Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam

Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

A-TẬP ĐỌC

1- Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Tiếng đàn, mỗi em đọc 1 đoạn ,trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.

- GV nhận xét , cho điểm.

2- Dạy bài mới

* Giới thiệu bài, ghi tên bài: Hội vật

* Luyện đọc

a) GV đọc toàn bài

b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ

- Đọc từng câu : GV theo dõi , sửa lỗi phát âm cho HS.

- Đọc từng đoạn : GV theo dõi , nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

 Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.

- Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Cho các nhóm đọc.

* Hướng dẫn tìm hiểu bài

*Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời: -Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ?

 

doc 52 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 25 Thứ hai ngày 27/ 02 / 2012
 Môn : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tiết: Bài : HỘI VẬT
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU A- TẬP ĐỌC 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu nội dung câu chuyện : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật(một già ,một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 B- KỂ CHUYỆN 
 HS kể lại được từng đoạn câu chuyện Hội vật dựa theo gợi ý cho trước .
 - Rèn kĩ năng nghe.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
A-TẬP ĐỌC
1- Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Tiếng đàn, mỗi em đọc 1 đoạn ,trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.
- GV nhận xét , cho điểm.
2- Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài, ghi tên bài: Hội vật 
* Luyện đọc 
a) GV đọc toàn bài
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu : GV theo dõi , sửa lỗi phát âm cho HS.
- Đọc từng đoạn : GV theo dõi , nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
 Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho các nhóm đọc.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
*Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời: -Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ?
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 ,trả lời : - 
 - Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trả lời :
- Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
*Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4, 5 , trả lời: - Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
- Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
* Luyện đọc lại
- GV đọc đoạn 2 , hướng dẫn đọc.
- Cho HS thi đọc.
 GV cho lớp nhận xét, bình chọn HS đọc hay.
B- KỂ CHUYỆN 
- GV nêu nhiệm vụ : Kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Hướng dẫn HS kể theo từng gợi ý 
-Cho HS đọc yêu cầu kể chuyện và 5 gợi ý.
- Cho từng cặp HS tập kể 1 đoạn của câu chuyện .
- Cho HS thi kể từng đoạn câu chuyện.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn HS kể chuyện hấp dẫn nhất.
3- Củng cố -dặn dò :
- Nội dung câu chuyện nói gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nha kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 1 HS đọc đoạn 1.
- 1 HS đọc đoạn 2.
- HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở .
- HS theo dõi trong SGK.
- HS nối tiếp đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- 2 HS đọc các từ từ chú giải cuối bài.
- HS trong nhóm nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Các nhóm đọc đồng thanh.
* Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời: 
- Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng muốn xem mặt ,xem tài ông Cản Ngũ ,chen lấn nhau ,quây kín sới vật, trèo lên những cây cao để xem.
* HS đọc thầm đoạn 2 ,trả lời : 
- Quắm Đen : lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết ; ông Cản Ngũ : chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
* HS đọc thầm đoạn 3, trả lời : 
- Ông Cản Ngũ bước hụt , Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông ,ôm một bên chân ông, bốc lên .Tình huống keo vật không còn chán ngắt như trước , người xem phấn chấn reo ồ lên .
* HS đọc thầm đoạn 4, 5 , trả lời : 
- Quắm Đen gò lưng vẫn không soa bê nổi chân ông Cản Ngũ, ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen ,lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên ,nhẹ như giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng.
-Nhờ mưu trí và giàu kinh nghiệm.
- HS theo dõi.
- 2 HS thi đọc đoạn 2; 1 HS đọc cả bài.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc , cả lớp theo dõi.
- HS tập kể theo nhóm đôi.
- 5 HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo gợi ý .
- Cuộc thi hấp dẫn giữa hai đô vật một già một trẻ.
 Chiều: Thứ hai ngày 27/ 02 / 2012
 MÔN : ĐẠO ĐỨC
TIẾT :25 BÀI : ÔN TẬP THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II
 I- MỤC TIÊU
	- Giúp HS nâng cao tinh thần dân tộc , bình đẳng và tôn trọng với khách nước ngoài . Thân ái ,hữu nghị với các bạn thiếu nhi trên thế giới . Tôn trọng đám tang .
	- Giáo dục HS biết trân trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc .
II- CHUẨN BỊ .
	- Vở bài tập Đạo đức 3 , tranh ảnh các bài học trước .
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1- Kiểm tra bài cũ 
- GV cho HS hát bài “ Trái đất này của chúng em” .
2 – Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài , ghi tên bài : Thực hành kĩ năng giữa học kì 1
* Hướng dẫn thực hành các bài tập .
a) Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế .
GV treo tranh ảnh , tư liệu về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt nam và Thiếu nhi quốc tế .
+ Các hoạt động của thiếu niên Việt Nam và Thiếu niên trên thế giới thể hiện điều gì ?
+ Tuy khác nhau về màu da , ngôn ngữ , điều kiện sống nhưng thiếu nhi trên thế giới vẫn xích lại gần nhau do giống nhau ở điểm nào ?
+ Các em làm gì để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế ?
b) Giao tiếp với khách nước ngoài .
- Các em phải làm gì để khách nước ngoài hiểu và quý trọng đất nước , con người Việt Nam ?
- Vì sao không được chê bai trang phục và nhạo báng ngôn ngữ của các dân tộc khác ?
c) Tôn trọng đám tang:
- Tại sao chúng ta phải tôn trọng đám tang?
- Nêu những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang ? 
3- Củng cố , dặn dò :
- Gặp khách nước ngoài hỏi thăm đường các em phải làm gì ?
- Về nhà các em ghi nhớ những điều đã học và nhắc nhở mọi người cùng nhau thực hiện .
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-HS hát cả lớp .
- HS chú ý lắng nghe .
-HS quan sát theo dõi tranh ,ảnh .
- Thể hiện tình hữu nghị .Đây là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu .
- Tất cả thiếu nhi trên thế giới đều yêu thương mọi người , yêu quê hương , thiên nhiên , hoà bình và cùng ghét chiến tranh , các em đều có quyền được sống và đối xử bình đẳng ,được giáo dục ,được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình .
- Tham gia các cuộc giao lưu , tìm hiểu học ngôn ngữ của các nước bạn , lấy chữ ký quyên góp ủng hộ thiếu nhi của các nước bị thiên tai , chiến tranh . Vẽ tranh , viết thư gửi ảnh, quà cho các bạn , . . . 
- Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết , tôn trọng họ và có thể cười, chào thân thiện ,. . . 
-Vì mỗi dân tộc đều có quyền giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc . Và bản sắc của các dân tộc đều cần được tôn trọng như nhau .
- Tôn trọng đám tang là tôn trọng những người đã khuất và những người thân của họ.
- HS thi nhau nêu theo 2 đội .
- HS trả lời ( Hoặc có thể đóng vai minh hoạ)
Thứ hai ngày 27/ 02 / 2012
 Môn : TOÁN 
Tiết : 121 Bài : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( Tiếp theo )
I- MỤC TIÊU
 - Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).
 - Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút (kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).
 - Giáo dục HS có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của các em.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 - Đồng hồ thật.
 - Mặt đồng hồ bằng bìa có kim dài, kim ngắn, có ghi số, có các vạch chia phút.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
-GV quay kim trên mặt đồng hồ, yêu cầu HS đọc đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- GV nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành
- Bài 1/125
+ Hướng dẫn HS quan sát lần lượt từng tranh , hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động được mô tả trong tranh rồi trả lời câu hỏi.
+ Khi chữa bài cho HS mô tả các hoạt động diễn ra trong một ngày của bạn An .
- Bài 2/126
+ Yêu cầu HS quan sát đồng hồ A : Đồng hồ A chỉ mấy giờ ?
+ 1 giờ 25 phút buổi chiều còn gọi là mấy giờ ?
+ Vậy nối đồng A với đồng hồ nào ?
+ Yêu cầu HS làm phần tiếp theo .
+ Cho lớp nhận xét , sửa chữa.
- Bài 3/ 126
+ Yêu cầu HS quan sát đồng hồ trong tranh 
a)chỉ lúc Hà bắt đầu đánh răng rửa mặt và lúc Hà đánh răng rửa mặt xong , từ đó xác định khoảng thời gian diễn ra công việc ấy để trả lời câu hỏi.
+ GV hướng dẫn lại : Khi Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt đồng hồ chỉ 6 giờ,kim phút chỉ vào số 6,kim giờ chỉ vào số 12 , khi Hà đánh răng và rửa mặt xong kim giờ chỉ qua số 6 một chút,kim phút chỉ đến số 2 tức là 6 giờ 10 phút. 
+ Hướng dẫn tương tự cho HS xác định tiếp tranh b, c.
* Hoạt động 3 : Củng cố –dặn dò
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Bài 1/125 Hình thức : miệng
a) 6 giờ 30 phút An tập thể dục buổi sáng.
b) 7 giờ 12 phút An đến trường.
c) 10 giờ 24 phút An đang học bài trên lớp.
d) 5 giờ 45 phút (6 giờ kém 15 phút ) chiều An ăn cơm.
e) 8giờ 7 phút tối An xem truyền hình.
g) 9 giờ 55 phút ( 10 giờ kém 5 phút) đêm An đang ngủ.
-- Bài 2/126 Hình thức :Thực hành
- Đồng hồ A chỉ 1 giờ 25 phút.
- Là 13 giờ 25 phút.
- Nối đồng hồ A với đồng hồ I.
 B –H ; C – K ; D – M ; E – N ; G – L .
- Bài 3/ 126 Hình thức : miệng
- HS quan sát , trả lời :
a) Hà đánh răng và rửa mặt trong 10 phút.
- HS theo dõi .
b) Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút.
c) Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong 30 phút.
 Thứ tư ngày 29/ 02 / 2012 
 Tiết:25 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Bài : NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT CÂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO ?
I- Mục tiêu : 
- Nhận ra hiện tượng nhân hóa, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hóa.(BT1)	
- Xác định được bộ phận câu trả lời cho ... học lúc 11 giờ.
d)  tưới cây  5 giờ 17 phút.
e) Lúc 8 giờ 25 phút tối Bình tập đàn.
g) lúc 10 giuờ kém 5 phút đêm Bình đang ngủ.
Bài 2 : 1 hs đọc đề bài
HS tự nối theo mẫu
HS lên vặn kim đồng hồ theo số đã cho sẵn.
Bài 3 : HS nêu miệng theo đồng hồ ở vở.
Chương trình “ Vườn cổ tích” Kéo dái trong 30 phút.
Bài 4 : HS thực hành vẽ kim đồng hồ
Nghe nhận xét 
 Môn : TỰ HỌC : ĐẠO ĐỨC
Tiết : 23 Bài : TÔN TRỌNG THƯ TỪ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
I- Mục tiêu : Giúp hs hiểu nội dung bài 
- Rèn hs tính tự học 
- Gáo dục hs tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II- Đồ dùng dạy học : 1 bức thư dán, vở bài tập đạo đức.
III- Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ : Gọi 2 hs trả lời câu hỏi
- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
- Vì sao cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
2/ Bài mới : 
Bước 1 : Cho hs thảo luận nhóm nhưỡng nội dung sau: 
- Điền từ : bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp vào vở bài tập
- Cho đại diện nhóm lên báo cáo.
- Cho hs nhận xét 
Bước 2 : Cho hs đóng vai 
Nhận thư giùm nhà bên cạnh khi họ vắng nhà.
- sử dụng trước đồ dùng của bạn, hỏi mượn sau.
- Xem trộm nhật kí của bạn. 
- Cho cả lớp nhận xét.
3/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà thực hành tốt bài học 
2 em trả lời
4 nhóm thảo luận 
- Làm vào vở bài tập.
- Cho hs nêu miệng báo cáo của nhóm.
Nhận xét 
- HS đóng vai
- 1 người đưa thư – 1 bạn nhỏ
- 1 người hàng xóm đi làm về sau.
- 1 bạn lấy thước của bạn dùng, hỏi mượn sau.
- 1 bạn xem trộm nhật kí của bạn 
- Nhận xét các nhóm đóng vai
 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết : Bài : NGHE KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I- Mục tiêu : Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
I- Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa truyện trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học 
1/ Bài cũ : Gọi 2 hs kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn
2/ Bài mới : * Giới thiệu bài : 
* Hướng dẫn hs nghe- kể chuyện
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài tập
- Cho hs quan sát tranh minh họa
- Nêu câu hỏi : 
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ? 
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? 
- Kể lần 2, lần 3
* Thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện
- Chia nhóm tập kể – Theo dõi, giúp đỡ
- Nhận xét cách kể của mỗi hs
- Nêu câu hỏi : Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? 
- Cho cả lớp bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất.
3/ Củng cố- Dặn dò : 
- Về nhà tiếp tục luyện kể câu chuyện ; kể cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học
2-3 em đọc bài
Nghe giới thiệu
- Đọc yêu cầu của bài tập
- Quan sát tranh minh họa
Trả lời câu hỏi
+ Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn
+  viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông mọi người sẽ mua quạt.
+ Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ củaVương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua 1 tác phẩm nghệ thuật quý giá
- Kể theo nhóm đôi ngang
+ Vương Hi Chi là 1 người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
+ Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ
- Bình chọn bạn kể hay nhất, hiểu chuyện nhất
Nghe nhận xét
 Môn: Hát nhạc
Tiết:23 Bài: Học hát: BÀI CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ.
I/ Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều, rõ lời.
- Rèn hs hát thuộc bài hát.
- Giáo dục cho các em tinh thần chăm học, chăm làm.
II/ Chuẩn bị: 
GV hát chuẩn xác bài hát “ Chi ong nâu và em bé”
- Băng nhạc, máy nghe.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Cho 2 em nối tiếp hát bài “ Chị ong nâu và em bé” 
2. Bài mới: 
- Giáo viên hát mẫu (hoặc cho hs nghe băng)
- Dạy học sinh hát từng câu cho đến hết.
- Giáo viên sửa những chỗ hs hát sai
- Tập cho hs hát theo hình thức phối hợp đơn ca và tốp ca.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Hs vừa hát, vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hs vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2.
- Cho từng tốp 5 em lên bảng hát.
- Cho hs hát đơn ca.
- Cho hs nhận xét 
3. Củng cố – Dặn dò: 
+ Cho hs nghe băng nhạc 1 lần.
+ Về nhà luyện hát theo nhịp 2/4
+ Học sinh lắng nghe.
+ Hát từng câu.
- Lớp hát kế hợp vỗ tay theo tiết tấu.
 Chị ong nâu nâu nâu
 x x x x x x
- Từng tổ hát
- Hát theo dãy bàn gõ đệm theo nhịp 2
Chị ong nâu nâu nâu nâu  
 x x
+ Tốp 5 em lên hát.
+ Đơn ca
+ Nghe nhận xét 
 Môn : CHÍNH TẢ ( Nghe – viết )
 Tiết : Bài : HỘI VẬT ( đoạn 2 )
I- Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng viết chính tả- viết đúng- đẹp- sạch sẽ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt ưt/ ưc theo nghĩa đã cho.
II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết nội dung bài tập 2b
III- Các hoạt động dạy – học 
1/ Bài cũ : Đọc cho hs viết các từ sau : Quắm Đen, Cản Ngũ, loay hoay
- Cho hs nhận xét 
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
- Đọc mẫu bài viết
- Đọc từng câu cho hs phát hiện chữ khó viết và viết vào bảng con.
- Cho hs nhận xét 
- Đọc lại bài viết 
- Đọc cho hs viết bài vào vở
- Đọc cho hs dò bài
- Chấm – chữa bài ,nhận xét 
* Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài 2b : Cho hs đọc yêu cầu của bài
Cho hs lên bảng thi tiếp sức
- Mỗi đội 10 em 
- Đội nào tìm được nhiều từ có vần ưt, ưc thì đội đó thắng.
Cho hs nhận xét
3/ Củng cố – dặn dò : 
- Nhắc hs viết mỗi lỗi sai 1 dòng
- Chuẩn bị bài Tiếng đàn
1 em viết bảng lớp 
Cả lớp viết bảng con
- Nhận xét
Nghe giới thiệu 
Lắng nghe
- Phát hiện chữ khó : Quắm Đen, Cản Ngũ, thoắt biến, thoắt hóa, chán ngắt, lớ ngỡ.
- Nhận xét
- Viết bài vào vở
- Dò lại bài
- Nộp vở cho Gv chấm
Bài tập 2b : 1 em đọc yêu cầu của bài
- Thi tiếp sức, mỗi đội 10 người
Lời giải : Trực nhật, trực ban, lực sĩ, 
Vứt rác, mứt tết,
Nhận xét
Chiều thứ ba, ngày 28/2/2012
LUYỆN TẬP TOÁN
LUYỆN TẬP
I - NỘI DUNG :
- Củng cố về tính giá trị biểu thức và làm các bài tập 1 -> 3/ 40 VBTT
II - HÌNH THỨC:
Cho HS mở vở bài tập ra để làm
Bài 1: HS làmvào vở 
Bài 2: HS thảo luận nhóm, làmvào vở 
Bài 3: Cho HS trao đổi nhóm, nêu cách xếp
III - KẾT QUẢ: 
Chiều thứ tư, ngày 29/2/2012
LUYỆN TẬP TOÁN
LUYỆN TẬP
I - NỘI DUNG :
- Củng cố về tính giá trị của biểu thức và làm các bài tập 1 -> 4/ 41 VBTT
II - HÌNH THỨC:
Bài 1: Yêu cầu HS làm vở 
 Bài 2: Yêu cầu HS làm vào vở. 
Bài 3: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm vào vở
 Bài 4: Cho HS làm bảng con
III - KẾT QUẢ: 
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
TẬP ĐỌC : NGÀY HỘI RỪNG XANH
I - NỘI DUNG: 
- HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, hiểu nội dung bài qua trả lời các câu hỏi 
 và thuộc bài.
II - HÌNH THỨC:
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc
- Đọc cá nhân: Nối tiếp nhau, mỗi HS 1 câu
- Đọc theo nhóm: Mỗi HS 1 câu
- Thi đọc giữa các nhóm trước lớp
- Tìm hiểu ND bài:
- Trả lời câu hỏi
- Rút nội dung bài
- HS học thuộc bài
- Học theo nhóm, dãy bàn đồng thanh
- Cá nhân đọc thuộc bài
III - KẾT QUẢ: 
Chiều thứ năm, ngày 23/2/2012
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ & CÂU : NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT CÂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
I - NỘI DUNG: 
- HS ôn tập về nhân hoá. Ôn tập cách đặt câu và trả lời câu hỏi
II - HÌNH THỨC:
- Bài 1: HS Hoạt động nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày
GV nhận xét chốt lời giải đúng 
- Bài 2: HS nêu miệng sau đó làm vở
GV nhận xét chốt lời giải đúng
- Bài 3: HS nêu miệng 
GV nhận xét chốt lời giải đúng 
III - KẾT QUẢ : 	
- .% HS nắm và làm bài tốt.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP 
	*Sơ kết lớp: Tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần. Kiểm điểm đánh giá hoạt động tuần qua. GV hướng dẫn cho cán sự lớp tự nhận xét đánh giá các mặt rồi tổng hợp và nhận xét.
+Nề nếp:
-HS xếp hàng ra vào lớp có tiến bộ.
-Không có HS bỏ học, nghỉ học không có lí do.
-Xếp hàng thể dục giữa giờ nhanh.
+Học tập:
-HS chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Đi học đúng giờ, dụng cụ học tập đầy đủ.
-Trong giờ học mạnh dạn phát biểu xây dựng bài
+Vệ sinh:
-Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp. Biết nhặt và bỏ rác đúng nơi qui định.
	GV tuyên dương HS thực hiện tốt. Phê bình những HS chưa thực hiện tốt nội quy.
	*Phương hướng tuần tới:
-Các tổ đăng kí thi đua của tổ mình
-Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Nghỉ học phải có đơn xin phép.
-Đi học mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
-Nhắc nhở HS thực hiện tốt việc xây dựng vệ sinh và xây dựng cảnh quang sư phạm.
Chiều thứ tư, ngày 29/2/2012
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP	 
 TỔ CHỨC TRƯNG BÀY SẢN PHẨM(THIỆP, QUÀ) TẶNG MẸ VÀ CÔ
I- Mục tiêu : Giúp HS 
- Biết việc tổ chức trưng bày sản phẩm là việc làm tốt để tặng mẹ và cô.
- Cần cố gắng học chăm, học giỏi để mọi người yêu mến.
II- Các hoạt động dạy học
1) Tổ chức trưng bày sản phẩm: 
- Gv nêu : + Mỗi em một sản phẩm
 	+ Có thể là sư tầm, có thể tự làm để trưng bày
- Nhận xét- bình chọn sản phẩm đẹp, có ý nghĩa
2) Cố gắng học chăm, học giỏi : 
-GV động viên hs cần cố gắng trong mọi hoàn cảnh để được mọi người yêu mến nhất là trong học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25.doc