Giáo án lớp 4 - Học kì I

Giáo án lớp 4 - Học kì I

1, GV kiểm tra đồ dùng học tập :

- KT sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, thước kẻ, bút mực,.

- KT sự chuẩn bị về tinh thần học tập của HS.

- Nhắc nhở HS còn thiếu

2, Bầu ban cán sự lớp :

- Lấy ý kiến bầu lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn nghệ.

- Chia tổ, bầu tổ trưởng.

- Có biên bản cụ thể

3, Chào cờ trong lớp :

- Lớp trưởng hô : ( khẩu lệnh như lớp 3 )

- Hát quốc ca.

- GV nhận xét

4, Văn nghệ

 

doc 204 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoc ki 1:
Tuần 1
Thứ năm ngày 16 tháng 8 năm 2012
Dạy bài thứ hai ngày 20/8/2012
HOạT ĐộNG TậP THể
1, GV kiểm tra đồ dùng học tập :
- KT sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, thước kẻ, bút mực,......
- KT sự chuẩn bị về tinh thần học tập của HS.
- Nhắc nhở HS còn thiếu
2, Bầu ban cán sự lớp :
- Lấy ý kiến bầu lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn nghệ.
- Chia tổ, bầu tổ trưởng.
- Có biên bản cụ thể
3, Chào cờ trong lớp :
- Lớp trưởng hô : ( khẩu lệnh như lớp 3 )
- Hát quốc ca.
- GV nhận xét
4, Văn nghệ
 Toán
Tiết 1: Ôn tập các số đến 100 000 
I. Mục tiêu: Giúp HS - Ôn tập về: 
 - Tính nhẩm, cộng trừ các số có 5 chữ số.
 - Nhân, chia các số có đến 5 chữ số với số có 1 chữ số
 - So sánh số
 - Thống kê: đọc, tính toán, nhận xét 
II. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3-5’) 
 ? Muốn tính chu vi HCN, HV ta làm ntn?
 ? Viết công thức tính PHCN, PHV?
 - Làm bảng con
 Hoạt động 2: Ôn tập + Luyện tập ( 32-34’)
+ Bài 1: (3 - 5’) - KT : Tính nhẩm 
 - HS Đọc thầm yêu cầu - Làm miệng 
- Chốt: Cách cộng, trừ, nhân, chia nhẩm số tròn nghìn, tròn chục nghìn
+ Bài 2 : (5 - 7’) -KT: thực hiện các phép tính với số có đến 5 chữ số
 - Đọc thầm yêu cầu - Làm vào bảng con
- Chốt : Nêu cách đặt tính và tính.
+ Bài 3:( 6 - 8’)
 - Đọc thầm yêu cầu - Làm bài vào SGK
- Chốt: - So sánh 2 số: + Số nào có nhiều chữ số -> số đó lớn và ngược lại
 + Số chữ số bằng nhau:...
+ Bài 4: (5 -7’)
 - Kiến thức: So sánh số, viết theo thứ tự từ bé -> lớn, lớn -> bé.
 - Đọc thầm yêu cầu - Làm bài vào vở
- Chốt: Cách so sánh nhiều số (tương tự bài 1)
+ Bài 5: (10 – 12’) KT: Đọc tìm hiểu số liệu trên biểu đồ.
 Làm bảng phụ 
=> Chốt: Quan sát kẻ bảng thống kê giải quyết từng phần bài tập. 
*Dự kiến sai lầm: - Xếp số chưa đúng thứ tự (bài 4)
 Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: (3’)
 - Chấm - Chữa bài 5- Chốt nội dung bài học
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 17 tháng 8 năm 2012
Dạy bài thứ ba ngày 21/8/2012
 Thể dục: Bài 1 
giới thiệu chương trình 
trò chơi “ chuyển bóng tiếp sức ” 
I. Mục tiêu: 
- Giới thiệu chương trình TD lớp 4 và nội quy luyện tập. Y/c hs thực hiện đúng.
- Ôn trò chơi "Chuyển bóng tiếp sức”. Y/c h/s biết tham gia chơi 
II. Địa điểm - Phương tiện 
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: Còi, bóng 
IIi. Nội dung và phương pháp giảng dạy. 
Nội dung
Đ/L
Phương pháp giảng dậy
1, Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ dạy 
- Chạy khởi động 
1-2'
2-3'
Cán sự lớp tập hợp lớp, báo cáo sĩ số x x x x x
x x x x x x
- Cán sự lớp chỉ huy
- Trò chơi “Tìm người chỉ huy”
5-6'
- G/v nêu tên trò chơi cách chơi g/v chỉ huy 
2, Phần cơ bản
- Giới thiệu chương trình TD lớp 4
3-4'
- GV nói tóm tắt ngắn gọn hs nhắc lại
- Một số quy định trong lớp học 
2-5'
- GV nói gọi học sinh nhắc lại
- Biên chế tổ tập luyện 
2-3' 
- G/v chỉ định hoặc lớp bầu 
- Trò chơi " Chuyển bóng tiếp sức" 
6-8' 
- GV nhắc lại tên trò chơi, cách chơi x x x x x x x
 (gv) x x x x x x x x
3. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
1-2' 
Cán sự lớp chỉ huy 
- GV cùng học sinh hệ thống bài
2'
- GV nhắc lại về nội quy giờ học 
- GV nhận xét và giao bài tập về nhà
1-2'
- GV tuyên dương những tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt 
Toán
Tiết 2: Ôn tập các số đến 100 000
( Tiết 2 )
 I. Mục tiêu:
 - Củng cố về cộng, trừ, nhân ,chia, so sánh các số trong phạm v i 100 000.
 - Củng cố về thống kê số liệu.
 II. Hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài : Ôn tập các số đến 100.000 tiết 2.
 2.Hướng dẫn HS ôn tập :
 + Bài 1: HS nêu yêu cầu
 HS làm nháp – Nêu kết quả, nhận xét.
 => Chốt : Cộng, trừ, nhân, chia nhẩm các số tròn nghìn ta chỉ việc lấy chữ số nghìn cộng trừ nhẩm với nhau ( lấy số nghìn nhân, chia cho số đó ) rồi viết thêm 3 chữ số 0 vào bên phải kết quả .
 + Bài 2 : Nêu yêu cầu 
 - Lớp làm bảng con
 - Nêu kq cách làm , giải thích 
 => Chốt : Củng cố cách đặt tính , kĩ năng tính toán
 + Bài 3 : HS đọc yêu cầu tự làm
 - Nêu kết quả 
 ? Có mấy trường hợp để so sánh? 
 => Chốt : Cách so sánh số có nhiều chữ số
 + Bài 4 : HS đọc đề , tự làm
 - Trình bày bài làm – nhận xét
 => Chốt : Vì sao em xếp như vậy?
 + Bài 5: HS đọc đề 
 - HS tự làm bài 
 - Nêu miệng bài làm- giải thích 
* Chốt : Để tính đúng các em cần quan sát kĩ các hàng trong từng cột
 3. Củng cố dặn dò:
 - Nêu cách đọc , viết số có nhiều chữ số ?
 - Nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................
Thứ hai ngày 20 tháng 8 năm 2012
Dạy bài thứ tư ngày 22/8/2012
Toán
Tiết 3: ôn tập các số đến 100.000
( tiết 3 )
 I. Mục tiêu:
 - Củng cố về cộng, trừ, nhân ,chia, so sánh các số trong phạm v i 100 000.
 - Củng cố về thống kê số liệu.
II. Hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài : Ôn tập các số đến 100.000 tiết 2.
 2.Hướng dẫn HS ôn tập :
 + Bài 1: HS nêu yêu cầu
 HS làm nháp – Nêu kết quả, nhận xét.
 => Chốt : Cộng, trừ, nhân, chia nhẩm các số tròn nghìn ta chỉ việc lấy chữ số nghìn cộng trừ nhẩm với nhau ( lấy số nghìn nhân, chia cho số đó ) rồi viết thêm 3 chữ số 0 vào bên phải kết quả .
 + Bài 2 : Nêu yêu cầu 
 - Lớp làm bảng con
 - Nêu kq cách làm , giải thích 
 => Chốt : Củng cố cách đặt tính , kĩ năng tính toán
 + Bài 3 : HS đọc yêu cầu tự làm
 - Nêu kết quả 
 ? Nêu thứ tự thực hiện từng biểu thức ?
 => Chốt : Các em quan sát và nhận xét để thực hiện cho đúng.
 + Bài 4 : HS đọc đề , tự làm
 - Trình bày bài làm – nhận xét
 => Chốt : Em hãy nêu cách tìm x ở từng phần ?
 + Bài 5 : HS đọc đề 
 - HS tự làm bài 
 - Nêu miệng bài làm- giải thích 
 * Chốt : Lưu ý trình bày lời giải và phép tính cho phù hợp
 3. Củng cố dặn :
 - Nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................
 Kĩ thuật
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu thêu
( tiết 1 )
 I. Mục đích yêu cầu
 - HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu kim, vê nút chỉ.
- Giáo dục HS ý thức thực hiện an toàn lao động.
 II. Đồ dùng dạy học : Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: 
- Một số mẫu vải,chỉ khâu, chỉ màu.
- Kim khâu các cỡ, kéo, khung thêu cầm tay, phấn màu ..
- Một số sản phẩm may, khâu, thêu sẵn.
 III. Hoạt động dạy học 
 1. KT bài cũ : KT đồ dùng học tập của HS
 2. Bài mới : a, Giới thiệu bài :
 b, HĐ1 : GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu :
 + Vải : HS đọc nội dụng a (SGK) và QS mẫu.
 ? Nhận xét về đặc điểm của vải?
 HS nêu – GV KL: Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày ..dễ sử dụng
 + Chỉ HS : HS đọc nội dụng b (SGK) và QS mẫu.
 ? Nhận xét về đặc điểm của kim?
 HS nêu – GV KL: Khi khâu vải mỏng phải chọn chỉ mảnh, độ dai phù hợp
 HĐ2 :Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo
 HS quan sát hình 2 - GV giới thiệu kéo cắt vải, kéo cắt chỉ 
 ? Nhận xét về đặc điểm cấu tạo của kéo?
 HĐ3 : GV hướng dẫn HS quan sát , nhận xét một số vật liệu và dụng khác
 - HS quan sát hình 6
 - HS nêu – GV KL: Thước may, thước dây, khung thêu cầm tay, khuy cài, khuy bấm, phấn may
Củng cố – Dặn dò :
GV nhận xét giờ học.
Địa lý
Làm quen với bản đồ
 I. Mục tiêu :
 - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
 - Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
 II. Đồ dùng dạy học : 
 Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam
 III. Hoạt động dạy - học :
 1, Kiểm tra : KT sự chuẩn bị của HS : SGK, vở bài tập.
 Nhận xét
 2, Giới thiệu bài mới : Làm quen với bản đồ
 3, GV giới thiệu cho HS biết bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam
 * Bản đồ thế giới là hình vẽ thu nhỏ toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo tỉ lệ 
 - Giới thiệu cực Nam, cực Bắc, đường xích đạo, miền núi, cao nguyên, rưng, đồng bằng, đại dương,....
 - Gọi HS chỉ trên bản đồ đâu là đất liền, đại dương, biển, đương xích đạo,...
 - Nhận xét, bổ sung.
 * Bản đồ Việt Nam : là hình vẽ thu nhỏ toàn bộ lãnh thổ của đất nước ta theo tỉ lệ 
 - GV giới thiệu phạm vi nước ta, đường biên giới trên đất liền và trên biển.
 - Chỉ cho HS biết tên một số đảo lớn, tên các thành phố, tên một số tỉnh,.....
 - HS lên chỉ trên bản đồ – Nhận xét 
 4, Củng cố – Nhận xét giờ học
 Nhắc nhở HS chuẩn bị tiết sau.
Thứ ba ngày 21 tháng 8 năm 2012
Dạy bài thư năm ngày 23/8/2012
Khoa học
Trao đổi chất ở người
 I. Mục đích yêu cầu : Sau bài học, HS có thể :
 - Kể ra những gì hằng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
 - Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
 - Vẽ hoặc viết sơ đồ trao đổi chất giữa người với môi trường.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Hình trang 7, 8 /SGK - Giấy A0, bút màu .
 III. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống ?
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
 - MT: Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
 - Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
 - Tiến hành: HS quan sát hình 1 SGK/6 và trả lời câu hỏi :
 + Kể tên những gì được vẽ trong hình ?
 + Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người ?
? Con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ? 
 - GVKL: Hằng ngày con người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô- xi và thải ra môi trường các chất cạn bã, khí các bô ních, nước tiểu,Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất.
 * Hoạt động 2:Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Mục tiêu: vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
 - Tiến hành: GV chia 4 nhóm, HS lấy giấy ra vẽ sơ đồ.
+ Các nhóm trình bày sản phẩm - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. GV đánh giá nhận xét.
 3. Củng cố – Dặn dò ... ện một số động tác g/v yêu cầu hs khác nhận xét, gv chốt ý. 
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
1-2’
- G/v nhắc hs những điểm cần chú ý trong giờ học sau về nhà ôn các nội dung đã học trong học kỳ I.
Toán
Tiết 87: Dấu hiệu chia hết cho 3.
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra:(2-3’)
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
- Bảng con: 12393 có chia hết cho 9 hay không? Vì sao?
HĐ2: Dạy bài mới:(12-15’)
2.1- Dấu hiệu chia hết cho 3
 - GV nêu phép chia 63: 3; 123: 3- H tính kết quả hai phép chia trên vào nháp
- Nhận xét gì về 2 số 63 và 123? (cùng chia hết cho 3 )
- Không thực hiện phép chia, làm thế nào để biết 63 và 123 có chia hết cho 3 hay không? 
-> Kết luận: Những số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
**H đọc ghi nhớ/ 97
2.2- Chú ý: Gv nêu các phép chia : 91:3 và 125:3
- Cho biết các số đó có chia hết cho 3 không? Làm thế nào?
 -> Chú ý: Số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
HĐ3: Luyện tập : (17-19’)
+ Bài 1/98 (5’) Làm VBT
 HS đọc thầm yêu cầu của bài – tự làm
 Đổi vở kiểm tra – nhận xét 
- Kiến thức: Củng cố dấu hiệu chia hết cho 3.
- Chốt: 8225 có chia hết cho 3 hay không? Vì sao?
+ Bài 2/98 (6’) Làm vở
 Em hãy nêu yêu cầu cảu bài 2?
 HS làm bài – chữa bài – nhận xét, bổ sung. 
- Kiến thức: Củng cố dấu hiệu không chia hết cho 3.
- Chốt: Tại sao chọn 502? 
 + Bài 3/ 98 (5’) Làm vở
 Đọc thầm đề bài, tự làm – nhận xét
 GV chấm đ/s – nhận xét
- Kiến thức: Viết số có 3 chữ số chia hết cho 3
- Chốt: Dựa vào kiến thức nào để viết nhanh các số chia hết cho 3?
+ Bài 4/98 (3’) Làm SGK
 1 hs đọc to đề bài – Lớp làm bài, đổi sách kiểm tra – nhận xét 
- Kiến thức: Viết thêm chữ số để được số chia hết cho 3.
- Chốt: ở ô trống thứ hai điền chữ số nào? Vì sao?
* Dự kiến sai lầm của HS:
- Kĩ năng tính tổng các chữ số chưa nhanh
HĐ4 - Củng cố dặn dò(2-3’) :
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3?
- Nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm:
...............
...............
................................................................................................................................
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2012
Toán
Tiết 88: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 
- Vận dụng làm bài tập 
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5' )
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 ? 
- Lấy ví dụ ?
 HĐ2:: Luyện tập ( 30'- 32' )
+ Bài 1/ 98 ( 8' ) Làm nháp
 HS đọc thầm đề bài, tự làm
 Đổi nháp trình bày, Nhận xét
- Kiến thức: Củng cố về dấu hiệu vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9(và ngược lại)
 + Bài 2/ 98 ( 8' ) Làm VBT
 HS đọc đề bài, làm bài vào vở
 GV chấm đ/s – nhận xét
- Kiến thức: Củng cố về điền chữ số trong số để được số chia hết cho 9, 3; vừa chia hết cho 3, cho 2.
- Dự kiến sai lầm: HS điền sai (c) do chỉ nhận biết 1 dấu hiệuchia hết
 + Bài 3/ 98 (8') Trả lời miệng
 HS đọc thầm câu hỏi của bài, trả lời – nhận xét, bổ sung
- Kiến thức: Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
- Chốt: Vì sao số 78435 chia hết cho 9?
 Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, 9? 
 + Bài 4/ 98 ( 8' ) Làm vở
 Nêu yêu cầu của bài 4?
 HS làm bài vào vở, trình bày – nhận xét
- Kiến thức: Củng cố viết số chia hết cho 9, cho 3
- Chốt: Nêu cách viết số phần b ?
 HĐ3: Củng cố – dặn dò (3 - 5' )
 - Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 ?
 - Lấy ví dụ số có 3 chữ số chí hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 ?
 	 2 và chia hết cho 5 ?
*Rút kinh nghiệm:
.............
.............
..............................................................................................................................
Kĩ thuật
Trưng bày sản phẩm cắt khâu thêu tự chọn
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS về - Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn 
 - HS hứng thú học thêu.
II. Đồ dùng dạy- học:
 Sản phẩm tiết trước
III.Các hoạt động dạy- học: 
*Hoạt động 1
 Gv kiểm tra sản phẩm đã làm ở tiết trước – nhận xét
*Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm (3-5’)
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
*Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm (3-5’)
- G nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
-> G nhận xét đánh giá KQ học tập của H.
* Hoạt động 4: Củng cố-Dặn dò (1-2’):
- GV nhận xét tiết học: tinh thần thái độ và kết quả thực hành của học sinh.
- GV cho đọc phần ghi nhớ.
- Về nhà: Đọc trước bài mới, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để học bài “Thêu móc xích hình quả cam”.
Địa lý
Kiểm tra cuối kì 1
(đề của trường)
 Thể dục: Bài 36
Sơ kết học kỳ I
trò chơi “ chạy theo hình tam giác ”
I. Mục tiêu: 
 - Sơ kết học kỳ I. Y/c học sinh hệ thống lại các nội dung chính trong học kỳ I.
 - Ôn trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Y/c h/s biết cách tham chơi tốt hơn giờ trước. 
II. Địa điểm - Phương tiện 
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: Còi, phấn kẻ, cờ 
II. Nội dung và phương pháp giảng dạy. 
Nội dung
Đ/L
Phương pháp giảng dậy
1, Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ dạy 
- Chạy khởi động 
1-2'
2-3'
Cán sự lớp tập hợp lớp, báo cáo sĩ số x x x x x x
 (h/s) x x x x x x x
- Chạy theo hàng dọc 
- Xoay các khớp 
2-3'
- GV chỉ huy 
2, Phần cơ bản
- G/v hệ thống lại các kiến thức đã học I:
+ ĐHĐN
+ Bài TDPTC
+ TRò chơi 
10-12’
- G/v gọi h/s nhắc lại các nội dung chính đã học trong học kỳ qua, đồng thời mô phạm, h/s khác nhận xét, G/v chốt ý 
- Ôn trò chơi “Chạy theo hình tam giác ”
4-6’
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi chơi đồng loạt cả lớp cán sự lớp chỉ huy.
3. Phần kết thúc
- Thả lỏng 
1-2' 
- Cán sự lớp chỉ huy. 
- GV cùng học sinh hệ thống bài và đánh giá kỳ học
4-5’
- GV Tuyên dương những h/s đạt kết quả tốt trong học kỳ I, những điểm cần phát huy và rút kinh nghiệm trong học kỳ tới. 
- GV giao bài tập về nhà
1-2’
- Ôn bài thể dục PTC.
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2012
Khoa học
Bài 36: Không khí cần cho sự sống
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật,thực vật đều cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ô- xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Các hình vẽ SGK trang 72, 73
- Một số hình ảnh hoặc dụng cụ để bơm không khí vào bể cá.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ (3’): - Không khí cần cho sự cháy ntn?
 + GV giới thiệu bài -HS mở SGK trang 72
Hoạt động2: Thực hành (8-10’)
* Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở.
 Xác định vai trò của ô- xi trong không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
*Cách tiến hành:- H đọc hướng dẫn ở mục thực hành trang 72 SGK
- HS làm nh hình 1, 2 trang 72 – H nêu nhận xét
=> Kết luận: Không có không khí, con người sẽ chết
 ? Nêu những ứng dụng của kiến thức này trong đời sống và y tế?
Hoạt động 3: Quan sát, trình bày (5-7’)
*Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh ĐVvà TV đều cần không khí để thở.
*Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi trang 72 SGK
- HS quan sát H3,4/72 -> trả lời câu hỏi
=> Kết luận: Động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô xi (12-14’)
* Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô- xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
* Cách tiến hành: 
 +Bước1: - Làm việc theo cặp.
 - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 +Bước 2: HS các nhóm làm bài tập quan sát trang 73 SGK
 +Bước 3: - Các nhóm cử đại diện chữa bài tập trang 73.
 - G nêu câu hỏi cho H thảo luận lớp: Nêu các VD khác chứng tỏ không khí cần cho đời sống của người, động vật, thực vật? Thành phần nào trong không khí cần cho sự thở? Trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô xi?
 => Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô- xi trong không khí để thở.
 - HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
*Củng cố-Dặn dò (3’): 
- Nhắc lại một số kiến thức của bài học?
- GV dặn HS đọc thuộc mục Bạn cần biết.
- Về chuẩn bị Bài 37
 Toán
Tiết 89: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. 
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết 2; 3; 5; 9 và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ ( 3 - 5' ):
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5; 9; 3 ? 
- Lấy ví dụ ?
HĐ2: Luyện tập (32' ) 
+ Bài 1/ 99 ( 5' ) Làm VBT:
 HS đọc đề bài tự làm, đổi vở kiểm tra nhận xét.
- Kiến thức: Củng cố về tìm số chia hết cho 2, 3, 5, 9 ? -> nhận xét các số chia hết cho 9?. 
+ Bài 2/ 99 (7-8') Làm VBT
 Nêu yêu cầu của bài 2?
 HS làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra – nhận xét.
- Kiến thức: Củng cố về tìm số thoả mãn nhiều điều kiện chia hết (2 và 5); 
(3 và 2), (2, 3, và 9)
- Chốt: Các số như thế nào đồng thời vừa chia hết cho 1, 3, 5 và 9 ?
- Dự kiến sai lầm: HS tìm số sai ở phần (c) 
+ Bài 3/ 99 (6-7') Làm VBT
 1 hs đọc to đề bài, lớp đọc thầm
 HS làm bài vào vở - đổi vở kiểm tra – nhận xét
 Chữa bài
 - Kiến thức: Củng cố viết chữ số thích hợp vào ô trống được chia hết cho3; 9; 3 và 5; 2 và 3. 
 - Chốt: Nêu cách điền chữ số phần (a) ? 
+ Bài 4/ 99 (7-8') Làm vở
 HS đọc đề bài – tự làm vào vở
 GV chấm đ/s – nhận xét
 - Kiến thức: Củng cố về tính giá trị biểu thức rồi xét dấu hiệu chia hết cho 2.
 - Dự kiến sai lầm: Tính sai giá trị biểu thức.
+ Bài 5/ 99 ( 7-9')Làm vở
 1 hs đọc to đề bài, lớp đọc thầm.
 1 hs làm bảng phụ, chữa bài – nhận xét
 - Kiến thức: Củng cố dấu hiệu chia hết cho 3 và 5, rèn kĩ năng phân tích, suy luận
HĐ3: Củng cố – dặn dò ( 3' )
- Nhắc lại các kiến thức vừa luyện ?
- Lấy ví dụ số có 4 chữ số vưa chia hết cho 3 và 5 ? 
*Rút kinh nghiệm:
 ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 _______________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012
Toán
Kiểm tra cuối kì 1
(đề của trường)

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Ga 4 ki 1.doc