Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Thúy Linh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Thúy Linh

1.Bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi bài : Đôi giày ba ta màu xanh

-Nhận xét ghi điểm.

2.Bài mới: Giới thiệu bài:

HĐ1: Luyện đọc.

- Gọi 1 em đọc.

 -Chia đoạn

Đ1:Từ đầu đến kiếm sống.

Đ2:tiếp đến bị coi thường.

Đ3. còn lại.

-Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn.

-Kết hợp sửa lỗi đọc và tìm hiểu từ ngữ.

-Cho HS giải nghĩa thêm những từ :lò rèn, đầy tớ.

-Cho HS đọc theo cặp.

-GV cho 1 HS đọc toàn bài.

- Hướng dẫn đọc: Giọng trao đổi, trò chuyện, nhẹ nhàng lời Cương: lễ phép, khẩn khoản, thiết tha xin mẹ đồng ý cho em học nghề rèn, giúp em thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương: ngạc nhiên khi thấy con xin đi học nghề thấp kém; cảm động, dịu dàng khi hiểu lòng con. Ba dòng cuối bài: đọc chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên.

-Đọc diễn cảm toàn bài.

HĐ2: Tìm hiểu bài.

-Cho HS đọc thầm trả lời câu hỏi

1. Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?

2.Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào?

 

doc 42 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Thúy Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Thứ
 Ngày
Môn
Đề bài giảng
Thứ hai
26/9
Đạo đức
Tiết kiệm thời giờ (tiết 1)
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
Chính tả
Thợ rèn
Toán
Hai đường thẳng vuông góc
Thể dục
Bài 17
Thứ ba
27/9
Toán
Hai đường thẳng song song
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: ước mơ
Âm nhạc
Ôn bài hát trên ngựa ta phi ...
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Khoa học 
Phòng tránh tai nạn đuối nước
Thứ tư
28/9
Tập đọc
Điều ước của vua Mi – Đát
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện.
Toán 
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
Lịch Sử
Ôn tập
Kĩ thuật
Thứ năm
29/9
Toán 
Vẽ hai đường thẳng song song
Luyện từ và câu
Động từ
Khoa học 
Ôn tập: Con người và sức khoẻ.
Kĩ Thuật
Thể dục 
Bài 18
Thứ sáu
30/9
Toán
Thực hành vẽ hình chữ nhật.
Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Mĩ Thuật
Vẽ trang trí: Vẽ đơn giản hoa lá
Địalí 
Thành phố Đà Lạt
HĐNG
TUẦN 9 Ngày soạn: Ngày 9 tháng 10 năm 2010 
Ngày dạy: Thứ hai ngày11 tháng 10 năm 2010 
 MÔN: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 Tiết 15 BÀI : CHÀO CỜ + SINH HOẠT VUI CHƠI
 MÔN: TẬP ĐỌC 
Tiết 17	 BÀI : THƯA CHUYỆN VỚI MẸ 
I.Mục tiêu :- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.( trả lời các câu hỏi SGK) -Biết tôn trọng những nghề nghiệp chính đáng , không coi trong nghề này coi thường nghề khác.
II.Đồ dùng dạy- học.-Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III.Các hoạt động dạy – học .
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi bài : Đôi giày ba ta màu xanh
-Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Luyện đọc.
- Gọi 1 em đọc.
 -Chia đoạn
Đ1:Từ đầu đến kiếm sống.
Đ2:tiếp đếnbị coi thường.
Đ3. còn lại.
-Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-Kết hợp sửa lỗi đọc và tìm hiểu từ ngữ.
-Cho HS giải nghĩa thêm những từ :lò rèn, đầy tớ.
-Cho HS đọc theo cặp.
-GV cho 1 HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn đọc: Giọng trao đổi, trò chuyện, nhẹ nhàng lời Cương: lễ phép, khẩn khoản, thiết tha xin mẹ đồng ý cho em học nghề rèn, giúp em thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương: ngạc nhiên khi thấy con xin đi học nghề thấp kém; cảm động, dịu dàng khi hiểu lòng con. Ba dòng cuối bài: đọc chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên.
-Đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
-Cho HS đọc thầm trả lời câu hỏi
1. Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
2.Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào?
3.Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
4.Em hãy nhận xét cách trò chuyện của 2 mẹ con:
a)Cách xưng hô.
b)Cử chỉ trong lúc trò chuyện.
5. Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
-Tóm tắt, ghi (Như phần mục tiêu )
HĐ3: Đọc diễn cảm .
-Treo bảng hướng dẫn cụ thể đoạn 1
-Đọc minh họa.
-Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
-GV nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố: Goiï HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
-Giáo dục (Tôn trọng những nghề chính đáng )
-Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò: Về nhà luyện đọc lại bài.
-2 HS lên bảng đọc bài.
- HS chú ý lắng nghe.
-1 HS giỏi đọc, lớp theo dõi.
-HS đánh dấu đoạn.
-Mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiếp ( 2-3 lượt )
-Cả lớp đọc chú giải.
-Giải nghĩa thêm từ: 
*Lò rèn (nơi sản xuất thủ công các loại dung cụ lao động bằng sắt thép )
*Đầy tớ: Người hầu, người giúp việc cho chủ.
- Luyện đọc cặp.
- Cả lớp đọc thầm.
Cả lớp chú ý lắng nghe.
- Nghe đọc mẫu.
+Đọc thầm và trao đổi câu hỏi tìm hiểu bài.
1. Để phụ giúp mẹ kiếm sống.
2.Mẹ Cương cho là ai xui . Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, sợ rằng bố không chịu.
3.Nắm tay mẹ nói với mẹ những lời thiết tha nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những nghề trộm cắp mới đáng coi thường.
4.HS nhận xét.
-Về cách xưng hô: xưng hô đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình.
b)Cử chỉ lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm.
5.Suy nghĩ và phát biểu, lớp bổ sung.
- Nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- Nghe đọc mẫu.
- Từng cặp thi đọc phân vai đoạn 1 
-Lớp nhận xét, chọn cặp đọc hay.
-1 em nhắc lại ý nghĩa .
 MÔN:TOÁN 
Tiết 41 BÀI: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.Mục tiêu: - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
-Kẻ được hai đường thẳng vuông góc. Và biết cách kiểm tra xem hai đường thẳng có vuông góc hay không bằng êke.* HS khá giỏi: Bài 3 b,c. Bài 4
-Có hứng thú học tập.
II.Chuẩn bị: GV-HS:Ê-ke, thước kẻ.
III.Hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Yêu cầu HS viết tên góc nhọn, góc tù, góc vuông có trong hình sau : 
 A B
 D C
-Nhận xét bài.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Tìm hiểu bài.
-Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD.
-Kéo dài hai cạch BC và DC và giới thiệu hai cạch BC và DC là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- HD vẽ hai đường thẳng vuông góc:
-Đánh dấu 2 điểm 0 và N .
-Dùng ê-ke vẽ đường thẳng 0N và kéo dài. 
-Đặt ê ke sao cho một cạch góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng 0N tại 0 ø vẽ cạnh 0M theo cạch góc vuông còn lại của ê ke và kéo dài qua 0 .
-Hai đường thẳng 0M và 0N tạo thành mấy góc vuông ? có chung đỉnh nào ?
-Yêu cầu dùng ê-ke kiểm tra 4 góc vuông vừa vẽ.
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1/50. Gọi HS nêu yêu cầu.
-Cho HS tự kiểm tra và nhận xét.
-Nhận xét, kết luận.
Bài 2/50. Mời 1 em nêu yêu cầu.
-Yêu cầu dùng ê ke kiểm tra cặp cạnh còn lại và ghi tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật ABCD.
-Nhận xét bài.
Bài 3/50. Mời 1 em nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài theo cặp.
-Gọi HS trình bày.
-Nhận xét, kết luận.
a, B b, P Q
A	C
 M N
E D R
Bài 4/50. Mời 1 em nêu yêu cầu.
-Cho HS làm miệng từng yêu cầu.
 A B
 D C
-Nhận xét kết luận.
3.Củng cố: Làm thế nào để biết hai đường thẳng vuông góc với nhau ?
-Nhận xét giờ học.
4.Dặn dò: Về nhà tập vẽ và kiểm tra lại các hình trong bài tập.
-Cả lớp viết bảng con các góc có trong hình ABCD.
-Quan sát và nhắc lại .
A B
D C
-Vẽ theo hướng dẫn từng bước ( HS vẽ nháp )
 M
N
-Tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh 0
-Dùng ê-ke kiểm tra 4 góc và nhận xét.
-3-4 em lên bảng kiểm tra .
* HS khá giỏi: Bài 3 b,c. Bài 4
Bài 1. Một em nêu yêu cầu.
-Hai HS cạch nhau cùng kiểm tra.
-Nêu nhận xét.
Bài 2. Một em đọc bài.
-Kiểm tra và làm bài cá nhân, 1 em lên bảng.
* Các cặp cạnh vuông góc là: 
AB vàøBC ; BC và CD ; AD vàDC ; AB và AD.
Bài 3. Một em nêu yêu cầu.
-Làm bài theo cặp, 2 cặp ghi kết quả vào bảng nhóm.
-Trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
Các cặp cạch vuông góc trong mỗi hình là:
-Hình a: AE và ED; ED và CD
-Hình b: MN và NP; NP và PQ.
Bài 4. Một em nêu yêu cầu.
-Làm miệng.
-Lớp nhận xét.
a, Từng cặp cạnh vuông góc với nhau là: AB và AD; AD và DC
b, Từng cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là :
AB và BC; BC và CD; AD và DC
- 1 em trả lời, lớp nhận xét.
 MÔN: CHÍNH TẢ 
Tiết 9 	 BÀI : (Nghe - viết )THỢ RÈN
I.Mục tiêu . 
-Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ .
-Làm đúng bài tập chính ta phương ngữ 2a,b hoặc bài tập do GV soạn: phân biệt các tiếng có phụ âm đầu, vần dễ sai 
 l/n, uôn/ uông.
-Có ý thức trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
II.Đồ dùng dạy học. Bảng phụ chép sẵn bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy – học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Đọc cho HS viết bảng con:
Yên lặng, ngạc nhiên, nghiêng ngả.
-Nhận xét .
2.Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1:Hướng dẫn nghe- viết chính tả.
-Gọi HS đọc bài thơ Thợ rèn
-Cho HS đọc thầm lại bài thơ, nhắc các em chú ý các từ hay viết sai.
-Nội dung bài thơ nói gì ?
-Cho HS viết 1 số từ ngữ dễ viết sai: thợ rèn , quệt, quai, bóng nhẫy, nghịch, nụ cười.
-Nhắc nhở trước khi viết bài .
-Đọc cho HS viết chính tả.
-Đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.
-Chấm bài tổ 2.
-Nhận xét , sửa lỗi chính tả.
HĐ2:Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a. Cho HS đọc yêu cầu.
-Cho HS làm bài.
-Hướng dẫn nhận xét, sửa lỗi. 
Bài 2b. Gọi 1 em nêu yêu cầu.
Cho HS làm miệng.
-Nhận xét bài.
3.Củng cố: -Tìm từ hoặc tiếng có âm đầu
 l hoặc n ?
-Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò: Chuẩn bị bài : tuần 10
-Cả lớp viết bảng con.
-Nhận xét , sửa lỗi.
- Lớp lắng nghe.
-1 em đọc, lớp theo dõi SGK
-Cả lớp đọc thầm
-Nội dung nói lên sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.
-1 em lên bảng, lớp viết bảng con.
-Nhận xét, sửa lỗi.
-Nghe- viết chính tả.
-Soát lại bài.
-HS còn lại giở sách soát lại bài và tự sửa lỗi.
+Làm bài tập.
Bài 2a. 1em đọc, lớp đọc thầm. (Điền n hay l vào chỗ trống )
-Làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ. 
-Treo bảng, trình bày bài.
-Lớp nhận xét
Thứ tự cần điền:năm gian nhà, thấp le te, lập loè, lưng giậu, làn ao, lóng lánh, bóng trăng loe 
Bài 2b. 1 em nêu yêu cầu. (Điền uôn hay uông )
-Làm miệng: Uống nước, nhớ nguồn
Rau muống, lặn xuống, uốn câu, chuông kêu 
-Tìm từ và ghi vào bảng con.
-Nhận xét.
bía
 Ngày soạn: Ngày 10 tháng 10 năm 2010 
Ngày dạy: Thứ ba ngày ... hức ăn đã sưu tầm được để trình bày một bữa ăn ngon và bổ?
*Cho các nhóm trình bày.
*Nhận xét, khen ngợi các nhóm chuẩn bị và thảo luận tốt.
+Hoạt động 2.
-Gọi HS đọc 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí trang 40.
-Trong các lời khuyên đó. Em thấy mình đã đạt được điểm nào ?
-Nhận xét, kết luận.
+Hoạt động 3.Làm việc cá nhân.
-Yêu cầu mở sách trang 40 và viết lại 10 lời khuyên vào giấy rồi trang trí bằng các loại thức ăn, rau, quả cho đẹp.
-Cho HS thực hành cá nhân.
-Tổ chức trình bày bài vẽ.
-Nhận xét, khen ngợi HS làm bái tốt.
3.Củng cố: Gọi 1 em đọc lại 10 lời khuyên dinh dưõng.
-Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò:
Về nhà nói với bố mẹ những điều vừa học, giải thích cho bố mẹ biết.
-Treo bảng 10 lời khuyên ở nhà để cả nhà cùng tham khảo và thực hiện.
-2 em trả lời.
-Lớp nhận xét.
-Các nhóm nhận nhiệm vụ và làm việc vào bảng nhóm.
-Các nhóm dán kết quả và trình bày, giải thích cách chọn và sắp xếp của mình.
-Lớp nhận xét.
-Làm việc cả lớp.
-Một HS đọc, lớp theo dõi.
-HS liên hệ bản thân và phát biểu.
-HS viết và trang trí 10 lời khuyên dinh dưỡng.
Làm bài cá nhân.
-Một số em trình bày bài vẽ của mình.
-Lớp nhận xét, chọn bài trang trí đẹp, có ý nghĩa.
-1 nhắc lại 
Tuần 9 Ngày soạn tháng 10 năm 2009
Ngày dạy thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009 
ĐẠO ĐỨC (tiết 9 )
Tiết kiệm thời giờ
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được ích lợi của tiết kiệm thời giờ.( Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ)
 Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.( Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí)
-Biết quý trong và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. 
II.Đồ dùng dạy – học. Tranh minh hoạ truyện: Một phút.
-HS: thẻ màu.
III.Các hoạt động dạy – học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Vì sao cần tiết kiệm tiền của ?
-Nêu các việc làm thể hiện tiết kiệm tiền của?
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
+Hoạt đông 1. Kể chuyện: Một phút.
-GV kể 2 lần.
-Gọi HS kể lại .
-Trao đổi câu hỏi.
*Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
*Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết ?
*Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì ?
+Kết luận:Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta cần tiết kiệm thời gian.
+Hoạt động 2.Thảo luận nhóm bài tập 2
-Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
-Mời các nhóm trình bày.
-Nhận xét, kết luận.
+Hoạt đông 3. Bày tỏ thái độ (BT3)
-Nêu từng ý kiến trong bài cho HS bày tỏ thái độ.
-Nhận xét, kết luận: Ý kiến d là đúng vì sử dụng thời giờ hợp lý ta có thể làm được nhiều việc có hiệu quả.
3.Củng cố: Mời HS đọc ghi nhớ.
-Liên hệ: Ở nhà em nào đã biết tiết kiệm thời giờ ? tiết kiệm bằng cách nào?
4.Dặn dò: Lập thời gian biểu hàng ngày cho bản thân và thực hiện tốt thời gian biểu đó.
-Sưu tầm truỵên, gương tiết kiệm hoặc không biết tiết kiệm thời giờ.
-2 em trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
+Nghe kể chuyện,
+1 em kể lại, lớp theo dõi.
+Phát biểu ý kiến.
*Mi-chi-a cho rằng một phút chẳng có là bao nhiêu.
*Mi-chi-a về sau Vích-to có một phút mà thôi.
*Cô hiểu rằng : trong cuộc sống, con người chỉ cần một phút cũng có thể làm nên nhiều chuyện quan trọng.
+Thảo luận nhóm.
-Các nhóm trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
a, Đến phòng thi muộn ảnh hưởng đến kết quả của bản thân và cả mọi người trong phòng thi.
b, Hành khách đến muộn sẽ bị nhỡ tàu, xe, ảnh hưởng đến kế hoạch, việc làm
c, Người bệnh đưa đến cấp cứu muộn sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Bài tập 3.
-Nghe và bày tỏ thái độ bằng thẻ màu và giải thích lí do.
-Lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
-1 em đọc.
-Tự liên hệ và phát biểu.
-Nghe dặn dò.
Ngày soạn tháng 13 năm 2009
Ngày dạy thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2009
LỊCH SỬ (tiết 9 )
	Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loại 12 sứ quân:
+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực gây ra chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, đất nước bị chia cắt.
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
- Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.
 -Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
II.Chuẩn bị: Tranh ảnh hình 1 và 2 SGK
 Phiếu học tập.
III.Hoạt đông dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Nêu tên hai giai đoạn lịch sử đầu tiên của nước ta? Mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào ?
-Nhận xét bài.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
+Hoạt động 1.Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất.
-Cho HS đọc thông tin SGK và trả lời .
*Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
+Hoạt động 2.Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân . 
-Cho HS thảo luận nhóm 2.
*Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
*Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước ?
*Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh làm gì ? 
-Nhận xét phần trình bày của HS
-Cho HS xem tranh về Đinh Bộ Lĩnh và cảnh Hoa Lư. 
+Hoạt động 3. Cho HS thảo luận nhóm :
So sánh tình hình đất nước ta trước và sau khi thống nhất theo phiếu. 
-1 em trả lời.
-Lớp nhận xét.
-Đọc và trả lời.
*Triều đình lục đục, đất nước bị chia cắt thành 12 vùng, đánh chiếm lẫn nhau, làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù đang lâm le ngoài bờ cõi.
+Thảo luận nhóm 2 theo câu hỏi.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung ý
*Đinh Bộ Lĩnh xây dựng lực lượng ở vùng Hoa Lư, liên kết với một số quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác. Năm 968, ông thống nhất được giang sơn.
*Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Hiệu là Đinh Tiên Hoàng ), đóng đô ở Hoa Lư. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
-Quan sát tranh ảnh.
+Thảo luận nhóm theo yêu cầu.
Các mặt. 
Trước khi thốâng nhất 
Sau khi thống nhất
Đất nước 
Triều đình 
Đời sống nhân dân
-Bị chia cắt thành 12 vùng
-Lục đục 
-Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, dân nghèo khổ
-Đâùt nước quy về một mối
-Được tổ chức quy củ.
-Đồng ruộâng xanh tươi, người ngược xuôi buôn bán
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-Hướng dẫn HS nhận xét kết quả.
+Cho HS đọc bài học SGK.
3.Củng cố: Đinh Bộ Lĩnh có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước ?
-Nhận xét giờ học.
4.Dặn dò: Về học bài, xem trước bài tiếp theo.
-Đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung ý.
2 em đọc, lớp theo dõi.
Nhắc lại nội dung.
Ngày soạn tháng 11 năm 2009
Ngày dạy thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009 
KHOA HỌC (tiết 17)
Phòng tránh tai nạn đuối nước
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. 
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
- Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước.
II.Đồ dùng dạy – học.
- Các hình trong SGK.
- Phiếu học tập.
III.Các hoạt độâng dạy – học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Nêu câu hỏi bài cũ:
-Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
-Nêu chế độ ăn cho người bị tiêu chảy.
-Nhận xét - ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
-Giải thích từ ngữ “đuối nước” :Một số người ngạt thở do nước vẫn có khả năng cứu sống, vì vậy các chuyên gia y tế dùng thuật ngữ đuối nước.
+Hoạt động 1. Cho HS thảo luận yêu cầu: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước trong cuộc sống hàng ngày ?
-Mời các nhóm trình bày.
-Nhận xét kết quả của các nhóm.
+Hoạt động 2. Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
-Bạn nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
-Khi đi bơi, ta cần thực hiện những yêu 
cầu gì ?
-Nhận xét, thống nhất ý trả lời của HS.
+Hoạt động 3. Nêu tình huống cho HS thảo luận:
*Tình huống1.Trên đường đi học về Hùng rủ Nam xuống suối tắm. Nếu em là Nam, em sẽ làm gì ?
*Tình huống 2.Hồng nhìn thấy em mình đang cúi đầu vào bể nước để lấy đồ chơi mà em đánh rơi vào. Nếu em là Hồng, em sẽ làm gì ?
+Nhận xét, thống nhất cách xử lý tình huống.
3.Củng cố: Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
-Nhận xét giờ học.
4.Dặn dò: Học bài và vận dụng tốt nội dung bài vào thực tế.
-2 em lên bảng trả lời câu hỏi:
-Lớp nhận xét, bổ sung.
+Thảo luận nhóm 4.
-Các nhóm thảo luận theo yêu cầu.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
*Không chơi đùa gần ao hồ, sông suối, giếng nước phải có nắp đậy
*Không tắm ở ao, hồ, sông, suối
*Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ
+Thảo luận cả lớp.
-Phát biểu ý kiến cá nhân, lớp bổ sung.
*Chỉ tập bơi ở hồ bơi hoặc ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
*Chấp hành đúng các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
*Tuyệt đối không đi bơi một mình, bơi ở sông, suối, ao, hồ.
+Thảo luận nhóm về cách xử lý hai tình huống.
+Các nhóm lần lượt trình bày.
+Lớp nhận xét.
+2 em đọc, lớp theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 09.doc