Giáo án lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Trường Sơn 2

Giáo án lớp 3 -  Tuần 26 - Trường Tiểu học Trường Sơn 2

I. MỤC TIÊU:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. nhân dân kính yêuvà ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. HS khá giỏi đặt được tên và kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

 ( HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to)

- Bảng phụ hướng dẫn câu luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc 17 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1157Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Trường Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26.
 Thứ hai, ngày 8 tháng 3 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện: 
 Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử
I. Mục tiêu:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. nhân dân kính yêuvà ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. HS khá giỏi đặt được tên và kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 ( HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện)
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to)
- Bảng phụ hướng dẫn câu luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học
Tập đọc
A. Bài cũ: 2 HS lên bảng nêu nội dung bài: “Hội đua voi ở Tây Nguyên” và trả lời câu hỏi. GV nhận xét- ghi điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
GV dùng tranh phóng to SGK để giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc tìm hiểu bài. 
a/ GV đọc diễn cảm toàn bài: (Chú ý giọng đọc)
b/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1.
- HS đọc câu- HS đọc từ khó
- HS đọc đoạn.
- HS luyện đọc đoạn 1 . - HS đọc câu khó bảng phụ
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
- HS đọc thầm: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chữ Đồng Tử rất nghèo khó. (HS nêu). GV chốt ý chính.
c/ HS luyện đọc tìm hiểu đoạn 2.
- Các bước tiến hành như luyện đọc đoạn 1.
d/ HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3.
- Các bước tiến hành như luyện đọc đoạn 2.
- Chữ Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân những việc gì? (HS nêu- GV chốt ý).
e/ HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 4.
- Các bước luyện đọc như đoạn 1.
- Nhân dân làm gì để biết ơn Chữ Đồng Tử. (HS nêu- GV chốt ý)
3. Luyện đọc lại.
- 2 HS đọc lại đoạn văn em thích.
- 1 HS đọc lại cả bài.
Kể chuyện (0,5 tiết)
1. GV nêu nhiệm vụ.
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn và các trình tiết, HS khá giỏi đặt tên từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại từng đoạn. 
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
a/ Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn: 
- HS phát biểu ý kiến (GV chốt ý chính)
Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó/duyên trời...
Tương tự đặt tên tranh 2, tranh 3, tranh 4.
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện:
- GV nhắc HS chú ý: Để kể được các ý chính của mỗi đoạn, các em phải quan sát tranh kết hợp với nhớ cốt truyện để kể.
- Không kể đoạn văn y hệt theo văn bản như SGK mà các em cần sáng tạo trong khi kể.
- HS quan sát từng tranh trong SGK.
- 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của truyện theo tranh, HS khá giỏi đặt tên từng đoạn của câu chuyện.. Cả lớp và GV nhận xét bổ sung lời kể, bình chọn bạn kể hay nhất. 
3. Cũng cố, dặn dò.
- GV: Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
Luyện tập.
I. Mục tiêu. 
- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá dẫ học.
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. 
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
 ( HS làm BT1,2(a,b),3,4)có thể thay đổi tiền để phù hợp với thực tế
II. Đồ dùng dạy học.
- Các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng, 200 000 đồng, 500 000 đồng và các loại đã học
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
 Bài mới.
- GV giới thiệu, ghi đề bài lên bảng
HĐ1: GV hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: HS đọc bài- HS tự làm bài vào vở ô ly.
- HS xác định số tiền trong mỗi ví rồi rút ra kết luận.
- Chiếc ví C có nhiều tiền nhất.
Bài 2: HS nêu yêu cầu- GV gợi ý- HS tự làm vào vở ô ly
- Chú ý: HS có thể làm nhiều cách.
- HS đổi vở chấm cho nhau. - GV nhận xét chốt ý đúng.
Bài 3: Trò chơi mua hàng:
- GV phổ biến luật chơi- HS tham gia chơi
- GV chuẩn bị các đồ vật trên bàn đề giá tiền cho mỗi đồ vật.
- Đại diện các nhóm lên chơi- HS nhận xét- GV bổ sung.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?	- HS trả lời.
- HS suy nghĩ làm vào vở ô ly, 1 HS lên bảng làm. 
HĐ2: Chấm , chữa bài, chốt ý đúng: 
Giải:
Mẹ mua hết số tiền là:
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại cho mẹ số tiền là:
10000 - 9000 = 1000 (đồng)
 Đáp số: 1000 đồng.
GV theo dõi động viên những em hoàn thành sớm làm thêm bài tập do GV ra.
IV. Cũng cố, dặn dò:
 GV nhận xét giờ học
 Về nhà hoàn thành bài tập 
___________________________________________
 Thứ ba, ngày 9 tháng 3 năm 2010
Toán 
 Làm quen với thống kê số liệu
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
- Biết xử lí số liệu và lập dãy số liệu(ở mức độ đơn giản).
( HS làm BT 1,3)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ minh hoạ SGK trang134.
III. Hoạt động dạy và học
HĐ1. Làm quen với dãy số liệu:
 A, Quan sát để hình thành dãy số liệu:
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi:
- Bức tranh này nói về điều gì ? - HS suy nghĩ.
GV gọi 1 HS đọc tên số do chiều cao của từng bạn. 1 HS khác ghi lại số đo: 122 cm; 130 cm; 127 cm; 118 cm .
- GV chốt : Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.
- HS nhắc lại.
B, Làm quen với thứ tự và số số hạng của dãy.
- Số 122 cm là số thứ mấy trong dãy? (HS: là số thứ nhất).
Tương tự các số còn lại.
- Dãy số liệu trên có mấy số? (HS: có 4 số)
- GV gọi 1 HS lên bảng ghi tên 4 bạn theo thứ tự chiều cao trên để được danh sách: Anh, Phong, Ngân, Minh. HS đọc số liệu.
HĐ2. Thực hành:
Bài 1 : HS nêu yêu cầu bài - cả lớp làm vào vở ô li - 1 HS lên bảng làm
- GV cùng lớp nhận xét chốt ý đúng.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài, 1 HS lên bảng làm phần a 
- 1 em làm phần b, GV cùng lớp nhận xét chốt ý đúng.
GV theo dõi động viên những em hoàn thành sớm làm thêm bài tập 4.
3. Cũng cố:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về chuẩn bị giờ sau.
Chính tả( Nghe – viết)
 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I. Mục đích yêu cầu.
- Nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 Làm đúng bài tập 2a/b.
II. Đồ dùng dạy học.
- 3 đến 4 tờ phiếu viết nội dung BT 2a hoặc 2b.
III/ Các hoạt động dạy- học.
A. Khởi động:
2 HS lên bảng, GV đọc (HS viết bảng lớp, cả lớp viết giấy nháp) 4 từ bắt đầu bằng tr/ch; ưt/ưc.
- HS và GV nhận xét.
B. Bài mới:
HĐ1. Hướng dẫn HS nghe viết: 
- GV đọc một lần đoạn viết. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo. 
- HS tập viết những từ ngữ dễ mắc lỗi khi viết bài.
GV đọc cho HS viết:
- GV nhắc nhở HS trong khi viết (tư thế ngồi, cách cầm bút ....)
Chấm chữa bài:
- GV đọc, HS soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau, chấm lỗi bằng bút chì, GV chấm một số bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- HS đọc thầm các đoạn văn tự làm bài. 
- GV dán bảng 3, 4 tờ phiếu; mời 3, 4 HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- HS đọc lại đoạn văn đã điền âm vần hoàn chỉnh.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập theo lời giải đúng.
a. Hoa giấy- giản dị- giống hệt- rực rỡ .
 Hoa giấy - rải kín - làn gió. 
b. Lệnh - dập dềnh- lao lên- bên - công kênh- trên- mênh mông
3. Củng cố.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài, soát lỗi. 
Tự nhiên-Xã hội: 
Tôm, cua.
I. Mục tiêu:
 - Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của tôm, cuaảtên hình vẽ hoặc vật thật.
 - Nêu được ích lợi của tôm và cua đối với đời sống của con người. ( Biết tôm, cua là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình trong SGK trang 98, 99. 
 Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua.
III. Hoạt động dạy- học.
 HĐ1: Quan sát và thảo luận
 * Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm và cua.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 HS quan sát hình các con tôm và cua SGK trang 98, 99 và sưu tầm được. 
 + Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng.
 + Bên ngoài cơ thể con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có
 xương sống không?
 + Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân? Chân chúng có gì đặc biệt? ...
 Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu 1 con.
 - GV yêu cầu HS nhận xét bài, từng nhóm rút ra kết luận chung.
 Kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không 
 có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân 
 và chân phân thành các đốt. 
 HĐ2: Thảo luận cả lớp 
 * Mục tiêu : Nêu được ích lợi của tôm và cua.
 * Cách tiến hành: 
 - GV gợi ý cho cả lớp thảo luận : Tôm , cua có ích lợi như thế nào ?....
 - Kết luận : - Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
 - ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận lợi để nuôi và đánh bắt tôm, cua.
IV. Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
 Dặn chuẩn bị bài sau “Cá”
 Thứ 4 ngày 10 tháng 3 năm 2010.
Tập đọc
Rước đèn ông sao
I. Mục tiêu: 
 Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Hiểu ND và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài : Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong ngày tết trung thu, các em thêm yêu quý và gắn bó với nhau.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: 2 HS đọc nối tiếp bài: Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử.
2. Bài mới:Giới thiệu bài:
HĐ1. Luyện đọc:
 a. GV đọc toàn bài.
 b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 - Đọc từng câu : HS đọc nối tiếp câu.
 - Đọc từng đoạn trước lớp.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì ?
 - Mâm cỗ trung thu của Tâm được bày những gì ?
 - Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ?
 - Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ?
HĐ3. Luyện đọc lại:
 - Một HS khá đọc lại toàn bài.
 - GV hướng dẫn HS đọc đúng một số câu. Đọc nhấn giọng ở 1 số từ ngữ trong đoạn. 
Ví dụ : bập bùng trống ếch, thích nhất, trong suốt.
 - Một vài HS thi đọc đoạn văn.
 - Hai HS thi đọc cả bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Toán
Làm quen với thống kê số liệu (tiếp)
I. Mục tiêu: 
- Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê hàng, cột.
- Biết cách đọc các số liệu của một bảng.
- Biết phân tích số liệu của một bảng.
 ( HS làm BT 1,2)
II. Đồ dùng dạy học.
A. Kiểm tra: 1 HS lên bảng làm bài 3.
	50kg,	35kg,	60kg,	45kg,	40kg.
- Hãy viết dãy số kilôgam trên.
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé.
HS và GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Làm quen với thống kê số liệu.
- GV dùng tranh th ... ng cơ thể của chúng có xương sống không? (có xương sống)
? Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì? (sống dưới nước)
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV yêu cầu cả lớp rút ra đặc điểm chung của cá. 
- Kết luận: Cá là loại động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vây bao phủ.
HĐ2: Thảo luận cả lớp.
* Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá. 
GV cho cả lớp thảo luận: 
- Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà bạn biết?
- Nêu ích lợi của cá?
- Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết?
GV gọi một số em trả lời các câu hỏi trên. HS khác nhận xét.
* Kết luận: 
- Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
Thứ sáu, ngày 12 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn 
Kể về một ngày hội.
I. Mục tiêu.
 - Bước đầu biết kể về một ngày hội theo các gợi ý. (Bt1)
 - Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu).(BT2)
II. Đồ dùng.
Bảng phụ viết sẵn những câu hỏi gợi ý của BT1 
III. Các hoạt động dạy- học.
1: Kiểm tra bài cũ.
Gọi HS kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo 1 trong 2 bức ảnh ở TLV miệng tuần 25.
Cả lớp, GV nhận xét ghi điểm.
2: Dạy bài mới.
- Giới thiệu bài: Trong tập làm văn tuần 25 các em đã tập kể về một lễ hội theo ảnh. Trong tiết học này, các em sẽ kể về một ngày hội mà em biết .
- GV ghi bảng: Tập làm văn: Kể về một ngày hội.
HĐ1: Thực hành.
Bài tập 1: (Kể miệng)
- HS đọc yêu cầu của BT và các gợi ý.
- Một vài HS phát biểu trả lời câu hỏi: Em chọn kể về ngày hội nào?
- GV nhắc HS.
+ Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội, vì trong lễ hội có cả phần hội.
+ Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem ti vi, hoặc phim...
+ Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể vẫn giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Gọi HS giỏi kể mẫu (theo 6 gợi ý)
GV nhận xét.
- HS nối tiếp nhau thi kể. Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn người nghe.
HĐ2: (Kể viết)
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc HS: Thử viết các điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội. Viết thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu.
- HS viết bài, GV giúp đỡ những HS kém.
- HS đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV chấm 1 số bài làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
Những em nào viết chưa xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn.
 Toán
Kiểm tra định kỳ giữa kỳ II
I. Mục tiêu:
Tập trung vào việc đánh giá:
- Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có 4 chữ số; xác định số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có bốn số, mỗi số có đến bốn chữ số. Tự đặt tính rồi thực hiện cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp, nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
- Nhận ra góc vuông một hình.
- Giải toán bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng: Đề bài kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy- học.
HĐ1: Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HĐ2: Giới thiệu bài:
- GV ghi đề bài lên bảng.
I. Đề bài:
Phần 1: Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Số liền sau của 7529 là:
A. 7528	B. 7519	C. 7530	D. 7539
2. Trong các số: 8572, 7852, 7285, 8752 số lớn nhất là:
A. 8572, 	B. 7852	C. 7285	D. 8752.
3. Trong cùng một năm, ngày 27 tháng 3 là ngày thứ 5 ngày 5 tháng 4 là:
A. Thứ tư;	B. Thứ năm;	C. Thứ sáu	D. Thứ bảy.
4. Số góc vuông trong hình bên là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
5. cm 5 cm = ... cm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 
A. 7;	B. 25; 	C. 250;	D. 205
Phần 2: 
1. Đặt tính rồi tính:
	5739 + 2446;	7482 - 946; 	1928 x 3; 	8970 : 6
2. Giải bài toán:
Có 3 ô tô, mỗi ô tô chở 2205 kg rau. Người ta đã chuyển xuống được 4000 kg rau từ các ô tô đó. Hỏi còn bao nhiêu kilôgam rau chưa chuyển xuống.
II. Đáp án và cách cho điểm.
Phần 1 (3 điểm
Phần 2: (7 điểm)
Bài 1: (4 điểm) đặt tính rồi tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm.
Bài 2: (3 điểm).
	Cả ba ô tô chở được số kg rau là:
	2205 x 3 = 6615 (kg)
	Còn lại số kg rau chưa chuyển xuống là:
	6615 - 4000 = 2615 (kg)
	Đáp số: 2615 kg rau
- Nêu đúng câu lời giải và phép tính tìm số kg rau cả 3 ô tô chở được 1 điểm
- Nêu đúng câu lời giải và phép tính tìm số kilôgam rau còn lại chưa chuyển xuống được 1 điểm.
Nêu đáp số đúng được điểm.
- GV thu bài
Nhận xét tiết học.
hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp
I – Mục tiêu 
- Củng cố nề nếp lớp và phát động phong trào thi đua trong tuần tới
II – Hoạt động cụ thể
HĐ1: Nhận xét tuần qua
- GV nhận xét việc học của HS trong thời gian qua
+Tuyên dương những HS đã hăng say phát biểu, ngoan ngoãn 
+ Động viên, khuyến khích những HS chưa tích cực, tự giác xây dựng bài, đọc, viết còn yếu 
+ Phê bình một số em còn hay nói chuyện riêng
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt các nề nếp, vệ sinh, ăn mặc, cách giữ gìn sách vở.
- Không được ăn quà vặt trong trường
- HS đi học đúng giờ 
- Sắp xếp sách vở gọn gàng
HĐ2: GV phát động thi đua trong tuần tới.
 Nhận xét giờ học
 Tổng dọn vệ sinh trong lớp 
Chính tả( Nghe –viết) 
Rước đèn Ông sao.
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a/b.
II. Phương tiện dạy học:
- 3 tờ phiếu khổ to, kẻ bảng ở BT 2a hoặc 2b.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Kiểm tra:
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: Dập dềnh; giặt giũ; dí dõm; khóc rưng rức.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
B. Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích- yêu cầu của tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết.
a. Hướng dẫn chuẩn bị: 
GV đọc 1 lần đoạn chính tả. 2 HS đọc lại; cả lớp theo dõi trong SGK.
- Đoạn văn tả gì? (mâm cỗ đón Tết Trung Thu của Tâm)
- Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? (các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu, tên riêng Tết Trung Thu, Tâm).
- HS viết ra giấy nháp những từ ngữ dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc, HS nghe và viết bài vào vở:
- HS viết xong đổi vở cho nhau để khảo lỗi bằng bút chì.
c. Chấm chữa bài: Chấm 10- 15 em
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- GV chọn cho HS làm bài tập 2.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài tập
- GV chia lớp theo nhóm 2. Viết ra giấy nháp các từ ngữ đã tìm được?
- GV dán lên bảng. 3 nhóm HS thi tiếp sức.
- Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
* Cả lớp viết bài vào VBT. Mỗi em viết ít nhất 10 từ.
R: Rỗ, rá, rương, rùa, rắn, rết...
D: Dao, dập, dè, dế
Gi: Giường, Giá sách, giáo mác, áo giáp, giày da, giấy, giẻ lau, con gián, giun...
3 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới.
Tập Viết.
Ôn tập chữ hoa T
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa T (1 dòng ) , D, Nh( 1 dòng); viết đúng tên riêng Tân Trào( 1 dòng) và câu ứng dụng : Dù ai... mồng mười tháng ba ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. ( HS khá giỏi viết đúng và đủ các dòng trong trang Tập viết ở lớp)
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết hoa T.
- Tên riêng Tân Trào và câu ca dao: “ Dù ai đi ngược về xuôi.....”viết trên dòng kẻ ô li.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Kiểm tra : GV kiểm tra HS viết bài ở nhà.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp từ : Sầm Sơn.
- GV nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới:
 Giới thiệu bài.
 GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
HĐ1: Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ viết hoa.
- HS tìm các chữ viết hoa trong bài: T, D, N, Nh.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cho HS viết từng chữ.
- HS viết chữ T trên bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng( tên riêng).
- HS đọc từ ứng dụng: Tân Trào
- GV giới thiệu: Tân Trào là tên một xã thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện nỗi tiếng trong lịch sử cách mạng: Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944). Họp Quốc dân đại hội quyết định khởi nghĩa giành độc lập (16 đến 17 tháng 8 - 1945).
- HS tập viết bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao.
HS tập viết trên bảng con các chữ :Tân Trào, Gốc Tổ.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu.
- HS viết bài vào vở theo sự hướng dẫn của GV.
HĐ3. Chấm chữa bài.
- Chấm 10-15 em. Nhận xét bài viết của HS
- Củng cố, dặn dò:
- Em nào viết chưa xong về nhà viết.
Thủ công 
 Làm lọ hoa gắn tường (T2).
I. Mục tiêu:
- Hs biết cách làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân.
Với HS khéo tay : - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp.
II. Đồ dùng:
- Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa.
- Một lọ hoa gắn tường đã được hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
- Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
- Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo thủ công.
III. Các hoạt động dạy- học.
1: Kiểm tra bài cũ.
- Tiết trước chúng ta học bài gì?
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2: Dạy bài mới
Giới thiệu bài: Tiết trước cô đã cho các em quan sát và hướng dẫn các bước gấp. Hôm nay các em sẽ được thực hành làm lọ hoa gắn tường.
HĐ1: Nêu lại các bước làm lọ hoa
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
Bước 1: Gấp thân giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp làm thân lọ hoa.
Bước 3: Làm lọ hoa gắn tường.
HĐ2: Thực hành.
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
3. Nhận xét- dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập, kết quả học tập của cả lớp.
- Dặn dò giờ học sau. Chúng ta cắt dán làm lọ hoa tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 Tuan 26.doc