Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 A.TẬP ĐỌC :

 - Luyện đọc đúng các từ chỉ tên riêng nước ngoài và các từ khó dễ lẫn:Y- éc-xanh, nghiên cứu, ngưỡng mộ, băn khoăn, lặng yên, vỡ vụn Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của truyện .

 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 + Hiểu nghĩa các từ : Y-éc-xanh , dịch hạch, bí ẩn ,công dân.

 + Hiểu nội dung câu chuyện : Qua việc kể về sự gắn bó của bác sĩ Y- éc - xanh với đất Nha Trang, truyện đã đề cao lẽ sống của ông: sống để yêu thương giúp đỡ đồng loại.

 - Học sinh biết yêu thương và giúp đỡ mọi người.

 B.KỂ CHUYỆN :

 * Rèn kĩ năng nói :

 -Dựa vào tranh minh hoạ từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của bà khách . Kể tự nhiên đúng với nội dung truyện ; biết phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt khi kể, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.

 * Rèn kĩ năng nghe :

 - Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .

II. CHUẨN BỊ :

 -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .

 -HS : Sách giáo khoa .

 

doc 27 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1074Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31	Thứ hai ngày 12 tháng 04 năm 2010
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
BÁC SĨ Y - ÉC - XANH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 A.TẬP ĐỌC :
 - Luyện đọc đúng các từ chỉ tên riêng nước ngoài và các từ khó dễ lẫn:Y- éc-xanh, nghiên cứu, ngưỡng mộ, băn khoăn, lặng yên, vỡ vụn  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của truyện .
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
 + Hiểu nghĩa các từ : Y-éc-xanh , dịch hạch, bí ẩn ,công dân. 
 + Hiểu nội dung câu chuyện : Qua việc kể về sự gắn bó của bác sĩ Y- éc - xanh với đất Nha Trang, truyện đã đề cao lẽ sống của ông: sống để yêu thương giúp đỡ đồng loại.
 - Học sinh biết yêu thương và giúp đỡ mọi người.
 B.KỂ CHUYỆN :
 * Rèn kĩ năng nói :
 -Dựa vào tranh minh hoạ từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của bà khách . Kể tự nhiên đúng với nội dung truyện ; biết phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt khi kể, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. 
 * Rèn kĩ năng nghe :
 - Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .
II. CHUẨN BỊ :
 	 -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
 	 -HS : Sách giáo khoa .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1.Ổn định : Hát. 
 2. Bài cuÕ : Gọi 3 HS đọc bài: “Một mái nhà chung”. (5 phút)
 H: Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu? ( Thanh)
 H: Mái nhà chung của muôn vật là gì ? ( Bảo)
 H: Nêu nội dung chính? (Lê Quỳnh)
 3. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1 :
Hoạt động 1 : Luyện đọc . (10 phút)
- GV đọc mẫu lần 1 .
- Gọi 1 HS đọc .
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
-GV theo dõi, sửa sai cho HS - Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn .
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi một số câu, đoạn văn.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . (10 phút)
- Yêu cầu đọc đoạn 1,2.
H: Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y- éc -xanh ? 
H: Bác sĩ Y-éc-xanh có gì khác so với tưởng tượng của bà khách ? 
* Giảng từ : Y-éc-xanh : nhà khoa học Pháp, hiệu trưởng đầu tiên đầu tiên của trường đại học Y khoa Hà Nội, gắn bó gần như cả đời với Việt Nam. 
 + dịch hạch: bệnh lây rất nguy hiểm, gây sốt, nổi hạch. 
 + bí ẩn: có điều kín đáo, khó hiểu ở bên trong.
Ý1: Bác sĩ Y- éc –xanh sống rất giản dị .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3,4.
H:Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp? 
H: Những câu nói nào nói lên lòng yêu nước của của bác sĩ Y-éc-xanh?
H: Vậy theo em vì sao Y- éc -xanh ở lại Nha Trang?
H: Hãy tìm trong bài câu văn nói rõ nhất về lẽ sống cao đẹp của bác sĩ Y- éc - xanh?
*Giảng từ : công dân : người dân có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Ý 2 :Cuộc trò chuyện giữa bà khách và bác sĩ Y-éc-xanh .
-Yêu cầu học sinh đọc lại cả bài.
-Yêu cầu HS thảo luận tìm nội dung chính và trình bày trước lớp.
- GV chốt, ghi bảng.
Nội dung chính : Câu chuyện ca ngợi lối sống đẹp đẽ của bác sĩ Y-éc-xanh và sự gắn bó của bác sĩ với mảnh đất Nha Trang. 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. (10 phút)
-GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách đọc bài. 
- Giáo viên theo dõi, sửa sai. 
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn , cả bài.
- Nhận xét - sửa sai .
Chuyển tiết: Cho học sinh chơi trò chơi tự chọn.
Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. (10 phút)
-Gọi 1 em khá đọc đoạn 3, 4.
-Yêu cầu học sinh đọc nhóm 4.
-GV theo dõi – hướng dẫn thêm.
-Yêu cầu các nhóm thi đọc . 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4 : Kể chuyện. (20 phút)
-Gọi học sinh đọc yêu cầu phần kể chuyện.
H: Chúng ta phải kể câu chuyện bằng lời của ai?
H: Bà khách là một nhân vật tham gia vào chuyện, vì vậy khi kể chuyện bằng lời của bà khách, cần xưng hô như thế nào?
-Yêu cầu HS: Dựa vào bốn tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện, kể lại toàn truyện bằng lời của bà khách. 
- GV chốt ý : 
* Tranh 1 : Bà khách tìm thăm bác sĩ Y - éc -xanh .
 * Tranh 2: Sự giản dị của bác sĩ Y-éc-xanh .
 * Tranh 3: Cuộc trò chuyện của bác sĩ Y-éc-xanh và bà khách .
* Tranh 4 : Sự đồng cảm giữa hai con người.
 -Yêu cầu HS tập kể theo nhóm .
- Gọi đại diện các nhóm lên thi kể chuyện 
- GV nhận xét – tuyên dương .
- Gọi 1 HS kể toàn truyện.
- GV nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe .
-1 HS đọc toàn bài và chú giải .
-HS đọc nối tiếp từng câu theo hàng ngang.
-HS phát âm từ khó .
-HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-Theo dõi - đọc lại đoạn văn.
- 1 HS đọc - lớp đọc thầm .
-Vì bà ngưỡng mộ người đãø tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới .
 - Có thể bà khách tưởng tượng bác sĩ Y- éc -xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế ông mặc bộ quần áo ka ki không là ủi, trông ông giống người khách đi tàu ngồi toa hạng ba dành cho những người ít tiền. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý. 
- 2HS nhắc lại ý 1.
-1 HS đọc - lớp đọc thầm .
-Vì bà khách thấy bác sĩ có ý định ở Việt Nam suốt đời mà không có ý định quay về Pháp. 
- Câu nói: Tôi là người Pháp. Mãi mãi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.
- Bác sĩ không trở về Pháp mà ở lại Nha Trang vì ông nghĩ con người ở Pháp hay ở Nha Trang hay bất cứ đâu thì cũng chung trong ngôi nhà trái đất. Ông chọn Việt Nam vì những con người ở đây họ đang cần được giúp đỡ để chiến thắng bệnh tật. Chỉ ở đây ông mới thấy tâm hồn mình rộng mở, bình yên.
- Câu : Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải yêu thương và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau.
- 2 HS nhắc lại ý 2.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo
- HS thảo luận nhóm bàn tìm nội dung chính .
- Đại diện nhóm trình bày.
- 3 HS nhắc lại.
- HS theo dõi.1 HS đọc thể hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- HS luyện đọc theo đoạn , cả bài .
- Lớp trưởng điều khiển HS chơi.
-1 em đọc, cả lớp theo dõi.
-Học sinh đọc nhóm 4, mỗi HS đọc 1 lần đoạn 3,4.
-Các nhóm thi đọc diễn cảm. 
-HS nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất .
- 2 học sinh đọc yêu cầu.
-Bằng lời của bà khách.
- Xưng là “ tôi”
- HS theo dõi.
- HS tập kể theo nhóm bốn, mỗi HS kể 1 đoạn.
- Đại diện các nhóm kể chuyện.
- Cả lớp lắng nghe - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- 1 HS kể toàn truyện.
 4. Củng cố – dặn dò : (5 phút)
 - HS đọc bài , nêu nội dung chính - GV giáo dục HS biết yêu thương và chăm lo cho mọi người bất kể ở nơi đâu.
 - Nhận xét tiết học .
 - Về kể chuyện cho người thân nghe.
____________________________________
TOÁN
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I.MỤC TIÊU: 
 -Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau).
 -Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán có liên quan .
 - HS có tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài.
II.CHUẨN BỊ : 
 -GV : SGK.
 -HS : vở bài tập, SGK .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
 1. Ổn định : nề nếp.
 2. Bài cũ : Gọi HS sửa bài. (5 phút)
 	Bài 1 : Đặt tính rồi tính ( Hậu)
 2515 x 3 1706 x 5 
 Bài 2: 5 thùng dầu chứa 1025 lít dầu. Hỏi 8 thùng như thế chứa được bao nhiêu lít dầu? (Hoàng) 
 3.Bài mới : Giới thiệu bài – ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC.
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 5 chũ số với số có một chữ số. (10 phút)
 -GV nêu phép nhân 14 273 x 3 = ? trên bảng và gọi học sinh đọc. 
-Yêu cầu HS nêu thành phần của phép tính.
-Yêu cầu HS tự đặt tính và tính vào vở nháp
-Yêu cầu HSï nêu cách thực hiện phép nhân ( đặt tính, tính)
-GV nhận xét, sửa bài.
- Yêu cầu HS nhận xét phép tính có nhớ và phép tính không nhớ.
H: Vậy 14 273 x 3 bằng bao nhiêu?
H: Muốn nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ta làm như thế nào?
-GV chốt cách làm:
+ Đặt tính dọc.
+ Nhân từ phải sang trái.
Hoạt động 2: Luyện tập -Thực hành . (15 phút)
Bài 1: Gọi HS đọc đề .
-Yêu cầu HS làm vào sách. 
-GV nhận xét – sửa sai.
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu đề
-Yêu cầu HS làm vào SGK.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
-Yêu cầu HS tóm tắt và làm vào vở .
-GV chấm, nhận xét, sửa bài.
- HS đọc phép tính.
-HS nêu trước lớp.
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.
 x
 14 273
 3
 42 819 
-HS nêu.
-HS đổi chéo vở sửa bài.
- Phép tính thứ hai có nhớ.
- HS trả lời : 14 273 x 3 = 42 819.
-HS trả lời.
 - 2 HS đọc đề .
-Cả lớp làm vào sách, 4 HS lên bảng sửa bài. 
-HS đổi vở chấm đúng sai cho bạn - sửa bài.
-2 HS nêu.
-HS làm vào sách, 3 HS lần lượt lên bảng làm.
- HS sửa bài.
- 2 HS đọc đề.
- Học sinh tìm hiểu đề.
H: bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
- HS tóm tắt và làm vào vở nháp,1HS lên bảng làm.
Tóm tắt
 27 150 kg
 Lần đầu: 
 ?Kg
 Lần sau: 
Bài giải
 Số thóc lần sau chuyển được :
 27 150 x 2 = 54 300 (kg)
 Số thóc cả hai lần chuyển được:
 27 150 + 54 300 = 81 450 (kg)
 Đáp số : 81 450 kg.
 -HS sửa bài.
 4.Củng cố, dặn dò: (5 phút)
 - Nhận xét giờ học.
 - Ôn tập các dạng toán đã thực hành trên lớp.
______________ ... ỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hướng dẫn HS làm miệng. (25 phút)
-GV chép đề bài lên bảng .
-Yêu cầu HS đọc đề.
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ , yêu cầu cử nhóm trưởng, chuẩn bị giấy bút .
- Treo bảng ghi câu hỏi gợi ý .
H. Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ?
-GV :Bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn, cần có sự tham gia của toàn nhân loại. tuy nhiên trong phạm vi tiết học này, các em có thể dựa vào các câu hỏi dưới đây để bàn bạc về vấn đề này. 
H: Môi trường xung quanh các em như trường học, lớp, phố xá, làng xóm, ao hồ  có gì tốt, có gì chưa tốt?
H:Theo em, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm ?
H: Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo môi trường là gì ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu trình tự của một cuộc họp nhóm, họp tổ .
- GV treo trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp 
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành họp .
- Nhận xét, tuyên dương nhóm tổ chức cuộc họp tốt .
- GV yêu cầu HS đọc lại yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Yêu cầu HS đọc bài viết của mình.
-1 HS đọc đề - lớp đọc thầm theo .
- 2HS đọc .
-Nội dung cuộc họp là bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường .
- Nêu các địa điểm có môi trường sạch đẹp, các địa điểm có môi trường chưa sạch đẹp . có thể giới thiệu với các bạn trong nhóm về tranh ảnh sưu tầm được 
-Do rác thải bị vứt bừa bãi , do có quá nhiều xe, bụi, do nước thải thường xuyên bị đổ ra đường, ra ao hồ 
- Không vứt rác bừa bãi , không đổ nước thải ra đường, ao hồ, thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cành, ngắt lá và hoa nơi công cộng, 
-HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS nêu lại .
-3 nhóm thi tổ chức cuộc họp trước lớp .
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp .
-HS viết bài vào vở .
-HS đọc bài viết của mình .Cả lớp theo dõi, nhận xét .
 4. Củng cố – Dặn dò: (5 phút)
 - Nhận xét tiết học .Tuyên dương HS tích cực học tập. 
 - Về nhà xem lại bài.
_________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU.
 -Biết cách thực hiện phép chia : trường hợp ở thương có chữ số 0 .
 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia và giải toán có hai phép tính .
 -HS có ý thức cẩn thận , chính xác khi làm toán .
II.CHUẨN BỊ.
 - GV : Bảng phụ có ghi tóm tắt bài tập 3.
 - HS : Vở , SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1.Ổn định: Hát .	
 2.Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập. (5 phút)
 Bài 1 Đặt tính rồi tính (Hữu Đạt, Giang)
 78962 : 7 64 875 : 9
 Bài 2: Một bếp ăn dự trữ 21 415 kg gạo gồm gạo nếp và gạo tẻ , trong đó số gạo nếp bằng số gạo có trong kho . hỏi mỗi loại có bao nhiêu kg ? ( Thành Đạt)
 3.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Họat động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép chia : 28 921 : 4. (10 phút)
- Yêu cầu HS làm nháp .
- GV nhận xét : 28 921 : 4 = 7230( dư 1)
Lưu ý : Ở lần chia cuối cùng mà số bị chia bé hơn số chia thì viết tiếp 0 ở thương , thương có tận cùng là 0 .
Họat động 2 :Thực hành. (15 phút) 
Bài 1:
-Gọi HS nêu yêu cầu đề. 
-Yêu cầu HS vào nháp - sửa bài .
- GV sửa bài .
Bài 2:
 -Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
-GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS phân tích đề. 
- GV treo bảng phụ có ghi tóm tắt .
-Yêu cầu HS quan sát và nêu cách làm.
-Cho HS làm bài vào vở.
- GV chấm 10 bài nhận xét , sửa sai.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS làm bài vào sách .
-Nhận xét - sửa bài .
- 1 em lên bảng tính . Nêu cách tính .
- Lớp sửa bài .
-HS nêu yêu cầu.
-HS làm vào nháp, 3 HS lần lượt lên bảng.
12760 : 2 = 6380
18752 : 3 = 6250 ( dư 2)
25704 : 5 = 5140 ( dư 4)
- HS nhận xét - sửa bài .
- 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu đề.
- HS làm vào vở, 3 HS lần lượt lên bảng.
 15273 :3 = 5091
 18 842 : 4 = 4710 ( dư 2 )
 36 083 : 4 = 9020 ( dư 3) 
-HS đổi bài chấm cho nhau, sửa bài vào vở.
-1 HS đọc đề .
- HS phân tích đề .
 H: Bài toán cho biết gì?
 H: Bài toán hỏi gì?
- HS quan sát và nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở -1 em lên bảng giải.
Bài giải
 Số thóc nếp trong kho có :
 27280 : 4 = 6820 ( kg)
 Số thóc tẻ trong kho có :
 27 280 – 6820 = 20 460 ( kg)
 Đáp số: 20 460 kg
- HS sửa bài vào vở.
- HS đọc đề.
-HS đổi bài chấm cho bạn - Sửa bài .
- Sửa bài.
 4.Củng cố , dặn dò: (5 phút)
 - Nhắc lại nội dung bài học.
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà luyện tập thêm dạng toán đã học.
________________________
Tập viết
Ôn chữ hoa : 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa V
Viết tên riêng: 	Văn Lang bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng: Vỗ tay cần nhiều ngón / Bàn kĩ cần nhiều người bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng : 
Viết đúng chữ viết hoa V viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu V, tên riêng: Văn Lang và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Uông Bí
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa V, tập viết tên riêng Văn Lang và câu ứng dụng: Vỗ tay cần nhiều ngón / Bàn kĩ cần nhiều người. 
Ghi bảng: Ôn chữ hoa: V
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu: giúp học sinh viết chữ viết hoa V, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải 
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ V trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ V gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết L, B
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ L, B hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ V hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ L, B hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: Văn Lang
Giáo viên giới thiệu: Văn Lang là tên nước Việt Nam thời các vua Hùng, thời kì đầu tiên của nước Việt Nam. 
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Văn Lang là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu L, B
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Văn Lang 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu ứng dụng mẫu và cho học sinh đọc : 
Vỗ tay cần nhiều ngón 
Bàn kĩ cần nhiều người
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng: vỗ tay cần nhiều ngón mới vỗ được vang, muốn có ý kiến hay, đúng, cần nhiều người bàn bạc. 
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ứng dụng có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Vỗ, Bàn
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu: học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa V viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp: thực hành 
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ V : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ L, B: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Văn Lang: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ứng dụng: 5 dòng
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Hoạt động 3: củng cố
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. 
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “Về nguồn”.
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là: V, L, B
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời 
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ V, L, g cao 2 li rưỡi, chữ ă, n, a cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Cá nhân
Chữ V, y, h, g, B, k cao 2 li rưỡi ; chữ ô, a, n, â, n, i, ê, u, o cao 1 li ; chữ t cao 1 li rưỡi 
Câu ca dao có chữ Vỗ, Bàn được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc: khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua 
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc