Giáo án Lớp 4 - Buổi 2 Tuần 30 - GV: Nguyễn Bá Hồng - Trường tiểu học Giai Xuân

Giáo án Lớp 4 - Buổi 2 Tuần 30 - GV: Nguyễn Bá Hồng - Trường tiểu học Giai Xuân

NHU CầU CHấT KHOáNG CủA THựC VậT

i. Mục tiêu:

 - Biết được mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

ii. Đồ dùng dạy - học:

 - Hình minh hoạ trang 118, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 - Tranh (ảnh) hoặc bao bì các loại phân bón.

iii. hoạt động dạy - học:

1. Bài cũ:

- Gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước.

- Hãy nêu ví dụ chứng tỏ cùng một loài cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau ?

- GV nhận xét, cho điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài :

Hoạt động 1: Vai trò của chất khoáng đối với thực vật .

- Trong đất có các yếu tố nào cần cho sự sống và phát triển cuả cây ?

- Khi trồng cây, người ta có phải bón thêm phân cho cây trồng không ? Làm như vậy để nhằm mục đích gì ?

 

doc 15 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Buổi 2 Tuần 30 - GV: Nguyễn Bá Hồng - Trường tiểu học Giai Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30: Thứ hai ngày 12 tháng 04 năm 2010
KHOA HọC:
NHU CầU CHấT KHOáNG CủA THựC VậT
i. Mục tiêu: 
 - Biết được mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
ii. Đồ dùng dạy - học:
 - Hình minh hoạ trang 118, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 - Tranh (ảnh) hoặc bao bì các loại phân bón.
iii. hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước.
- Hãy nêu ví dụ chứng tỏ cùng một loài cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau ?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài :
Hoạt động 1: Vai trò của chất khoáng đối với thực vật .
- Trong đất có các yếu tố nào cần cho sự sống và phát triển cuả cây ?
- Khi trồng cây, người ta có phải bón thêm phân cho cây trồng không ? Làm như vậy để nhằm mục đích gì ?
- Em biết những loài phân nào thường dùng để bón cho cây ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 4 cây cà chua trang 118 SGK trao đổi và trả lời câu hỏi :
- Các cây cà chua ở hình vẽ trên phát triển như thế nào ? Hãy giải thích tại sao ?
- Quan sát kĩ cây a và b , em có nhận xét gì?
- GV đi giúp đỡ các nhóm đảm bảo HS nào cũng được tham gia trình bày trong nhóm.
- Gọi đại diện HS trình bày. 
- GV giảng bài: 
Hoạt động 2: Nhu cầu các chất khoáng của thực vật.
- HS đọc mục BC biết trang 119 SGK..
- Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni-tơ hơn ?
- Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều phốt pho hơn ?
- Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều kali hơn ?
- Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây ?
- Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa đang vào hạt không nên bón nhiều phân ?
- Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt ?
Kết luận: Mỗi loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. 
3. Củng cố dặn dò:
- Người ta đã ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của cây trồng trong trồng trọt như thế nào ?
- Gv nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Cây lúa cần nhiều nước khi làm đồng,mới cấy . Cần nướ ít khi trổ bông và lúc chín không cần nước
- HS lắng nghe .
- HS trao đổi theo cặp và trả lời :
- Trong đất có mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, xác chết động vật, không khí và nước cần cho sự sống và phát triển của cây.
- Khi trồng cây người ta phải bón thêm các loại phân khác nhau cho cây vì khoáng chất trong đất không đủ cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Bón thêm phân để cung cấp đầy đủ các chất khoáng cần thiết cho cây.
- Những loại phân thường dùng để bón cho cây : phân đạm, lân, kali, vô cơ, phân bắc, phân xanh, 
- HS lắng nghe.
- Làm việc trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS, trao đổi và trả lời câu hỏi. Sau đó, mỗi HS tập trình bày về 1 cây mà mình chọn.
+ Cây a phát triển tốt nhất, cây cao, lá xanh, nhiều quả, quả to và mọng vì vậy cây được bón đủ chất khoáng.
+ Cây b phát triển kém nhất, cây còi cọc, lá bé, thân mềm, rũ xuống, cây không thể ra hoa hay kết quả được là vì cây thiếu ni-tơ.
+ Cây c phát triển chậm, thân gầy, lá bé, cây không quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ được nên ít quả, quả còi cọc, chậm lớn là do thiếu kali.
+ Cây d phát triển kém, thân gầy, lùn, lá bé, quả ít, còi cọc, cham lớn là do cây thiếu phốt pho.
- Cây a phát triển tốt nhất cho năng suất cao. Cây cần phải được cung cấp đầy đủ các chất khoáng.
 + Cây b phát triển chậm nhất, chứng tỏ ni-tơ là chất khoáng rất quan trọng đối với thực vật.
- HS lắng nghe .
- Cây lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống, rau dền, bắp cải,  cần nhiều ni-tơ hơn.
- Cây lúa, ngo, cà chua,  cần nhiều phốt pho.
- Cây cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ,  cần được cung cấp nhiều kali hơn.
- Mỗi loài cây khác nhau có một nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
- Giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân đạm vì trong phân đạm có ni-tơ, ni-tơ cần cho sự phát triển của lá. Lúc này nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn đến sâu bệnh, thân nặng, khi gặp gió to dễ bị đổ.
- Bón phân vào gốc cây, không cho phân lên lá, bón phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung và ghi vào vở .
- HS trả lời :
- Nhờ biết được những nhu cầu về chất khoáng của từng loài cây người ta bón phân thích hợp để cho cây phát triển tốt. Bón phân vào giai đoạn thích hợp cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
- HS về nhà thực hiện .
THể DụC: 
MÔN THể THAO Tự CHọN - NHảY DÂY
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
 - Ôn và học mới một số nội dung môn đá cầu.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và học mới chuyền cầu.
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác dể nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện: 
 - Địa điểm : Sân trường.
 - Phương tiện: Còi . Mỗi HS một dây nhảy và 1 quả cầu
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 6 – 10’
- GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp, nhảy của bài thể dục phát triển chung
- Kiểm tra bài cũ : 4 hs
- Nhận xét
2. Phần cơ bản: 18 – 22’
a.Đá cầu:
*Ôn Chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
- Nhận xét
*Học chuyền cầu 
- G.viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi
- Nhận xét
b.Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
- Hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập
- Nhận xét
*Thi nhảy dây theo tổ
- Nhận xét, tuyên dương
3. Phần kết thúc: 4 – 6’
- HS vừa đi vừa hát theo nhịp
- Thả lỏng
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà tập luyện Tâng cầu bằng đùi
- Đội hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
- Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
- Đội hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV 
LịCH Sử:
NHữNG CHíNH SáCH Về KINH Tế VΜ VăN HOá
của VUA QUANG TRUNG
i. Mục tiêu:
 - Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước :
 + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: “ Chiếu khuyến nông”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển .
 + Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hóa, giáo dục: “ Chiếu lập học”, đề cao chữ nôm,  Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hóa, giáo dục phát triển.
ii. hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra ghi nhớ và câu hỏi .
- Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ?
- Nguyễn Huệ chia làm mấy đạo quân ? đó là những đạo quân nào ?
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Nhóm 
- GV trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh: ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển.
- GV phân nhóm, phát PHT và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề sau:
Nhóm 1: Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ?
Nhóm 2: Nội dung và tác dụng của chính sách đó như thế nào ? 
Kết luận: Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông”(dân lưu tán phải trở về quê cày cấy ) ; đúc tiền mới ; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán .
Hoạt động 2 : Cả lớp.
- GV trình bày việc Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố “ Chiếu học tập”.
- GV đưa ra hai câu hỏi :
- Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm mà không đề cao chữ Hán ?
- Em hiểu câu : “xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào ?
Kết luận: Đây là một chính sách mới tiến bộ của vua Quang Trung.Việc đề cao chữ Nôm thành chữ viết nước nhà thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc của nhà Tây Sơn.
Hoạt động 3: Cả lớp.
- GV trình bày sự dang dở của các công việc mà Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với Quang Trung .
- GV cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình về vua Quang Trung.
- GV kết luận cho HS đọc và ghi ghi nhớ .
3. Củng cố dặn dò:
- Quang Trung đã làm gì để xây dựng đất nước ?
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Nhà Nguyễn thành lập”.
- Nhận xét tiết học .
-HS đọc thuộc lòng nội dung ghi nhớ và câu hỏi .
=> Để đánh quân thanh .
=> Chia làm 5 đạo quân ( Quang Trung, Đô đốc Long, Đô đốc bảo, Đô đốc Tuyết và Đô đốc Lộc )
- HS lắng nghe .
- HS lắng nghe .
- HS nhận PHT. HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
=> Ban hành “Chiếu khuyến nông” ; đúc tiền mới ; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới . . .
=> Nhân dân hai nước được buôn bán tự do . . .
- HS các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- HS đọc thông tin và trả lời .
=> Đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc .
=> Đất nước muốn phát triển được,cần phải đề cao dân trí,coi trọng việc học hành .
- HS lắng nghe .
-HS theo dõi lắng nghe .
- HS trình bày suy nghĩ của mình .
- HS đọc nối ghi nhớ và ghi vào vở .
=> Ban “ chiếu khuyến nông, chiếu học tập, mở cửa biên giới, đế cao chữ Nôm 
- HS về nhà thực hiện.
 Thứ tư ngày 14 tháng 04 năm 2010
KHOA HọC:	
NHU CầU KHÔNG KHí CủA THựC VậT
I. MụC TIÊU: 
 	Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
II. Đồ DùNG DạY – HọC:
 - Hình minh hoạ trang 120, 121 SGK.
 - GV mang đến lớp cây số 2 ở bài 57.
III. HOạT ĐộNG DạY - HọC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Gọi HS lên trả lời câu hỏi:
+ Tại sao khi trồng người ta phải bón thêm phân cho cây ?
+ Thực vật cần các loại khoáng chất nào? Nhu cầu về mỗi loại khoáng chất của thực vật giống nhau không ?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Vai trị của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật
Hỏi: 
+ Không khí gồm những thành phần nào ?
+ Những khí nào quan trọng đối với thực vật ?
Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ trang 120, 121, SGK và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu hỏi định hướng lên bảng.
1) Quá trình quang hợp chỉ diễn ra trong điều kiện nào ?
2) Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp
3) Trong quá trình quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
4) Quá trình hơ hấp diễn ra khi nào ?
5) Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình hơ hấp ?
6) Trong quá trình hơ hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
7) Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động ?
- Gọi HS trình bày.
- Theo dõi, nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, trình bà ...  HS chọn chi tiết
- GV cho HS chọn đúng và đủ chi tiết để riêng từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra giúp đỡ HS chọn đúng đủ chi tiết để lắp xe nôi.
 b/ Lắp từng bộ phận 
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- Cho HS quan sát hình như lắp xe nôi.
- Khi HS thực hành lắp từng bộ phận, GV lưu ý:
 + Vị trí trong, ngoài của các thanh. 
 + Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
 + Vị trí tấm nhỏ với tấm chũ U khi lắp thành xe và mui xe.
 c/ Lắp ráp xe nôi.
- GV nhắc nhở HS phải lắp theo qui trình trong SGK, chú ý văn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch.
- GV yêu cầu HS khi ráp xong phải kiểm tra sự chuyển động của xe. 
- GV quan sát theo dõi, các nhóm để uốn nắn và chỉnh sửa.
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
 + Lắp xe nôi đúng mẫu và đúng quy trình.
 + Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
 + Xe nôi chuyển động được.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. 
- Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Lắp xe đẩy hàng”.
- Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS chọn chi tiết để ráp. 
-HS đọc ghi nhớ .
- HS lắng nghe .
- HS làm cá nhân, nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm. 
- HS cả lớp.
 Thứ năm ngày 15 tháng 04 năm 2010
Tự nhiên và xã hội
NHậN BIếT CÂY CốI Và CON VậT
I. mục tiêu:
 - Nêu được tên môt số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.
 - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
 - HS yêu quý các loài cây, con vật và biết cách bảo vệ chúng.
II. đồ dùng dạy - học:
 - Tranh minh hoạ trong SGK.
 - Các tranh , ảnh về cây con do HS sưu tầm được.
 - Giấy, hồ dán, băng dính
III. hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Bài củ: 
 + Chỉ, nói tên và nêu ích lợi của một số con vật trong hình ?
 + Con vật nào sống ở nước ngọt, con vật nào sống ở nước mặn ?
 -GV nhận xét đánh giá .
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận biết cây cối và con vật trong tranh vẽ. Hoạt động nhóm .
 - GV phát phiếu học tập và phân chia nhóm :
 - N1,2: Quan sát H 1 - 4 SGK trang 62 . Cho biết cây nào sống trên cạn cây nào sống dưới nước và cây nào võa sống trên cạn vừa sống dưới nước .
 - N3,4: Quan sát H 5 -11 SGK trang 62 . Cho biết con vật nào sống trên cạn con vật nào sống dưới nước và con vật nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước . Con vật nào bay lượn trên không 
 - Gọi đại diên các nhóm báo cáo .
Kết luận: Cây cối và các con vật có thể sống ở mọi nơi : Trên cạn , dưới nước vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước.
+ Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật .
+ Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
Hoạt động 2: Sắp xếp tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề.
Bước 1: Hoạt động nhóm.
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm.
 - Nhóm 1: Trình bày tranh ảnh các cây cối và con vật sống trên cạn .
 - Nhóm 2: Trình bày tranh ảnh các cây cối và con vật sống dưới nước .
 - Nhóm 3: Trình bày tranh ảnh các cây cối và con vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước .
 - GV nhận xét tuyên dương những nhóm sưu tầm được nhiều tranh ảnh . 
3. Củng cố , dặn dò: 
 + Những nơi nào mà cây cối sống được ?
 + Những nơi nào mà loài vật sống được ?
-Về nhà thực hành bài học và sưu tầm, tranh trí các hình ảnh theo chủ đề .
 - Chuẩn bị bài học tiết sau “Mặt Trời”.
 - Nhận xét tiết học.
- HS trả lời .
- HS quan sát hình, thảo luận nhóm ghi phiếu học tập .
- Sống trên cạn là cây phượng, cây lan, sống dưới nước là súng , vừa trên cạn vừa đưới nước là cây rau muống .
- Các con vật sống trên cạn là sóc, sư tử.Cá sấu sống dưới nước. Rùa, ếch, rắn vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn . Con vẹt bay lượn trên không.
- Không chặt cây cối, không đốt rừng làm nương, rẫy .Không săn bắt động vật dưới mọi hình thức.
- Chăm sóc, bảo vệ tạo môi trường sống thuận lợi cho chúng.
- Thảo luận nhóm và trình bày theo yêu cầu .
- Đại diện các nhóm báo cáo .
- 2 HS trả lời .
Đạo đức
BảO Vệ LOàI VậT Có íCH (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống của con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
-Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở 
trường và nơi công cộng.
- HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích
II. đồ dùng dạy – học:
-Tranh, ảnh 
 	-Vở bài tập đạo đức.
III. hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
 + Vì sao cần phỉ giúp đỡ người khuyết tật ?
 + Em đã làm được những việc gì để giúp đỡ người khuyết tật ?
 - GV nhận xét ghi điểm . 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Trò chơi đố vui “Đoán xem con gì”.
- HS biết ích lợi một số con vật có ích.
- GV phổ biến luật chơi: Tổ nào có nhiều câu trả lời nhất sẽ là tổ thắng cuộc.
- GV giới thiệu tranh ( ảnh ) các con vật: trâu, bò, gà, heo ,  
 - GV ghi tóm tắt ích lợi của các con vật có ích lên bảng.
 Kết luận: Trên trái đất này, hầu hết các con vật đều có ích cho cuộc sống.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải tham gia bào vệ loài vật có ích.
 + N1: Em biết những con vật nào có ích ?
 + N2 & N3: Hãy kể những ích lợi của những con vật có ích đó ?
 + N4: Cần làm gì để bảo vệ những con vật có ích đó ?
 - GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận .
Kết luận: Cần phải bảo vệ loài vật để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta sống trong môi trường trong lành . Cuộc sống của con người không thể thiếu các loài vật có ích . Loài vật không chỉ có ích lợi cụ thể mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui và giúp ta hiểu thêm nhiều điều kì diệu .
Hoạt động 3: Nhận xét đúng sai.
 -Giúp HS phân biệt các việc làm đúng, sai khi đối xử với các con vật .
 - GV đưa các tranh, ảnh cho các nhóm.
 + Tranh 1: Tịnh đang chăn trâu.
 + Tranh 2: Bằng và Đạt dùng súng cao su bắn chim.
 + Tranh 3: Hương đang cho mèo ăn .
 + Tranh 4: Thành đang rắc thóc cho gà ăn.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả đã quan sát và nhận xét về các hành động đúng , sai.
3. Củng cố, dặn dò: 
 + Cần phải làm gì để bảo vệ loài vật có ích ?
 + Bảo vệ các loài vật chúng sẽ mang lại những gì cho chúng ta ?
- Về nhà học bài cũ, làm tốt những điều đã học.
 - Nhận xét tiết học.
- HS -2 HS trả lời .
- HS chú ý lắng nghe luật chơi.
 - Lớp chia thành 2 tổ nhóm (mỗi dãy là 1 tổ nhóm).
 - HS trả lời tên con vật mà tranh (ảnh) được minh hoạ.
- HS thực hiện thảo luận câu hỏi theo nhóm.
 - Chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò, hươu, nai ...
 - HS trình bày theo cách suy nghĩ của cá nhân 
 - Không được săn bắn .
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
 - HS nhận xét và bổ sung ( nếu có ).
- Các nhóm quan sát tranh và trả lời theo yêu cầu (Đúng – Sai).
 - Đại diện nhóm trình bày.
 - Các nhóm nhận xét .
 + Hành động trong các tranh 1, 3, 4 là những hành động đúng.
 + Hành động trong tranh 2 là hành động sai.
-HS trả lời .
Thể dục: 
TRò CHƠI “ CON CóC Là CậU ÔNG TRờI ”
 Và “TÂNG CầU” .
I. MụC TIÊU:
- Tiếp tục học trò chơi “ Con cóc là cậu Ông trời” . Yêu cầu biết cách chơi , biết đọc vần điệu và tham gia chơi có kết hợp vần điệu ở mức ban đầu .
 - Ôn tâng cầu . Yêu cầu học sinh biết thực hiện động tác và đạt số lần tâng cầu tốt . 
 - Có thái độ và kỉ luật trong lúc tập luyện ,đoàn kết.
II. ĐịA ĐIểM Và PHƯƠNG TIệN:
- Tập luyện trên sân trường đã vệ sinh sạch sẽ , đảm bảo an toàn cho học sinh trong lúc tâp luyện
- Chuẩn bị dụng cụ mỗi học sinh một quả cầu và một cái vợt .
III. HOạT ĐộNG DạY - HọC: 
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 6 – 10’
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung học tập của tiết học 
- Khởi động các khớp cổ chân , hối, hông , vai .
- Chạy trên nhẹ nhàng sân trường 90-100m sau đó đi thường vung tay và hít thở sâu . 
- Ôn các động tác tay chân toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung .
2. Phần cơ bản: 18 – 22’
*Chơi trò chơi :” Con cóc là cậu Ông trới “ 
- Giáo viên nêu tên trò chơi và cách thức chơi.
- Cho học sinh đọc thuộc vần điệu 1-2 lần sau đó cho chơi kết hợp vần điệu 
- Mỗi học sinh thực hiện 3-5 lần mỗi đợt nhảy 2-3 lần xen kẽ mỗi đợt có nghỉ ngơi.
*Trò chơi “Tâng cầu “ : 
- Giáo viên nêu tên trò chơi và cách thức chơi .
- Làm mẫu động tác tâng cầu cho học sinh quan sát 
- Cho học sinh thực hiện mẫu 1 lần sau đó cho cả lớp thực hiện theo các địa điểm đã quy định.
- Nhắc nhở học sinh bảo đảm an toàn và giữ trật tự.
3. Phần kết thúc: 4 – 6’
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát.
- Nhảy thả lỏng , cúi thả lỏng. 
Chơi trò chơi “ Làm theo hiêu lệnh “ 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại tiết học.
- Giao bài tập về nhà. 
Lớp trưởng tập hợp lớp, các tổ trưởng điểm số báo cáo.
 êêêêêêêê
êêêêêêêê
êêêêêêêê
 &
Cán sự điều khiển lớp thực hiện .
Vần điệu : 
“ Con cóc là cậu Ông trời
Nếu ai đánh nó thì trời đánh cho .
Hằng ngày để được ăn no .
Có bắt sâu bọ cho người nông dân .
Vậy xin nhắc nhở ai ơi !
Bảo vệ con cóc , mọi người nhớ ghi “
Thực hiện theo hàng dọc.
- Các tổ thực hiện theo khu vực của tổ mình .
Hoạt động NGLL:
Sơ kết tháng
 I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh 
 + Đánh giá đợc những công việc đã làm ,những việc cha làm đợc 
 + Có ý thức tôn trọng những thành quả đã làm đợc , nghiêm khắc rút kinh nghiệm 
 Những tồn tại của tuần trớc 
 + Tích cực rèn luyện tốt , thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới
 II. Nội dung và hình thức hoạt động: 
 1. Nội dung
 + Hát tập thể ( Cả lớp hát 2 bài ) Đấnh giá tuần qua 
 + Những nhiệm vụ chủ yếu của của tuần tới 
 2. Hình thức hoạt động
 + Hoạt động tập thể 
 3. Chuẩn bị hoạt động
 a. Một tổ một bản đánh giá 
Tổ 1 : tổ trưởng 
Tổ 2 : Tổ trưởng 
Tổ 3 : Tổ trưởng 
 + Lớp trưởng một bản đánh giá:
 + Một số bài hát 
 b. Tổ chức 
 + Quản ca cho lớp hát tập thể 2 bài 
 + Các tổ đánh giá hoạt động của tổ trong tuần ( đánh giá những việc đã làm đợc ,những việc chua làm đợc )
 + Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp 
 + GV chủ nhiệm nhận xét các hoạt động của lớp :
 + Vui văn nghệ .
 III. Kết thúc hoạt động: 
 + GV tuyên dương cả lớp về tinh thần phê bình và tự phê bình 
 + Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt các qui định của trường, đội, lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30 Lop 4 Khoa Su Dia Hong.doc