Giáo án lớp 4 - Dương Thị Bích Thủy - Năm học 2014 - 2015

Giáo án lớp 4 - Dương Thị Bích Thủy - Năm học 2014 - 2015

I.Mục tiêu:

 - KT:HS viết đúng đoạn văn có chứa các âm l/n . Tìm được một số tiếng để tạo từ có cùng âm đầu là l hoặc n .

 - KN:Rèn cho HS có thói quen viết đúng chính tả .

 - GD: HS tự giác làm bài tập.

II. Chuẩn bị : Nội dung bài tập

III. Các hoạt động dạy học

 1.Kiểm tra đồ dùng học tập và SGK

 

doc 224 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Dương Thị Bích Thủy - Năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 16/8 TUẦN 1 
	 Thứ hai, ngày 18 tháng 8 năm 2014
Luyện tiếng việt
LUYỆN VIẾT : PHÂN BIỆT L/N
I.Mục tiêu:
 - KT:HS viết đúng đoạn văn có chứa các âm l/n . Tìm được một số tiếng để tạo từ có cùng âm đầu là l hoặc n .
 - KN:Rèn cho HS có thói quen viết đúng chính tả .
 - GD: HS tự giác làm bài tập. 
II. Chuẩn bị : Nội dung bài tập 
III. Các hoạt động dạy học 
 1.Kiểm tra đồ dùng học tập và SGK 
 2.Bài mới :
Bài tập 1 : Điền vào chỗ trống l hay n để hoàn chỉnh đoạn văn sau :
	Điên điển, ...oại cây hoang dã, thân mềm và dẻo, ...á nhỏ ...i ti, mọc từng chòm từng vạt...ớn trên đồng ruộng đồng bằng sông Cửu Long . Từ An Giang, Đồng Tháp dài xuống Cần Thơ, Rạch Giá, Cà mau, ruộng đồng ...ào cũng có .
GV đọc HS viết bài . 
GV đọc soát lỗi .
GV treo bảng phụ chữa bài .
Bài tập 2 : Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu l hoặc n : 
 M : lo ... lo lắng 
lũ ... lúc ...
nước ... ... nao
 lo ... náo ...
nặng ... ... lỉu
GV chép lên bảng .
HS suy nghĩ làm bài . 
Chữa bài 
* Khuyến khích HS tìm các từ khác theo mẫu trên .
- Có thể tổ chức dưới dạng trò chơi : Ai nhanh ai đúng ?
( VD : lạnh lùng, nôn nóng, nóng nảy, long lanh, ... )
- GV nhận xét tuyên dương bạn nào tìm được nhiều từ chính xác. 
 3. Củng cố dặn dò(3ph)
-GV chốt lại nội dung bài .
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau .
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
Bài 1:CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I-Mục tiêu:
 - HS nắm được những yếu tố mà con người cũng như sinh vật khác cần để duy trì cho sự sống.
 - Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
- HS có ý thức học bài.
II-Đồ dùng dạy học: GV: hình vẽ trang 4+5 SGK, phiếu học tập.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: 2ph
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: 30ph
 a)Giới thiệu bài: ghi đầu bài. 1ph
 b) Các hoạt động dạy học:
 *Hoạt động 1: Động não. 10ph
- GV nêu vấn đề: Kể ra các thứ mà các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình. GV chỉ định HS trả lời.
- GV ghi bảng những ý mà HS vừa nêu. 
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập và SGK. (13ph)
- GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm việc với phiếu học tập.
- GV tổ chức cho HS nhận xét bổ sung.
 * Thảo luận cả lớp.
- GV yêu cầu HS mở SGK và thảo luận:
Câu 1: Như mọi sinh vật khác, con người 
cần gì để duy trì sự sống của mình?
Câu 2: Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
- GV kết luận. 
Hoạt động 3: Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác.( 5ph)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
 3.Củng cố- Dặn dò: 3ph
- GV củng cố lại nội dung của bài.
- Về nhà học thuộc phần kết luận SGK.
HS để sách, đồ dùng cho GV kểm tra.
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.
Nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài trên phiếu.
- HS hoạt động nhóm- Đánh dấu vào những điều kiện cần cho sự sống .
Mỗi nhóm 1 HS trình bày.
Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời miệng 2 câu hỏi của GV.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc kết luận trong SGK.
- HS chơi trò chơi theo nhóm.
- Từng nhóm so sánh kết quả của mình với nhóm của bạn và giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Lịch sử và Địa lý 
MÔN LỊCH-ĐỊA LÝ.
I. Mục tiêu
 - HS biết vị trí địa lý hình dáng của đất nước ta 
 - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc
 - Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và Địa lý
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Địa lý tự nhiên Vệt Nam, bản đồ hcVN
III. Các hoạt động dạy –học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài : 1-2’
2. Bài giảng
 a)Hoạt động 1:làm việc cả lớp (8ph)
GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng 
HS trình bày lại và xác định trên bản vị trí tỉnh thành phố mà em đang sống
 b) Hoạt động 2: Làm vệc nhóm( 20ph)
 GV phát cho mỗi nhóm một tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng 
- Các nhóm làm việc thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày bài
 .GV kết luận 
Mỗi dt đều có nét văn hoá riêng song đều có cùng một tổ quốc, một lịch sử VN 
 .GV đặt vấn đề: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay ông cha ta đẫ trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó?
 - Gọi 2-3 HS lên kể
 - GV bổ sung, GV kết luận 
3. Củng cố - Dặn dò: 2-3ph
- GV cùng HS củng cố bài. GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài2: Làm quen với bản đồ
HS nghe gới thiệu
4-6 HS lên chỉ trên bản đồ vị trí trí tỉnh thành phố – HS nhận xét.
Các nhóm làm việc thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày bài
Nhận xét 
HS phát biểu 
Ví dụ:Khởi nghĩa hai Bà trưng- Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Lắng nghe GV dặn dò.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ngày soạn 20/8 Thứ sáu, ngày 22 tháng 8 năm 2014
Tiếng Việt ( Ôn )
	CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.Mục tiêu :
 -Kiến thức: Luyện tập cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
 -Kỹ năng:Biết nhận diện các bộ phận của tiếng. Biết tiếng nào cũng phải có vần và thanh.
 -Thái độ:Có ý thức học tập bộ môn.
II. Đồ dùng :
 1-Giáo viên: Bài soạn.
 2-Học sinh: vở BT trắc nghiệm.
III.Các hoạt động dạy học
 1-Kiểm tra bài cũ(3ph):
- HS 2 em nêu về cấu tạo của tiếng.
- HS nhận xét - GV nhận xét tuyên dương.
 2-Bài mới: 
 a)Giới thiệu bài học(1ph)
 b) HS làm bài tập(29ph) 
-Học sinh làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 *Bài tập 9 ( trang 3): 2 HS đọc to yêu cầu, lớp đọc thầm tìm hiểu 
- HS nối tiếp trình bày kết quả, các HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận chung.
 *Bài tập 10 ( trang 3): HĐ cá nhân, làm vở BT, ghi lại những đặc điểm cấu tạo của tiếng
- 5 HS nối tiếp nhau trình bày bài làm, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương bài làm đúng.
 *Bài tập 11(trang3): HĐ nhóm 2, thảo luận.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả, giải thích kết quả tìm được.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm hoạt động có kết quả tốt.
 3.Củng cố-dặn dò(2ph)
- Học sinh nhắc lại nội dung bài
- GV dặn HS về học bài.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ôn Toán
BIỂU THỨC Cể CHỨA MỘT CHỮ- BẢNG NHÂN
IMục tiêu:
 - KT:Củng cố về dạng toán “Biểu thức có chứa một chữ”.Luyện đọc lại toàn bộ bảng cửu chương.(HSKT thuộc bảng chưa cần trôi chảy)
 - KN:Rèn kỹ năng và thuật ngữ tính toán cho HS.
 -GD :HS hướng thú trong học tập.
II.Đồ dùng: Bảng phụ.Bảng con, VBT
III.Các hoạt động dạy và học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.HĐ1: Ôn bảng cửu chương (15-20p)
- GV tổ chức cho HS thi đọc theo từng nhóm : TB, Yếu
 - GV nhận xét, tuyên dương những em đọc tốt, nhắc nhở những em còn yếu và dặn về luyện thêm
2.HĐ2 :Chữa bt ở vbt tr6(10-15p)
3.HĐ3 :Hướng dẫn HS làm BT(35-38p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 3628+9816 ; 8527-5196
 3951x6 ; 35944:8
 - GV chữa bài, ghi điểm
Bài 2: Tìm x
 a.9856-x=3594; b. x:9=3104
- GV củng cố cho HS về cách tìm thành phần chưa biết của x
- Chấm, chữa bài
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức
 a. Giá trị của biểu thức 8205-n với:
 n= 27; n= 156; n= 305
 b. Giá trị của biểu thức 900+m với:
 m = 300; m =250; m =500
- GV nhận xét, chữa bài
? Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được giá trị của những biểu thức nào ?
Bài 4:
 Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng là 46m, chiều rộng kém 2 lần chiều dài.Hãy tính chu vi mảnh vườn đó.
 - Cho hs đọc đề, xỏc định yêu cầu. 
 - Cho h/s tự giải vào vở, 1h/s giải ở bảng
 -Tổ chức chấm, chữa bài.
4.HĐ4. Củng cố - Dặn dò: (3-4')
- GV nhận xét tiết học
- Ra BTVN
- HS thi đọc theo sự chỉ dẫn của GV
- Từng nhóm thi đọc
- Cá nhân đọc
-HS chữa bài vào vở
Bài 1: HS đặt tính dọc
- Cả lớp làm vào vở
- 2 HS lên bảng trình bày
- Lớp nhận xét
Bài 2: HS nêu y/c
- Cả lớp làm vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài
Bài 3: HS nêu y/c bài tập
-1 HS làm mẫu 1 phần
- Cả lớp làm vào vở
- Đổi chéo vở kiểm tra k/quả
- 4-5 HS đọc kết quả
HS tự trả lời
An toàn giao thông 
 BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng :
 - Biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến. 
 - Hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.
 - Nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà hoặc thường gặp.
 - Tuân theo luật và đi đúng phần đường qui định của biển báo hiệu giao thông.
II. Đồ dùng dạy – học: -Tranh ảnh về 23 biển báo hiệu giao thông đường bộ.
 - HS: Tìm hiểu thông tin về biển báo giao thông đường bộ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1. Hoạt động 1: Ôn biển báo hiệu giao thông đã học. 5ph
 Hoạt động theo nhóm.
 - Các nhóm thảo luận và vẽ sau đó dán vào giấy khổ to những biển báo hiệu giao thông đường bộ mà các em đã được học.
- Đại diện các nhóm lên dán trên bảng và nêu ý nghĩa của một vài biển báo theo yêu cầu của GV.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. Tuyên dương những nhóm vẽ được nhiều biển báo và nêu đúng ý nghĩa của các biển báo.
 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới. 7 ... 2 và phương hướng tuần 23.
- Cho học sinh vui văn nghệ, tập một số bài hát dân ca các miền.
- Giáo dục luật an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị:Tiết mục văn nghệ.
III. Nội dung:
1. Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần: 10ph
- Giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần 22 về các mặt hoạt động.
- Tuyên dương những HS có cố gắng, thực hiện tốt nền nếp và có cố gắng trong học tập: Nhi , An...
- Nhắc nhở những HS chưa thực hiện tốt, cần rèn luyện thêm.
+ GV nêu phương hướng tuần sau: Tích cực rèn chữ và ôn tập kiến thức. 
- Thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp. Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
2. Văn nghệ : 15ph
Cho học sinh hát cá nhân, tập thể. HS biểu diễn những bài dân ca em biết.
GV hướng dẫn HS tập hát một số bài hát dân ca trong chương trình.
.....................................................................................................................................
Ngày soạn 28/1 TUẦN 23
 Thứ hai, ngày 02 tháng 02năm 2015
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý SGK chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn chuyện) đã nghe đã
đọc có nhân vật, ý nghĩa, ca ngợi cái hay, cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa 
cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện kể. 
- Biết nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
- GD HS luôn luôn phấn đấu học tập để trở thành người có tài, có ích cho xã hội.
II. Đồ dùng:
- HS sưu tầm truyện 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra: (5ph) Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện Con vịt xấu xí.
Hoạt động 2: Dạy bài mới (32ph)
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2.Hướng dẫn HS kể chuyện 
a, Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 2 ,3.
b, HS thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Gọi một HS đọc dàn ý bài văn kể chuyện 
* Kể chuyện trong nhóm: HS kể từng đoạn, sau đó kể toàn chuyện. Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK.
* Thi kể chuyện trước lớp 
- GV gọi HS xung phong kể trước lớp.
- HS đưa câu hỏi phát vấn. GV nhận xét.
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (1ph)
? Qua mỗi câu chuyên các bạn kể em học tập được điều gì ?
- GV nhận xét tiết học.
....................................................................................................................................
Khoa học
ÁNH SÁNG 
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức :Phận biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng .Làm thí nghiệm để xác định được các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền.
2. Kĩ năng : - Nêu ví dụ hoặc làm 5thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng .Nêu VD hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ chỉ nhìn thấy một vật khi thấy ánh sáng từ vật đó đi tới mắt . 
3. Thái độ :Yêu thích môn học 
II.Đồ dùng:
- Chuẩn bị theo nhóm : Hộp kín , tấm kính , nhựa trong , tấm kính mờ , tấm ván ...
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra :(3ph) Kiểm tra sự chuẩn bị cảu HS 
B.Bài mới (31ph)
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng 
* Mục tiêu: Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng .
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 90 SGK 
- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng .
* Mục tiêu: Nêu VD hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng .
* Cách tiến hành:
- Bước 1 : Trò chơi dự đoán đường truyền củA ánh sáng 
- Bước 2 : làm thí nghiểntang 90 theo nhóm 
- HS rút ra nhận xét .
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng .
* Mục tiêu: Biết làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh áng truyền qua và không cho ánh sáng truyền qua .
* Cách tiến hành:
- HS tiến hành làm thí nghiệm trang 91 theo SGK . Sau đó ghi kết quả vào bảng .
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào .
* Mục tiêu: Nêu VD hoăch làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt .
* Cách tiến hành:
- Bước 1 : Mắt nhìn tháyd vật khi nào ?
- Tiến hành làm thí nghiệm như trang 91 SGK 
- Các nhóm trình bày kết quả -
- Bước 2 : Gv cho HS nhắc lại các VD về điều kiện nhìn thấy của mắt .
 C. Củng cố dặn dò(1ph) 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau 
Địa lý
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
 ( TIẾP THEO ) 
I.Mục tiêu:
- KT: Đồng bằng nam Bộ là nơi có công nghiệp phát triển mạnh nhất của đất nước . Nêu được một số dẫn chứng cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó. Chợ nổi trên soiong là một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ . Khai thác kiến thức từ tranh ảnh .
- KN:Nêu và giới thiệu được những đặc điểm tiêu biểu về công nghiệp , những nét độc đáo vè đồng bằng Nam Bộ .
- GD:Ham hiểu biết , thích tìm hiểu mọi miền đất trên tổ quốc Việt Nam .
II.Đồ dùng: Bản đồ công ngiệp VN. Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp .
III. Các hoạt động dạy và học.
A. Kiểm tra(3ph) ? Nêu đặc diểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ ?
B.Bài mới(31ph)
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta .
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý sau :
? Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh ?
? Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta ?
? Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ ?
- Bước 2: HS trình bày kết quả trước lớp 
- GV nhận xét 
3. Chợ nổi trên sông 
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
Bước 1:
- HS chuẩn bị theo gợi ý sau để thi kể chuyện chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ 
? Mô tả chợ nổi trên sông ( Chợ họp ở đâu ? Người dân đến chợ bằng phượng tiện gì ? hàng hoá bán trên chợ gồm những gì ? Loại hàng nào có nhiều hơn ?
? Kể tên các chợ nổi trên sông của đồng bằng Nam Bộ ?
- Bước 2 : Tổ chức cho HS thi kể về chợ nổi trên sông ở đồng bằng nam Bộ . 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
C. Củng cố dặn dò(1ph) 
- GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về chợ nổi trên sông của đồng bằng Nam Bộ .
- GV nhận xét tiết học .
...................................................................................................................................
Ngày soạn 30/1 Thứ tư, ngày 04 tháng 02 năm 2015
Ôn Tiếng việt
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu:
- Củng cố về dấu gạch ngang.
- Củng cố về MRVT: Sức khoẻ.
- Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập (32’)
Bài 1: Tìm dấu gạch ngang trong đoạn trích dưới đây và nêu tác dụng của mỗi dấu:
 Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu - hoạ sĩ và Hiền - kĩ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi:
- Cậu có nhớ thầy Bản không?
- Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không?
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm nêu kq?
- Nêu tác dụng của dấu gạch ngang?
Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ “khoẻ”.
- HS nối tiếp nêu.
- Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được?
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Đề bài thuộc thể loại gì?
- HS làm vở.
- Trình bày bài làm. Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò (1ph)
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. 
................................................................................................................................
Thể dục
BÀI 45: BẬT XA - TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO”
I .Mục tiêu:
- Học kĩ thuật bật xa .Yêu cầu biết cách thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi Con sâu đo, yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi nhiệt tình, đúng luật.
II Địa điểm- Phương tiện:
- Sân tập, còi, kẻ sân chơi.
III .Nội dung và phương pháp dạy học.
1. Phần mở đầu (6 -10 phút )
- GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Lớp trưởng cho lớp khởi động.
- HS chơi trò chơi Đứng ngồi theo lệnh.
- Chạy chậm quanh sân.
2. Phần cơ bản ( 18 - 22 phút )
a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản ( 10-14 phút ).
+ Học kĩ thuật bật xa .
- HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối
- GV nêu tên bài tập, hướng dẫn, giải thích và làm mẫu.
- HS tập 1 ,2 lần, GV sửa chữa động tác.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ thi đua biểu diễn.
- Nhận xét, đánh giá.
- GV khen ngợi em tập tốt.
- Lớp tập lại để củng cố động tác.
b. Trò chơi Con sâu đo ( 6- 8 phút )
- GV nêu tên trò chơi.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
- HS chơi thử , HS chơi thi đua.
- GV tổng kết trò chơi, khen ngợi em chơi tốt.
3. Phần kết thúc (4 - 6 phút )
- HS tập động tác thả lỏng, đi theo vòng tròn vỗ tay và hát.
- GV và HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
....................................................................................................................................
Thể dục
BÀI 46: BẬT XA - TRÒ CHƠI “CON SÂU ĐO”
I.Mục tiêu:
- Học kĩ thuật bật xa .Yêu cầu biết cách thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi Con sâu đo, yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi nhiệt tình, đúng luật.
II Địa điểm- Phương tiện:
- Sân tập, còi, kẻ sân chơi.
III .Nội dung và phương pháp dạy học.
1. Phần mở đầu (6 -10 phút )
- GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Lớp trưởng cho lớp khởi động.
- HS chơi trò chơi Đứng ngồi theo lệnh.
- Chạy chậm quanh sân.
2. Phần cơ bản ( 18 - 22 phút )
a. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản ( 10-14 phút ).
+ Học kĩ thuật bật xa .
- HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối
- GV nêu tên bài tập, hướng dẫn, giải thích và làm mẫu.
- HS tập 1 ,2 lần, GV sửa chữa động tác.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ thi đua biểu diễn.
- Nhận xét, đánh giá.
- GV khen ngợi em tập tốt.
- Lớp tập lại để củng cố động tác.
b. Trò chơi Con sâu đo ( 6- 8 phút )
- GV nêu tên trò chơi.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
- HS chơi thử , HS chơi thi đua.
- GV tổng kết trò chơi, khen ngợi em chơi tốt.
3. Phần kết thúc (4 - 6 phút )
- HS tập động tác thả lỏng, đi theo vòng tròn vỗ tay và hát.
- GV và HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
..................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu t1.doc