Giáo án Lớp 4 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 19

Giáo án Lớp 4 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 19

 TẬP ĐỌC

 BỐN ANH TÀI

TIẾT 37:

I MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức ,kĩ năng :

 - Biết đọc với giọng kể chuyện ,bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng ,sức khỏe của bốn cậu bé .

- Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK )

2. Thái độ :

- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.

* GDKNS: - Tự nhận thức ,xác định giá trị cá nhân

 - Hợp tác

 - Đảm nhận trách nhiệm .

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 

doc 21 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1005Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:1/1/2011
ND:3/1/2011
 TẬP ĐỌC 
 BỐN ANH TÀI 
TIẾT 37:
I MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức ,kĩ năng :
 - Biết đọc với giọng kể chuyện ,bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng ,sức khỏe của bốn cậu bé .
- Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK )
2. Thái độ :
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.
* GDKNS: - Tự nhận thức ,xác định giá trị cá nhân 
 - Hợp tác 
 - Đảm nhận trách nhiệm .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. 
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
1’
13’
12’
7’
3’
1 . ổn định :
2. Bài cũ : 
 - GV kiểm tra SGK, vở của HS chuẩn bị cho HKII
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt lớp 4- tập 2 
- Hôm nay các em sẽ học câu chuyện ca ngợi bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp nhau lại để diệt trừ cái ác, mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV chia đoạn 
GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng và sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
GV chia lớp thành 4 nhóm để các em đọc thầmvà trả lời câu hỏi.
N1 : Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ? 
Đoạn 1 nói về điều gì?
N2 : Có chuyện gì xảy ra đối với quê hương của Cẩu Khây? 
 Thương dân bản Cẩu Khây đã làm gì?
Đoạn 2 nói lên điều gì?
N3: Cẩu Khây lên đường đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ? 
N4: Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
Phần còn lại cho biết gì? 
+ Truyện ca ngợi về điều gì?
Hoạt động 4: HD HS đọc diễn cảm 
-GV hướng dẫn, nhắc nhở 
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm“Ngày xưadiệt trừ yêu tinh” 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương
4. Củng cố :
Qua câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- GV nhận xét tiết học, khen HS học tốt. 
5. Dặn dò :
- Về nhà kể lại câu chuyện. 
-Chuẩn bị bài:Chuyện cổ tích về loài người
Hát 
HS ngồi cạnh nhau kiểm tra nhau.
HS mở SGK nêu tên 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 
5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài tập đọc (mỗi lần xuống dòng là một đoạn) 
- HS cả lớp theo dõi nhận xét cách đọc của bạn
- HS đọc thầm phần chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
1 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
* Hoạt động nhóm :
Các nhóm đọc thầm bài, thảo luận trong nhóm - đại diện nhóm trả lời câu hỏi 
+ Về sức khoẻ : nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, mười tuổi đã bằng trai nười tám. 
+ Về tài năng : 15 tuổi đã tin thông võ nghệ, dám quyết chí lên đường trừ diệt yêu tin. 
Ýđoạn1: Sức khoẻvà tài năng của Cẩu Khây 
+ Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản hoang mang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh. 
Ýđoạn2: Ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây 
- Cẩu Khây lên đường đi diệt trừ yêu tinh cùng 3 người bạn nữa là : Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. 
- Nắm Tay Đóng Cọc có đôi tay khoẻ, cò thể dùng tay làm vồ đóng cọc.Lấy Tay Tát Nước có đôi tai to, khoẻ có thể dùng để tát nước . Móng Tay Đục Máng có móng tay sắc, khoẻ có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. 
 Ý 3: : Ca ngợi tài năng 3 người bạn của Cẩu Khây.
Nội dung bài: Câu truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa , của bốn anh em Cẩu Khây.
HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
HS nhận xét,nêu cách đọc cho phù hợp
* Hỏi đáp trước lớp :
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc diễn cảm trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp
-Câu chuyện khuyên chúng ta tích cực làm việc nghĩa ,thấy ai hoạn nạn ,khó khăn nên giúp đỡ theo sức của mình.
 HS nhận xét tiết học
 TOÁN
TIẾT :91 KI –LÔ –MÉT -VUÔNG
I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức - Kĩ năng:
- Biết ki-lô mét vuông là đơn vị đo diện tích .
-Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô mét vuông; biết 1km2 = 1000 000 m2 và ngược lại.
-Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại .
 2.Thái độ:
-Vận dụng cách đổi để tính toán hàng ngày trong cuộc sống.
* HS khá –giỏi làm BT 3/ 100
II.CHUẨN BỊ:
Vở 
 -Bảng phụ
 -Tranh vẽ một cánh đồng hoặc một khu rừng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
18’
3’
ổn định : 
 2.Bài cũ: Bài kiểm tra định kì 
GV yêu cầu HS sửa lại bài 1 và bài 3 phần 2
GV nhận xét
3.Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài mới 
Các em đã được học những đơn vị đo diện tích nào? 
Hôm nay cô và các em tìm hiểu thêm đơn vị đo diện tích mới đó là ki-lô mét- vuông.
 Hoạt động 2: Giới thiệu ki- lô- mét-vuông
-Gv treo tranh vẽ cánh đồng (khu rừng, vùng biển,) và nêu vấn đề: Cánh đồng này cóhình vuông, mỗi cạnh của nó dài 1km,các em hãy tính diện tích của cánh đồng.
-GV giới thiệu: 1km x 1km = 1km2, ki-lô mét- vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km.
-Ki –lô- mét- vuông viết tắt là km2, đọc là ki-lô –mét –vuông.
-Hỏi: 1km bằng bao nhiêu mét?
-Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m.
-Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000m,bạn nào cho biết 1 km2 bằng bao nhiêu m2?
Hoạt động 2: Thực hành
 Bài tập 1 (nháp)
 -Yêu cầu HS đọc đề sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Các số hoặc chữ cần điền vào ô trống trong bảng là gì?
 - Yêu cầu HS làm bài, gọi 2 HS lên làm .
GV nhận xét.
Bài tập 2: cho HS làm vở 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 Gọi 2 HS lên bảng làm bài
GV chấm bài ,nhận xét 
-GV nhận xét.
Bài tập 4:HS khá –giỏi làm phần a
 -GV gọi HS đọc y/c đề bài
 -Yêu cầu HS làm bài .
-Nếu HS gặp khó khăn GV gợi ý cho HS 
+ Dùng đơn vị đo nào cho phù hợp.
 -Nhận xét và tuyên dương đội làm bài tốt.
Bài tập 3:HS khá –giỏi làm bài sau đó sửa bài 
Cho HS đọc đề. 
 -Bài toán cho biết gì?
 -Bài toán hỏi gì?
 -Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
 -Yêu cầu HS làm bài .
 -GV chữa bài và cho điểm HS .
4.Củng cố :
1km2 	=.m2
1 m2 =dm2
-Nhhâän xét tiết học. 
5 . Dặn dò :
-Xem lại các bài tập hoàn thành vào vở
Chuẩn bị: Luyện tập. 
Hát 
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nghe và trả lời câu hỏi 
+ Những đơn vị đo diện tích đã học :cm2 ; dm2; m2 .
- HS quan sát hình vẽ tính diện tích cánh đồng:1km x 1km = 1km2.
-HS nhìn bảng và đọc ki- lô- mét –vuông.
1km = 1000m.
HS tính:
1000m x 1000m = 1 000 000 m2.
-1 km2 = 1000 000 m2
Đọc
Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét-vuông
921km2
Hai nghìn ki- lô- mét-vuông
2000km2
Năm trăm linh chín ki- lô- mét-vuông
509km2
Ba trăm hai mươi nghìn ki- lô- mét-vuông
320 000km2
HS làm bài vào vở sau đó sửa bài 
-2 HS lên bảng sửa bài
1km2 = 1000 000m2 	;
32m2 49dm2 =3249dm2 
1000 000m2 = 1km2 	 ; 5km2 = 5000 000m2 
1m2 = 100dm2 ; 2000 000m2 = 2km2 
-HS nhận xét.
-HS khá –giỏi trả lời miệng phần a
Chọn ra số thích hợp
a/ Diện tích của phòng học là 40m2
b/Diện tích của nước Việt Nam là 
330 991km2
HS khá –giỏi làm bài ,sau đó sửa bài 
HS đọc đề. 
Bài giải:
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là:
3 x 2 = 6 (km2)
Đáp số: 6 km2
-HS nhận xét.
-1 km2 = 1 000 000 m2
1 m2 =100dm2
TIẾT 19: LỊCH SỬ 
 NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I.MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức – Kĩ năng: 
 -HS biết các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV.
 -Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần .
 2. Thái độ: 	
 - GD HS có ý thức tìm hiểu về lịch sử của dân tộc
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 PHT của HS.
 Tranh minh hoạ như SGK 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
1’
15’
15’
4’
1’
1.ổn định :
2.Bài cũ : Kiểm tra cuối HKI
 -GV nhận xét chung về bài kiểm tra
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Trong gần hai thế kỉ trị vì nước ta, nhà Trần đã lập được nhiều công lớn, chấn hưng, xây dựng nền kinh tế nước nhà, ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên. Nhưng đáng tiếc, đến cuối thời Trần, vua quan lao vào ăn chơi hưởng, đời sống nông dân cực khổ. Trước tình hình đó nhà Trần có tồn tại không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay
 b.Phát triển bài:
 * Hoạt động1: Thảo luận nhóm
 GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung của phiếu:
 Vào giữa thế kỉ XIV :
+Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
+Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
 +Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
 +Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?
 +Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?
 -GV nhận xét,kết luận .
 -GV cho 1 HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần.
 *Hoạt động 2: Làm việc cả lớp :
 -GV tổ chức cho HS thảo lua ... hi đọc diễn cảm trước lớp
HS thi học thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài.
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
TIẾT 37: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: 
Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
2.Kĩ năng: 
 Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học (BT2).
3. Thái độ:
HS vận dụng viết văn cho phong phú.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) 
Bảng phụ để HS làm bài tập 2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
14’
15’
3’
1’
1. ổn định :
2. Bài cũ: Ôn tập
Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật?
GV nhận xét
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Tiết học này các em kiến thức về 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật và viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên
b) HD HS luyện tập:
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Bài tập yêu cầu điều gì?
Yêu cầu HS đọc thầm các mở bài và trả lời câu hỏi
Cả lớp nhận xét đưa ra kết luận
 + Điểm giống nhau:
 + Điểm khác nhau:
Bài tập 2: 
Yêu cầu HS đọc bài tập 2 
GV phát phiếu học tập cho HS viết đoạn mở bài theo 2 cách
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương
4.Củng cố:
Có mấy cách mở bài? Đó là những cách nào?
GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Em nào viết chưa hoàn chỉnh, viết tiếp cho hoàn chỉnh và chuẩn bị bài sau:Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
Hát 
2 HS lên bảng nêu 2 cách mở bài:trực tiếp và gián tiếp.
HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài tập 1
Cả lớp đọc thầm từng đoạn mở bài trao đổi với bạn, so sánh tìm đoạn giống và khác nhau của các đoạn mở bài
HS phát biểu ý kiến 
+ Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp
Đoạn a và b là mở bài trực tiếp ( giới thiệu ngay đồ vật cần tả)
- Đoạn c mở bài gián tiếp ( nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật cần tả
HS đọc yêu cầu bài tập 2
HS viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn theo 2 cách vào vở 
HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình
HS nhận xét mở bài của bạn và bình chọn bạn có mở bài hay nhất 
Chiếc bàn này là của người bạn ở trường thân thiết nhất của tôi suốt hai năm rồi.
Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. Ở đó có bố mẹ, em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi quen thuộc và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập của tôi đó là cái bàn học xinh xắn.
-Có hai cách mở bài ,đó là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp .
NS:3/ 1/ 2011
ND:7/1 /2011
	TOÁN 
TIẾT 95: LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức,kĩ năng :
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành .
- Tính được diện tích ,chu vi của hính bình hành .
2.Thái độ:
 -HS ham học hỏi tư duy về hình học.
* HS khá –giỏi làm BT 3(B),4/105
II.CHUẨN BỊ:
Vở 
Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
29’
3’
1’
1.Ổn định : 
2.Bài cũ: Diện tích hình bình hành.
GV yêu cầu HS sửalại bài 3 . 
-Yêu cầu vài HS nêu quy tắc tính S hình bình hành?
-Nêu công thức tính S hình bình hành?
GV nhận xét
3.Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: (M)
-GV vẽ lên bảng HCN ABCD,hình bình hành EGHK và hình tứ giác MNPQ, sau đó gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp cạnh đối diện của từng hình.
Bài tập 2: (phiếu)
GV y/c HS đọc đề bài.
Hãy nêu cách tính diện tích HBH.
Y/C làm bài.
GV nhận xét
Bài tập 3:Cho HS làm vở phần a,phần b dành cho HS khá –giỏi 
GV y/c HS đọc đề bài.
GV vẽ HBH lên bảng, GT cạnh của HBH lần lượt là a,b rồi viết công thức tính chu vi HBH: P = (a + b) x 2.
(a và b cùng một đơn vị đo).
Cho vài HS nhắc lại công thức diễn đạt bằng lời. Sau đó cho HS áp dụng.
-GV yêu cầu lớp làm vở
Gọi HS lên bảng làm bài
GV nhận xét- chấm điểm.
Bài tập 4:HS khá –giỏi sửa 
GV y/c HS đọc đề bài.
-GVY/C HS tự làm
-Vận dụng công thức tính diện tích HBH.
GV chấm điểm nhận xét. 
4.Củng cố 
Nêu quy tắc tính diện tích HBH?
Nêu cách tính chu vi HBH?
-Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Phân số.
Hát 
HS sửa bài
 S= a x h
HS nhận xét
-3 HS lên thực hiện.
Nêu tên các cặp đối diện trong từng hình.
-HS đọc đề bài
1 HS lên bảng làm bài,lớp làm phiếu.
Độ dài đáy
7cm
14dm
23m
Chiều cao
16cm
13 dm
16m
Diện tích HBH 
7 x 16 = 112 (cm2)
14 x 13 = 182 (dm2)
23 x 16 = 368 (m2)
HS nhận xét
 A a B
 b
 D C
*Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài 2 cạnh nhân với 2.
-2 HS lên bảng làm bài
a/ P = (8 + 3 ) x 2 = 22 (cm2)
HS khá –giỏi sửa phần b
b/ P = (10 + 5 ) x 2 = 30 (dm2)
HS nhận xét.
HS khá –giỏi sửa bài 4
-HS đọc đề bài
-1 HS lên bảng làm bài,lớp làm vở.
Bài giải:
Diện tích của mảnh đất là:
40 x 25 = 1000 (dm2)
 Đáp số: 1000 dm2
HS nhận xét.
Vài HS nêu.
TIẾT 38: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN
 MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: 
Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.(BT 1)
2.Kĩ năng: 
Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT 2)
3. Thái độ:
HS vận dụng viết văn cho phong phú.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách kếtû bài (mở rộng và không mở rộng) 
Bảng phụ để HS làm bài tập 2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
7’
22’
3’
1’
1.ổn định :
2. Bài cũ: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Gọi 2 HS đọc các đoạn mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật?
GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Tiết học này các em kiến thức về 2 cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật và viết đoạn kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên
b) HD HS luyện tập:
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
Bài tập yêu cầu ta điều gì?
GV mời 2 HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài
GV dán lên bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài
 Cả lớp và GV nhận xét đưa ra kết luận
b) GV treo bảng bảng phụ ghi 2 cách kết bài đã biết 
Bài tập 2 :
Yêu cầu HS đọc bài tập 2 
Yêu cầu HS chọn đề miêu tả và viết bài theo kiểu bài mở rộng
GV phát bảng phụ cho một số HS
Yêu cầu HS làm bài vào vở và trình bày.
GV chấm 1 số bài và nhận xét – tuyên dương
4.Củng cố:
Có mấy cách kết bài ? Đó là những cách nào?
GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Học bài, viết kết bài vào vở và chuẩn bị bài sau: Miêu tả đồ vật ( Kiểm tra viết)
Hát 
2 HS lên bảng nêu 2 cách mở bài:trực tiếp và gián tiếp
HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài1
Cả lớp theo dõi SGK
2 HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu kết bài đã học 
HS đọc thầm bài “ Cái nón”suy nghĩ làm việc cá nhân
HS phát biểu ý kiến
a) Đoạn kết là đoạn cuối cuối cùng trong bài “ Má bảo: “ có của méo vành”
b) Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ
-HS đọc lại 2 cách kết bài
-HS đọc yêu cầu bài tập 2
HS tiếp nối 4 đề bài 
HS chọn đề miêu tả
HS làm bài vào vở
1 số HS đọc bài trước lớp 
HS bình chọn bài viết kết bài hay nhất.
2 HS trả lời – HS khác nhận xét.
TIẾT 19: SINH HOẠT TẬP THỂ 
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá tình hình học tập trong tuần 19, đề ra kế hoạch thực hiện trong tuần 20
Rút kinh nghiệm những tồn tại trong tuần trước, ổn định lại nề nếp lớp, tác phong học tập trong tuần tới.
II/ NỘI DUNG SINH HOẠT:
 1/ Đánh giá hoạt động trong tuần 19
* Các tổ báo cáo tình hình thi đua trong tuần.
 *Lớp trưởng tổng hợp xếp loại thi đua.
 * GV nhận xét chung 
 - Lớp đã ổn định được nề nếp
Lớp đã chuẩn bị đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập cho HKII
GiưÕ vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ , thực hiện tốt tưới cây luân phiên.
Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ. 
 Chấp hành an toàn giao thông có thực hiện đội nón bảo hiểm khi ngồi sau xe máy .
Thực hiện công trình măng non cấp Chi đội : Vở trắng tặng bạn ( 7cuốn vơ ûtrắng và 10 bao tập ).
1 HS đã thi lại các môn CHK I.
 * Một số tồn tại:
 -Trong lớp vẫn còn một số học sinh lơ đãng , không chú ý trong giờ học .
Một số em giữ vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ .
 *GV Nhắc nhở các em rút kinh nghiệm trong tuần sau
 2/ Kế hoạch tuần 20
Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập, nề nếp truy bài đầu giờ.
 HS rèn chữ đẹp vào ngày chủ nhật , giữ sách vở, áo quần sạch sẽ.
HS chú ý viết đúng vở đã quy định.
Học bài và làm bài đầy đủ.Thực hiện giải toán trên mạng .
Các em đoàn kết giúp nhau trong học tập, tiếp tục xây dựng đôi bạn cùng tiến. 
 HS giữ vệ sinh cá nhân, lớp học, chăm sóc cây xanh trong lớp, ngoài hành lang .
 HS bổ sung đầy đủ sách vở dụng cụ học tập, tập vở HKII .
Tham gia đầy đủ “Cây mùa xuân cho bạn ”, mỗi HS từ 1 – 2 loong gạo .
 Tiếp tục chăm sóc ,tưới cây ở lớp và hành lang vào thứ hai và thứ sáu.
Không chơi các trò chới nguy hiểm như :kiếm ,pháo ,các loại thốc gây nổ .
 Soạn xong ngày 4 / 1 / 2011 Kí duyệt ngày 8 tháng 1 năm 2011
 . ..
 NGUYỄN THI THU HỒNG ĐIỀN NGỌC THỦY 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 19 CHUAN KTKN.doc