Giáo án lớp 4 môn Kể chuyện - Tuần 1 đến tuần 17

Giáo án lớp 4 môn Kể chuyện - Tuần 1 đến tuần 17

Kể chuyện

Tuần 1 : SỰ TÍCH HỒ BA BỂ

Ngày dạy : / / 2010

 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.

 - Nắm được ý nghĩa câu chuyện: giải thích sự hình thành hồ Ba Bể v ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. Khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

 - HS có tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - Tranh minh họa.

 - HS sưu tầm tranh hồ Ba Bể

III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1.Ổn định : Hát, báo cáo

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở của HS

3. Bài mới: Sự tích hồ Ba Bể.

a) Giới thiệu bài-ghi tựa bài lên bảng.

b) Các hoạt động:

 

doc 19 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 môn Kể chuyện - Tuần 1 đến tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kể chuyện
Tuần 1 : SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
Ngày dạy : 	/	/ 2010
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. 
	- Nắm được ý nghĩa câu chuyện: giải thích sự hình thành hồ Ba Bể v ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. Khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
	- HS có tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Tranh minh họa.
	- HS sưu tầm tranh hồ Ba Bể
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định : Hát, báo cáo
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở của HS
3. Bài mới: Sự tích hồ Ba Bể.
a) Giới thiệu bài-ghi tựa bài lên bảng.
b) Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 HĐ 1: GV kể chuyện 
MT : Giúp HS nắm được sự tích hồ Ba Bể.
Cách tiến hành:
 GV kể lần 1: không có tranh minh họa, kể to, rõ, phù hợp với lời nhân vật, kèm động tác điệu bộ, cử chỉ (không cần kể y nguyên lờitrong văn bản) + giải nghĩa 1 số từ khó được chú thích sau truyện.
 Kể lần 2: như lần 1 nhưng có kèm tranh minh họa.
 HĐ 2: HS kể chuyện - trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
MT : Giúp HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện
Cách tiến hành:
Chia lớp thành các nhóm 4, giao việc: “Dựa vào từng tranh và phần chú thích dưới mỗi tranh , mỗi em kể 1 tranh. Các em không nhất thiết phải kể nguyên văn lời của cô, chỉ cần kể đúng theo cốt truyện, kể xong trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện”.
 GV mời 4 HS kể cho các bạn nghe 
 GV nhận xét.
 GV mời vài HS kể thi với nhau.
 GV nhận xét,khen ngợi
Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?
 Ghi bảng ý nghĩa câu chuyện
- HS nghe
- HS nghe kể + quan sát tranh
- Các nhóm kể chuyện cho nhau nghe.
- 4 HS kể nối tiếp – lớp nhận xét
- 4, 5 HS kể cả câu chuyện – lớp nhận xét chọn bạn kể hay .
- Nhiều HS trả lời.
4. Củng cố :Hỏi lại tựa bài.
 1 hs kể lại truyện, nêu ý nghĩa của truyện.
5. Nhận xt – dặn dị:
 GV nhận xét tiết học, dặn HS về kể lại cho người thân nghe.
 CB:Kể chuyện đã nghe đã đọc.
Kể Chuyện
Tuần 2 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Ngày dạy : 	/	/ 2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc , kể lại đủ ý bằng lời của mình.
 - Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: trong cuộc sống con người cần có tình thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. 
- GD cho hs tình nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 GV :Tranh minh họa câu chuyện trang 18 SGK.
 HS : Chuẩn bị truyện sẽ kể.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định :Hát
2. Kiểm tra bài cũ : Sự tích hồ Ba Bể
- Gọi 3 HS dựa vào bức tranh kể lại câu chuyện sự tích Hồ Ba Bể.
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
a) Giới thiệu bài - Ghi tựa bài
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Tìm hiểu câu chuyện 
MT : Giúp HS nêu được rõ ý nghĩa của câu chuyện.
Cách tiến hành:
 - GV đọc diễm cảm bài thơ 1 lượt
- Cho HS đọc từng đoạn + trả lời câu hỏi:
+ Bà lão nhà nghèo làm nghề gì để sinh sống?
+ Bà lão làm gì khi bắt được một con ốc xinh xinh?
+ Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
+ Khi rình xem, bà lão đã thấy gì?
+ Sau đó, bà lão đã làm gì? (cho HS quan sát tranh phóng to).
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
HĐ2: HS kể chuyện
MT : Giúp HS kể lưu loát câu chuyện bằng lời kể của mình.
Cách tiến hành:
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giải thích yêu cầu của bài tập: Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em? Là đóng vai người kể lại bằng lời văn của em, không đọc lại từng câu thơ.
- GV đưa bảng phụ đã ghi 6 câu hỏi lên.
- GV cho HS tập kể.
- GV nhận xét, khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm kể hay.
- Hỏi: Theo em câu chuyện có ý nghĩa gì?
- GV chốt lại ghi bảng như sgv tr 61.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn.
- HS đọc thầm từng đoạn và lần lượt trả lời.
+ Bà lão và nàng tiên sống bên nhau hạnh phúc. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con.
1 HS đọc to, lớp lắng nghe. 
- 1 HS khá, giỏi kể mẫu đọan 1.
- HS kể theo nhóm 3 (mỗi em tập kể 1 đọan) đưa theo 6 câu hỏi trên bảng phụ.
- Đại diệc các nhóm lên thi kể đoạn hoặc các nhóm lên thi kể với nhau cả câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
4. Củng cố :Hỏi lại tựa bài, ý nghĩa câu chuyện.
Liên hệ GD.	
 5. Nhận xt – Dặn dị:
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về kể lại cho người thân nghe. 
- CB: kể chuyện đã nghe, đã học. 
Kể chuyện
	Tuần 3 :	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
Ngày dạy : 	/	/ 2010
I.MỤC TIÊU : 1.- Rèn kĩ năng nói :
 Biết kể chuyện tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện ) đã nghe đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. 
 Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe : HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
2. Rèn cho hs thói quen đọc sách.
3. HS biết yêu thương mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
GV + HS : Sưu tầm một số truyện viết về lòng nhân hậu.
 GV : Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ viết gợi ý 3 SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : 
GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc.Nêu ý nghĩa.
Nhận xét + cho điểm.
3./ Bài mới : 
a. Giới thiệu bài – Ghi tựa 
 b. Các hoạt động : 
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
* Hoạt động 1 Tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
MT : Giúp HS phải xác định được y/c của đề - khi kể không được kể lộn xộn mà phải kể theo trình tự nhất định, phải sắp xếp đúng thứ tự các chi tiết.
Cách tiến hành:
 Gọi HS đọc đề bài.
GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài SGK tr 29.
Cho HS đọc gợi ý. 
* Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
MT : Giúp HS kể được câu chuyện một cách mạch lạc và nêu được ý nghĩa của câu chuyện.
Cách tiến hành:
 - Cho HS kể theo nhóm, cá nhân.
GV nhận xét, khen những hs kể hay.
GV nhận xét và chốt ý nghĩa câu chuyện mà các nhóm đã kể.
-1 HS đọc đề bài.
- Cả lớp đọc thầm đề bài + gợi ý.
HS lần lượt đọc các gợi ý.
1 HS đọc to dàn bài.
- HS kể theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên thi kể.
- Lớp nhận xét.
Nhóm trao đổi tìm ý nghĩa của câu chuyện nhóm mình kể.
Đại diện các nhóm trình bày ý nghĩa câu chuyện của nhóm mình vừa kể.
Lớp nhận xét.
4. Củng cố : Hỏi lại tựa bài. Ý nghĩa câu chuyện. Liên hệ gd.
5.Nhận xét – dặn dò 
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện.
 - Nhận xét tiết học . 
	Tuần 4	Một nhà thơ chân chính 
Ngày dạy : 	/	/ 2010
I.MỤC TIÊU :
-Hiểu được ý nghĩa của truyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính , có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền.
-Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện “ Một nhà thơ chân chính”. 
 - GDhs tính trung thực, thẳng thắn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Gv : Tranh minh họa truyện kể SGK (trang 40 )
 Hs :Giấy khổ to. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định :Hát
2.Kiểm tra bài cũ : “Kể chuyện đã nghe, đã học”
 -Gọi 1-2 HS kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người .
 -GV NX .
3.Bài mới : “Một nhà thơ chân chính”
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 2.GV kể chuyện :
MT : Giúp HS nhớ chuyện.
 Cách tiến hành:
 -GV kể lần 1 : Không có tranh minh họa, kể to ,rõ, phù hợp với từng nội dung , nhân vật trong truyện , có thể vừa kể vừa giải nghĩa từ .
 Phần 1 : Từ ngày xưa ..nghệ nhân hát rong .
Phần 2 : Ba hôm sau.Nổi lửa lên .
Phần 3:Bị trói chặt ..đất nước này .
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu 1.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu 2.
-GV NX .
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu 3 . 
 -Cho HS thảo luận theo cặp .
 -GV ghi bảng nội dung ý nghĩa như phần mục tiêu.
-HS lắng nghe.
-HS đọc 
-1 HS đọc.Cả lớp lắng nghe, suy nghĩ.
- Trả lời lần lượt từng câu hỏi sgk tr 40.
 -2 HS kể lại 2 phần -Lớp nhận xét .
 -1HS đọc .
 -HS thảo luận theo cặp .
 - lần lượt phát biểu ý nghĩa câu chuyện.
4.Củng cố : Hỏi lại tựa bài, ý nghĩa câu chuyện, liên hệ gd.
 5.Nhận xét – dặn dò:
 -Về tập kể lại câu chuyện .
 CB: “ Kể chuyện đã nghe , đã học”
 -GV nhận xét tiết học .
Kể chuyện
Tuần 5: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Ngày dạy : 	/	/ 2010
 I. MỤC TIÊU :
-Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu truyện.
-Rèn kĩ năng nói:Dựa vào gợi ý, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực. 
Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
-GD hs tính trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	Gv :-Sưu tầm 1 số truyện viết về tính trung thực.-Ghi sẵn gợi ý 3(sgk).
 Hs : Sưu tầm một số truyện nói về lòng trung thực.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1./Ổn định : Hát
2./Kiểm tra bài cũ : 
 GV gọi 1 HS kể chuyện và nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
 GV nhận xét.
3./Bài mới : Kể chuyện đã nghe đã đọc.
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 HĐ 1: HD HS kể chuyện 
MT : Giúp HS xác định được yêu cầu của đề bài tránh kể chuyện lạc đề.
Cách tiến hành:
Cho HS đọc đề bài + gợi ý sgk.
 +Đề bài yêu cầu em làm gì?
 +Kể chuyện gì?
 +Câu chuyện này, em được biết trong trường hợp nào?
*Mỗi lần HS trả lời GV gạch dưới các từ quan trọng: được nghe, được đọc, tính trung thực.
 GV cho HS đọc gợi ý sgk:
HĐ 2: HS Kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
MT : Giúp HS kể trôi chảy và nêu được ý nghĩa của câu chuyện.
Cách tiến hành:
Cho HS kể chuyện theo nhóm đôi.
 GV mời HS kể trước lớp cho các bạn nghe.
 *Lưu ý: HS thuộc lòng vẫn được nhưng quan trọng là các em phải kể bằng giọng kể của chính mình.
*Tiêu chuẩn tính điểm như sgv tr 124.
 GV nhận xét, khen ngợi.
-1HS đọc, cả lớp lắng nghe.
 +Đề bài yêu cầu em kể chuyện.
 +Kể chuyện về tính trung thực.
 +Câu chuyện này, em đã được đọc , được nghe.
-1HS đọc, cả lớp lắng nghe.
-1 HS đọc gợi ý 1 sgk tr 49.
-HS kể chuyện theo cặp và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
-HS xung phong kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể.
-Các nhóm kể chuyện cho nhau nghe.
-HS bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.
4./Củng cố:Hỏi lại tựa bài, ý nghĩa của câu chuyện, liên hệ gd.
 5. Nhận xét – dặn dò:
 GV nhận xét tiết học, dặn HS về kể lại cho người thân nghe.
 CB: Kể chuyện đã nghe đã đọc.	
Kể c ...  chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: HD tìm hiểu yêu cầu đề 
M T :Chọn được 1 câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. 
Cách tiến hành:
 Cho 1HS đọc – GV ghi đề sẵn trên bảng
+Đề bài yêu cầu em làm gì?
+Câu chuyện có ND gì?
 Gạch dướicác từ ngữ quan trọng: chứng kiến, tham gia, kiên trì vượt kho
HĐ 2: HS kể chuyện
MT : Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện. Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ. Nêu ý nghĩa câu chuyện. 
 Cho 3HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2, 3 /sgk. 
 Gọi 1 số em cho biết tên câu chuyện mà mình kể
 Yêu cầu HS kể theo cặp
 HD HS nhận xét, khen ngợi, chọn bạn KC hấp dẫn nhất.
-1HS đọc đề. Đàm thoại :
+Đề bài yêu cầu em kể câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia. 
+Câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. 
-3HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2, 3 /sgk. Lớp lắng nghe
-Kể theo cặp 
-Thi kể trước lớp 
-Bình chọn bạn KC hay nhất.
4./Củng cố :Hỏi tựa bài, nội dung bài, liên hệ GD.
5. / Nhận xét – dặn dò:
 GV nhận xét tiết học, dặn HS về kể lại cho người thân nghe.
 CB: Búp bê của ai?
4.Củng cố :Hỏi lại tựa bài.
-Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
5. Cũng cố – dặn dò:
-Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-CB : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
-GV nhận xét tiết học.
Kể chuyện
Tuần 14: Búp bê của ai ?
Ngày dạy : 25/11/09
 I.MỤC TIÊU :
- Dựa theo lời kể giáo viên, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước (BT3).
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện : Phải biết giữ gìn yêu quý đồ chơi.	
-GDHS biet yêu quý, giữ gìn đồ chơi, biết quan tâm đến người khác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
GV : Tranh minh họa truyện. 6 băng giấy để 6 HS thi viết lời thuyết minh cho 6 tranh (BT 1) + 6 băng giấy GV đã viết sẵn lời thuyết minh.
HS SGK, vở.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định: Hát
2.Kiểm tra bài cũ :
-GV gọi HS kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó.
-GV nhận xét.
3.Bài mới : Búp bê của ai ?
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 HĐ 1 : GV kể chuyện.
MT: Giúp HS hiểu được nội dung truyện, nhớ truyện.
 Kể lần 1: không có tranh minh họa nhưng kèm tranh minh hoạ con lật đật, giải nghĩa 1 số từ khó được chú thích sau truyện.
 Kể lần 2: như lần 1 nhưng có kèm tranh minh họa.
HĐ2 : Thực hành
MT: Giúp HS nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh họa truyện; kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê. Biết phát triển thêm phần kết của câu chuyện theo tình huống giả thiết.
BT1. SGK tr 38.
-Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
-Phát 6 băng giấy cho 6 HS 
-Gắn 6 tranh minh họa (cỡ to) lên bảng -
Nhận xét – gắn lời thuyết minh đúng thay thế cho lời thuyết minh sai – gọi HS đọc lại các lời thuyết minh.
BT2.
Nêu yêu cầu thực hành KC theo nhóm đôi
-Gọi HS thi KC trước lớp.
-Nhận xét – tuyên dương HS KC hay, nhập vai.
BT3.
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Nhận xét – khen ngợi em có trí tưởng tượng phong phú, phần kết có nội dung hay, có ý nghĩa.
-Nghe GV kể.
-Vừa nghe vừa quan sát tranh.
-1HS đọc.
-Quan sát các tranh minh họa – thảo luận nhóm tìm lời thuyết minh cho từng tranh.
-Viết vào băng giấy.
-Lên gắn các lời thuyết minh , lớp nhận xét.
-6HS đọc.
-1HS đọc đề
-BT yêu cầu em kể lại câu chuyện bằng lời kể của búp bê.
-1 em lên kể mẫu – lớp nhận xét.
-Thực hành KC theo nhóm.
-Thi KC trước lớp – lớp nhận xét, chọn bạn kể hay.
-Suy nghĩ, tìm phần kết của câu chuyện.
-Thi KC trước lớp – lớp nhận xét, chọn bạn kể hay.
4.Củng cố : Hỏi tựa bài, nội dung bài, liên hệ giáo dục.
5.Nhận xét – dặn dò:
-CB : Kể chuyện đã nghe, đã học. 
-GV nhận xét tiết học – khen ngợi những HS học tốt.
Kể chuyện
Tuần 15: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Ngày dạy : 02/12/09
I.MỤC TIÊU : 
	-Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể , trao đổi được với các bạn về tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện.
	-Kể lại được câu chuyện( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
	-Ham thích kể chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	GV + HS sưu tầm một số truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thiếu nhi, truyện đăng báo,. nói về đồ chơi hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định :Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Búp bê của ai ?
-GV cho HS kể lại câu chuyện Búp bê của ai? bằng lời kể của búp bê.(mỗi em kể 1 đoạn)
-GV nhận xét.
3.Bài mới : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 HĐ 1 : Tìm hiểu đề.
MT : Nêu được câu chuyện mình định kể, nêu ý nghĩa câu chuyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Cách tiến hành:
 -Hỏi yêu cầu, nội dung của đề bài.
-Khi HS trả lời, gạch dưới những từ quan trọng: đồ chơi, những con vật gần gũi.
-Nhận xét – lưu ý HS như SGV tr305.
HĐ 2 : HS kể chuyện.
MT : Biết tự kể bằng lời của mình 1 câu chuyện và lời kể chân thật, sáng tạo. Biết nhận xét, đánh giá lời bạn bè, kể tiếp được lời bạn bè.
Cách tiến hành:
 -Nhắc HS như SGV tr 306. 
-Nêu yêu cầu 
-Nhận xét 
-1HS đọc đề bài.
-Lần lượt trả lời.
-Nêu theo ý mình 
-Phát biểu. VD : Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về một chàng hiệp sĩ gỗ dũng cảm, nghĩa hiệp, luôn làm điều tốt cho mọi người...
-Lắng nghe.
- KC theo nhóm đôi – trao đổi ý nghĩa về câu chuyện vừa kể.
-Thi KC trước lớp – lớp trao đổi, đặt câu hỏi với bạn kể về ý nghĩa của câu chyện đã kể – lớp nhận xét, chọn bạn kể hay.
4.Củng cố : Hỏi tựa bài, nội dung bài, liên hệ giáo dục.
5.Nhận xét – dặn dò:
-Dặn HS về kể lại cho người thân nghe.
-CB : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
-GV nhận xét tiết học – khen ngợi những HS chăm chú nghe bạn kể, nhận xét chính xác, đặt câu hỏi hay.
Kể chuyện
Tuần 16: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Ngày dạy : 9/12/09
I.MỤC TIÊU: 
-Chọn được một câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. Lời kể tự nhiên, chân thực, có kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. Nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
-Bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, óc sáng tạo khi kể chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
	GV : Bảng lớp viết đề bài – 3 cách xây dựng cốt truyện.
 HS : sgk. Vở.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1.Ổn định : Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Kể chuyện đã nghe, đã đọc
-GV mời 1 HS kể câu chuyện đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với các em.
-GV nhận xét.
3.Bài mới : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
a.Giới thiệu bài :
 GV ghi tựa bài lên bảng.
b.Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1 : Tìm hiểu yêu cầu của đề.
MT : Chọn được một câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh.
Cách tiến hành:
 -Gọi HS đọc.
-Gạch dưới những từ : đồ chơi của em, của các bạn.
-Lưu ý HS như sgv tr 323.
 Em sẽ kể câu chuyện theo hướng nào trong 3 cách xây dựng cốt truyện ?
-Nhận xét – hướng dẫn thêm.
HĐ2: HS kể chuyện.
MT : Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. Lời kể tự nhiên, chân thực, có kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
Cách tiến hành:
 Nghe HS kể, hướng dẫn, gợi ý thêm.
Nhận xét – khen ngợi 
-1HS đọc đề bài. Xác định yêu cầu.
+Đề bài yêu cầu em kể chuyện.
+Kể chuyện có liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.
-Lắng nghe.
 Đọc tiếp nối 3 gợi ý + mầu.
-Phát biểu. VD : Tôi muốn kể câu chuyện vì sao tôi có con búp bê biết bò, biết Hát.
- KC theo cặp.
-Kể trước lớp – nêu ý nghĩa câu chuyện hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung câu chuyện mình vừa kể.
 Lớp đặt câu hỏi trao đổi với bạn vừa KC.
-Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC hay nhất.
4.Củng cố : Hỏi tựa bài, nội dung bài, liên hệ giáo dục.
5.Nhận xét – dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về tập kể lại câu chuyện cho ngươi thân nghe hoặc viết lại vào vở.
-CB : Một phát minh nho nhỏ.
Kể chuyện
Tuần 17: Một phát minh nho nhỏ
Ngày dạy : 16/12/09
I.MỤC TIÊU :
-Hiểu nội dung câu chuyện (cô bé Ma – ri – a ham thích quan sát chịu suy nghĩ nên đã p hiện ra một quy luật của tự nhiên). Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện 
-Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa. HS bứớc đầu kể lại được câu chuyện Một nhà phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe cô giáo KC, nhớ được câu chuyện.
Theo dõi bạn KC. Nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
-Bồi dưỡng tâm hồn, óc sáng tạo cho HS .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	GV : Tranh minh họa. HS : SGK, vở.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định :Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Kể chuyện được chứng kiến kiến hoặc tham gia.
-GV mời HS kể lại câu chuyện có liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn.
-GV nhận xét.
3.Bài mới : Một p minh nho nhỏ.
a.Giới thiệu bài, ghi tựa bài 
b.Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1 : GV kể câu chuyện.
MT : Giúp HS hiểu được nội dung truyện, nhớ truyện.
Cách tiến hành:
Kể lần 1: không có tranh minh họa, giải nghĩa 1 số từ khó được chú thích sau truyện.
 Kể lần 2: như lần 1 nhưng có kèm tranh minh họa.
HĐ 2 : Kể chuyện
MT : Giúp HS nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện bằng lời tự nhiên. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Cách tiến hành:
 -Gọi HS đọc yêu cầu BT 1, 2..
 Chia lớp thành các nhóm 5, giao việc như sgv tr 340. 
Nhận xét,khen ngợi HS KC hay, hiểu nội dung câu chuyện.
-Nghe GV kể.
-Vừa nghe GV kể vừa quan sát tranh.
-2HS đọc.
- KC tập KC theo nhóm – trao đổi ý nghĩa của truyện.
-5HS kể trước lớp, lớp nhận xét
-Thi KC trước lớp.
-Nêu ý nghĩa hoặc trao đổi những câu hỏi +HS p biểu.
-Lớp nhận xét – chọn bạn KC hay, hấp dẫn.
4.Củng cố : Hỏi tựa bài, nội dung bài, liên hệ GD.
5. Nhận xét – dặn dò :
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe – ghi nhớ điều câu chuyện muốn nói với em.
-CB : Ôn tập cuối học kì 1.
-GV nhận xét tiết học.
Tuaàn 18: Kieåm tra ñònh kì cuoái KHI
( Ngaøy: )

Tài liệu đính kèm:

  • docke chuyen.doc