chữ 0 . 
+ 3 em lên bảng viết , lớp làm nháp 
+ 3 em đọc : 
 Côn Sơn suối chảy rì rầm 
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai 
+ Nghe giảng 
+ Chữ C , S , h , T , g , b cao 2 li rưỡi , chữ s , r , t cao 1 li rưỡi , chữ đ cao 2 li , các chữ còn lại cao 1 li . 
+ 2 em lên bảng viết . lớp viết bảng con 
+ HS viết : 
+ 1 dòng chữ S , cỡ nhỏ 
+ 1 dòng chữ C và T , cỡ nhỏ 
+ 2 dòng Sầm Sơn , cỡ nhỏ 
+ 4 dòng câu ứng dụng 
4. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét tiết học , chữ viết HS 
+ Dặn HS về nhà hoàn thành bài , học thuộc từ và câu ứng dụng . 
Tự nhiên xã hội
ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu :
 *Sau bài học HS biết : 
+ Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật . 
+ Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên 
+ Vẽ và tô màu một con vật em thích 
II. Chuẩn bị :
+ Các hình trong SGK 94 , 95 
+ Sưu tầm các ảnh động vật mang đến lớp 
+ Giấy khổ A4 , bút màu đủ dùng cho 1 HS 
+ Giấy khổ to , hồ dán 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng trả bài .GV nhận xét ghi điểm .(Thương, ,Hợi )
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc al5i đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu : 
+ Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật .
+ Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên . 
* Cách tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
+ GV YC HS quan sát các hình trong SGK trang 94 , 95 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được . 
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau : 
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật ? 
+ Hãy chỉ đâu là đầu , mình , chân của từng con vật . 
+ Chọn một số con vật có trong hình , nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng kích thước và cấu tạo ngoài của chúng . 
Bước 2 : Hoạt động cả lớp 
+ Đại diện các nhóm lên trình bày 
Lưu ý : Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu hỏi 
* Kết luận : Trong tự nhiên có rất nhiều loại động vật , chúng có hình dạng , độ lớn , . . . khác nhau . Cơ thể chúng đều gồm 3 phần : đầu , mình và cơ quan di chuyển . 
* HĐ2 : Làm việ cá nhân 
* Mục tiêu : Biết vẽ và tô màu một con vật mà HS ưa thích . 
* Cách tiến hành : 
Bước 1 : Vẽ và tô màu 
+ GV YC HS lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ 1 con vật mà các em ưa thích .
Lưu ý : Tô màu , ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể con vật trên hình vẽ . 
Bước 2 : Trình bày 
+ Từngc á nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to , nhóm trưởng tập hợp các bức tranhcủa các bạn trong nhóm dán vào đó và trưng bày trước lớp . 
+ GV có thể YC HS lên giới thiệu bức tranh của mình 
+ GV và HS cùng nhận xét , đánh giá tranh vẽ của cả lớp 
+ GV có thể cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn con gì ? ” 
+HS QS và trả lời
+HS QS và trả lời theo nhóm 2 .
+Các nhóm hoạt động .
+Đại diện nhóm trình bày ,nhóm bạn bổ sung .
+ 2em nhắc lại KL.
+ Từng em vẽ con vật mà em thích ,
+Từng bàn trình bày trước lớp .
+GV +HS nhận xét đánh giá bài vẽ của các bạn .
4. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét tiết học 
+ Dặn dò HS về nhà học bài cũ , chuẩn bị bài sau . 
Thủ công
ĐAN HOA CHỮ THẬP ĐƠN ( T2 )
I. Mục tiêu 
+ HS biết cách đan hoa chữ thập đơn 
+ Đan được hoa chữ thập đơn đúng quy trình kĩ thuật . 
+ HS yêu thích sản phẩm đan nan 
II. Chuẩn bị :
+ GV : Bài mẫu , tranh quy trình 
+ HS : Dụng cụ đan 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : KT dụng cụ HS 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ3 : HS thực hành đan hoa chữ thập đơn 
+ HS nhắc lại quy trình đan hoa chữ thập đơn 
+ GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình và sơ đồ đan hoa chữ thập đơn để nhắc lại các bước thực hiện đan hoa chữ thập đơn :
+ Bước 1 : Kẻ , cắt các nan đan 
+ Bước 2 : Đan hoa chữ thập đơn 
+ Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan 
Chú ý : GV HD lại một số thao tác khó , dễ bị nhầm lẫn trước khi tổ chức cho HS thực hành .
+ GV tổ chức cho HS thực hành đan hoa chữ thập đơn 
+ Trong khi HS thực hành , GV quan sát và nhắc HS đan đúng kĩ thuật .
+ Tổ chức cho HS trình bày , nhận xét , đánh giá sản phẩm . 
+ GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS . 
4. Củng cố - dặn dò 
+ Nhận xét tiết học 
+ Dặn HS về nhà tập kĩ năng thực hành , và chuẩn bị dụng cụ bài học sau . 
Toán
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. Mục tiêu 
Giúp HS : 
+ Biết cách giải toán có liên quan đến rút về đơn vị 
II. Chuẩn bị : 
+ Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 3 SGK 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
a. Bài toán 1 
+ GV đọc bài toán lần 1 , sau đó YC HS đọc lại 
H : Bài toán cho biết gì ? 
H : Bài toán hỏi gì ? 
H : Muốn tính số mật ong có trong mỗi can ta phải làm phép tính gì ? 
+ YC HS làm bài . 
+ Có 35l m65t ong chia đều vào 7 can . Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong ? 
+ Bài toán cho biết có 35l mật ong đổ đều vào 7 can . 
+ Bài toán hỏi số lít mật ong có trong mỗi can . 
+ Ta làm phép tính chia vì có tất cả 35l đuợc chia đều vào 7 can 
+ 1 em lên bảng làm , lớp làm nháp 
 Tóm tắt Bài giải 
7 can : 35l Số l mật ong có trong mỗi can là : 
1 can : . . . l ? 35 : 7 = 5 ( l ) 
 Đáp số : 5l 
+ GV nhận xét và hỏi lại HS : Để tính số lít mật ong có trong mổi can , chúng ta phải làm phép tính gì ? 
+ GV giới thiệu : Bài toán cho ta biết số lít mật ong có trong 7 can , YC chúng ta tìm số lít mật ong trong một can , để tìm được số mật ong trong một can , ch1ng ta thực hiện phép tính chia . Bước này gọi về rút về đơn vị , tức là tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau . 
b. Bài toán 2 
+ GV gọi HS đọc đề bài 2 
H : Bài toán cho biết gì ? 
H : Bài toán hỏi gì ? 
+ Muốn tính được số mật ong có trong 2 can , trước hết chúng ta phải tính được gì ?
H : Làm thế nào để tính được số mật ong có trong mỗi can ? 
H : Số l mật ong có trong mỗi can là bao nhiêu ? 
+ Biết số l mật ong có trong 1 can , làm thế nào để tính số mật ong có trong 2 can 
+ YC HS trình bày bài giải bài toán . 
+ Phép tính chia 
+ Có 35l mật ong chia đều vào 7 can . Hỏi 2 can có mấy lít mật ong 
+ 7 can chứa 25l mật ong .
+ Số lít mật ong có trong 2 can 
+ Tính được số mật ong có trong l can .
+ Lấy số mật ong có trong 7 can chia cho 7 
+ Số l mật ong có trong mỗi can là :
 35 : 7 = 5 ( l ) 
+ Lấy số l mật ong có trong 1 can nhân lên 2 lần : 
 5 x 2 = 10 ( l ) 
+ 1 em lên bảng làm , lớp làm nháp . 
 Tóm tắt Bài giải 
7 can : 35 l Số l mật ong có trong một can là : 
2 can : . . . l ? 35 : 7 = 5 ( l ) 
 Số l mật ong có trong 2 can là : 
 5 x 2 = 10 ( l ) 
 Đáp số : 10 l 
+ GV hỏi : Trong bài toán 2 , bươ`c nào được gọi là bước rút về đơn vị ? 
+ GV giới thiệu : Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được gi ... ại cây đó là cây thông và cây bạch đàn 
+ HS nêu trước lớp . VD : năm 2000 trồng được 1875 cây thông và 1745 cây bạch đàn .
+ Số cây bạch đàn năm 2002 trồng được nhiều hơn năm 2000 là : 
2165 – 1745 = 420 ( cây ) 
+ 1 em lên bảng làm , HS làm VBT 
Số cây thông và bạch đàn năm 2003 trồng được là : 
2540 + 2515 = 5055 ( cây ) 
+ HS đọc thầm 
+ 1 em đọc : 90 , 80 , 70 , 60 , 50 , 40 , 30 , 20 , 10 .
a. Dãy số trên có 9 số 
b. Số thứ tư trong dãy số là 60 . 
+ BT YC chúng ta điền số thích hợp vào bảng 
Bảng thống kê số giải mà khối lớp 3 đã đoạt được theo từng môn thi đấu . 
+ Có văn nghệ , kể chuyện , cờ vua . 
+ Có giải nhất , giải nhì , giải ba cho mỗi môn thi đấu . 
+ Cột này nêu số giải của văn nghệ , có 3 giải nhất , không có giảinhì , có 2 giải ba
+ Số giải nhất được ghi vào hàng thứ hai trong bảng 
+ Số giải nhì được ghi vào hàng thứ ba trong bảng 
+ Số giải ba được ghi vào hàng thứ tư trong bảng 
+ Ghi cho đúng cột , giải của môn thi đấu nào phải ghi đúng vào cột có tên của môn đó .
+ 1 em lên bảng làm , HS làm VBT . 
 4. Củng cố - dặn dò 
+ GV nhận xét tiết học 
+ Dặn dò HS về nhà làm BT và chuẩn bị bài sau . 
Soạn : Ngày 10 / 3 / 2005 
Dạy : Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2005 
Chính tả ( Nghe – viết )
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. Mục tiêu 
+ Nghe – viết chính xác , đẹp đoạn đầu bài Rước đèn ông sao . 
+ Làm đúng BT chính tả phân biệt r / d / gi hoặc ên / ênh . 
II. Chuẩn bị 
+ Bảng lớp kẻ sẵn bảng nội dung BT 2a hoặc 2b .
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD viết chính tả 
a. Trao đổi về nội dung bài viết 
- Đọc đoạn văn một lần 
H : Mâm cỗ Trung thu của Tâm có những gì ? 
b. HD cách trình bày 
H : Đoạn văn có mấy câu ? 
H : Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ? 
c. HD viết từ khó 
+ YC HS tìm các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả .
+ YC HS đọc và viết các từ vừa tìm đuợc .
+ Chỉnh sữa lỗi chính tả cho HS 
d. Viết chính tả 
e. Soát lỗi
g. Chấm bài 
* HĐ2 : HD làm BT chính tả 
Bài 2 
a. Gọi HS đọc YC 
+ Dán 3 tờ phiếu lên bảng , chia lớp thành 3 nhóm – HS thi tiếp sức trong nhóm .
+ Gọi 1 em đọc các từ mà nhóm mình tìm được 
+ Chốt lại các từ đúng 
b. Tiến hành tương tự phần a 
+ Theo dõi GV đọc , sau đó 1 HS đọc lại 
+ Mâm cỗ Trung thu của Tâm có bưởi , ổi , chuối và mía . 
+ Đoạn văn có 4 câu 
+ Những chữ đầu câu : Tết , Mẹ , Em và tên riêng Tâm , Trung thu .
PB : sắm , quả bưởi , xung quanh .
PN : mâm cỗ nhỏ , quả bưởi , quả ổi . 
+ 1 em đọc cho 2 em viết trên bảng lớp , HS dưới lớp viết vào vở nháp 
+ 1 em đọc YC trong SGK 
+ Tìm từ 
+ 1 em đọc các từ tìm được 
+ Viết bài vào vở 
 r
Rổ , rá , rựa , rương , rồng , rùa , rắn , rết , . . .
 d
Dao , dây , dê , dế 
 gi
Giường, giá sách , giáo mác , giáp , giày da , giấy , gián , giun , . . 
Lời giải 
4. Củng cố - dặn dò 
+ Nhận xét tiết học ,c hữ viết của HS 
+ Dặn HS ghi nhớ học bài cũ và chuẩn bị bài mới 
Tự nhiên xã hội
CÁ
I. Mục tiêu 
HS biết 
+ Chi3 và nói được tên cácf bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát 
+ Nêu ích lợi của cá 
II. Chuẩn bị 
+ Các hình SGK 
+ Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi , đánh bắt và chế biến cá 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : 
3. Bài mới :gt bài , ghi đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu : Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá 
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
+ GV YC HS quan sát hình các con cá trong SGK trang 100 , 101 và tranh ảnh các con cá được sưu tầm 
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận 
+ Chỉ và nói tên các con cá trong hình . Bạn có nhận xét giì độ lớn của chúng 
+ Bên ngoài của con cá này thường có giù bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có sương sống không ? 
+ Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuuyển bằng gì ? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
+ Đại diện các nhóm lên trình bày 
+ Sau khi các nhóm trình ab2y song . GV YC cả lớp rút ra đặc điểm chung của cá 
* Kết luận : 
Cá là động vật có xương sống , sống dưới nước , thở bằng mang . Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ , có vây 
* HĐ2 : Thảo luận cả lớp 
* Mục tiêu : Nêu được ích lợi của cá 
* Cách tiến hành : GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận 
+ Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà bạn biết 
+ Nêu ích lợi của cá 
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi , đánh bắt hay chế biến cá mà em biết .
* Kết luận : Phần lớn các loài cá được xử dụng làm thức ăn . Cá là thức ăn ngon và bổ , chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người 
4. Củng cố - dặn dò 
+ GV nhận xét tiết học 
+ Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới 
Tập làm văn
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. Mục tiêu 
+ Rèn kĩ năng nói : Kể lại một cách tự nhiên , rõ ràng một ngày hội mà em biết theo ggợi ý của SGK .
+ Rèn kĩ năng viết .
II. Chuẩn bị 
+ Tranh lễ hội trang 64 – TV3 – T2 phóng to 
+ Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của BT 1 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ :
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD HS làm BT 1 
Bài 1 
+ GV gọi 1 HS đọc YC BT 1 
+ GV YC HS đọc thành tiếng phần gợi ý của BT 
+ GV : Các em hãy suy nghĩ về những ngày hội mà các em đã được tham gia hoặc được biết qua tivi , sách báo và nêu tên ngày hội đó . Em có thể kể về một lễ hội cũng được vì hội là một phần của lễ hội 
+ GV lần l;ượt nêu các câu hỏi gợi ý tiếp theo của SGK , mỗi lần nêu cho 4 đến 5 HS nói về nội dung đó . 
H : Hội được tổ chức khi nào , ở đâu ? 
+ Mọi người đi xem hội như thế nào ? 
+ Diễn biến của ngày hội , những trò vui được tổ chức trong ngày hội ? GV gợi ý từng ý nhỏ : 
H : Mở đầu hội có hoạt động gì ? 
H : Những trò vui gì có trong ngày hội ? 
H : Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó ? 
+ YC 2 em ngồi cạnh dựa vào gợi ý nói cho nhau nghe . 
+ Gọi 5 đến 7 em nói trước lớp , nhận xe1t và chỉnh sửa lỗi cho HS 
* HĐ2 : HD BT 2 
Bài 2 
+ GV gọi HS đọc YC của bài 
+ YC HS tự viết về những trò vui mình đã kể trong ngày hội vào vở . Nhắc HS khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu , dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng . 
+ Gọi 3 đến 5 em đọc bài trứơc lớp , cả lớp cùng theo dõi 
+ Nhận xét và cho điểm HS . 
+ 1 em đọc , lớp thoe dõi SGK 
+ 2 em lần lượt đọc trứơc lớp , lớp theo dõi SGK . 
+ 5 đến 7 em nêu tên ngày hội mình sẽ kể trứơc lớp . VD : Hội Lim , hội chùa hương , hội đền SO1c , đền Gíong , chùa Thầy , hội khoẻ Phù Đổng , hội vật , hội chọi trâu , hội đua thuyền , hội rước đèn Trung thu , . . .
+ Giới thiệu về ngày hội đã chọn kể theo từng phần của gợi ý : 
+ HS cần nêu địa điểm và thời gian của lễ hội 
+ Đến ngày hội , mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim ./ Mọi người nườm nượp đổ về lễ Phật , ngắm cảnh ./ Ngáy chính hội , người xe đông như nêm ./ Mọi người ái củng háo hứng đón xem các cuộc đua tài . . . 
+ Hội bắt đầu bằng những hồi trống dóng dã của những tay trống lực luỡng . Trong hội có rất nhiều trò vui như đánh đu , vật , bắt cá , đánh cờ , hát quan họ , đua thuyền . . .
+ Em cảm thấy rất vui ./ Em thấy thích ngày hội này , năm sau em sẽ lại đến hội chơi ./ Em mong chờ sớm đến ngày hội sang năm lắnm vì hội qú vui 
+ Làm việc theo cặp 
+ 1 em đọc truớc lớp , lớp theo dõi SGK 
+ Viết bài vào vở theo YC 
+ Một số HS cầm vở đọc bài viết 
4. Củng cố - dặn dò 
+ Nhận xét tiết học 
+ Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HKII
( Đề do phòng ra )
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 26
I . MỤC TIÊU 
+ Nhận xét ưu khuyết điểm của tuần 26
+ Vạch ra phương pháp tuần 27 để thực hiện cho tốt
II . NỘI DUNG SINH HOẠT 
1) Lớp trưởng duy trì tiết sinh hoạt 
2) Các tổ tự nhận xét trong tổ mình về các mặt 
3) GV chủ nhiệm nhận xét chung về các mặt 
a) Đạo đức : Đa số các em ngoan , chăm chỉ biết nghe lời cô . Tự giác trong các mặt học tâp cũng như sinh hoạt . Bên cạnh đó vẫn còn một vài em hay nói chuyện riêng trong giờ học như : Hoàng , Thái , K’ Dói, Lý .
b) Học tập : Có nhiều tiến bộ so với tuần qua , ý thức học tập ở các môn học được đi lên , học và làmbài ở nhà tương đối đấy đủ , rèn chữ , giữ vở khá sạch sẽ . Tuy nhiên vẫn còn một số bạn chữ xấu , cẩu thả . bẩn .
c) Các mặt khác : Vệ sinh cá nhân, trường lớp tương đối sạch sẽ , tham gia các mặt khác tự giác, có ý thức khá tốt.Nghỉ và đi học đúng thời gian trước và sau tết.Duy trì sĩ số tốtsau khi nghỉ tết.
+ Biểu dương em : Hà , Huệ , Thảo , Tuấn , Hiền , Thân , Kim Xuân .
+ Phê bình Thái , Phi , Tâm , Lý , Hoàng , Xanh . Quang K Sơn .Dương ,Thu .
4 ) Phương hướng tuần 27
+ Thi đua dành hoa chuyên cần . Đảm bảo sĩ số. 
+ Tiếp tục rèn chữ , giữ vở cho sạnh sẽ ,đẹp 
+ Học và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp .
+ Đi học chuyên cần , đúng giờ ,không nghỉ học ,bỏ học .
+ Gĩư vệ sinh cá nhân và an toàn giao thông đường bộ.
+ Tham gia học phụ đạo vào sáng thứ 7 ,và đầu giờ học mỗi ngày .	
 + Chuẩn bị tốt để tham gia dự thi đố em . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_25_ban_2_cot.doc