Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam

Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam

I/ Mục tiêu: A: Tập đọc

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 B- KỂ CHUYỆN

 HS kể lại được từng đoạn câu chuyện.

- Rèn kĩ năng nghe.

* KNS: Thể hiện sự cảm thông. Đảm nhận trách nhiệm. Xác định giá trị

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa truyện trong SGK

 

doc 47 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN : 26 Thứ hai ngày 05/ 03 / 2012
 Môn : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tiết: Bài : SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I/ Mục tiêu: A: Tập đọc 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó..(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 B- KỂ CHUYỆN 
 HS kể lại được từng đoạn câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe. 
* KNS: Thể hiện sự cảm thông. Đảm nhận trách nhiệm. Xác định giá trị 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa truyện trong SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi 3 hs đọc bài “Ngày hội rừng xanh” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- Ở các miền quê nước ta thường có các đền thờ các vị thần hoặc đền thờ những người có công với dân với nước. Hằng năm, nhân dân ta thường mở hội làm lễ ở những đền thờ ghi công đó 
* Luyện đọc:- Đọc mẫu toàn bài: Giọng nhẹ nhàng:Đoạn 1 Nhịp đọc chậm, giọng trầm phù hợp với cảm xúc hướng về quá khứ xa xưa và gia cảnh nghèo khó của Chử Đồng Tử khi thấy thuyền vủa công chúa tiến lại, sự bàng hoàng của công chúa khi bất ngờ phát hiện ra. Chử Đồng Tử trong khóm lau thưa
Đoạn 3 và đoạn 4: Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện tình cảm thành kính.
* Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Cho hs luyện đọc từng câu
- Cho hs đọc từng đoạn trước lớp
- Cho hs đọc từng đoạn trong nhóm
- Cho hs nhận xét
- Cho hs đọc đồng thanh toàn bài
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:
- Đoạn 1: Cho 1 hs đọc to, lớp đọc thầm
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?
- Đoạn 2: Đọc thầm và trả lời cầu hỏi
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
- Đoạn 3: Cho hs đọc thầm
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
- Đoạn 4: Đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
* Luyện đọc lại.
- Đọc diễn cảm đoạn 1, 2
- Hướng dẫn hs đọc một số câu
- Gọi 2 hs thi đọc đoạn văn.
- Cho 1 hs đọc lại cả chuyện
3 em đọc bài
Nghe giới thiệu
Nghe GV đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc
- Nối tiếp đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
Giải nghĩa từ : sự tích,Chử Đồng Tử
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Nhận xét cách đọc của từng nhóm
- Đọc đồng thanh toàn bài.
1 hs đọc to đoạn 1,lớp đọc thầm.
+ Mẹ mất sứm.Hai cha con chỉ có 1 chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha, đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
Đọc thầm đoạn 2
+ Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn đang cập bến, hoảng hốt,bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đối bàng hoàng.
+ Công chúa cảm động khi thấy tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
+ Hai người đi khắp nơi truyền cho dâncách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau đó đã hóa lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
+ Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm suốt mấy tháng.tưởng nhớ công lao ông.
2 em nhắc nội dung bài.
Nghe GV đọc diễn cảm đoạn 1, 2.
2 em thi đọc 2 đoạn 
- 1 em đọc lại toàn chuyện 
 KỂ CHUYỆN
- Cho 4 hs đọc lại 4 đoạn
- Cho cả lớp nhận xét 
- Nêu nhiệm vụ kể chuyện : Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn truyện và các tình tiết, cho hs đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện sau đó kể lại được từng đoạn.
* Hướng dẫn hs làm bài tập
Cho hs dựa vào 4 tranh, đặt tên cho từng đoạn
Cho hs nhận xét,GV chốt lại những tranh đúng
- Cho hs kể theo nhóm
- Cho đại diện nhóm lên kể chuyện .
- Cho 1 hs kể lại toàn chuyện
* Kể lại từng đoạn câu chuyện .
- Cho mỗi em kể 1 tranh.
Cho cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất
4/ Củng cố- dặn dò : 
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
- 4 em đọc 4 đoạn
- Nhận xét
- Đặt tên cho từng đoạn
Tranh 1 : Cảnh nhà nghèo khó
Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kí lạ / Duyên trời
Tranh 3 : Truyền nghề cho dân
Tranh 4 : Tưởng nhớ / Uống nước nhớ nguồn.
- Kể theo nhóm, Đại diện nhóm lên kể.
- 1 em kể toàn chuyện 
- Bình chọn bạn kể hay nhất
Nghe nhận xét
	Chiều : Thứ hai ngày 05/ 03 / 2012
 Môn : ĐẠO ĐỨC
Tiết : 26 Bài : TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN 
 CỦA NGƯỜI KHÁC ( Tiết 1 )
I - Mục tiêu : 
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản cảu người khác.
- HS khá, giỏi : Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng cảu bạn bè và mọi người.
- HS khá, giỏi : Nhắc mọi người cùng thực hiện.
II- Tài liệu và phương tiện 
- Vở bài tập đạo đức3.
- Trang phục bác đưa thư, lá thư và trò chơi đóng vai, phiếu học tập, cặp sách,quyển truyện tranh, lá thư để đóng vai.
III- Các hoạt động dạy học 
1/ Bài cũ : 
- Em cần làm gì khi gặp đám tang?
- Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ?
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống qua đóng vai.
- Nêu yêu cầu cho các nhóm hs thảo luận xử lí tình huống sau : 
+ Nam và Minh đang làm bài thì bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho bác Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh.
- Đây là thư của chú Hà con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi. Nếu là Minh, em sẽ làm gì khi đó ? vì sao ? 
Kết luận : Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trong thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
Chia nhóm phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung sau : 
a) Điền từ : bí mật, pháp luật, của riêng sai trái vào chỗ trống 
 Thư từ, tài sản của người khác là  mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm  vi phạm  
Mọi người cần tôn trọng  riêng của trẻ em .
b) Xếp những cụm từ chỉ hành vi, việc làm sau đây vào 2 cột “ nên làm” hoặc “ không nên làm” liên quan đến thư từ, tài sản của người khác.
- Tự ý sử dụng khi chưa được phép.
- Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn .
- Hỏi mượn khi cần.
- Xem trộm nhật kí của người khác.
- Nhận giùm thư khi người khác vắng nhà
- Sử dụng trước, hỏi mượn sau.
- Tự ý bóc thư của người khác.
Kết luận : Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là sai trái, vi phạm pháp luật.
Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em. Vì đó là quyền của trẻ em được hưởng.
- Tôn trọng tài sán của người khác là hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép, giữ gìn bảo quản khi sử dụng.
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế:
Cho hs trao đổi theo câu hỏi.
- Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai ? 
- Việc đó xẩy ra như thế nào ?
3/ Củng cố- dặn dò :
-Nhận xét tiết học 
- khen những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị hs noi theo.
- Thực hiện tôn trong thư từ, tài sản của người khác.
- Sưu tầm những tấm gương, mẫu chuyện 
2 em trả lời
Nghe giới thiệu
8 nhóm thảo luận tìm cách giải quyết rồi đóng vai.
- Một số nhóm đóng vai
- Thảo luận 
- Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất ?
- Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc.
4 nhóm
- Các nhóm thảo luận, làm bài
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Không nên
- Nên
-Nên 
- Không nên
- Nên 
- Không nên
- Không nên
* Lắng nghe, 2-3 em nhắc lại
HS trao đổi với nhau theo cặp bàn.
Một số em lên trình bày trước lớp
Nghe nhận xét 
Thứ ba ngày 06/ 03 / 2012 
 Môn : TOÁN
Tiết : 127 Bài : LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
I- Mục tiêu : 
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
- Biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.(ở mức độ đơn giản)
II- Đồ dùng dạy học : 
- Một bức tranh vẽ hình minh họa bài học trong SGK hoặc sử dụng bức tranh trong SGK.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ : Gọi 2 hs lên bảng làm bài 4 trong vở bài tập.
Nhận xét bài cũ 
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
* Làm quen với dãy số liệu.
- Treo bức tranh lên bảng cho hs quan sát và hỏi:Bức tranh này nói về điều gì ?
- Gọi hs đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn, 1 hs khác ghi lại các số đo.
- GV giới thiệu : Các số đo chiếu cao trên là dãy số liệu.
+ Cho hs làm quen với thứ tự và số số hạng của dãy.
Hỏi:Số 122 cm là số thứ mấy trong dãy?
Tương tự các số còn lại.
Hỏi : Dãy số liệu trên có mấy số ?
- Gọi 1 hs lên bảng ghi tên của 4 bạn theo thứ tự chiều cao trên để được danh sách : Anh ; Phong ;Ngân ; Minh- Gọi 1 hs đọc số liệu trên của từng bạn.
* Thực hành : 
Bài 1 : Cho hs trả lời miệng
Nhận xét – Đánh giá
Bài 3 : Gọi 1 hs lên bảng làm phần a), 1 hs làm phần b), cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét – cho điểm, sửa sai.
Bài 4 : Cho hs làm miệng sau đó làm vào vở.
Nhận xét, đánh giá ...  thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung.
 Sống ở sông, suối, ao, hồ, biển.
- Tôm , cua là những thức ăn chứa nhiều đạm.
- Giới thiệu một số hoạt động về nuôi và chế biến tôm, cua mà các em đã sưu tầm được.
 Môn : CHÍNH TẢ ( NGHE- VIẾT )
Tiết :24 Bài : SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ ( đoạn 1 )
I- Mục tiêu : 
1. Nghe viết đúng 1 đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
2. Làm đúng bài tập 2b
II- Đồ dùng dạy học : 1 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b.
III- Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ: Giáo viên đọc cho 2 hs viết bảng, lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ sau: Chử Đồng Tử, đánh giặc, sông Hồng.
- Cho học sinh nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài.
* Hướng dẫn hs nghe viết
- Hướng dẫn hs chuẩn bị
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 1
- Cho 2 hs đọc lại
+ Cảnh nhà Chử Đồng Tử thới xưa như thế nào ?
- Giáo viên đọc câu học sinh phát hiện chữ dễ viết sai
- Giáo viên đọc cho hs viết bài
- Đọc cho hs dò bài
- Chấm 7 – 8 bài. Nhận xét - chữa bài
3. Hướng dẫn hs làm bài tập
- Cho hs đọc yêu cầu bài tập 2b
- Cho lớp làm bài cá nhân
- Cho 4 hs thi làm bài trên bảng lớp
- Cho hs đọc kết quả
- Cho hs nhận xét - Giáo viên chốt lời giải đúng.
4. Củng cố – Dặn dò: 
+ Khen những hs viết bài và làm bài tập tốt
+ Về nhà xem lại bài để ghi nhớ chính tả
- Lắng nghe.
- 2 hs viết bảng, lớp viết vào giấy nháp
- Nghe nhận xét
- Lắng nghe
+ Nhà nghèo khó, mẹ mất sớm, 2 cha con chỉ có 1 chiếc khố mặc chung.
- Chữ dễ viết sai ví dụ: Chử Đồng Tử, Hùng Vương, nhà nghèo, chiếc khố.
- Viết bài.
- Dò bài
- Nghe nhận xét, chữa bài
Bài tập: -1 hs đọc yêu cầu bài tập 2a.
- Làm bài cá nhân.
- 4 hs lên bảng thi làm nhanh
- Hs đọc kết quả
Bài 2b: lệnh – dập dềnh – lao lên.
 bên – công kênh – trên – mênh mông
Nhge nhận xét
 Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết : 24 Bài : KỂ VỀ LỄ HỘI 
I- Mục tiêu : Rèn kĩ năng nói : 
- Dựa vào kết quả quan sát 2 bức ảnh kễ hội ( chơi đu và chơi thuyền ) tronh SGK, HS chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
II- Đồ dùng dạy- học : 
-Hai bức ảnh lễ hội trong SGK phóng to
III- Các hoạt động dạy - học 
1/ Bài cũ : Gọi 2 hs kể về lễ hội
2/ Bài mới : * Gới thiệu bài
* Hướng dẫn hs kể lại theo tranh 
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài.Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Viết lên bảng 2 câu hỏi :
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào ? những người tham gia lễ hội đang làm gì ?
- Yêu cầu hs quan sát kĩ để trả lời
- Cho hs thảo luận nhóm đôi quan sát 2 tấm ảnh nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
- Cho hs thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của người tham gia lễ hội .
- Cho cả lớp nhận xét bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
3/ Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại những điều vừa kể.
2 em kể về lễ hội
Nghe giới thiệu 
1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc yêu cầu câu hỏi
- Thảo luận nhóm nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của người tham gia lễ hội trong mỗi bức ảnh.
Ảnh 1 : Đây là cảnh 1 sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ Chúc mùng Năm Mới
Treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh 2 thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Người chơi đu chắc phải dũng cảm.
Ảnh 2 : Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bayto, nhiều màu sắc được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua
- Bình xét bạn nói hay, tự nhiên, hấp dẫn..
- Nghe nhận xét
 Môn : TỰ HỌC : HÁT NHẠC
Tiết : Bài : ÔN TẬP BÀI HÁT CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ - NGHE NHẠC
I- Mục tiêu : 
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời 2 của bài hát.
- Nghe 1 bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc 1 bài dân ca.
 II- Chuẩn bị : - Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe.
 - 1 số động tác phụ họa theo bài hát.
III-Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ : Gọi 2 em lên hát lời 1, 2 bài “Chị ong nâu và em bé” .
Nhận xét – đánh giá
2/ Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Ôn tập lời 1,2 bài hát “Chị ong nâu và em bé” 
- Ôn lời 1 và lời 2
- Chú ý hs hát những âm có luyến ( hoc nở, đi tìm mật ) và dấu lặng đơn sau mỗi câu hát .
Cho hs hát cả bài.
Hoạt động 2 : Hát kết hợp với vận động phụ họa.
- Nhắc lại cách vận động phụ họa
Câu 1 và 2 : 2 tay dang ra 2 bên làm động tác chim bay, 2 chân nhún nhịp nhàng.
Câu 3 : 2 tay đưa lên miệng làm động tác gà gáy.
Câu 4, 5 : Đưa 2 tay lên cao quá đầu mở rộng vòng tay rồi hạ dần chuyền sang động tác chim vỗ cánh.
Câu 6, 7 : Tay trái chốnh hông, tay phải chỉ sang trái và ngược lại, đầu nghiêng theo.
Câu 8, 9 : Như câu 1, 2 
Câu 10, 11 : Tay bắt chéo trước ngực, 2 chân nhún nhịp nhàng, đầu nghiêng sang trái, sang phải.
3/ Củng cố- dặn dò : Nghe nhạc
Cho hs nghe 1 bài hát thiếu nhi chọn lọc.
+ Em hãy nêu tên bài hát và nêu tên tác giả.
Cho hs nghe nhạc lần 2.
- Về nhà hát thuôch bài hát.
2 em lên hát
Hát đồng thanh lời 1, 2 một lần.
Hát đồng thanh theo lớp, dãy bàn, tổ, bàn.
- Hát đồng thanh cả bài.
- Hát kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu hoặc nhip 2.
Tập hát kết hợp với vận động phụ họa.
Nghe nhạc
 Môn : ĐẠO ĐỨC
Tiết : Bài : TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( Tiết 2 )
I - Mục tiêu : 
1.Giúp HS hiểu 
- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Ví sao cần tôn trọng thư từ của người khác.
- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
2. Rèn tính tự học
3. HS có thái độ tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
II- Tài liệu và phương tiện 
- Vở bài tập đạo đức 3.
III- Các hoạt động dạy học 
1/ Bài cũ : Gọi 2 hs trả lời câu hỏi
- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
- Vì sao cần phải tôn trọng tư từ, tài sản của người khác ?
Nhận xét – đánh giá
2/ Bài mới :
* Hoạt động 1 : Nhận xét hành vi
Phát phiếu giao việc cho từng cặp yêu cầu thảo luận .
a) Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình.
b) Mỗi lần sang hàng xóm xem ti vi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.
c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì ?
d) Sang nhà bạn thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt phú bảo với bạn : “ Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không ?”
Kết luận : Chốt ý
Hoạt động 2 : Đóng vai
Chia lớp thành từng nhóm để đóng vai.
- Khen những nhóm thực hiện tốt.
Khuyến khích các em thực hiện việc tôn trọng thư từ,tài sản của người khác.
3/ Củng cố - Dặn dò : Thực hiện tốt theo bài học. 
 - Nhận xét tiết học
2 em trả lời
Thảo luận đôi ngang
Đại diện nhóm lên trình bày
Tình huống a : sai ; b : đúng ;c : sai ; d : đúng
Mỗi nhóm đóng 2 vai, 1 nửa đóng vai 1, 1 nửa đóng vai 2.
Các nhóm đóng vai
TUẦN : 25 Thứ hai ngày 2 / 3 / 2009
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
THỰC HÀNH CÁC HÀNH VI TỐT NƠI CÔNG CỘNG
I- Mục tiêu : Giúp HS hiểu:
- Sinh hoạt chủ đề giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng có ích lợi gì ?
- Có hành vi tốt nơi công cộng.
- Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần, phương hướng tuần tới.
II/ Chuẩn bị:
Sổ theo dõi thi đua ; bảng tổng kết điểm...
III- Các hoạt động dạy - học
1/ Sinh hoạt chủ đề giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ; Thực hành các hành vi tốt nơi công cộng.
Gv nêu câu hỏi :
+ Muốn sinh hoạt chủ đề người ta thường tổ chức ở đâu ? ( Nơi công cộng )
+ Nơi công cộng đó là những đâu ? ( Hội trường, đình làng, nhà rông )
+ Để giữ trật tự nơi công cộng ta phải làm gì ? ( Không nô đùa, không làm ầm ĩ )
+ Hành vi tốt nơi công cộng đó là những hành vi nào ? ( Thảo luận nhóm để đưa ra hành vi tốt )
.......
Nhận xét tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt các hành vi tốt nơi công cộng.
TUẦN : 26 Thứ hai ngày 9 / 3 / 2009
Tiết : HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 CÁC HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU- THỰC HÀNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I- Mục tiêu : Giúp hs hiểu :
- Bảo vệ môi trường có ích lợi gì ?
- Muốn trường xanh, sạch, đẹp chúng ta cần phải làm gì ?
- Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần, phương hướng tuần tới.
II- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Cho hs tìm hiểu về môi trường
GV nêu câu hỏi : Bảo vệ môi trường có ích lợi gì ? (  làm cho môi trường không bị ô nhiễm ).
+ Muốn cho môi trường không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì ? (  Không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ, không đại tiện bừa bãi)
+ muốn cho trường của chúng ta sạch, đẹp ta cần làm những việc gì ? ( Không vựt rác, không phóng uế bừa bãi, không bôi bẩn lên tường,)
Hoạt động 2 : Cho cả lớp ra thực hành về bảo vệ môi trường.
- Gv chia ra từng khu vực để hs thực hành như : Nhặt rác bỏ đúng quy định, nhắc nhở bạn không vứt rác bừa bãi.
- Gv đi hướng dẫn các nhóm thực hành
Hoạt động 3 : Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
- GV cho từng tổ tự sinh hoạt rút ra ưu khuyết điểm trong tuần.
- Lớp trưởng tổng hợp chung
- Gv nhận xét chung cả lớp
* phương hướng tuần tới : Thi đua học tốt để chuẩn bị thi giữa kì 2

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26.doc