Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 A .TẬP ĐỌC:

- Luyện đọc đúng các từ chỉ tên riêng nước ngoài và các từ khó dễ lẫn :nắng hạn , ruộng đồng , khát khô , nổi giận , nhảy xổ tới , nghiến răng Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của truyện .

 - Rèn kĩ năng đọc –hiểu :

 + Hiểu nghĩa các từ : thiên đình , náo động , lưỡi tầm sét , địch thủ , túng thế , trần gian .

 + Hiểu nội dung câu chuyện : Nhờ sự dũng cảm, lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà Trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới .

 - Học sinh biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau .

 B.KỂ CHUYỆN :

 * Rèn kĩ năng nói :Dựa vào nội dung truyện và tranh minh hoạ kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật . Kể tự nhiên đúng với nội dung truyện ; biết phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt khi kể .

 * Rèn kĩ năng nghe :Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .

 - HS : Sách giáo khoa .

 

doc 24 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33	Thứ hai ngày 26 tháng 04 năm 2010
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
CÓC KIỆN TRỜI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 A .TẬP ĐỌC: 
- Luyện đọc đúng các từ chỉ tên riêng nước ngoài và các từ khó dễ lẫn :nắng hạn , ruộng đồng , khát khô , nổi giận , nhảy xổ tới , nghiến răng  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của truyện .
 - Rèn kĩ năng đọc –hiểu :
 + Hiểu nghĩa các từ : thiên đình , náo động , lưỡi tầm sét , địch thủ , túng thế , trần gian . 
 + Hiểu nội dung câu chuyện : Nhờ sự dũng cảm, lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà Trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới .
 - Học sinh biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau .
 B.KỂ CHUYỆN :
 * Rèn kĩ năng nói :Dựa vào nội dung truyện và tranh minh hoạ kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật . Kể tự nhiên đúng với nội dung truyện ; biết phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt khi kể . 
 * Rèn kĩ năng nghe :Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .
II. CHUẨN BỊ :
 	 - GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
 	 - HS : Sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1.Ổn định : Hát. 
 2.Bài cũ : Cuốn sổ tay .(5 phút)
H. Bạn Thanh dùng sổ tay để làm gì ? ( Hạnh)
H. Hãy nói một vài điều lý thú ghi trong sổ tay của Thanh ? ( Trang)
H. Nêu nội dung chính? ( Bảo)
 3. Bài mới : Giới thiệu tên chủ điểm - Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1 
Hoạt động 1 : Luyện đọc . (10 phút)
- GV đọc mẫu lần 1 .
- Gọi 1 HS đọc .
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- GV theo dõi, sửa sai cho HS - Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn .
-GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi một số câu, đoạn văn.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . (10 phút)
- Yêu cầu đọc đoạn 1.
H. Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ? 
H. Cóc cùng những bạn nào lên kiện Trời ? 
Ý1: Cóc cùng các bạn lên kiện Trời .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 .
H. Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ? 
H. Đội quân nhà trời gồm những ai ?
H.Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
Giảng từ : Thiên đình : triều đình ở trên Trời , theo tưởng tượng của người xưa .
Náo động :làm ầm ĩ , ồn ào 
H. Theo em , vì sao Cóc và các bạn lại thắng đội quân hùng hậu của nhà Trời ?
Ý2 :Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời .
 -Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 .
H. Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi như thế nào ? 
H. Trời đã đồng ý với Cóc những gì ?
Giảng từ : túng thế : rơi vào cảnh lúng túng , không lối thoát 
H. Theo em, Cóc có điểm gì đáng khen ?
Giảng : Trong thực tế, khi nhân dân ta thấy Cóc nghiến răng là Trời sẽ đổ mưa . Chính vì thế mà từ xa xưa nhân dân ta đã có câu :
 Con Cóc là cậu ông Trời 
 Hễ ai đánh Cóc thì Trời đánh cho .
Cóc đại diện cho nguyện vọng của người nông dân , luôn mong muốn mưa thuận gió hoà để sản xuất .
Ý 3 : Trời đã đồng ý với Cóc làm mưa xuống hạ giới .
-Yêu cầu HS thảo luận tìm nội dung chính.
- GV chốt, ghi bảng.
Nội dung chính : Do biết đoàn kết, Cóc và các bạn đã thắng được đội quân của trời, buộc Trời phải làm mưa xuống hạ giới .
 Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. (10 phút) 
-GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách đọc bài . 
- Giáo viên theo dõi, sửa sai. 
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn , cả bài.
- Nhận xét – sửa sai .
Chuyển tiết: Cho học sinh chơi trò chơi tự chọn.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện đọc lại . (10 phút)
- Gọi 1 em khá đọc .
-Yêu cầu học sinh đọc nhóm 3.
- GV theo dõi – Hướng dẫn thêm.
-Yêu cầu các nhóm thi đọc . 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương- chốt nội dung bài.
Hoạt động 4 : Kể chuyện. (20 phút)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu phần kể chuyện.
H. Chúng ta phải kể câu chuyện bằng lời của ai?
- Trong truyện có nhiều nhân vật , yêu cầu HS chọn một nhân vật và kể theo lời của nhân vật đó 
H. Chúng ta phải xưng hô như thế nào ?
 - GV yêu cầu học sinh quan sát để nêu nội dung các bức tranh .
Tranh 1 : Cóc và các bạn trên đường đi kiện Trời .
Tranh 2: Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời .
Tranh 3: Trời thương lượng với Cóc .
Tranh 4 : Trời làm mưa .
- Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
-Yêu cầu HS tập kể theo nhóm .
- Gọi đại diện các nhóm lên thi kể chuyện 
- GV nhận xét – tuyên dương .
- Gọi 1 HS kể toàn truyện.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe .
- HS đọc toàn bài và chú giải .
- HS đọc nối tiếp từng câu theo hàng ngang.
- HS phát âm từ khó .
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-Theo dõi - đọc lại đoạn văn.
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm .
- Vì đã lâu ngày Trời không làm mưa, hạ giới bị hạn hán , muôn loài đều khổ sở .
 - Trên đường đi kiện Trời, Cóc gặp Cua, Gấu , Cọp, Ong, Cáo, vậy là tất cả cùng Cóc lên kiện Trời . 
- 2 HS nhắc lại ý 1.
- 1HS đọc -lớp đọc thầm .
- Trước khi đánh trống Cóc bảo Cua bò vào chum nước, ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên . 
- Đội quân nhà trời gồm có Gà, Chó, Thần Sét .
- Sắp đặt xong Cóc lấy dùi đánh ba hồi trống . Thấy chú Cóc bé tí tẹo dám làm náo động cả thiên đình thì tức quá liền sai Gà ra trị tội .
- Vì các bạn dũng cảm, biết phối hợp với nhau ./ Cóc và các bạn đại diện cho lẽ phải .
-HS nhắc lại 2.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm theo.
-Lúc đầu Trời tức giận, sau cuộc chiến thấy mình núng thế, Trời đành mời Cóc vào nói chuyện .
- Trời hứa sẽ làm mưa ngay cho hạ giới và còn dặn Cóc lần sau chỉ cần nghiến răng báo hiệu là trời sẽ làm mưa ngay chứ không cần phải lên tận thiên đình .
-HS trả lời .( Cóc thật dũng cảm , Cóc thương muôn loài hạ giới ,)
- 2 HS nhắc lại.
- HS thảo luận nhóm 2 tìm nội dung chính .Đại diện nhóm trình bày.
- 2 HS nhắc lại.
- Học sinh theo dõi. HS đọc thể hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- HS luyện đọc theo đoạn , cả bài .
- Lớp trưởng điều khiển HS chơi.
-1 em đọc, cả lớp theo dõi.
- Học sinh đọc nhóm 4, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Các nhóm thi đọc diễn cảm. 
- Học sinh nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất .
- 2 học sinh đọc yêu cầu.
- Bằng lời của một nhân vật trong truyện .
( Xưng là “ Tôi”)
HS theo dõi.
- HS tập kể theo nhóm bốn, mỗi HS kể 1 đoạn.
- Đại diện các nhóm kể chuyện.
- Cả lớp lắng nghe - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
-1 HS kể toàn truyện.
 4. Củng cố – Dặn dò : (5 phút)
- 2 HS thi đọc diễn cảm, 1HS nêu nội dung chính .
- Nhận xét tiết học .
- Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
_____________________________
TOÁN
KIỂM TRA 
_______________________________________________________________________
Thứ ba ngày 27 tháng 04 năm 2010
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU.
 - Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
 -Kể tên các đới khí hậu trên trái đất.Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.
-HS yêu thích tìm hiểu về tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ.
 -GV:+ Các hình minh hoạ trang 124, 125 SGK.
 + Quả địa cầu.
 Một số hình vẽ phóng to tương tự như hình 1 trong SGK trang 124( không có màu) và 6 dải màu ( như các màu trên hình 1)
 - HS: SGK, vở bài tập.Tranh ảnh sưu tầm về thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1.Ổn định : Nề nếp.
 2.Bài cũ: (5 phút)
H: Một năm có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng và mấy mùa?(Tường)
H: Kể tên các mùa trong một năm ở nước ta? ( Duy Linh)
 3,Bài mới: Giới thiệu bài.( ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY.
HOẠT ĐỘNG HỌC.
Hoạt động 1:Làm việc theo cặp.(10 phút)
1.Mục tiêu: Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.
2.Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 124 thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi gợi ý sau :
H: Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu?
H: Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu?
H: Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực?
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu một số cặp lên trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý.
 3.Kết luận :
 Ở mỗi bán cầu đều có 3 đối khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực có các đới sau : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
Hoạt động 2 :Thực hành theo nhóm.(5 phút)
1.Mục tiêu: HS biết chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu. Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
 2.Cách tiến hành 
 Bước 1: 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm chỉ tên các đới khí hậu : nhiệt đới, ôn đới, hàn đới trên quả địa cầu và nêu được đặc điểm chính của các đới khí hậu.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
Bước 2:
-Yêu cầu HS tập trung trưng bày các tranh ảnh sưu tầm về thiên nhiên, con người ở các đới khí hậu theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
-GV nhận xét, bổ sung.
3. Kết luận : Trên Trái Đất, những nơi càng gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới: thường nóng quanh năm; ôn đới: ôn hoà, có đủ bốn mùa; hàn đới: rất lạnh. Ở hai cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu. (10 phút)
1. Mu ... ả lời của Đô-rê-mon .
-Chấm một số bài, nhận xét, sửa sai.
-1 HS đọc đề – lớp đọc thầm theo .
- 2 HS đọc trước lớp cả lớp theo dõi bài.
-HS trả lời .
-HS đọc trước lớp.
-Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon: “ Sách đỏ là gì?”
-HS viết bài vào sổ tay .
“Sách đỏ là loại sách nêu tên các động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.
-Cả lớp làm vào sổ tay.
* Những loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác.Các loại thực vật quý hiếm ở Việt Nam: Trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất
* Các loại động vật quý hiếm trên thế giới: chim kền kền ở Mĩ còn 70 con, cá heo xanh Nam Cực còn 500 con, gấu trúc Trung Quốc còn khoảng 700 con
-HS đọc bài viết của mình .Cả lớp theo dõi.
 4. Củng cố – Dặn dò: (5 phút)
 - Nhận xét tiết học .Tuyên dương HS tích cực học tập. 
 -Ghi nhớ cách ghi chép sổ tay.Sổ tay để ghi chép những thông tin thú vị, bổ ích.
 - Sưu tầm ảnh, tìm hiểu hoạt động của các nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin, Am-xtơ-rông,Phạm Tuân để chuẩn bị tiết sau.
__________________________________
TOÁN
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH 
TRONG PHẠM VI 100 000(TT) 
I.MỤC TIÊU.
 -HS củng cố về cộng, trừ , nhân, chia (nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 100 000.Củng cố về tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
 -Luyện giải bài toán có lời văn liên quan đến rút về đơn vị. Luyện xếp hình theo mẫu cho trước. 
 - HS có ý thức cẩn thận , chính xác khi làm toán .
II.CHUẨN BỊ.
 -GV : Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. 16 tam giác vuông bằng giấy màu đỏ và xanh.
 -HS : Vở , SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1.Ổn định: Hát .	
 2.Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập.
 Bài 1 Đặt tính rồi tính (Tuấn, Nga)
 35718 + 13056 33210 - 15927
 Bài 2: Một cửa hàng có 36000m vải. Ngày đầu bán đi 1800m, ngày thứ hai bán gấp đôi ngày đầu. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải? (Duyên)
 3.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Họat động 1 : Củng cố về cộng, trừ ,nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 . (10 phút)
Bài 1:
-Gọi HS nêu yêu cầu đề. 
H: Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu học sinh làm vào SGK.
- Yêu cầu HS nhận xét. 
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.Gọi HS lần lượt lên bảng làm bài.
 -GV nhận xét, sửa sai.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách thực thực hiện.
Hoạt động 2: Củng cố về tìm thành phần chưa biết. (5 phút)
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.Lần lượt HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn giải toán. (5 phút)
-Yêu cầu HS đọc đề.
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề. 
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở.
-Cho HS làm bài vào vở.
- GVchấm 10 bài nhận xét , sửa sai.
H: bài toán này thuộc dạng toán nào?
H: Nêu các bước giải dạng toán này?
Hoạt động 4: Chơi trò chơi. (5 phút)
Bài 5:
- Gọi HS đọc đề.
-GV chia lớp thành hai đội: đội xanh và đội đỏ. Mỗi đội cử hai bạn tham gia thi xếp hình. Trong 3 phút đội nào xếp xong trước sẽ thắng cuộc.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- HS nêu yêu cầu.
- Tính nhẩm.
- HS làm bài và lần lượt nêu miệng.
- HS nhận xét lớp đổi vở kiểm tra chéo.
- 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu đề.
- HS làm vào vở bài tập, HS lần lượt lên bảng làm. 
-HS đổi bài chấm cho nhau, sửa bài vào vở.
- HS nhắc lại theo yêu cầu của GV.
-1 HS đọc đề .
-HS làm bài vào vở.
- Cùng với GV sửa bài.
- HS đọc đề.
-HS tìm hiểu đề .
 H: Bài toán cho biết gì?
 H: Bài toán hỏi gì?
- HS tóm tắt và làm vào vở – 1 HS lên bảng làm bài.
Tóm tắt
5 quyển : 28500 đồng
8 quyển :  đồng?
Bài giải
 Số tiền một quyển sách là:
 28500 : 5 = 5700( đồng)
 Số tiền mua 8 quyển sách là:
 5700 x 8 = 45600 (đồng)
 Đáp số: 45600 đồng.
- HS đổi bài tự chấm cho nhau , sửa bài vào vở.
-Thuộc dạng toán có liên quan đến việc rút về đơn vị.
-Bước 1: Tìm giá trị một phần ( thực hiện phép chia)
-Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần( thực hiện phép nhân)
-2 HS đọc đề.
-HS thi xếp hình.
 4.Củng cố , dặn dò. (5 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện tập thêm dạng toán đã học.
____________________________
Tập viết
Ôn chữ hoa : 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa Y
Viết tên riêng: 	Phú Yên bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà / Kính già, già để tuổi cho bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng : 
Viết đúng chữ viết hoa Y viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu Y, tên riêng: Phú Yên và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Đồng Xuân
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa X, tập viết tên riêng Phú Yên và câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà / Kính già, già để tuổi cho. 
Ghi bảng: Ôn chữ hoa: Y
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu: giúp học sinh viết chữ viết hoa Y, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải 
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ Y trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ Y gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết P, K
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ P, K hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ Y hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ P, K hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: Phú Yên
Giáo viên giới thiệu: Phú Yên là tên một tỉnh ven biển miền Trung. 
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Phú Yên là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu P, Y
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Phú Yên 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu ứng dụng mẫu và cho học sinh đọc : 
Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà 
Kính già, già để tuổi cho
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng: câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ em, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người. Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì sẽ được sống lâu như người già. Sống tốt với mọi người thì sẽ được đền đáp. 
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ứng dụng có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Yêu, Kính
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu: học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa Y viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp: thực hành 
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ Y : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ P, K: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Phú Yên: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ứng dụng: 5 dòng
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. 
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “Yết Kiêu”.
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là: Y, P, K 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời 
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ P, h, Y cao 2 li rưỡi, chữ u, ê, n cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Cá nhân
Chữ Y, h, K, g cao 2 li rưỡi ; chữ ê, u, e, r, a, i, n, u, ô, o cao 1 li ; chữ t cao 1 li rưỡi ; chữ đ cao 2 li
Câu ca dao có chữ Yêu, Kính được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc: khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua 
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc