Giáo án Lớp 4 - Buổi 2 Tuần 33 - GV: Nguyễn Bá Hồng - Trường tiểu học Giai Xuân

Giáo án Lớp 4 - Buổi 2 Tuần 33 - GV: Nguyễn Bá Hồng - Trường tiểu học Giai Xuân

KHOA HọC:

QUAN Hệ THứC ĂN TRONG Tự NHIÊN.

I. Mục tiêu: Sau bài học này HS biết

- Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh hữu sinh trong tự nhiên.

- Vẽ và trình bày mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

- ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

II. Đồ dùng dạy - học: - Hình tranh 130, 131 SGK

 - Giấy bút vẽ dùng cho các nhóm.

III. Hoạt động dạy - học:

1. Bài cũ: 4’

- Trong quá trình sống động vật lấy vào cơ thể và thải ra môi trường những gì?

- Vẽ và nêu qúa trình trao đổi chất ở động vật.

GV nhận xét- ghi điểm.

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.8’

- Yêu cầu Hs quan sát hình 1 SGK trang 130.

- Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình?

- Hãy nói ý nghĩa của chiều các mũi tên trong sơ đồ.

 

doc 14 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Buổi 2 Tuần 33 - GV: Nguyễn Bá Hồng - Trường tiểu học Giai Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33: Thứ hai ngày 03 tháng 05 năm 2010
KHOA HọC:
QUAN Hệ THứC ĂN TRONG Tự NHIÊN.
I. Mục tiêu: Sau bài học này HS biết
- Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh hữu sinh trong tự nhiên.
- Vẽ và trình bày mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy - học: - Hình tranh 130, 131 SGK
 - Giấy bút vẽ dùng cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 4’
- Trong quá trình sống động vật lấy vào cơ thể và thải ra môi trường những gì?
- Vẽ và nêu qúa trình trao đổi chất ở động vật.
GV nhận xét- ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.8’
- Yêu cầu Hs quan sát hình 1 SGK trang 130.
- Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình?
- Hãy nói ý nghĩa của chiều các mũi tên trong sơ đồ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi trang 130.
-“ Thức ăn” của cây ngô là gì?
- Từ những “thức ăn “đó cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào đểnuôi cây?
Kết luận :Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước , khí các – bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và các sinh vật khác.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 130.
Hoạt động 2:Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật. 17’
GV nêu câu hỏi :
+ Thức ăn của châu chấu là gì?
- Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì ?
+ Thức ăn của ếch là gì ?
+ Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì ?
GV chia nhóm phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
- Gv nhận xét ghi điểm cho các nhóm.
- Kết luận:Sơ đồ (bằng chữ )sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia:
 Cây ngô Châu chấu ếch
(Cây ngô ,châu chấu , ếch là các sinh vật.)
3. Củng cố-Dặn dò: (5’)
Cho các nhóm thi đua viết sơ đồ thể hiện sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- Nhóm vẽ xong trước, vẽ đúng , vẽ đẹp là nhóm thắng cuộc.
- Hs quan sát hình 1 trong SGK trang 130.và trả lời câu hỏi.
- Cây ngô,ánh sáng, chất khoáng, nước, khí các – bô – níc.
- Mũi tên xuất phát từ khí các – bô- níc và chỉ vào lá cây ngô cho biết khí các –bô-níc được cây ngô hấp thụ qua lá.
- Mũi tên xuất phát từ nước ,các chấtkhoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
- HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi trang 130.Đại diện 2 nhóm trình bày.
- Chất khoáng, nước, khí các – bô – níc.
- Cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng như bột đường, chất đạm
Lớp nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc mục Bạn cần biết.
- HS làm việc ca lớp.
+ Thức ăn của châu chấu là lá ngô.
+ Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
+ Thức ăn của ếch là châu chấu.
+ Châu chấu.là thức ăn của ếch.
- Hs làm việc theo nhóm 6 , các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm lần lượt giải thích sơ đồ.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày.Lớp nhận xét.
- Các nhóm thi đua viết sơ đồ thể hiện sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
THể DụC: 
MÔN THể THAO Tự CHọN - NHảY DÂY
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
 - Ôn và học mới một số nội dung môn đá cầu.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và học mới chuyền cầu.
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác dể nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện: 
 - Địa điểm : Sân trường.
 - Phương tiện: Còi . Mỗi HS một dây nhảy và 1 quả cầu
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 6 – 10’
- GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp, nhảy của bài thể dục phát triển chung
- Kiểm tra bài cũ : 4 hs
- Nhận xét
2. Phần cơ bản: 18 – 22’
a.Đá cầu:
*Ôn Chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
- Nhận xét
*Học chuyền cầu 
- G.viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi
- Nhận xét
b.Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
- Hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập
- Nhận xét
*Thi nhảy dây theo tổ
- Nhận xét, tuyên dương
3. Phần kết thúc: 4 – 6’
- HS vừa đi vừa hát theo nhịp
- Thả lỏng
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà tập luyện Tâng cầu bằng đùi
- Đội hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
- Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
- Đội hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV 
LịCH Sử:
TổNG KếT – ÔN TậP
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa TK XIX.
-Nhớ được các sự kiện , hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Phiếu học tập của HS
Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử trong SGK phóng to.
III. hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: (4’)
H. Mô tả một công trình kiến trúc của kinh thành Huế mà em biết.
H HS đọc ghi nhớ.
GV nhận xét- ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động 1;Làm việc cá nhân. (8’)
GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng 
thời gian và yêu cầu HS điền nội dung các
 thời kì, triều đại vào ô trống cho chính xác.
Hoạt động 2: (10’) Làm việc theo nhóm
GV chia nhóm phát cho mỗi nhóm cho mỗi nhóm 1 tên nhân vật lịch sử , yêu cầu các nhóm ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử sau:
- Gv nhận xét, tóm tắt lại công lao của các nhân vật lịch sử trên.
Hoạt động 3: ( 10’ ) Làm việc theo nhóm
GV phát yêu cầu HS hoàn thành phiếu sau.
3. Củng cố - Dặn dò: ( 3’)
GV hệ thống lại kiến thức đã ôn.
Nhận xét tiết học dặn HS ôn bài.
HS dựa vào kiến thức đã học làm việc theo yêu cầu của GV
- các nhóm ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử.Đạib diện nhóm lên trình bày.Lớp nhận xét bổ sung .
+Hùng Vương +An Dương Vương
 + Hai Bà Trưng +Ngô Quyền
+Đinh Bộ Lĩnh +Lê Hoàn
 +Lý Thái Tổ +Lý Thường Kiệt
+Trần Hưng Đạo +Lê Thánh Tông
+Nguyễn Trãi +Nguyễn Huệ..
HS nhận phiếu hoàn thành phiếu, gọi đại diện nhóm trình bày.
Tên địa danh
Địa điểm
Xây dựng dưới triều đại
Đền Hùng
Phong Châu- Phú Thọ
Hùng Vương 
Th.Cổ Loa
Đông Anh, Hà Nội ( nay)
- An Dương Vương 
Hoa Lư
Gia Viễn –Ninh Bình
Đinh Bộ Lĩnh 
Kinh Thành Huế
Phú Xuân(Huế)
Nhà Nguyễn.
Thành Thăng Long
Hà Nội.
Lý Thái Tổ 
 Thứ tư ngày 05 tháng 05 năm 2010
KHOA HọC:
CHUỗI THứC ĂN TRONG Tự NHIÊN.
I. Mục tiêu: Sau bài học này HS biết
-Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.Nêu một số VD khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên..
- Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
- ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình tranh 132, 133 SGK
Giấy bút vẽ dùng cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: (5’)
- Thức ăn của cây ngô là gì? Từ những thức ăn đó cây ngô có thể chế tạo thành những chất dinh dưỡng gì để nuôi cây?
- Vẽ và trình bày mối quan hệ về thức ăn giữa lá ngô, châu chấu và ếch.
GV nhận xét- ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động 1:Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh..( 15’)
- Hướng dẫn HS tìm hiểu hình 1 trong SGK trang 132 thông qua các câu hỏi sau.
+ Thức ăn của bò là gì ?
+ Giữa cỏ và bò có quan hệ gì ?
+ Phân bò được phân huỷ trở thành chất gì cung cấp cho cỏ?
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì?
- GV chia nh. phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
- GV kết luận 
Sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ giữa bò và cỏ
Phân bò Cỏ Bò 
- Chất khoáng do phân bò phân huỷ là yếu tố vô sinh.
- Cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 132’.
Hoạt động 2:Hình thành khái niệm chuôĩ thức ăn. ( 12’)
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 132 SGK.
- Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
- Chỉ và nói về quan hệ thức ăn trong sơ đồ đó.
- GV kiểm tra giúp đỡ các nhóm.
- Gọi một số HS trả lời.GV chốt lại 
- Nêu một số VD khác về chuỗi thức ăn.
- Chuỗi thức ăn là gì ?
Kết luận : mục Bạn cần biết trang 133’
3. Củng cố-Dặn dò: (3’)
- GV chốt lại kiến thức đã học
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn hS học bài, chuẩn bị bài ôn tập.
- Hs quan sát hình 1 trong SGK trang 132.và trả lời câu hỏi.
+Thức ăn của bò là cỏ.
+ Cỏ là thức ăn của bò..
+ Phân bò được phân huỷ trở thành chất khoáng.
+ Phân bò là thức ăn của cỏ.
- Hs làm việc theo nhóm 6 , các em cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm lần lượt giải thích sơ đồ.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày.Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc mục Bạn cần biết.
- HS th.hành cùng với bạn theo gợi ý của GV.
- Cỏ, thỏ, cáo, xác chết đang bị phân huỷ, vi khuẩn.
- Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh.Nhờ có vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng.Những chất khoáng.này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác. 
- Một số HS lên trình bày. Lớp nhận xét bổ sung.
- 3 HS nêu.
- Những mối quan hệ về thức ăn trontg tự nhiên gọi là chuỗi thức ăn
THể DụC: 
MÔN THể THAO Tự CHọN - NHảY DÂY
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
 - Ôn và học mới một số nội dung môn đá cầu.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và học mới chuyền cầu.
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác dể nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện: 
 - Địa điểm : Sân trường.
 - Phương tiện: Còi . Mỗi HS một dây nhảy và 1 quả cầu
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 6 – 10’
- GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp, nhảy của bài thể dục phát triển chung
- Kiểm tra bài cũ : 4 hs
- Nhận xét
2. Phần cơ bản: 18 – 22’
a.Đá cầu:
*Ôn Chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
- Nhận xét
*Học chuyền cầu 
- G.viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi
- Nhận xét
b.Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
- Hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập
- Nhận xét
*Thi nhảy dây theo tổ
- Nhận xét, tuyên dương
3. Phần kết thúc: 4 – 6’
- HS vừa đi vừa hát theo nhịp
- Thả lỏng
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà tập luyện Tâng cầu bằng ... .
- 1, 2 HS đọc bài thơ:
Mùng một lưỡi trai
Mùng hai lá lúa
Mùng ba câu liêm
Mùng bốn lưỡi liềm
Mùng năm liềm giật
Mùng sáu thật trăng
- HS thảo luận cặp đôi.
- Cá nhân HS trình bày.
- HS nghe, ghi nhớ.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- HS thực hiện ở nhà.
- HS nghe rút kinh nghiệm
Đạo đức: 
Dành cho địa phương
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng
I. Mục tiêu:
Lí do cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Đồng tình, ủng hộ các hành vi giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Thực hiện một số việc cần làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Không làm những việc ảnh hưởng đến trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II. Đồ dùng dạy- học: - GV: Tranh . 
 - HS: Vở bài tập.
III. hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Thực hành
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Quan sát tranh và bày tỏ thái độ
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận theo tình huống mà phiếu thảo luận đã ghi.
+ Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim.
+ Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong. Lan và Hoa cùng bỏ vỏ quà vào thùng rác.
+ Đi học về, Sơn và Hải không về nhà ngay mà còn rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.
+ Nhà ở tầng 4, Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải, có hôm, cậu đổ cả một chậu nước từ trên tầng 4 xuống dưới.
Kết luận:
Cần phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- Yêu cầu các nhóm quan sát tình huống ở trên bảng, sau đó thảo luận, đưa ra cách xử lí (bằng lời hoặc bằng cách sắm vai).
+ Tình huống:
1. Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngõ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xung quanh lại không có ai.
- Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?
2. Đang giờ kiểm tra, cô giáo không có ở lớp, Nam đã làm bài xong nhưng không biết mình làm có đúng không. Nam rất muốn trao đổi bài với các bạn xung quanh.
Nếu em là Nam, em có làm như mong muốn đó không? Vì sao?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm HS. 
Kết luận: 
Chúng ta cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi.
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
- Lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là gì?
- Cả lớp thảo luận trong 2 phút sau đó trình bày.
- GV ghi nhanh các ý kiến đóng góp của HS lên bảng (không trùng lặp nhau).
* Kết luận:
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết.
Hướng dẫn học ở nhà.
- Yêu cầu HS về nhà làm phiếu điều tra và ghi chép cẩn thận để Tiết 2 báo cáo kết quả.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: tiết 2.
 - Các nhóm HS, thảo luận và đưa ra cách giải quyết.
 Chẳng hạn:
+ Nam và các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì xếp hàng lần lượt mua vé sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé.
+ Sau khi ăn quà các bạn vứt vỏ vào thùng rác. Các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì như thế trường lớp mới được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
+ Các bạn làm như thế là sai. Vì lòng đường là lối đi của xe cộ, các bạn đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn giao thông.
+ Bạn Tuấn làm như thế là hoàn toàn sai vì bạn sẽ đổ vào đầu người đi đường.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách xử lí tình huống (chuẩn bị trả lời hoặc chuẩn bị sắm vai).
 Chẳng hạn:
1. Nếu em là Lan, em vẫn sẽ ra đầu ngõ đổ vì cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố mình ở.
- Nếu em là Lan, em sẽ vứt ngay rác ở sân vì đằng nào xe rác cũng phải vào hốt, đỡ phải đi đổ xa.
2.Nếu em là Nam, em sẽ ngồi trật tự tại chỗ, xem lại bài làm của mình chứ không trao đổi với các bạn xung quanh, làm mất trật tự và ảnh hưởng tới các bạn.
- Nếu em là Nam, em sẽ trao đổi bài với các bạn nhưng sẽ cố gắng nói nhỏ, để khôg ảnh hưởng tới các bạn khác.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung
- Nghe và ghi nhớ
- Sau thời gian thảo luận, cá nhân HS phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình. Chẳng hạn:
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát.
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp ta sống thoải mái
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
THể DụC: 
CHUYềN CầU - TRò CHƠI “NéM BóNG TRúNG ĐíCH”
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm 2 người. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
 - Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
 - Còi, HS chuẩn bị đủ cầu, bảng gỗ, vợt tâng cầu và bóng, vật đích cho trò chơi “ném bóng trúng đích”.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung 
Phương pháp - tổ chức 
1. Phần mở đầu: 6 -10’
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài học như mục tiêu.
- GV tổ chức xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay, vai.
- GV yêu cầu HS giậm chân tại chỗ theo nhịp.
- GV tổ chức cho HS ôn các động tác: tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản: 18 – 22’
 a) Tổ chức “chuyền cầu” theo nhóm 2 người.
- HS quay mặt vào nhau.
- GV nhận xét sửa sai. 
b) Trò chơi “ném bóng vào đích”
- GV nêu tên trò chơi.
- GV làm mẫu và giải thích cách chơi - Tổ chức cho HS chơi thử.
- Chia tổ chơi theo hiệu lệnh thống nhất.
- GV tổ chức cho HS chơi chính thức.
- Nhận xét – Tuyên dương.
3. Phần kết thúc:4 – 6’
- GV tổ chức cho HS đi đều và hát
- GV tổ chức ôn một số động tác thả lỏng.
- GV tổ chức trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Về nhà ôn lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học
- Cán sự tập hợp lớp.
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
 2 -3 phút.
 -HS thực hiện mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp.
 -HS thực hành tâng cầu.
 - Cách tiến hành và tổ chức như các bài trươc.
 - Quan sát làm theo.
 - HS chơi trò chơi 8 – 10 phút. 
- Thực hiện 2 – 3 phút/ động tác.
Giáo dục NGLL: 
Vẽ tranh : Vui chơi trong mùa hè
I. Mục tiêu: 
 - HS biết tìm, chọn nội dung đề tài các hoạt động vui chơi trong mùa hè 
 - Biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài 
 - HS yêu thích các hoạt động vui chơi trong mùa hè 
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
 a. Các hoạt động. 
Tìm chọn nội dung đề tài 
+ Các hoạt động của mùa hè 
VD : 
+ Cùng gia đình đI tắm biển 
+ Cám trại 
+ ĐI tham quan bảo tàng 
+ Về thaqm ông bà
Cách vẽ 
+ Nêu cách vẽ ? 
- Vẽ hình ảnh chính làm rõ nội dung 
- Vẽ các hình ảnh phụ cho tanh sinh động hơn 
- Vẽ màu tươI sáng phù hợp 
Thực hành 
- Làm việc theo nhóm 
- Có thể vẽ hoặc xé dán 
- HS thảo luận chọn đề tài rồi thực hành vẽ tranh 
Nhận xét đánh giá 
- Các tiêu chí đánh giá 
+ Đề tài rõ nội dung 
+ Bố cục có hình ảnh chính phụ rõ ràng 
+ Hình ảnh phong phú 
+ Màu sắ tươi sáng 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm 
- HS cùng giáo viên nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét giờ học 
- Trả lời 
- Thảo luận nhóm để chọn nội dung đề tài và vẽ tranh 
- Trưng bày sản phẩn 
 Thứ sáu ngày 07 tháng 05 năm 2010
Thủ công: 
Ôn tập, thực hành thi 
khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách làm đồ chơi. Biết tự làm một đồ chơi theo ý thích.
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
- Có thói quen lao động theo quy định, yêu thích lao động thủ công, biết quý sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy- học:T. chuẩn bị 3 tờ giấy to cho 3 tổ. H. : kéo , giấy màu, hồ dán.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
 a. Các hoạt động. 
Hoạt động 1: Ôn tập cách làm đồ chơi bằng giấy.
- HS nêu tên một số đồ chơi bằng giấy đã học.
- HS nêu cách làm một số đồ chơi bằng giấy đã học.
Hoạt động 2: Tổ chức thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích 
- T. chia lớp thành 3 tổ, y/c các tổ nêu ý định của mình về đồ chơi mình sẽ làm.
- Quy định: Mỗi cá nhân tự làm đồ chơi mà mình thích. Sau đó dán trưng bày theo tổ. Tổ nào làm được nhiều và đẹp là thắng.
- Các tổ thực hành làm đồ chơi và trưng bày trước lớp.
- T. theo dõi nhắc nhở H. giữ trật tự an toàn.
Hoạt động 3: Tổ chức cho H. đánh giá sản phẩm chọn ra sản phẩm đẹp, trang trí sáng tạo.
- Tuyên dương tổ đạt kết quả cao.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ.
- Nối tiếp nhau nêu tên các đồ chơi đã học: HS Y, TB.
- Nối tiếp nhau nêu các bước làm một số đồ chơi đã học: 
HS K, G.
- Nhận tổ, thảo luận, nêu dự kiến làm các đồ chơi mình thích.
- Thực hành cá nhân theo tổ.
- Các tổ tự đánh giá sản phẩm của nhau và chọn ra tổ có nhiều sản phẩm đẹp, trưng bày sáng tạo.
THể DụC: 
CHUYềN CầU - TRò CHƠI “NéM BóNG TRúNG ĐíCH”
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm 2 người. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
 - Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
 - Còi, HS chuẩn bị đủ cầu, bảng gỗ, vợt tâng cầu và bóng, vật đích cho trò chơi “ném bóng trúng đích”.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung 
Phương pháp - tổ chức 
1. Phần mở đầu: 6 -10’
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài học như mục tiêu.
- GV tổ chức xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay, vai.
- GV yêu cầu HS giậm chân tại chỗ theo nhịp.
- GV tổ chức cho HS ôn các động tác: tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản: 18 – 22’
 a) Tổ chức “chuyền cầu” theo nhóm 2 người.
- HS quay mặt vào nhau.
- GV nhận xét sửa sai. 
b) Trò chơi “ném bóng vào đích”
- GV nêu tên trò chơi.
- GV làm mẫu và giải thích cách chơi - Tổ chức cho HS chơi thử.
- Chia tổ chơi theo hiệu lệnh thống nhất.
- GV tổ chức cho HS chơi chính thức.
- Nhận xét – Tuyên dương.
3. Phần kết thúc:4 – 6’
- GV tổ chức cho HS đi đều và hát
- GV tổ chức ôn một số động tác thả lỏng.
- GV tổ chức trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Về nhà ôn lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học
- Cán sự tập hợp lớp.
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
 2 -3 phút.
 -HS thực hiện mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp.
 -HS thực hành tâng cầu.
 - Cách tiến hành và tổ chức như các bài trươc.
 - Quan sát làm theo.
 - HS chơi trò chơi 8 – 10 phút. 
- Thực hiện 2 – 3 phút/ động tác.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33 Lop 4 Khoa Su Dia Hong.doc