Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

A.TẬP ĐỌC :

- Luyện đọc đúng: Đê- rốt- xi , Cô- rét – ti, Xtác- đi, Ga-rô-nê, Nen- li , miễn , đỏ như lửa , rướn người Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 + Hiểu nghĩa các từ khó : gà tây , bò mộng , chật vật .

 + Hiểu nội dung truyện : Nêu gương quyết tâm vượt khó của một học sinh tật nguyền .

 - Học sinh có lòng quyết tâm vượt khó.

 B.KỂ CHUYỆN :

 * Rèn kĩ năng nói : Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật . Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể .

* Rèn kĩ năng nghe :Biết nghe và nhận xét lời của các bạn .

II. CHUẨN BỊ :

 -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .

 -HS : Sách giáo khoa .

 

doc 26 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29	Thứ hai ngày 29 tháng 03 năm 2010
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
BUỔI HỌC THỂ DỤC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
A.TẬP ĐỌC :
- Luyện đọc đúng: Đê- rốt- xi , Cô- rét – ti, Xtác- đi, Ga-rô-nê, Nen- li , miễn , đỏ như lửa , rướn người  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
 + Hiểu nghĩa các từ khó : gà tây , bò mộng , chật vật .
 + Hiểu nội dung truyện : Nêu gương quyết tâm vượt khó của một học sinh tật nguyền .
 - Học sinh có lòng quyết tâm vượt khó.
 B.KỂ CHUYỆN :
 * Rèn kĩ năng nói : Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật . Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể . 
* Rèn kĩ năng nghe :Biết nghe và nhận xét lời của các bạn .
II. CHUẨN BỊ :
 	 -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
 	 -HS : Sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1.Ổn định : Hát
 2.Bài cuÕ : (5 phút)
H. Bài thơ tả học sinh đang làm gì, ở đâu, vào lúc nào? ( Hạnh)
H. Vì sao nói “ Chơi vui học càng vui” ? Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: (Ngọc)
Vì chơi vui sẽ làm giảm đi sự căng thẳng trong giờ học thì khi học sẽ tiếp thu bài tốt.
Vì chơi vui sẽ làm cho bạn bè hiểu biết tài của nhau để yêu quý nhau hơn thì sẽ giúp nhau trong học tập.
Vì chơi vui giúp các bạn biết đoàn kết với nhau để giành chiến thắng thì sẽ thi đua học tập tốt.
d. Vì cả ba lí do trên.
H. Nêu nội dung chính? ( Bẩu)
 3. Bài mới : Giới thiệu bài:( ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 TIẾT 1 
Hoạt động 1 : Luyện đọc . (10 phút)
- GV đọc mẫu lần 1 
- Gọi 1 HS đọc .
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- GV theo dõi, sửa sai cho HS - Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn .
* Chú ý giọng từng đoạn :
Đoạn 1: Giọng sôi nổi hào hứng.
Đoạn 2 : Giọng chậm rãi.
Đoạn 3 : Giọng hân hoan, cảm động.
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi một số câu, đoạn văn.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . (10 phút)
- Yêu cầu đọc toàn bài .
H. Nêu yêu cầu của buổi học thể dục ?
H. Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào ?
Giảng từ : gà tây : loại gà thân cao và to, lông thường có màu đen , con trống có bìu cổ .
bò mộng : loại bò đực to, béo .
Ý1 : Lớp học tiết thể dục .
-Yêu cầu đọc đoạn 2, 3 .
H. Vì sao Nen-li đuợc miễn tập thể dục ?
H. Theo em , vì sao Nen-li cố xin thầy được cho tập như mọi người ?
H. Những chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-li ?
Giảng từ : chật vật : (làm một việc) mật rất nhiều công sức vì gặp khó khăn .
Ý2 : Quyết tâm của Nen-li.
- Yêu cầu học sinh đọc lại cả bài, tìm nội dung chính của bài.
- GV chốt, ghi bảng.
Nội dung chính : Câu chuyện ca ngợi ý chí vượt khó, kiên trì tập luyện của những bạn học sinh tật nguyền .
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. (10 phút) 
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách đọc bài . 
- Giáo viên theo dõi, sửa sai. 
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn , cả bài.
- Nhận xét – sửa sai .
Chuyển tiết: Cho học sinh chơi trò chơi tự chọn.
TIẾT 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (10 phút)
-Yêu cầu học sinh đọc nhóm 4.
- GV theo dõi – hướng dẫn thêm.
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc . 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương - chốt nội dung bài.
Hoạt động 4 : Kể chuyện. (20 phút)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
H. Em hiểu thế nào là kể lại truyện bằng lời của nhân vật ?
H. Em có thể kể lại bằng lời của nhân vậy nào ?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tập kể từng đoạn truyện.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gọi 3 HS kể bằng lời cùng một nhân vật nối tiếp nhau .
- GV gọi 1 học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét – tuyên dương .
-HS lắng nghe .
-HS đọc toàn bài và chú giải .
-HS đọc nối tiếp từng câu .
-HS phát âm từ khó .
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Theo dõi – đọc lại đoạn văn.
-HS đọc - lớp đọc thầm .
- Học sinh phải leo một cái cột thẳng đứng, sau đó đứng trên một chiếc xà ngang .
- Đê - rốt - xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác - đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây.Ga-rô-nê leo dễ như không tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai .
-2 HS nhắc lại ý 1. 
-HS đọc – lớp đọc thầm.
-Vì Nen-li bị tật nguyền từ bé .
-Vì Nen-li không ngại khó, ngại khổ, cậu muốn làm được những việc nà các bạn của cậu làm .
- Cậu phải leo một cách chật vật, mặt cậu đỏ như rán, trán ướt đẫm mồ hôi, thầy giáo bảo cậu xuống nhưng cậu vẫn tiếp tục leo  chiến thắng .
-2 HS nhắc lại ý 2. 
-HS đọc, lớp đọc thầm theo - Suy nghĩ, tìm nội dung chính - trình bày.
-2 HS nhắc lại.
-Học sinh theo dõi - 2 học sinh đọc thể hiện.
-Học sinh lắng nghe.
-HS luyện đọc theo đoạn , cả bài .
- Học sinh chơi theo sự điều khiển của lớp trưởng.
-Học sinh đọc nhóm 4, mỗi HS đọc 1 đoạn
-Các nhóm thi đọc. Học sinh nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất .
-Học sinh đọc yêu cầu.
-Nhập vào vai của một nhân vật trong truyện để kể, khi kể xưng là tôi, tớ hoặc mình .
- Bằng lời của thầy giáo, của Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Ga-rô-nê, Xtác - đi, Nen - li hoặc một bạn học sinh trong lớp .
-Làm việc theo cặp.
-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
-3 HS kể bằng lời cùng một nhân vật nối tiếp nhau kể câu chuyện trước lớp 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét .
- HS kể toàn truyện.
 4. Củng cố – Dặn dò : (5 phút)
- HS đọc bài , nêu nội dung chính - GV kết hợp giáo dục HS biết vượt qua mọi khó khăn trở ngại để vươn lên trong học tập .
- Nhận xét tiết học .
- Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
____________________________
TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
 - Biết được quy tắc tính diện tích HCN khi biết số đo 2 cạnh của nó .
 - Vận dụng quy tắc tính diện tích HCN để tính diện tích của một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị diện tích xăng-ti-mét vuông ..
 - Học sinh tính toán chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
 GV: Hình minh hoạ trong phần bài học SGK đủ cho mỗi HS . Phấn màu . bảng phụ viết bài 1 .
 HS: Vở, SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Ổn định: Nề nếp.
 2. Bài cuÕ: (5 phút)
 * Tính : 1358 : 4 ( Hậu) 7518 : 5 ( Hào) 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc tính diện tích HCN . (10 phút)
- GV phát cho HS 1 hình chữ nhật đã chuẩn bị .
H. Hình chữ nhật ABCD gồm bao nhiêu hình vuông ?
H. Em làm thế nào để tìm được 12 ô vuông ?
- Hướng dẫn tìm số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD:
H. Các ô vuông trong hình chữ nhật ABCD được chia làm mấy hàng ?
H. Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông ?
H. Có 3 hàng , mỗi hàng có 3 ô vuông , vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
H.Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu ?
H. Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng - ti - mét vuông ?
-Yêu cầu đo chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD .
-Yêu cầu thực hiện phép nhân 4 cm x 3 cm .
* Giới thiệu : 4cm x 3cm = 12 cm2, 12 cm2 là diện tích của HCN ABCD . Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng ( cùng một đơn vị đo )
Hoạt động 2 : Thực hành . (15 phút)
Bài 1: 
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi của HCN .
- GV nhận xét - sửa sai – Gọi HS nêu cách làm.
Bài 2: 
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2 - Yêu cầu HS tự làm vào nháp .
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở, gọi1 HS lên bảng .
- GV theo dõi, nhận xét, sửa sai
- HS nhận đồ dùng .
- Gồm 12 hình vuông .
- HS trả lời theo cách làm của mình.( có thể đếm 4 x 3 , 4+4+4 hoặc 3+3+3+3 
- 3 hàng
- 4 ô vuông 
- 4 x 3 = 12 (ô vuông) 
(1 cm2)
-Hình chữ nhật ABCD có diện tích 12 cm2 
- HS đo : chiều dài 4cm , chiều rộng 3 cm .
(4 x 3 = 12 )
HS nhắc lại quy tắc .
- HS nêu.
- HS tự làm bài vào SGK – 2 em lên bảng làm .
- Nhận xét – nêu cách làm.
- HS nêu yêu cầu bài.HS làm vào nháp,1 HS lên bảng sửa bài.
Giải :
Diện tích của miếng bìa hình chữ nhật :
14 x 5 = 70 (cm2)
 Đáp số : 70 cm2
- HS sửa bài .
- 2 HS đọc.
- HS tìm hiểu bài – 2 cặp HS thực hiện trước lớp. 
 H. Bài toán cho biết gì?
 H. Bài toán hỏi gì?
- HS tóm tắt và giải vào vở -1 HS lên bảng sửa bài.
 Bài giải:
 a)Diện tích hình chữ nhật là :
 5 x 3 = 15 (cm2)
b) Đổi : 2 dm = 20 cm
Diện tích hình chữ nhật :
 20 x 9 = 180(cm2)
Đáp số : 180 cm2
- HS nhận xét, sửa bài vào vở.
 4.Củng cố - Dặn dò: (5 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm hoàn chỉnh vở bài tập.
_______________________________ 
Thứ ba ngày 30 tháng 03 năm 2010
TỰ NHIÊN -XÃ HỘI: 
THỰC HÀNH : ĐI THĂM THIÊN NHIÊN 
I. MỤC TIÊU.
- Vẽ nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà HS đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên .
Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học .
HS thêm yêu quý và gắn bó với thiên nhiên .
II. CHUẨN BỊ.
 GV: Hình minh họa trong SGK trang 108, 109 .Tranh ảnh các con vật .
 HS: SGK , vở bài tập .giấy A 4 . Sưu tầm tranh ảnh các con vật .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định: Nề nếp. 
2. Bài cũ: Gọi 2 H ... ) 
- GV hướng dẫn : Khi viết bài, các em có thể dựa vào câu hỏi gợi ý của bài tập làm văn tuần trước hoặc kể về một trận thi đấu khác. Trước khi viết bài em nên viết ra nháp những ý chính về trận thi đấu để tránh viết thiếu hoặc lạc đề.
-Yêu cầu HS tự viết bài của mình vào vở.
-Yêu cầu HS đọc bài viết trước lớp.
- GV và HS nhận xét. GV chấm điểm một số bài làm tốt. Tuyên dương. 
-1HS đọc yêu cầu – lớp đọc thầm.
- HS tự nêu.
- 2 HS đọc trước lớp, cả lớp cùng theo dõi.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS theo dõi.
- HS nghe giáo viên hướng dẫn .
- HS viết bài vào vở.
- 7 HS đọc .Lớp nhận xét bài của bạn.
 4.Củng cố - Dặn dò: (5 phút)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
-Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
_________________________________
TOÁN
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100000
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS biết thực hiện cộng các số trong phạm vi 100 000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng). Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính, tính diện tích của hình chữ nhật.
 -Rèn HS đặt tính và thực hiện phép tính chính xác, trình bày lời giải ngắn gọn.
 - HS làm bài cẩn thận, trình bày bài khoa học.
II.CHUẨN BỊ.
 - GV :Bảng phụ.
 - HS : Vở , SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1.Ổn định: Hát .
 2.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài. (5 phút)
Bài 1: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn . (Ngọc Hiếu)
 12322; 12323; 13020; 13202.
 Bài 2: Điền dấu vào chỗ chấm.( Trung Hiếu)
 32348  32384 64578  64568
 3.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động1: Hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 45732 + 36194. (10 phút)
- GV nêu và ghi bảng phép cộng 
 45732 + 36194 =? 
- Gọi HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện, cách thực hiện phép cộng (đặt tính rồi tính).
- Yêu cầu HS tự làm vào nháp, 1 HS làm bảng lớp.
- GV nhận xét, gọi HS nêu lại cách tính rồi tự viết tổng của phép cộng.
H. Muốn cộng 2 số có đến 5 chữ số ta làm thế nào?
- GV chốt : Muốn cộng 2 số có đến 5 chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng hàng thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục, ; rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
Hoạt động 2: Luyện tập -Thực hành . (15 phút)
Bài 1 :Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bảng con, 4 HS làm bảng lớp.
-GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài.
-Yêu cầu HS làm vào vở, 4 HS lên sửa bài.
- GV chấm 5 bài, nhận xét – sửa bài trên bảng.
Bài 3: Gọi HS đọc đề .
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở nháp, 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét – sửa bài.
Bài 4: 
Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS tự giải vào vở, 1 HS lên bảng làm.
-GV nhận xét, sửa sai. 
-HS theo dõi trên bảng. 
- 2 HS nêu.
- Làm nháp, 1 HS làm bảng lớp.
- Theo dõi - 2 HS nêu cách tính - Cả lớp viết tổng: 
 45732 + 36194 = 81926
-4 HS nêu.
- HS lắng nghe -Vài HS nhắc lại.
- 1 HS nêu.
- Làm bảng con, 4 HS lần lượt làm bảng lớp. 
- HS theo dõi, sửa bài.
- 2 HS nêu.
- HS làm vở, 4 HS làm bảng. 
- Theo dõi, sửa bài.
-2 HS đọc đề.
- 2 HS thực hiện trước lớp.
 H: Bài toán cho biết gì?
 H: Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài, 1 HS làm bảng lớp.
 Bài giải:	
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 
 9 x 6 = 54 (cm2) 
 Đáp số: 54 cm2
-Theo dõi, đổi chéo vở sửa bài. 
-2 HS đọc đề.
- 2 HS thực hiện trước lớp.
 H: Bài toán cho biết gì?
 H: Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
Bài giải:
 Độ dài đoạn đường AC là: 
 2350 - 350 = 2000 (m) 
 2000 m = 2 km
 Độ dài đoạn đường AD là :
 2 + 3 = 5 ( m)
 Đáp số: 5 km
- HS đổi chéo vở sửa bài.
 4.Củng cố - Dặn dò: (5 phút)
 - Nhận xét tiết học - Tuyên dương học sinh học tốt.
 - Về nhà luyện tập thêm ở vở bài tập.
_________________________________
Tập viết
Ôn chữ hoa : 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa T ( Tr )
Viết tên riêng: 	Trường Sơn bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng: Trẻ em như búp trên cành / Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng : 
Viết đúng chữ viết hoa T ( Tr ) viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu T ( Tr ), tên riêng: Trường Sơn và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Thăng Long
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa T ( Tr ), tập viết tên riêng Trường Sơn và câu ứng dụng: Trẻ em như búp trên cành / Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan 
Ghi bảng: Ôn chữ hoa: T ( Tr )
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu: giúp học sinh viết chữ viết hoa T ( Tr ), viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải 
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ T ( Tr ) trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ T ( Tr ) gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết S, B
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ S, B hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ T ( Tr ) hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ S, B hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: Trường Sơn
Giáo viên giới thiệu: Trường Sơn là tên dãy núi kéo dài suốt miền Trung nước ta ( dài gần 1000km ). Trong kháng chiến chống Mĩ, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo dãy Trường Sơn, là con đường đưa bộ đội vào miền Nam đánh Mĩ. Nay, theo đường mòn Hồ Chí Minh, chúng ta đang làm con đường quốc lộ số 1B nối các miền của Tổ quốc với nhau. 
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Trường Sơn là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu T, S
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Trường Sơn 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu ứng dụng mẫu và cho học sinh đọc : 
Trẻ em như búp trên cành 
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng: Câu thơ thể hiện tình cảm yêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác xem trẻ em là lứa tuổi măng non như búp trên cành. Bác khuyên trẻ em ngoan ngoãn, chăm học. 
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ứng dụng có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Trẻ, Biết 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu: học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa T ( Tr ) viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp: thực hành 
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ T ( Tr ) : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ S, B: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Trường Sơn: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ứng dụng: 5 dòng
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Hoạt động 3: củng cố
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. 
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “Tre già măng mọc”.
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là: T (Tr), S, B
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời 
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ Tr, S, g cao 2 li rưỡi, chữ r, ư, ơ, n, ơ cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
Chữ Tr, h, B, g cao 2 li rưỡi ; chữ e, m, n, ư, u, r, ê, c, a, i, ă, o cao 1 li ; chữ p cao 2 li ; chữ t cao 1 li rưỡi 
Câu ca dao có chữ Trẻ, Biết được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc: khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua 
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29.doc