Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 3 - Năm học 2011-2012

Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 3 - Năm học 2011-2012

THƯ THĂM BẠN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Bước đầu biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

- Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.

- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tư duy sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc. Các tranh ảnh về cảnh cứu người trong cơn bão lũ.

- Bảng phụ viết câu dài cần hướng dẫn đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài truyện cổ nước mình, trả lời ccâu hỏi: em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thể nào?

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: GV sử dụng tranh SGK

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

- HS G đọc cả bài cả lớp đọc thầm

- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ( 2 lần)

+ Một, hai HS đọc cả bài.

+ GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng trầm buồn, chân thành.

b. Tìm hiểu bài

GV yêu cầu HS đọc lướt đoạn một Hỏi: bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?

+ Hỏi câu 1 SGK

GV chốt ý: Lương viết thư chia buồn với bạn.

HS đọc thành tiếng, lướt đoạn 2 để tìm những chi tiết cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?

GV chốt: Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm và khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau.

HS đọc lướt toàn bài Trả lời câu hỏi 4 SGK

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 3 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Soạn : 9 / 9
 Giảng: Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Thư thăm bạn
I. Mục đích, yêu cầu
- Bước đầu biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba. 
- Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tư duy sáng tạo
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc. Các tranh ảnh về cảnh cứu người trong cơn bão lũ.
- Bảng phụ viết câu dài cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài truyện cổ nước mình, trả lời ccâu hỏi: em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thể nào?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV sử dụng tranh SGK
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
- HS G đọc cả bài cả lớp đọc thầm
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ( 2 lần)
+ Một, hai HS đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng trầm buồn, chân thành. 
b. Tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc lướt đoạn một Hỏi: bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
+ Hỏi câu 1 SGK
GV chốt ý: Lương viết thư chia buồn với bạn.
HS đọc thành tiếng, lướt đoạn 2 để tìm những chi tiết cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
GV chốt: Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm và khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau.
HS đọc lướt toàn bài Trả lời câu hỏi 4 SGK
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- 3HS nối tiếp đọc 3 đoạn kết hợp tìm và thể hiện bằng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: “Bạn Hồng thân mến đến chia buồn với bạn".
HS thi đọc diễn cảm trước lớp theo đoạn .1HS G đọc diễn cảm cả bài.
HS nhận xét, Gv nhận xét, đánh giá sửa chữa uốn nắn.
GV hỏi: Bài tập đọc giúp các em hiểu điều gì? 
3. Củng cố, dặn dò
- Bức thư cho em biết gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng?
- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa? 
âm nhạc
Học hát: Bài Mời bạn vui múa ca
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết bài'' Vui múa vui ca ''là một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên
- HS hát đúng giai điệu, tiết tấu và lời ca. Thể hiện được t/chất tươi vui của bài hát.
- Làm cho hs luôn vui tươi yêu đời 
II. đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:Sgk, giáo án, đàn organ
- Học sinh:Sgk, thanh phách.
III.Các hoạt đông dạy học:
1Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoat động: Học hát: Mời bạn vui múa ca
 (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)
1. Giới thiệu: 
- GV dùng tranh để giới thiệu bài hát: bài hát Mời bạn vui múa ca được trích từ nhạc cảnh Mèo đi câu cá của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Bài hát có tính chất tươi vui, nhịp nhàng.
2. Nghe mẫu:
- GV hát mẫu bài hát “Mời bạn vui múa ca” cho hs nghe mẫu (một đến hai lần).
3. Đọc lời: 
- GV hướng dẫn hs đọc lời ca từng câu ngắn kết hợp với gõ tiết tấu. 
4. Học hát từng câu:
- GV hát mẫu sau đó bắt nhịp cho hs hát từng câu. GV nhắc Hs chú ý lấy hơi ở đầu mỗi câu hát
- GV hướng dẫn hs hát nối các câu lại với nhau theo hệ thống móc xích.
5. Hát cả bài:
- GV bắt nhịp cho hs hát cả bài.
- GV sửa các lỗi về cao độ, tiết tấu của bài hát cho hs nắm được.
 - GV gọi 1 hs có năng khiếu lên bảng trình bày bài hát để cả lớp theo dõi.
*GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ thanh phách sau đó chia lớp thành 2 nhóm, một nhóm hát một nhóm vỗ tay theo phách sau đó đổi lại.
IV. Củng cố va dăn dò:
- GV sửa các lỗi về tiết tấu, cao độ và nhất là phần sắc thái của bài hát “Mời bạn vui múa ca”, hướng dẫn hs thể hiện đúng tính chất nhịp nhàng, tươi vui của bài hát.
toán
Tiết11: triệu và lớp triệu ( tiếp theo )
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết đọc viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về hàng và lớp.
- Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu. Đọc, viết đúng các số đến lớp triệu
II. Đồ dùng dạy học: - bảng phụ kẻ sẵn các hàng các lớp.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 3 trang13
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2.GV hướng dẫn HS đọc và viết số
- GV đưa ra bảng phụ yêu cầu HS viết lại số đã cho trong bảng phụ
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
3
4
2
1
5
7
4
1
3
- HS đọc số vừa viết
- HS nêu cách đọc số.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét kết luận:
+ Tách thành từng lớp.
+ Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
3.Thực hành:
Bài tập 1: hoạt động cá nhân. HS nêu yêu cầu của bài
- Đại diện 3 HS lên viết trên bảng mỗi em viết 2 số.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét đánh giá chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: làm miệng
- Gv nhận xét đánh giá hướng dẫn lại cách đọc số.
Bài tập 3: thảo luận theo cặp
- HS nêu yêu cầu của bài. Thảo luận theo cặp và tự viết số vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- Hai HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 4:Dành cho HS K- G.
- Các nhóm hoàn thành yêu cầu bài 4 và cử đại diện lên trả lời.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các hàng các lớp , cách đọc số có sáu chữ số.
Kể chuyện
kể chuyện đã nghe, đã đọc
i. mục đích yêu cầu 
- HS kể lại được1 câu chuyện( mẩu truyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về người có lòng nhân hậu, về tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người bằng lời kể của mình. Lời kể rõ ràng, rành mạch,bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
- Hiểu truyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của 1 câu chuyện (Mẩu truyện đoạn truyện ) đã nghe đã đọc nói về một người có lòngnhân hậu, về tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người.
- Mạnh dạn, tự tin trước đông người.
ii. đồ dùng dạy học 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 1-2 HS kể lại câu chuyện: Nàng tiên ốc. 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: 
- HS đọc đề bài. GV viết đề bài. 
- GV gạch chân những từ quan trọng.
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc bốn gợi ý (1,2,3,4). Cả lớp theo dõi SGK
- HS đọc thầm lại gợi ý1. GV nhắc lại những bài thơ truyện đọc đượcnêulàmvídụ là những bài trong SGK. Khuyến khích HS nên kể những câu chuyện ngoài SGK
- Cho HS nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện mình sẽ kể.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 3, GV viết dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện lên bảng.
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 
- Kể chuyện theo cặp: HS kể chuyện. Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp: Gọi vài HS thi kể câu chuyện trước lớp.
+ Mỗi HS kể xong , cho các em khác hỏi bạn, trao đổi cùng bạn về nhân vật ,chi tiết , ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp và GV bình chọn , tuyên dương bạn kể chuyện hay nhất. 
3. Củng cố - dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- HD HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe câu chuyện mà em thích. 
 Soạn :12. 9
 Giảng:Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Người ăn xin
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc giọng đọc nhẹ nhàng,bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.
- Hiểu ND ý nghĩa câu truyện: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ( TL được CH 1,2 3).
- Cần thông cảm và chia sẻ nỗi bất hạnh với mọi người
II. Đồ dùng dạy – học: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Thư thăm bạn trả lời câu hỏi SGK
B. Dạy bài mới:1. Giới thiệu bài: Sử dụng tranh minh hoạ 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a- Luyện đọc đúng:
- 1HS đọc cả bài cả lớp đọc thầm
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ( 2 lần)
+ Một, hai HS đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài 
b. Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc lướt, đọc thầm đoạn một trả lời : câu hỏi 1 SGK
GV chốt ý: ông lão ăn xin đáng thương già lọm khọm, quần áo tả tơi.
- HS đọc thành tiếng, lướt đoạn 2 để trả lời câu hỏi 2 SGK?
GV chốt: cậu bé chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông, muốn giúp đỡ ông
- HS đọc lướt toàn, đọc thầm đoạn còn lại bài Trả lời câu hỏi 3 SGK. CH 4 dành cho HS K, G
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- 3HS nối tiếp đọc 3 đoạn kết hợp tìm giọng đọc và thể hiện bằng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.Đọc phân biệt giọng các nhân vật.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo cách phân vai
- HS thi đọc diễn cảm theo hai vai trước lớp.
- HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá sửa chữa uốn nắn.
- GV hỏi: Bài tập đọc giúp các em hiểu điều gì? 
- Gv ghi đại ý: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ 
3. Củng cố, dặn dò
- Câu truyện giúp em hiểu điều gì?
- Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người bất hạnh chưa? 
- Gv nhận xét tiết học.HS về tập kể lại câu truyện trên.
Toán
Tiết 12:luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc, số viết được một số đến lớp triệu.
- Bước đầu nhận biết được giá trị của từng chữ số theo vị trí của nó trong một số
- Ham học hỏi, sáng tạo trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 3 trang 15. Nêu cách đọc số.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2.GV cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn.
- GV hỏi: Các số đến lớp triệu có thể có mấy chữ số?
- HS tự nghĩ ra số có đến hàng chục triệu, hàng trăm triệu. Viết số đó ra bảng con
3.Thực hành
Bài tập 1: Hoạt động nhóm
- Các nhóm làm vào phiếu học tập 
- Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: làm việc cả lớp
- GV viết từng số lên bảng HS lần lượt đọc từng số
Bài tập 3/ a, b, c: Làm việc cá nhân 
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm vào vở theo y/c .
- 3 HS lên chữa bài. HS K, G trình bày phần còn lại.NX.
Bài tập 4/a,b:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV gợi ý cách làm
- HS trả lời miệng 
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhác lại cách viết số có nhiều chữ số.
- GV nhận xét tiết học. Dăn về xem lại bài tập 4 trang 16
Khoa học
 vai trò của chất đạm và chất béo
I. Mục đích, yêu cầu
- Sau bài học HS có thể kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và một số thức ăn chứa nhiều chất béo.
- Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể.
- Xác định được nguồn gốc của nh ...  tập ghi các câu hỏi ở phần nhận xét
III. Các hoạt động dạy học
 a- KTBC: - Một HS làm lại bài 1a, một HS làm bài 2
B. Dạy bài mới:1. Giới thiệu bài : 
 2. Hướng dẫn hình thành khái niệm 
a. phần nhận xét:
- Một hS đọc các yêu cầu trong phần nhận xét
- HS thảo luận theo cặp và làm vào phiếu học tập.
Câu 1: hãy chia các từ đã cho thành hai loại
Từ chỉ gồm một tiếng( từ đơn)
Từ gồm nhiều tiếng ( từ phức)
Câu 2: 
Tiếng dùng để làm gì?
Từ dùng để làm gì?
- Đại diện một số nhóm trình bày kế quả.HS nhận xét.
- Gv nhận xét chốt lại kiến thức chuẩn
b.Phần ghi nhớ 
- Ba HS đọc phần ghi nhớ SGK cả lớp đọc thầm.
3. Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS trao đổi theo cặp và tự làm vào vở.
- Một HS lên bảng trình bày kết quả .
- GV nhận xét đánh giá chốt lại kết quả đúng
Bài tập 2: Một HS giỏi đọc và giải thích rõ yêu cầu của bài tập 2
- GV kiểm tra sự chuẩn bị từ điển của HS, hướng dẫn HS sử dụng từ điển để tìm từ.
- HS tự tra từ điển để tìm từ. Một số em báo cáo kết quả làm việc.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét
Bài tập 3: Một em đọc yêu cầu của bài tập 3 và câu văn mẫu.
- Gv tổ chức trò chơi ai nhanh ai đúng GV chia lớp thành 4 nhóm thi đặt câu nối tiếp giữa các nhóm theo vòng tròn và tính điểm.
4. Củng cố, dặn dò : - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 - Về học thuộc ghi nhớ, viết lại 2 câu đã đặt ở bài tập 3
Khoa học
 vai trò của vi- ta- min,chất khoáng và chất xơ
I. Mục đích, yêu cầu
- Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi - ta- min, chất khoáng và chất xơ.
- Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, ăn uống đủ chất.
II. Đồ dùng dạy – học: - Hình 14,15 SGK. Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC: HS kể tên các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chứa nhiều chất đạm
B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
Mục tiêu: Kể tên một số thức ăn chứa nhiều vi- ta -min, chất khoáng và chất xơ.
- Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
Cách tiến hành
Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm hoàn thành bài tập trong phiếu
- GV hướng dẫn HS hoàn thiện bảng sau
Tên thức ăn
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thực vật
Chứa 
vi-ta-min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
x
x
x
X
- Trong cùng một thời gian nhóm nào ghi được nhiều là thắng
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trên
Bước 3: các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và tự đánh giá.
Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của vi-ta-min, chất khoáng chất xơ và nước
*Mục tiêu:Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng chất xơ và nước
*Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận về vai trò của vi-ta-min
- HS nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể.
 Bước 2: Thảo luận về vai trò của chất khoáng
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể?
 Bước 3: Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước.
- GV hỏi : Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ?
- Hằng ngày, chúng ta cần phải uống khoảng bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước?
*Kết luận: Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá qua việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải được các chất căn bã ra ngoài.
- Hằng ngày, chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng xơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước.
3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 15. 
- GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà chuẩn bị bài 7 Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
Toán
Tiết 14: dãy số tự nhiên
I. Mục đích, yêu cầu
- Bước đầu HS nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- Tự nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy – học:-Vẽ sẵn tia số vào bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 2 trang 17
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2.Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- GV ghi các số đó lên bảng và chỉ vào các số và nêu các số Ví dụ : 12,241,1996,0 .. là các số tự nhiên 
- HS nêu lại đặc điẻm dãy số vừa viết
- GV giới thiệu: Tất cả các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên 
- HS nêu nhận xét: số 0 ứng với điểm gốc tia số; mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với một điểmcủa tia số
- GV kết luận : ta đã biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số
2.Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
- GV hướng dẫn HS tập nhận xét đặc điểm của dãy số tự nhiên:0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10..
- Tương tự GV cho HS bớt 1 ở bất kì số nào cũng được số tự nhiên liền trước số đó.
- GV kết luận không thể bớt 1 ở số 0 để được số tự nhiên nên không có số tự nhiên nào liền trước số 0 và số 0 là số tự nhiên bé nhất
- GV gợi ý HS nhận xét về hai số tự nhiên liền nhau từ đó có nhận xét chung: Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị
3.Thực hành
Bài tập 1, 2: Làm việc cá nhân
- GV hỏi củng cố về số liền trước, số liền sau của một dãy số tự nhiên.
Bài tập 3: Thảo luận theo cặp
- Đại diện 3 cặp lên điền số thích hợp vào chỗ chấm
Bài tập 4/a: Làm việc cá nhân
- HS tự làm bài vào vở. HS K, G làm cả 3 phần
- Đại diện 1 em lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá. 
4. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại các đặc điểm của dãy số tự nhiên.
 - GV nhận xét tiết học. Dặn về xem lại bài tập 3,4 trang 19
 Soạn: 13. 9
 Giảng: Thứ 6 ngày 16 tháng 9 năm 2011
Tập làm văn
Viết thư
I. Mục đích, yêu cầu
-HS nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Biết vận dụng những kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin
- giáo dục tình bạn thân ái, đoàn kết, chân tình.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Giấy khổ to ghi nội dung phần ghi nhớ.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu cách kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật?
B. Dạy bài mới:1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới 
a.Hướng dẫn HS nhận xét.
- Một HS đọc lại bài Thư thăm bạn. Cả lớp trả lời câu hỏi SGK
- GV hỏi : Lương viết thư cho Hồng để làm gì?
+ Người ta viết thư để làm gì?
+ Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
- HS dựa vào bài Thư thăm bạn trả lời .
- 1,2 HS trả lời các em khác nhận xét.
- GV nhận xét và nói đây là phần chính của một bức thư các em có thể viết tách từng ý riêng hoặc viết xen kẽ các nội dung đó trong bức thư.
- Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
b.Hướng dẫn HS ghi nhớ
- GV gắn phần ghi nhớ lên bảng 
- 3HS đọc phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm 
3. Hướng dẫn HS Luyện tập 
a.Tìm hiểu đề: 
- Một HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm lại, tự xác định yêu cầu của đề.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọngtrong đề bài trên bảng.
b. HS thực hành viết thư
 - HS viết ra giấy nháp những ý cần viết trong lá thư.
- 1-2 em dựa vào dàn ý trình bày miệng lá thư.
- GV nhận xét.
- HS viết thư vào vở 
- GV khuyến khích các em viết được một lá thư thăm hỏi chân thành, tình cảm, kể được nhiều việc ở lớp trường em.
- 2HS đọc lá thư.
- GV chấm chữa 2-3 bài.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết hay.
- Yêu cầu những em chưa hoàn thành về nhà tiếp tục hoàn chỉnh lá thư.
Toán
Tiết15: viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I. Mục đích, yêu cầu
- Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: đặc điểm của hệ thập phân; sử dụng mười kí hiệu ( chữ số) để viết số trong hệ thập phân; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể
- Viết được số trong hệ thập phân
II. Đồ dùng dạy học: GV, HS; SGK
III. Các hoạt động dạy học 
A. Ktbc: HS làm lại bài 4 trang 19; một số em nêu lại đặc điểm của dãy STN
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
- GV: trong bài học về các hàng các lớp các em thấy mỗi hàng viết được mấy chữ số?
 10 đơn vị = ? chục
10chục = ? trăm 
10 trăm = ? nghìn 
- GV kết luận: ở mỗi hàng chỉ có thể viết được 1 chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng hợp thành một đợn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
- Với mười chữ số : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.
- HS tự viết số tự nhiên bất kì và nêu giá trị của mỗi chữ số trong số vừa viết.
- GV nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- GV nêu: Viết số tự nhiên với đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân
3. Thực hành
Bài tập 1 : làm việc cá nhân
- Gv đọc số ; HS viết số vào bảng con.
- HS nêu số vừa viết gồm mấy triệu?, mấy nghìn? mấy trăm? mấy chục?...
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài
- Lớp làm vào vở.Chữa bài.
- Các HS khác nhận xét.
Bài tập 3: hoạt động cả lớp
- HS nêu yêu cầu của bài Lớp làm vào nháp.HS K- G làm tiếp 2 số còn lại.
- Cả lớp và GV nhận xét kết luận.
4. Củng cố, dặn dò:- HS nhắc lại cách viết số trong hệ thập phân
 - GVnhận xét tiết học. Dặn về làm lại bài 2
Sinh hoạt
Học an toàn giao thông
Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I Mục đích yêu cầu
- HS nhớ và giải thích một số biển báo giao thông đơn giản.
- Hiểu ý nghĩa nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới.
- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông khi đi đường.
II. Đồ dùng dạy học
- các biển báo hiệu giao thông
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Ôn lại các biển báo hiệu đã học
- GV tổ chức trò chơi nhớ tên biển báo
- GV chọn 6 nhóm mỗi nhóm 4 em giao cho mỗi nhóm 4 biển báo hiệu khác nhau. GV viết tên 4 nhóm lên bảng.
+ Biển báo cấm.
+ Biển báo nguy hiểm.
+ Biển báo hiệu lệnh.
+ Biển báo chỉ dẫn
- GV hô bắt đầu: Từng nhóm mỗi em 1 lần lên xếp biển đang cầm trong tay vào nhóm.
GV kết luận ghi nhớ
Hoạt động 2: Nhận biết các biển báo hiệu giao thông 
- GV giới thiệu biển 11a, 123 a,b; 207a; 224; 226; 227
- GV giới thiệu tác dụng của biển báo hiệu .
3.Luyện tập củng cố
- Nhận dạng biển báo hiệu giao thông.
- GVhỏi: Tại sao phải chấp hành luật lệ giao thông 
- Tổ chức trò chơi: Tham gia giao thông
4. Nhận xét dặn dò
- Về thực hiện tốt tháng an toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 3 buoi 1 KNS.doc