Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 30 đến 35 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà

Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 30 đến 35 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà

Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : DU LỊCH – THÁM HIỂM

I.MỤC TIÊU

 1.Tiếp tục mở rộng vốn từ về du lịch, thám hiểm.

 2.Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ vừa tìm được.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 1,2.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1.Khởi động

2.Kiểm tra bài cũ

-Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của tiết trước, làm lại bài tập 4.

3.Bài mới

a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài

b/ Hướng dẫn làm bài tập

*Bài tập 1

-Cho HS đọc yêu cầu bài tập

-Phát phiếu cho các nhóm trao đổi thi tìm từ

-GV khen những nhóm tìm được đúng nhiều từ

+Ý a : vali, cần câu, lều trại, giầy mũ, quần áo,

+Ý b : tàu thuỷ bến tàu, tàu hoả, ô tô, .

+Ý c : khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ .

+Ý d : phố cổ, bãi biển, công viên, .

*Bài tập 2: tiến hành tương tự như bài tập 1.

*Bài tập 3

-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập và mỗi em tự chọn nội dung viết về du lịch thám hiểm. Sau đó đọc trước lớp, GV nhận xét sửa bài cho lớp.

4.Củng cố – dặn dò

-Yêu cầu HS hoàn chỉnh, viết lại vào vở đoạn văn ở bài tập 3.

-Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.

-Xem trước bài “ Câu cảm”.

 

doc 79 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 30 đến 35 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
 Thứ hai ngày tháng 4 năm 2011
Chào cờ
*************************
Hát nhạc
( Gv dạy chuyên lên lớp )
**************************
Toán
( Soạn chi tiết )
**************************
Tập đọc 
HƠN MỘT NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I.MỤC TIÊU
	1.Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
	Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
	2.Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
	Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử : khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Aûnh chân dung Ma-gien-lăng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-Cho HS đọc thuộc lòng bài Trăng ơi từ đâu đến ?, trả lời các câu hỏi SGvànôi dung bài.
3.Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
-Cho HS luyện đọc tên riêng nước ngoài.
-Cho HS tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài ; đọc 3 lượt. GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
-Cho HS luyện đọc theo cặp.
-Cho 2 HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng đọc rõ ràng, cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng những từ ngữ nói về gian khổ, mất mát hi sinh của đoàn đã trải qua, sứ mạng vinh quang mà đoàn đã đạt được.
c/ Tìm hiểu bài
-Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm nhằm mục đích gì ? (  khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.)
-Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ? (cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết, phải giao tranh với thổ dân)
-Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ? ( gợi ý HS chọn ý c)
-Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt được kết quả gì ? (chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.)
-Câu chuyện giúp em hiểu những điều gì về các nhà thám hiểm ? ( rất dũng cảm, ham hiểu biết, ham khám phá và có nhiều cống hiến lớn cho loài người  )
d/ Hướng dẫn đọc diễn cảm
-Cho 3 HS tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung bài theo gợi ý ở phần luyện đọc.
-Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu “ Vượt Đại Tây Dương .. ổn đinh được tinh thần.”
4.Củng cố – dặn dò
-Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, ngay từ bây giờ, HS cần rèn luyện những đức tính gì ? (ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt khó khăn.)
-Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
-Xem trước bài “ Dòng sông mặc áo”
**************************
Thứ ba ngày tháng 4 năm 2011
Thể dục
************************
Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : DU LỊCH – THÁM HIỂM
I.MỤC TIÊU
	1.Tiếp tục mở rộng vốn từ về du lịch, thám hiểm.
	2.Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ vừa tìm được.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 1,2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của tiết trước, làm lại bài tập 4.
3.Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Hướng dẫn làm bài tập
*Bài tập 1
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập
-Phát phiếu cho các nhóm trao đổi thi tìm từ
-GV khen những nhóm tìm được đúng nhiều từ
+Ý a : vali, cần câu, lều trại, giầy mũ, quần áo,
+Ý b : tàu thuỷ bến tàu, tàu hoả, ô tô, ..
+Ý c : khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ.. 
+Ý d : phố cổ, bãi biển, công viên, .. 
*Bài tập 2: tiến hành tương tự như bài tập 1.
*Bài tập 3
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập và mỗi em tự chọn nội dung viết về du lịch thám hiểm. Sau đó đọc trước lớp, GV nhận xét sửa bài cho lớp.
4.Củng cố – dặn dò
-Yêu cầu HS hoàn chỉnh, viết lại vào vở đoạn văn ở bài tập 3.
-Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
-Xem trước bài “ Câu cảm”.
*************************
Toán
 TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I.MỤC TIÊU
	Giúp HS bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì ? ( cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một tỉnh, thành phố.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-Cho HS sửa lại bài tập 4 của tiết trước.
3.Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/Giới thiệu tỉ lệ bản đồ
-Cho cả lớp xem bản đồ Việt Nam có tỉ lệ 
1 : 10 000 000 và nói : “ các tỉ lệ 1 : 10 000 000 ; 1 : 500 000 ; . Ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ”.
-Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ 10 000 000 lần, ví dụ: độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000cm hay 100 km ngoài thực tế.
-GV hướng dẫn HS có thể viết tỉ lệ đó dưới dạng phân số. GV ghi bảng và cho HS đọc lại.
c/ Thực hành
*Bài tập 1
-Yêu cầu HS nêu được câu trả lời. Chẳng hạn: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000mm; độ dài 1cm ứng với độ dài thật là 1000cm;  
*Bài tập 2
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập. Rồi cho HS lên bảng điền vào chỗ trống số thích hợp. GV nhận xét sửa bài.
*Bài tập 3
-Cho HS điền kết quả đúng, sai vào ô trống, GV nhận xét sửa bài.
4.Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
-Xem trước bài “ 148. Ưùng dụng của tỉ lệ bản đồ”.
*************************
kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU
	1.Rèn kĩ năng nói :
	-Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm có nhân vật, ý nghĩa.
	-Hiểu cốt truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
	2.Rèn kĩ năng nghe :
	Lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời bạn kể.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm trong truyện cổ tích, truyện danh nhân, truyện viễn tưởng, truyện thiếu nhi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-Cho 2 HS lần lượt kể cây chuyện Đôi cánh của ngựa trắng và nêu ý nghĩa truyện.
3.Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
b/ Hướng dẫn HS kể chuyện
*Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài
-Cho 1 HS đọc đề bài, GV viết lên bảng đề bài và gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
-Cho HS tiếp nối nhau đọc ý 1, 2
-Cho HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể
-Dán tờ phiếu ghi vắn tắt dàn ý bài kể chuyện lên bảng lớp.
-Nhắc nhở HS về giọng kể, nhìn vào các bạn là những người đang nghe mình kể.
*HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện
-Cho từng cặp HS lần lượt kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Kể xong các em trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Cho HS thi kể trước lớp và nêu ý nghĩa truyện. Đặt câu hỏi lẫn nhau 
4.Củng cố – dặn dò
-Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
-Xem trước bài “ Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
************************** 
 Thứ tư ngày tháng 4 năm 2011
Toán148. ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I.MỤC TIÊU
	Giúp HS : Từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thật trên mặt đất.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Vẽ lại bản đồ trường mầm non xã Thắng Lợi trong SGK và tờ giấy to treo trên bảng lớp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-Cho HS nêu tỉ lệ bản đồ là gì ?
3.Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
-GV gợi ý :
+Độ dài thu nhỏ trên bản đồ ( đoạn AB) dài mấy cm ? (2 cm)
+Bản đồ của trường vẽ theo tỉ lệ nào ? (1 : 300)
+1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm ? ( 300 cm)
+2 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu ? (2cm x 300)
-Gợi ý HS cách ghi bài giải (như SGK)
c/ Giới thiệu bài toán 2 
-Tiến hành tương tự như bài toán 1.
D/ Thực hành
*Bài tập 1
-Yêu cầu HS tính độ dài thật theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ, rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm. GV nhận xét sửa bài lên bảng lớp.
*Bài tập 2
-Tiến hành như bài tập 1. GV nêu câu hỏi gợi ý
+Bài toán cho biết gì ?
+Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào ? (1 : 200)
+Chiều dài phòng học thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu ? (4 cm)
+Bài toán hỏi gì ? (Tìm chiều dài thật của phòng học)
-HS tự tìm cách giải, rồi giải vào vở học 
*Bài tập 3
-Cho HS tự giải bài toán vào vở học. GV nêu nhận xét và sửa bài lên bảng lớp
Bài giải
Quãng đường từ TPHCM - Quy Nhơn dài là:
27 x 2500000 = 67500000 (cm)
67500000 cm = 675 km
Đáp số : 675 km
4.Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
-Xem trước bài “ 149. Ưùng dụng của tỉ lệ bản đồ (tt)”.
**************************
Lịch sử 
NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
CỦA VUA QUANG TRUNG
I.MỤC TIÊU
	HS biết :
	-Kể được một số chính sách và văn hoá của vua Quang Trung.
	-Tác dụng của các chính sách đó.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	-Thư Quang Trung gởi cho Nguyễn Thiếp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-Nêu diễn trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
3.Bài mới
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
*Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
-GV trình bày tóm tắt t ... y ,cô giáo chỉ rõ.
-Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về bố cục bài,về ý,cách dùng từ, đặt câu,lỗi chính tả;biết tự chữa lỡi thầy cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
Nhận biết được cái hay của bài thầy cô khen.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung
-Phiếu học tập để HS thống kê về các lỗi về chính tả,dùng từ,câu trong bài văn của mình theo từng loại lỗi và sửa lỗi. 
III/Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:( 3 phút )
+ GV nhận xét, đánh giá.chung bài làm 
2. Dạy bài mới:(30’) GV giới thiệu bài.Trả bài viết
 Trả bài : 
- Gọi 3 em nối tiếp đọc nhiệm vụ của tiết trả bài TLV trong SGK
- Nhận xét kết quả làm bài của HS 
+ Ưu điểm :: Các em đã xác đinh đúng đề , đúng kiểu bài bài văn miêu tả , bố cục, diễn đạt , sự sáng tạo , lỗi chính tả , cách trình bày , chữ viết rõ ràng(Tài , Vy, Hùng, Phượng)
+Những thiếu sót hạn chế:Một số em khi miêu tả còn thiếu phần hoạt động Một số em phần miều tả ve àhình dáng còn sơ sài,còn vài em bài làm chưa có kết bài,từ ngữ dùng chưa hợp lý.
- Thông báo điểm số cụ thể của HS.
+ Trả bài cho HS 
+ Hướng dẫn HS sửa bài 
GV phát phiếu học tập chotừng HS làm viêc cá nhân.Nhiệm vụ
-Đọc lời phê của cô giáo
-Đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài
-Viết vào phiếu các lỗi sai trong bài theo từng laọi(lỗi chính tả,từ ,câu,diễn đạt, ý) và sữa lỗi.
-Đổi bài đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi soát lại việc sửa lỗi.
GV theo dõi ,kiểm tra HS làm việc
+ Hướng dẫn HS sửa bài chung
-Gvchép các lỗi định chữa lên bảng lớp
-GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu
*Chính tả:
 Sửa trực tiếp vào vở 
+ Yêu cầu HS trao đổi bài của bạn để cùng sửa 
- GV theo dõi cách sửa bài , nhắc nhở từng bàn cách sửa
- Gọi HS nhận xét bổ sung 
+ Đọc những đoạn văn hay của các bạn có điểm cao 
+ Sau mỗi bài HS nhận xét 
+ Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn hay : Gợi ý viết lại đoạn văn khi : 
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chuính tả 
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay 
+ Đoạn văn viết đơn giản , câu cụt
+Hoặc viết mở bài, kết bài không đúng yêu cầu
+ GV đọc lại đoạn văn viét lại và sửa chữa cho HS nếu còn thiếu sót
3 CỦNG CỐ _ DẶN DÒ
nhận xét tiết học 
Dặn về nhà những em làm bài chưa đạt thì làm lại 
****************************
Toán 
Ôn tập về tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu
-Giúp hS rèn kĩ năng giải các bài toán về tìm số trung bình cộng..
II- Đồ dùng dạy học 
 III. Hoạt động dạy – học
1.Bài cũ: ( 5’) 
 Gọi 2 HS làm BT1, BT2.trang 174
GV nhận xét- ghi điểm.
2.Bài mới:
Bài 1:( 4’).
H.Muốn tìm trung bình cộng của các số ta làm như thế nào?
-Gv chấm bài nhận xét.
Bài 2:( 6’) 
Gọi HS đọc đề, phân tích đề.
-GV nhận xét.
Bài 3:(7’) 
Gọi HS đọc đề, phân tích đề.
-GV gợi ý giúp HS tìm ra các bước giải 
-Yêu cầu HS tự làm.
-Gv chấm chữa bài.
Bài 4:(8’)Yêu cầu HS đọc đề.
GV gợi ý giúp HS tìm ra các bước giải 
-Yêu cầu HS tự làm.
GV chấm chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3’
+ GV nhận xét tiết học.
+ Hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
+ Chuẩn bị bài sau.
***************************
Luyện từ và câu 
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
I.Mục đích yêu cầu:
-Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện ( trả lời cho câu hỏi : Bằng cái gì? Với cái gì?
-Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu ; Thêm trạng ngữ chỉ phương tiệnvào câu.
IIĐồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết :
+ Hai câu văn ở BT1( phần NX ) Hai câu văn ở BT1( phần luyện tập )
+hai băng giấy để HS làm BT2ập1( phần NX 
-Tranh ảnh vài con vật..
III/Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ ;( 4’ )
Gọi 2 HS làm BT 3 tiết LTVC (MRVT : lạc quan – Yêu đời)
GV nhận xét- ghi điểm.
2.Bài mới :Giới thiệu bài(1’) 
Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1: ( 10’ )Tìm hiểu phần nhận xét.
_ Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung các yêu cầu 1, 2.
H. Trạng ngữ được in nghiêng trong các câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
H.Loại trạng ngữ trên bổ sung cho câu ý nghĩa gì ?
Hoạt động 2: ( 4’)Phần ghi nhớ
_ GV giảng và rút ra nội dung như phần ghi nhớ
_ Gọi HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
_ Yêu cầu HS nêu VD về trạng ngữ chỉ phương tiện
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1 :( 7’ )
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 H . Bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào ?
 - Yêu cầu HS làm bài
 GV nhận xét ghi điểm cho HS

Bài 2 :(8’ ) 
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
_ Gv yêu cầu HS viết đoạn văn miêu tả con vật , trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
_ Gv nhận xét cho điểm 
3. Củng cố – Dặn dò ( 2’)
GV nhận xét tiết học.
 Yêu cầu HS học bài và Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Lạc quan- Yêu đời.
***************************
Mĩ thuật
( Gv dạy chuyên lên lớp)
***************************
Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2011
Toán
 Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I/Mục tiêu:
Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán “tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hại số đó”
II/Các hoạt động day học: 
1/ Bài cũ:
Gọi 1HS lên bảng sửa bài làm thêm tiết trước
GV nhận xét ghi điểm.
2/ Bài mới: Hướng dẫnHS làm bài tập
Bài 1:
Yêu cầu HS kẽ bảng như SGK,tính kết quả ra giấy nháp rồi viết dáp số vào bài
Tổng hai số 
318
Hiệu hai số 
42
Số lớn
180
Số bé
138
-GV treo bảng phụ đã kẽ sẵn ,mời 3HS lên ghi kết quả(mỗi em làm một cột )
-GV chốt lại kết quả đúng
Bài 2:Gọi HS đọc đề, phân tích đề
-Gọi 1HS lên bảng tóm tắt. Cả lớp tóm tắt và giả vào vở
Tóm tắt
	?cây
Đội 1:
	285cây	1375cây
Đội 2:
	?cây
Bài 3:tiến hành như bài 2
Các bước giải:
-Tìm nửa chu vi
-Vẽ sơ đồ
-Tìm chiều rộng ,chiều dài.
-Tính diện tích
Bài 5:Yêu cầu HS đọc và phân tích đề.
Nêu các bước giải:
-Tìm tổng của hai số.
-tìm hiêu của hai số.
-Tìm mỗi số
-GV chấm chữa bài
Củng cố –dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà ôn dạng toán vừa học.
***************************
Kĩ thuật
Ôn tập và lắp ghép mô hình tự chọn
I/ Mục tiêu:
-HS biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép các mô hình tự chọn.
-Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận,khéo léo khi thực hiện các thao tác,lắp các chi tiết của mô hình.
II/Đồ dùng dạy học:
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/BÀi cũ(5’)	Kiểm tra bộ đồ dùng lắp ghép mô hình kĩ thuật của HS
2/Bài mới:
Hoạt động 1: Hs chọn mô hình lắp ghép
-GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép
Hoạt động 2:Chọn và kiểm tra các chi tết
GV nhắc HS :
Các chi tiết phải sắp xếp theo từng loại vào nắp hộp
3/ Củng cố dặn dò:
Nhắc HS xếp gọn các chi tiết vào hộp
-Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS
-Về nhà thực hành lắp ghép.
***************************
tập làm văn
 Điền vào giấy tờ in sẵn
I- . Mục đích yêu cầu
-Hiẻu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi,Giấy đặt mua bváo chí trong nước.
-Biết điền nội dung cần thiết vào một bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
II/ Đồ dùng dạy học:
Mẫu điện chuyển tiền di,Giấy đặt mua báo chí trong nước.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
Kiểm tra 2HS đọc lại thư chuyển tiền đã điền nộn dung trong tiết TLV trước
2/Bài mới:
*Giới thiệu bài
*Hướng dẫn HS điền những nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn.
Bài tâp1
Gvgiải nghĩa những chữ viết tắt trong điện chuyển tiền đi:
+N3 VNPT:là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện,hs không cần biết
+ĐCT: viết tắt của điện chuyển tiền
-GV hướng dẫn cách điền vào điện chuyển tiền:
GV mời 1Hsgiỏi đóng vai em HS viết giúp mẹ điện chuyển tiền-nói trước lớp cách em sẽ điền nội dung vào mẫuĐiện chuyển tiền đi như thế nào
-Cho HS tự làm bài
Yêu cầu HS đọc bài
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước
Gvgiúp HS giải thích các chữ viết tắt,các từ ngữ khó(nêu trong chú thích:BCTV, báo chí,độc giả,kế toán trưởng,thủ trưởng)
-Gvlưu ý hs về những thông tin màđề bài cung cấp để các em ghi cho đúng;
+Tên các báo chọn đặt cho mình,cho ông bà bố mẹ , anh chị.
+Thời gian đặt mua báo(3 tháng,6 tnáng,12 tháng)
***************************
Khoa học 
Ôn tập : Thực vật và động vật
I/Mục tiêu:
-HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết.
- Vẽ và trình bày mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên..
II/ Đồ dùng dạy học
Hình tranh 134, 135 SGK
Giấy bút vẽ dùng cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động củaHS
1.Bài cũ:( 4’)
Gọi 4 Hs vẽ sơ đồ thể hiện sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
- 
3
Thành, Thuý, Bảo,Thương
a.Lúa gà Đại bàng 
 Rắn hổ mang
b. Lúa Chuột đồng Đại bàng 
	Rắn hổ mang
	Cú mèo 
c. Các loài tảo Cá Người 
d. Cỏ Bò Người

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_buoi_1_tuan_30_den_35_nam_hoc_2010_2011_pham_t.doc