I/ MỤC TIÊU:
1/ Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại câu chuyện đã được nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên .
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện : Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định giàu lòng nhân ái sẽ được đề đáp xứng đáng.
2/ Rèn kĩ năng nghe:
- Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện . Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn kể tiếp được lời bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK .
Các tranh cảnh hồ Ba Bể hiện nay.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TUẦN 1 BÀI1: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I/ MỤC TIÊU: 1/ Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại câu chuyện đã được nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên . Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện : Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định giàu lòng nhân ái sẽ được đề đáp xứng đáng. 2/ Rèn kĩ năng nghe: - Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện . Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn kể tiếp được lời bạn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1 Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK . 1 Các tranh cảnh hồ Ba Bể hiện nay. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1/ Oån định: 2/ Bài mới: Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, phân môn kể chuyện giúp các em có kỹ năng kể lại câu chuyện đã được đọc, được nghe . Những câu chuyện bổ ích và lý thú sẽ giúp các em thêm hiểu biết về cuộc sống con người, về sự vật hiện tượng quanh mình và thấy mỗi quan hệ tốt đẹp giữa người với người giữa con người với thiên nhiên. Qua câu chuyện:” Sự Tích Hồ Ba Bể”. - GV ghi tựa lên bảng . -Tên câu chuyện cho em biết điều gì? (Tên câu chuyện cho biết câu chuyện sẽ giải thích về sự hình thành ( ra đời ) của hồ Ba Bể .) GV cho học sinh xem tranh về hồ Ba Bể hiện nay và giới thiệu : Hồ Ba Bể là một cảnh đẹp của tỉnh Bắc Cạn . Khung cảnh ở đây rất nên thơ và sinh động. Vậy hồ có từ bao giờ? Do đâu mà có? Các em cùng theo dõi sự tích hồ Ba Bể. GV kể lần 1: Giọng kể thong thả , rõ ràng , nhanh hơn ở đoạn kể về tai hoạ trong đêm hội , trở lại khoan thai ở đoạn kết .Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm ,gợi tả về hình dáng khổ sở của bà lão ăn xin ,sự xuất hiện của con giao long ,nỗi khiếp sợ của mẹ con bà goá ,nỗi kinh hoàng của mọi người khi đất dưới chan rung chuyển ,nhà cửa ,mọi vật đều chìm nghỉm dưới nước -GV kể lần 2 :Vừa kể vừa chỉ vaot từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng . - Yêu cầu HS giải nghĩa các từ :cầu phúc giao long ,bà goá ,làm việc thiện , bâng quơ (+ Cầu phúc : cầu xin được điều tốt cho mình . + Giao long : ngươi phụ nữ có chồng bị chết . + Làm việc thiện : làm điều tốt cho người khác . + Bâng quơ : không đâu vào đâu , không tin tưởng .) - Dựa vào tranh minh hoạ ,đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện : Hỏi : Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào ? ( Bà không biết từ đâu đến - Trông bà gớm ghiếc , người gầy còm , lở loét , xông lê mùi hôi thối . Bà luôn miệng kêu đói . ) + Mọi người đối xử với bà ra sao ? ( Mọi người đều xua đuổi bà ). + Ai cho bà cụ ăn và nghỉ ? (Mẹ con bà goá đưa bà về nhà , lấy cơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại .) + Chuyện gì xảy ra trong đêm ? ( Chỗ bà cụ ăn xin nằm sáng rực lên . Đó không phải là bà cụ là một con giao long lớn .) + Khi chia tay bà cụ dặn mẹ con bà goá điều gì ? (Bà cụ nói sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà goá một gói tro và hai mảnh vỏ trấu ) + Trong đêm lễ hội , chuyện gì đã xảy ra ( Lụt lội xảy ra nước phun lên . Tất cả mọi vật đều chìm nghỉm . ) + Mẹ con bà goá đã làm gì ? (Mẹ con bà dùng thuyền từ hai vỏ trấu đi khắp nơi cứu người bị nạn . ) + Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào ? + Chổ đất sụt là hồ Ba Bể , nhà hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ .) Hướng dẫn kể từng đoạn - Chia nhóm HS , yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi tìm hiểu , kể lại từng đoạn cho các bạn nghe . - Kể trước lớp : Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày . + Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể . Hứơng dẫn kể toàn bộ câu chuyện - Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm . Tổ chức cho HS thi kể trước lớp . Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn lể hay nhất lớp Cho điểm HS kể tốt . 4/ CỦNG CỐ – DẶN Dị + Câu chuyện cho em biết điều ? ( Câu chuyện cho em biết sự hình thành của hồ Ba Bể .) + Theo em ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bể , câu chuyện còn mục đích nào khác không ? (+ Ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bể , câu chuyện còn ca ngợi nhửng con người giàu lòng nhân ái , biết giúp đỡ người khác sẽ gặp nhiều điều tốt lành . ) - GV kết luận : Bất cứ ở đâu con người cũng phải có lòng nhân ái , sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn , hoạn nạn . Những người đó sẽ được đền đáp xứng đáng , gặp nhiều may mắn trong cuộc sống - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện Sự tích hồ ba bể cho người thân nghe . Luôn có lòng nhân ái , giúp đỡ mọi người nếu mình có thể . Nhận xét tiết học Tuyên dương –Nhắc nhở - Lớp hát - Học sinh lắng nghe. - HS nhắc lại - HS trả lời -HS quan sát HS lắng nghe . - HS thảo luận nhĩm 4 & trả lời -Đại diện nhĩm trả lời -HS nhận xét -Chia nhóm 4 HS ( 2 bàn tên dưới quay mặt vào nhau) , lần lượt từng em kể từng đoạn . -Khi một HS kể các em khác lắng nghe , gơị ý , nhận xét lời kể của bạn . - Đại diện các nhóm lên trình bày . Mỗi nhóm chỉ kể 1 tranh . - Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí : kể có đúng nội dung , đúng trình tự không ? Lời kể đã tự nhiên chưa ? - Kể trong nhóm . -2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp . Nhận xét . -HS trả lời -HS nhắc lại - Học sinh lắng nghe. TUẦN 2 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I/ MỤC TIÊU 1 Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình truyện thơ nàng tiên ốc . 1 Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Con người cần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC , Tranh minh hoạ câu chuyệ trang 18 SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1/ Oån định: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS kể lại câu chuyện : Sự tích hồ Ba Bể. - Nhận xét cho điểm từng học sinh. 3/ Bài mới : Treo tranh minh hoạ và hỏi : - Bức tranh vẽ cảnh gì? ( Bức tranh vẽ cảnh bà lão đang ôm một nàng tiên cạnh cái chum nước.) - Trong tiết kể chuyện chuyện hôm nay các em sẽ tập kể câu chuyện cổ tích bằng thơ Nàng tiên Oác bằng lời của mình. - GV ghi tựa bài lên bảng . , Tìm hiểu câu chuyện . - GV đọc diễn cảm toàn bài thơ. - Gọi 1 HS đọc bài thơ. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. + Bà lão nghèo làm nghề gì để sống? ( Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.) + Con ốc bà bắt được có gì lạ? (Nó rất xinh , vỏ biêng biếc xanh, không giống như ốc khác.) + Bà lão làm gì khi bắt được Oác? (-Thấy Oác đẹp bà thương không muốn bán , thả vào chum nước.) Yêu cầu HS đọc đoạn 2 & trả lời câu hỏi - Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ? (- Đi làm về , bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ , đàn lợn đã được cho ăn) - Yêu cầu HS đọc đoạn cuối và trả lời câu hỏi: Khi rình xem , bà lảo thấy điều gi kì lạ? ( Bà thấy 1 nàng tiên từ trong chum nước bước ra.) -Khi đó bà lão đã làm gì? ( Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên.) +Câu chuyện kết thúc ra sao? (Bà lão nàng tiên sống hạnh phúc biên nhau. Họ yêu thương nhau như 2 mẹ con.) , Hướng dẫn kể chuyện - Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1 - Chia nhóm HS , yêu cầu HS dựa vaìo tranh minh hoạ và các câu hỏi tìm hiểu kể lại từng đoạn cho các bạn nghe. - Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể. ,Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện - Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. - Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp. - Yêu cầu học sinh nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất. - Cho điểm học sinh kể tốt. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về ý nghĩa câu chuyện. - Gọi HS phát biểu. 4/ Củng cố : Câu chuyện Nàng tiên Oác giúp em hiểu điều gì? (Con người phải thương yêu nhau . Ai sống nhân hậu , thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc.) 5/ Dăn dò: - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tìm đọc những câu chuyện nói về lòng nhân hậu. Nhận xét tiết học Tuyên dương –Nhắc nhở Lớp hát. 2 em kể nối tiếp . - 1 HS kể toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện. -Học sinh nhắc lại. -Học sinh lắng nghe. - 1 HS đọc øtoàn bài. -HS thảo luận nhĩm đơi & trả lời câu hỏi -Đại diện nhĩm trả lời -HS nhận xét -HS trả lời -HS nhận xét -1 HS khá kể câu chuyện. - Học sinh kể trong nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Mỗi nhóm kể mỗi đoạn. -Nhận xét lời kể của bạn. -Kể trong nhóm. - HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện –HS trình bày. -HS trả lời -Học sinh lắng nghe. TUẦN 3 BÀI 3 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về nhân hậu. I/ MỤC TIÊU: 1/ Rèn kĩ năng nói: - Biết kể tự nhiên , bằng lời nói của mình một câu chuyện ( mẩu chuyện , đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật , có ý nghĩa,nói về lòng nhân hậu , tình cảm thưng yêu , đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. - Hiểu được truiyện , trao đổi được với các bạn về ND , ý nghĩa câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) 2/ Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể , nhận xétđúng lời kể của bạn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1 Truyện nói về lòng nhân hậu. 1 Bảng viết sãn đề bài có mục gợi ý 3. III/ CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1/ Oån định : 2/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS kể lại truyện thơ Nàng Tiên Oác Nhận xét cho điểm HS. 3/ Bài mới: Gọi ... -HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hoặc thám hiểm. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS lần lượt nói tên câu chuyện. -Từng cặp kể chuyện cho nhau nghe + nói về ấn tượng của mình về cuộc đi -Đại diện các cặp lên thi kể. -Lớp nhận xét. Tuần : 32 KHÁT VỌNG SỐNG I.Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: -Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Khát vọng sống, có thể phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ một cách tự nhiên. -Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng với cái chết. 2. Rèn kĩ năng nghe: -Chăm chú nghe GV kể chuyện. -Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: Giắc Lơn-đơn là nhà văn Mĩ nổi tiếng. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm mà Khát vọng sống là một trong những tác phẩm rất thành công của ông. Câu chuyện hôm nay chúng ta kể là một trích đoạn trong tác phẩm Khát vọng sống. b). GV kể lần 1: -GV kể chuyện. Cần kể với giọng rõ ràng, thang thả. Nhấn giọng ở những từ ngữ: dài đằng đẵng, nén đau, cái đói, cào xé ruột gan, chằm chằm, anh cố bình tĩnh, bò bằng hai tay c). GV kể lần 2: -GV kể chuyện kết hợp với tranh (vừa kể vừa chỉ vào tranh) Ø Tranh 1 (Đoạn 1). GV đưa tranh 1 lên bảng, vừa chỉ tranh vừa kể: “Giôn và Bin mất hút”. Ø Tranh 2 (Đoạn 2). Gv đưa tranh 2 lên bảng, vừa chỉ tranh vừa kể. Ø Đoạn 3: Cách tiến hành như tranh 1. Ø Đoạn 4: Cách tiến hành như tranh 1. Ø Đoạn 5: Cách tiến hành như tranh 1. Ø Đoạn 6: Cách tiến hành như tranh 1. d). HS kể chuyện: a). HS kể chuyện. b). Cho HS thi kể. -GV nhận xét + khen nhóm, HS kể hay. 3. Củng cố, dặn dò: * Em hãy nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của bài tập KC tuần 33. -2 HS kể lại cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS vừa quan sát vừa nghe GV kể từng đoạn. -HS kể chuyện trong nhóm (nhóm 3 hoặc nhóm 6). Nếu nhóm 3 mỗi HS kể theo 2 tranh, nếu nhóm 6 mỗi em kể một tranh. -Sau đó mỗi HS kể cả câu chuyện. -3 nhóm thi kể đoạn. -2 HS thi kể cả câu chuyện -Lớp nhận xét. * Câu chuyện ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết. Tuần : 33 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I.Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: -Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, nói về tinh thần lạc quan, yêu đời. -Trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, đoạn truyện. 2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II.Đồ dùng dạy học: -Một số sách, báo, truyện viết về những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan, yêu đời. -Bảng lớp viết sẵn đề bài, dàn ý KC. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Kiểm tra 1 HS. -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: -Có những người có cuộc sống đầy đủ, sung túc nhưng cũng có những người có hoàn cảnh sống rất khó khăn. Tuy vậy, họ vẫn vượt lên hoàn cảnh, vẫn lạc quan yêu đời. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em hãy kể cho cả lớp mình nghe câu chuyện về những người như thế mà các em đã được nghe, được biết. b). Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài: -Cho HS đọc đề bài. -GV ghi đề bài lên bảng lớp và gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời. -Cho lớp đọc gợi ý. -GV nhắc HS: Các em có thể kể chuyện về các nhân vật có trong SGK, nhưng tốt nhất là các em kể về những nhân vật đã đọc, đã nghe không có trong SGK. Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể. c). HS kể chuyện: -Cho HS kể chuyện theo cặp. -Cho HS thi kể. -GV nhận xét, khen những HS có câu chuyện hay, kể hấp dẫn. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. -Dặn HS về nhà đọc trước nội dung bài KC ở tuần 34. -HS kể đoạn 1 + 2 + 3 truyện Khát vọng sống và nêu ý nghĩa của truyện. -1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe. -HS nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK. -HS lần lượt nêu tên câu chuyện mình sẽ kể. -Từng cặp HS kể chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện. -Đại diện các cặp lên thi kể và nêu ý nghĩa của câu chuyện mình kể. -Lớp nhận xét. Tuần : 34 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I.Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: -HS chọn được một câu chuyện về một người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự việc minh họa cho đặc điểm tính cách của nhân vật, hoặc kể lại sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật. -Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. -Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 2. Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp viết đề bài. Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Kiểm tra 1 HS. +Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về người có tinh thần lạc quan, yêu đời. Nêu ý nghĩa câu chuyện. -GV nhận xét và cho điểm. -GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: -Trong cuộc sống, mọi người thường có tính tình khác nhau. Người thì lầm lì, ít nói, người thì tính tình xởi lởi, người thì lạnh lùng Hôm nay các em hãy kể cho bạn mình nghe một câu chuyện về người vui tính mà em đã chứng kiến hoặc tham gia. b). Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài: -GV ghi đề bài lên bảng lớp. -GV giao việc: các em phải kể nột câu chuyện về người vui tính mà em là người chứng kiến câu chuyện xảy ra hoặc em trực tiếp tham gia. Đó là câu chuyện về những con người xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. -Cho HS nói về nhân vật mình chọn kể. -Cho HS quan sát tranh trong SGK. c). HS kể chuyện: a/. Cho HS kể theo cặp b/. Cho HS thi kể. -GV viết nhanh lên bảng lớp tin HS, tên câu chuyện HS đó kể. -GV nhận xét và khen những HS có câu chuyện hay, kể hay. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe hoặc viết vào vở câu chuyện đã kể ở lớp. +HS kể. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS lần lượt nói về nhân vật mình chọn kể. -Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Hai bạn cùng trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. -Đại diện một số cặp lên thi kể. -Lớp nhận xét. Tuần : 35 TIẾT 7 BÀI LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: 1. Đọc – hiểu bài Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon, chọn câu trả lời đúng. 2. Nhận biết loại câu, chủ ngữ trong câu. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài mới: a). Giới thiệu bài: -Trong tiết luyện tập hôm nay, các em sẽ đọc thầm bài Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon và sau đó sẽ dựa vào nội dung bài đọc để chọn ý trả lời đúng trong các ý bài tập đã cho. b). Đọc thầm: -Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. -GV giao việc: Các em đọc thầm lại bài văn, chú ý câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch và câu Quân trên tàu trông thấy tôi phát khiếp để sang bài tập 2, các em có thể tìm ra câu trả lời đúng một cách dễ dàng. -Cho HS làm bài. * Câu 1: -Cho HS đọc yêu cầu của câu 1 và đọc 3 ý a + b + c. -GV giao việc: Bài tập cho 3 ý a, b, c. Nhiệm vụ của các em là chọn ý đúng trong 3 ý đã cho. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Ý b: nhân vật chính trong đoạn trích là Gu-li-vơ. * Câu 2: -Cách tiến hành như ở câu 1. -Lời giải đúng: Ý c:Có hai nước tí hon trong đoạn trích là Li-li-pút và Bli-phút. * Câu 3: -Cách tiến hành như ở câu 1. -Lời giải đúng: Ý b: Nước định đem quân sang xâm lược nước láng giềng là: Bli-phút. * Câu 4: -Cách tiến hành như ở câu 1. -Lời giải đúng: Ý b: Khi trông thấy Gu-li-vơ, quân địch “phát khiếp” vì Gu-li-vơ quá to lớn. * Câu 5: - Cách tiến hành như ở câu 1. -Lời giải đúng: Ý a: Vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình. * Câu 6: - Cách tiến hành như ở câu 1. -Lời giải đúng: Ý c: Nghĩa của chữ hòa trong hòa ước giống nghĩa của chữ hòa trong hoà bình. * Câu 7: - Cách tiến hành như ở câu 1. -Lời giải đúng: Ý a: Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là câu kể. * Câu 8: - Cách tiến hành như ở câu 1. -Lời giải đúng: Ý a: Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi phát khiếp chủ ngữ là Quân trên tàu. 2. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà xem lại các lời giải đúng. -1 HS đọc yêu cầu. -2 HS nối tiếp nhau đọc bài văn. -HS đọc thầm bài văn. -1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. -HS tìm ý đúng trong 3 ý. -Một số HS phát biểu ý kiến. -Lớp nhận xét. -HS chép lời giải đúng vào vở. -HS chép. -HS chép. -HS chép. -HS chép. -HS chép.
Tài liệu đính kèm: