Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà

Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà

I/ Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng nhẹ nhàng; thể hiện sự ngưỡng mộ; niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, vẻ đẹp của Sa Pa.

- Hiểu ý nghĩa của của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

- Đọc thuộc lòng hai đoạn cuối bài.

 II/ Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy và học:

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 29
Thø hai ngµy th¸ng n¨m 2011
Chµo cê
******************************
ThĨ dơc
( Gv d¹y chuyªn lªn líp )
*******************************
To¸n
( So¹n chi tiÕt )
*******************************
TËp ®äc
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I/ Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng nhẹ nhàng; thể hiện sự ngưỡng mộ; niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, vẻ đẹp của Sa Pa. 
- Hiểu ý nghĩa của của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
- Đọc thuộc lòng hai đoạn cuối bài.
 II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Khởi động :Hát vui
2/ Kiểm tra :
- GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
- HS1: Trên đường đi con chó thấy gì? Theo em, nóđịnh làm gì?
- HS2: Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con Sẻ nhỏ bé?
- GV nhận xét cho điểm.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
a/ Luyện đọc:
HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn , đọc 2 lượt.
+ Đoạn 1: Từ đầu đén liểu rũ.
+ Đoạn 2: Tiêùp theo đến tím nhạt .
 + Đoạn 3: còn lại
- GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa từ khó được viết ở phần chú giải
- Hướng dẫn đọc đúng các câu hỏi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi:
+ Hãy miêu tả những điều em hình dung được về cảnh và người thể hiện trong đoạn 1?
( Du khách lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, đi giữa những thác trắng xoá  liểu rũ.
+ Em hãy nêu những điều em hình dung đuợc khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn trên đường đi Sa Pa?
( Cảnh phố huyện rất vui, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé Hơ mông, Tu dí. Phù lá.)
+ Em hãy miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp Sa Pa?
( Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái lá vàng rơi. Hiếm quí.)
+ Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ Món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?
( vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày của Sa Pa)
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đạp Sa Pa như thế nào?
( Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Tác giả ca ngợi Sa Pa.)
 c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc theo đoạn.
- GV cho HS thi đọc diễn cảm.
- Cho HS đọc nhẩm HTL và thi đọc thuộc lòng. 
- Nhận xét cho điểm.
4/ Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS vềnhà đọc diễn cảm và HTL.
- Chuẩn bị bài sau.
*******************************
Thø ba ngµy th¸ng n¨m 2011
LuyƯn tõ vµ c©u
Mở rộng vốn từ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I/ Mục tiêu:
Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch – Thám hiểm.
Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi “ Du lịch trên sông”.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Một số tờ giấy học sinh làm bài tập.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Khởi động: Hát vui
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng..
- Cho HS đọc bài tập 1.
- GV giao việc: Các em đọc kĩ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.
- Cho HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng: Ý b: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 cho HS làm tương tự như BT1.
- Lời giải đúng: Ý c: Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn có thể nguy hiểm.
Bài tập3: HS đọc yêu cầu BT
- Cho HS làm bài
- HS trình bày .
- GV nhận xét chốt ý: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan trưởng thành hơn.
- Bài tập 4: HS đọc yêu cầu BT
- GV giao việc: Chia lớp thành các nhóm, lập tổ trọng tài, nêu yêu cầu BT, phát giấy cho các nhóm.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS thi trả lới nhanh: GV cho 2 nhóm thi trả lời nhanh. Sau đó các nhóm khác làm tương tự.
- Cho các nhóm dán lời giải lên bảng lớp..
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a/ Sông Hồng
b/ Sông Cửu Long
c/ Sông cầu
h/ Sông Tiền, sông Hậu.
d/ Sông Lam
i/ Sông Bạch Đằng
e/ Sông Mã 
g/ Sông Đáy
4/ Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học.
HS về học thuộc câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
*******************************
ThĨ dơc
( Gv d¹y chuyªn lªn líp )
*******************************
To¸n
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
Ôn tập về tỉ số của hai số.
Rèn kĩ năng giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Khởi đôïng: Hát vui
2/ Kiểm tra:
GV gọi HS lên bảng , yêu cầu HS làm các BT.
GV nhận xét cho điểm.
3/ Bài mới: 
Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
Bài tập 1: GV yêu cầu HS đọc BT
HS làm vào bảng con, kết hợp HS lên bảng thực hiện.
a/ a= 3, b = 4. tỉ số 
b/ a = 5 m, b = 7 m. Tỉ số 
c/ a = 12 kg, b = 3 kg. Tỉ số = 4
d/ a = 6l, b = 8l. Tỉ số 
GV gọi HS nhận xét .
Bài tập 2: GV treo bảng phụ lên bảng và hỏi BT yêu cầu chúng ta làm gì?( Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
GV chữa bài và cho điểm HS
Bài tập 3: HS đọc đề bài toán
GV hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì?
Tổng của hai số đó là bao nhiêu?
Hãy tìm tỉ số của hai số đó.
GV gọi HS làm bài vào vở và kết hợp 1 HS lên bảng làm.
GV chữa bài, nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4 và 5 : Tương tự GV cho HS làm bài vào vở .
2 HS lên bảng làm.
GV sửa bài và chấm điểm.
Bài 5: GIẢI
Nửa chu vi hình chữ nhật
64 : 2 = 32 ( m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
( 328 _ 8 ) : 2 = 12 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
32 – 12 = 20 ( m)
Đáp số: 12m; 20m.
4/ Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học.
GV cho HS bài tập về làm thêm.
*******************************
KĨ chuyƯn
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I/ Mục tiêu:
 Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
Hiểu nội dung câu chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện: Phải mạnh dạn đi đó, đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bàn, kể tiếp được lời bạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
Các tranh minh hoạ của câu chuyện.
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Khởi động: Hát vui
2/ Kiểm tra:
Gọi 1, 2 HS kể lại việc em đã làm để góp phần giữ xóm làng xanh, sạch, đẹp.
GV nhận xét cho điểm.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong tiết kể chuyện hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe câu chuyện: Đôi cánh của Ngựa trắng. Tại sao câu chuyện có tên như vậy? Để hiểu được điều đó, các em hãy nghe cô kể.
GV kể lần 1 giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
GV kể lần 2, vừa kể, vừa chỉ vào tranh minh hoạ, kết hợp giải nghĩa từ khó.
Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của bài KC trong SGK.
Kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện.
Kể chuyện trong nhóm.
Thi kể chuyện trước lớp:
+ Một vài nhóm thi kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
Cả lớp và GV nhận xét.
Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
Tìm hiểu nội dung câu chuyện:
Câu chuyện khuyên mọi người phải như thế nào? 
Nêy ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khuyên mọi người phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
HS nhắc lại.
Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi công tác của ngựa trắng? ( Đi cho biết đó biết đây. Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.)
4/ Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học.
HS về luyện kể lại câu chuyện cho hay.
*******************************
Thø t ngµy th¸ng n¨m 2011
MÜ thuËt
( Gv d¹y chuyªn lªn líp )
*******************************
To¸n
 TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I/ Mục tiêu:
 Giúp học sinh: Biết cách giải bài toán dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II/ Các hoạt động dạy học
1/ Khởi động: Hát vui
2/ Kiểm tra: GV gọi HS lên bảng làm BT đã hướng dẫn thêm.
GV nhận xét cho điểm.
3/ Bài mới: 
Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
Bài toán 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho ta biết gì? ( biết hiệu của hai số là 24; tỉ số= )
+ Bài toán hỏi gì? ( tìm hai số)
- GV nêu: Bài toán cho biết hiệu và tỉ số rồi yêu cầu chúng ta tìm hai số, dựa vào đặc điểm này nên chúng ta gọi đây là bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng.
- GV tóm tắt sơ đồ đoạn thẳng và hướng dẫn HS giải.
GIẢI
Theo sơ đồ , hiệu số phần bằng nhau là:
– 3 =2 ( phần)
Số bé là:
24 : 2 x 3 = 36
Số lớn là:
36 + 24 = 60
Đáp số: số bé: 36; số lớn: 60
Bài tập 2: GV gọi HS đọc đề bài toán
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Hiệu của hai số đó là bao nhiêu?
Tỉ số của hai số đó là bao nhiêu?
GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải.
Giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
4 = 3 ( phần)
Giá trị của một phần:
12: 3 = 4 ( m)
Chiều dài hình chữ nhật:
x 7 = 28 ( m)
Chiều rộng hình chữ nhật:
28 – 12 = 16 (m )
Đáp số: Chiều dài: 28 m; chiều rộng: 16 m
GV nhận xét sửa chữa.
* Kết luận: Qua 2 bài toán trên, bạn nào có thể nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai  ... m tranh, ảnh , tư liệu về một địa điểm du lịch, lễ hội.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Khởi động: Hát vui
2/ Kiểm tra:
Các em cho biết sự phân bố dân cư ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung?
Nêu một số nét tiêu biểu về sản xuất nông nghiệp?
GV nhận xét cho điểm.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
1/ Hoạt động du lịch:
HOẠT ĐỘNG 1: Điều kiện phát triển du lịch.
* Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm.
Bước1 : Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm cho HS thảo luận theo yêu cầu. Quan sát hình 9 và đọc SGK mục 1 để thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Bức ảnh chụp cảnh gì? Người ta sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì?
+ Hãy kễ những điểm du lịch mà em biết?
+ Sự phát triển du lịch mang lại lợi ích gì?
Bước 2: Trình bày trước lớp.
- Gọi đại diện các nhóm lên trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV đánh giá kết luận: Vẽ cảnh Nha Trang, là nơi du lịch tham quan, tắm biển, nghỉ mát có nhiều điểm du lịch: Sầm Sơn; Lăng Cô.Sự phát triển du lịch góp phần cải thiện đời sống cua rngười dân của vùng này.
2/ Phát triển công nghiệp
Hoạt động 2:Những ngành công nghiệp phát triển mạnh.
Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi.
- GV yêu cầu thảo luận theo cặp: Quan sát hình 10 và dựa vào kiến thức hiểu biết để trả lời câu hỏi:
+ Ở đồng bằng ven biẻn miền Trung có các nghành công nghiệp nào phát triển mạnh?
Tại sao ở đây lại có xưởng sửa chữa tàu thuyền?
+ Hãy nêu qui trình của việc sản xuất đường?
+ Vì sao ở đây lại phát triển nhàmáy đường?
Bước 2: Trình bày trước lớp.
- Gọi vài nhóm đại diện trả lời câu hỏi.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận và mở rộng:Hiện nay các nhà máy và khu công nghiệp đồng bằng ven biểnmiền Trung đang phát triển mạnh như ở Quãng Ngãi: Có cảng lớn, có nhà máy lọc dầu nên thu hút nhiều lao động, đời sống của người dân nơi đây ngày càng được cải thiện.
3/ Lễ hội:
Hoạt động3: Nêu các lễ hội của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung.
* Cách tiến hành: Làm việc cả lớp.
- GV cho HS đọc SGK, quan sát hình 13 và suy nghĩ trả lời:
+ Hãy kể những lễ hội của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Hãy mô tả lễ hội rước cá Ông và lễ hội tháp Bà .
- HS nhận xét , bổ sung.
Hoạt động nối tiếp: GV cho HS làm BT.
- HS đọc lại bài học.
4/ Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS ôn lại từ bài 11 đến bài 22 để tiết sau ôn tập.
*******************************
Thø s¸u ngµy th¸ng n¨m 2011
To¸n
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh: Rèn kĩ năng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ số của hai số đó.
 II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Khởi đông: Hát vui
2/ Bài mới: 
Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
LUYỆN TẬP
Bài 1: GV treo bảng phụ có kẻ sẵn nội dung của bài toán lên bảng.
GV yêu cầu H S đọc đề bài, sau đó làm bài.
Hiệu hai số
Tỉ số của hai số
Số bé
Số lớn
15
30
45
36
12
48
GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên lớp.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- HS nêu tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS làm bài.
Bài giải
Vì giảm số thứ nhất đi 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai.
Theo sơ đồ , hiệu số phần bằng nhau là:
10 – 1 =9 ( phần)
Số thứ hai là:
738 : 9 = 82
Số thứ nhất là:
82 = 738 = 820
Đáp số: 820 ; 82
GV chữa bài của HS ttrên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3: GV yêu cầu HS đọc đề bài toán
GV hướng dẫn
+ Bìa toán cho em biết những gì?
+ Muốn tính số kg gạo mỗi loại ta làm như thế nào?
+ Làm thế nào để tính được số kg gạo trong mỗi túi?
+ Vậy đầu tiên chúng ta cần tính gì?
GV yêu câù HS làm bài.
Bài giải
Tổng số túi gạo là:
10 + 12 = 22 ( túi)
Mỗi túi gạo nặng là:
220 : 22 = 10 ( kg)
Số gạo nếp nặng là:
10 x 10 = 100 ( kg)
Số gạo tẻ nặng là:
12 x10 = 120 ( kg)
Đáp số: Gạo nếp: 100 kg ; gạo tẻ : 120 kg
GV gọi HS lên bảng làm, sau đó nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4: Yêu cầu HS đọc đề toán.
GV hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì?
GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
GV nhận xét và yêu cầu HS làm bài vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng thực hiện 
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
+ 3 =8 ( phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là:
840 : 8 x 3 = 315 ( m)
Đoạn đường từ hiêïu sách đến trường dài là:
840 – 315 = 525 ( m)
Đáp số: 315 m ; 525 m
GV nhận xét bài làm của HS và cho điểm.
4/ Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị tiếp bài sau.
*******************************
KÜ thuËt
Lắp cái đu
*******************************
TËp lµm v¨n
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I/ Mục tiêu:
Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.
Biết vận dụng những hiểu biết bài toán để lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh ming hoạ trong SGK.
Tranh ảnh một số vât nuôi trong nhà.
Một số tờ giấy để HS lập dàn ý.
III/ Các hoạt động dạy và học
1/ Khởi động: Hát vui
2/ Kiểm tra:
GV kiểm tra 2 HS lần lượt đọc tóm tắt tin tức đã làm ở tiết trước.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được cấu tạo của một bài văn miêu tả con vật, biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
NHẬN XÉT
- Cho HS đọc yêu cầu BT
GV giao việc
HS làm bài
HS tình bày
GV nhận xét chốt lại:
+ Mở bài: ( Đoạn 1) Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
+ Thân bài: ( đoạn 2. 3): Tả hình dáng con mèo, tả hoạt động, thói quen của con mèo.
+ Kết luận ( Đoạn 4): Nêu cảm nghĩ về con mèo.
- Từ bài văn con mèo Hoang, em hãy nêu nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- GV nhận xét, chốt lại( Ghi nhớ).
- HS đọc phần ghi nhớ.
LUYỆN TẬP-
- HS đọc yêu cầu BT
- GV giao việc: Các em cần chon vật nuôi trong nhà và lập dàn ý chi tiết về vật nuôi đó.
- Cho HS làm bài, phát giấy cho 2 HS làm để dán lên bảng.
- HS trình bày.
- GV nhân xét chốt lại và khen những HS làm dàn ý tốt.
4/ Củng cố và dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà sửa chữa hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả một vật nuôi.
- HS về nhà quan sát ngoại hình con mèo, con chó của nhà em hoặc của nhà hàng xóm.
*******************************
Khoa häc
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I/Mục tiêu:
 Sau bài học sinh biết: Trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 116, 117 SGK.
Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn , nơi ẩm ướt và dưới nước.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Khởi động: Hát vui
2/ Kiểm tra:
Nêu vai trò của nước, chất khoáng và ánh sáng đối với đời sống thực vật?
Nêu những điều kiện cần để cây sống va fphát triển bình thường?
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau:
Mục tiêu: Phân loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh của những cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, sống dưới nước, mà các thành viên trong nhóm đã sưu tầm.
- Cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó.
- Phân loại các cây thành 4 nhóm và dán vào giấy khổ to nhóm cây sống dưới nước n nhóm cây sống trên cạn chịu được khô hạn.nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm ướt, nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Cả nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
* Kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt.
Mục tiêu: - Nêu một số ví dụ về cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng khác nhau.
- Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu nước của cây.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 117 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?( Lúa đang làm đòng, lúa mới cấy)
- GV cho HS tìm thêm ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây, ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần lượng nước khác nhau và ứng dụng những hiểu biết đó trong trồng trọt.
- Nếu HS không biết hoặc biết ít. GV cung cấp cho HS thêm ví dụ:
+ Cây lúa cần nhiều nước vào lúc: lúa mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng. Nhưng đến giai đoạn lúa chín, cây lại cần ít nướchn nên phải tháo nước ra.
+ Cây ăn quả, lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để cây lớn nhanh; khi quả chín cần ít nước hơn.
+ Ngô, mía cũng cần tưới đủ nước và đúng lúc .
+ Vườn rau, vườn hoa cần được tưới đủ nước thường xuyên.
* Kết luận: - Cùng một cây, trong giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.
- Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới và tiêu nước hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt được năng suất cao.
4/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà sưu tầm thêm các tranh ảnh về cây sống dưới nước hoặc trên cạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_buoi_1_tuan_29_nam_hoc_2010_2011_pham_thi_thu.doc