Giáo án Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Tuần đệm)

Giáo án Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Tuần đệm)

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố Đọc – hiểu.

- Tập làm văn: Tả đồ vật.

Vận dụng vào thực hành, luyện tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 16 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 306Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Tuần đệm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN ĐỆM.
Thứ hai, ngày 2 tháng 1 năm 2012
(Nghỉ bù tết dương lịch)
__________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 3 tháng 1 năm 2012
(Đ/C Kiểm dạy)
___________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 4 tháng 1 năm 2012
TOÁN
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố tự kiểm tra về: 
+ Thực hiện phép cộng, trừ , nhân, chia với số các số tự nhiên.
+ Đổi các loại đơn vị đo.
+ Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng vào thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Lý thuyết: cho học sinh nhắc lại các kiến thức có liên quan đến bốn phép tính với số tự nhiên, đơn vị đo qua các ví dụ.
B. Thực hành:
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1) 40 000 + 7000 + 50 + 8 = ... Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 47 058 B. 47 508 C. 47 580 D. 40 758
1) 7500 : 50 =
 A . 15 . B . 150 C . 1500 D . 105
3) X : 11 = 35 giá trị của X là :
 A. 385 B. 485 C. 275 D. 305
4) Số tự nhiên liền sau số 1312 là: 
A. 1310	B. 1311 C. 1313	 D. 1314
5) 3m25dm2 =  dm2. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 35 B. 350 C. 305 D. 3050
6) giờ = ... phút
 A. 20 B. 30 C. 40 D. 50
7) Mỗi bao gạo nặng 50kg. Một ô tô chở được 60 bao gạo như thế. Ô tô đó chở được số tấn gạo là :
A. 2 tấn	B. 3 tấn	C. 4 tấn	 D. 5 tấn
8) Giá trị số của biểu thức 1268 + 3 x a với a =3 là:
 A. 3783 B. 1267 C. 1266 D. 1277
9)
Trong hình bên có:	 
A. 2 hình chữ nhật. 	
B. 5 hình chữ nhật.
C. 4 hình chữ nhật. 	
D. 3 hình chữ nhật.	
10)Trong hình bên có:	 
A. 6 góc vuông.	B. 7 góc vuông.
C. 8 góc vuông.	D. 9 góc vuông.
11) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng 56m và có diện tích 11928m2. Chiều dài của mảnh đất đó là :
A.213m 	B.213(m)	C.223m	D. 203m
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên bảng thực hiện.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2:. Đặt tính rồi tính
a.572563 + 280193 b. 256075 – 154768
c. 327 x 245 d. 8828 : 44
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Tìm x:
a) x : 5 = 6570
b) 48240 : x = 24
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS Tự làm vở BT1.
- 4HS lần lượt làm bảng
- Kết quả đúng:
1- A
2- B
3- A
4- C
5- C
6- A
7- B
8- D
9- D
10- C
11- B
- HS Tự làm vở BT2.
- 4HS lần lượt làm bảng
ĐS: a. 852756; b. 101307
 c. 80115 ; d. 200 dư 28
- HS Tự làm vở BT3.
- Lần lượt trả lời.
- 1HS làm bảng
ĐS: a. x : 5 = 6570
 X = 6570 x 5
 X = 32850
b. 48240 : x = 24
 x = 48240 : 24
 x = 2010
- Nghe và thực hiện.
______________________________________________________
 TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố Đọc – hiểu.
- Tập làm văn: Tả đồ vật.
Vận dụng vào thực hành, luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết: Cho HS nhắc lại tên các chủ điểm đã học; nhắc lại cấu tạo bài văn tả đồ vật.
B) Thực hành:
Câu1 : Đọc bài “ Cánh diều tuổi thơ”. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. 
 Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
 A. Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp đẽ cho tuổi thơ.
 B. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.
 C. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
 b. Từ láy hay từ ghép? + Khát khao là từ....................
 + Khát vọng là từ...................
 Câu 2: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong các câu sau: 
 + Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
 + Chị tôi đan làn cọ và mành cọ để xuất khẩu. 
Câu 3: Đọc thầm bài “Về thăm bà” (Tiếng Việt lớp 4/ Tập 1 trang 177).
Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x (nhân) vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất:
Những chi tiết nào trong bài cho thấy bà của Thanh đã già? 
¨ Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
¨ Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
¨ Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà? 
¨ Có cảm giác thong thả, bình yên.
¨ Có cảm giác được bà che chở.
¨ Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
Những từ cùng nghĩa với từ hiền có trong bài là:
¨ hiền hậu, hiền lành.
¨ hiền từ, hiền lành.
¨ hiền từ, âu yếm.
Câu 4: Câu văn: Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế có mấy động từ, có mấy tính từ ? Chỉ rõ những động từ và những tính từ đó.
a) 	Có .......... động từ. Đó là: .................................................................................
b) 	Có .......... tính từ. Đó là: .................................................................................
Câu 5:Trong câu: Các bà mẹ tra ngô trên nương, bộ phận nào là chủ ngữ?
Bộ phận chủ ngữ là:..............................................................................
-Yêu cầu hs tự làm bài
-Nhận xét bài bạn làm trên bảng
- Gv nhận xét chốt lại câu trả lời đúng
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- HS làm theo yêu cầu.
- 1HS đọc và nêu.
- Cả lớp làm vở, 1HS làm bảng.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS đọc và nêu.
- Cả lớp làm vở, 1HS làm bảng.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS đọc và nêu.
- Cả lớp làm vở, 3HS làm bảng.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS đọc và nêu.
- Cả lớp làm vở, 1HS làm bảng.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS đọc và nêu.
- Cả lớp làm vở, 1HS làm bảng.
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe.
____________________________________________________________________
Thứ năm , ngày 5 tháng 1 năm 2012
 TOÁN
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố tự kiểm tra về: 
+ Tính giá trị của biểu thức
+ Giải toán các dạng : “ Tìm 2 số khi biết Tổng và hiệu của hai số đó” 
+ Ôn luyện về phép chia số tự nhiên.
- Vận dụng vào thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Lý thuyết: Cho HS nhắc lại các kiến thức có liên quan thông qua một số ví dụ.
B. Thực hành:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
( 45876 + 37124 ) : 200 =
216 : (8 x 9) =
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Một đội công nhân trong hai ngày sửa được 3450m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai 170m đường. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
H: Bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì ?
H: Bài toán thuộc dạng gì ?
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Tìm số bị chia và số chia bé nhất để phép chia có thương là 123 và số dư là 44.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét và chữa bài.
Câu 4: Tìm x biết 
	a. X x 18 = 774	b. 693 : X = 21
- Gọi HS nêu yêu cầu và chữa bài tập.
- Nhận xét và chữa bài.
Câu 5: Một lớp học có 40 học sinh, số học sinh trai hơn số học sinh gái 6 em. Tính số học sinh trai, số học sinh gái của lớp đó.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
H: Bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì ?
H: Bài toán thuộc dạng gì ?
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét và chữa bài.
Câu 6. Một sân trường hình chữ nhật có nửa chu vi là 120m .Biết chiều dài hơn chiều rộng 46m. Tính chiều dài ,chiều rộng của sân trường. 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
H: Bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì ?
H: Bài toán thuộc dạng gì ?
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS Tự làm vở BT1.
- 2HS lần lượt làm bảng
ĐS: a) 415
 b) 3
- HS Tự làm vở BT2.
- Lần lượt trả lời.
- 1HS làm bảng
Bài giải:
Vẽ sơ đồ.
Ngày thứ nhất sửa được là:
 (3450 – 170) : 2 = 1640(m)
Ngày thứ hai sửa được là:
 1640 + 170 = 1810(m)
 ĐS: Ngày 1 sửa 1640m đường.
Ngày 2 sửa 1810 m đường. - HS Tự làm vở BT3.
- 2HS lần lượt làm bảng
ĐS: số bị chia là : 5579; số chia là 45.
- 2 HS chữa bài.
a) x x 18 = 774
 x = 774 : 18
 x = 43
b) 693 : x = 21
 x = 693 : 21
 x = 33
- 1 HS chữa bài.
Bài giải.
Vẽ sơ đồ.
Số HS trai là:
(40 + 6) : 2 = 23 (HS)
Số HS gái là :
 23 – 6 = 17 (HS)
 ĐS: 23 HS trai; 17 HS gái 
- 1 HS chữa bài.
Bài giải. Vẽ sơ đồ.
Chiều dài hình chữ nhật là :
(120 + 46) : 2 = 83 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là : 83 – 46 = 37 (m)
 ĐS :Chiều dài HCN là 83m
 Chiều rộng HCN là 37m
- Nghe và thực hiện.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Tập làm văn: Tả đồ vật.
Vận dụng vào thực hành, luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HOC : 
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết: Cho HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả đồ vật.
B) Thực hành:
Tập làm văn: Tả một đồ chơi mà em thích.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Những yêu cầu chính của đề:
a. Thể loại: Miêu tả ( tả đồ vật)
b. Nội dung: Tả một đồ chơi mà em thích.
c. Hình thức: Bài làm có trình tự hợp lí, đảm bảo bố cục của thể loại miêu tả, sắp xếp ý rõ ràng, mạch lạc. Bài viết từ 12 dòng trở lên.
- Cả lớp làm vở, 1HS làm bảng.
- Gv quan sát hướng dẫn giúp hs yếu kém viết được đoạn văn
- Gọi hs đọc bài làm của mình trước lớp
- Gv nhận xét về cách dùng từ, diễn đạt của h/sinh
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 1HS đọc.
- Lần lượt trả lời để tìm hiểu đề.
- 1HS làm bảng phụ.
- Lần lượt HS đọc bài viết của mình. HS khác nhận xét về các mặt.
- Lắng nghe
____________________________________________________________________
Thứ sáu , ngày 6 tháng 1 năm 2012
(Sơ kết lớp)
____________________________________________________________________
-----------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 4 tháng 01 năm 2012
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố tự kiểm tra về: 
+ Thực hiện phép cộng, trừ , nhân, chia với số các số tự nhiên.
+ Đổi các loại đơn vị đo.
+ Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
+ Giải toán các dạng : “ Tìm 2 số khi biết Tổng và hiệu của hai số đó” 
- Vận dụng vào thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
Câu 1. Đặt tính rồi tính:
 a. 678923 + 325754 b. 952785 – 28754
 c. 457 x 405 d.9776 :47
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét và chữa bài.
Câu 2. Tính giá trị biểu thức:
 a. 468 : 3 +61 x4 ; b.1235+ 2007 :3 -125 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét và chữa bài.
Câu 3. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Chọn số thích hợp điền vào dấu (.... ... iết số thích hợp vào chỗ chấm:
5 km2 = ... m2 10 km2 = ... m2 15 km2 = ... m2
25.000.000 m2 = ... km2 65 m2 27 dm2 = ... dm2
357200 cm2 = ... dm2 7 m2 5dm2= ... dm2
2 km2 46 m2 = ... m2 4 m2 25dm2= ... dm2
60 km2 40 m2 = ... m2 4 m2 15cm2= ... cm2
1 m2 35dm2= ... cm2 450.000.000 m2 = ... km2 
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
A E B
D H C
Bài 2: Hình bình hành có trong hình sau là hình nào ? (khoanh vào đáp án đúng hình đó).
A. Hình bình hành EDCB
B. Hình bình hành ADHB
C. Hình bình hành EDHB
D. Hình bình hành EBCD
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở 
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Dựa vào kết quả của BT2 hãy chỉ ra các cặp cạnh song song và bằng nhau của hình bình hành HDHB đó.
A. Cặp cạnh EB và HD ; cặp cạnh ED và HD
B. Cặp cạnh EB và BH ; cặp cạnh DE và HB
C. Cặp cạnh EB và DH ; cặp cạnh DE và HB
D. Một đáp án khác.
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và hình bình hành.
- 2HS nêu và viết bảng.
- CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 13 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
+KQ: 2 - C
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 1HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
+ KQ: 3 - C
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
-------------------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố về cách tính diện tích hình bình hành.
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
- Gọi HS nêu và viết bảng.
- H: Hình bình hành là hình ntn ? Nêu cách tính diện tích hình bình hành ? 
- Viết : Gọi a là đáy, h là chiều cao thì S hình bình hành được viết ntn)
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Một hình bình hành có độ dài đáy là 75 cm, chiều cao là 12 cm. Tính diện tích hình bình hành đó . 
- Gọi HS nêu YC bài.
H: BT cho biết gì và YC tìm gì ?
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Hình bình hành có diện tích là 1850 cm2. Biết rằng chiều cao của hình bình hành đó là 25 cm. Tính cạnh đáy của hình bình hành đó là bao nhiêu cm ?
- Gọi HS nêu YC bài.
H: BT cho biết gì và YC tìm gì ?
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Hình bình hành có diện tích là 368 cm2. Biết rằng cạnh đáy của hình bình hành đó là 46 cm. Tính chiều cao của hình bình hành đó là bao nhiêu cm ?
- Gọi HS nêu YC bài.
H: BT cho biết gì và YC tìm gì ?
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Hình vẽ dưới đây có hình chữ nhật ABCD và hình bình hành 
AMNB. Biết chu vi hình chữ nhật là 148 cm, chiều dài hơn chiều rộng là 14 cm. Tính diện tích hình bình hành 
AMNB. A B
M D N C
Điền phép toán vào chỗ chấm:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
.....................................................
Chiều rộng hình chữ nhật là:
.....................................................
Chiều dài hình chữ nhật là:
.....................................................
Hình bình hành AMNB và hình chữ nhật ABCD có độ dài cạnh đáy của hình bình hành bằng chiều rộng hình chữ nhật. Vậy diện tích của hình bình hành là : ..............................................................................
Đáp số: .................. cm2
- Gọi HS nêu YC bài.
H: BT cho biết gì và YC tìm gì ?
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và hình bình hành.
- 2HS nêu và viết bảng.
- CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 1HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
Diện tích hình bình hành là
75 x 12 = 900 (cm2)
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
Cạnh đáy của hình bình hành là:
1850 : 25 = 74 (cm)
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 1HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
Chiều cao của hình bình hành đó là
368 : 46 = 8 (cm)
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
148 : 2 = 74 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
(74 – 14) : 2 = 30(cm)
Chiều dài hình chữ nhật là:
74 – 30 = 44 (cm)
Hình bình hành AMNB và hình chữ nhật ABCD có độ dài cạnh đáy của hình bình hành bằng chiều rộng hình chữ nhật. Vậy diện tích của hình bình hành là : 44 x 30 = 1320 cm2
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
-------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
Củng cố vốn từ Tài năng
Củng cố về câu kể Ai làm gì ?
Vận dụng vào thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
H: Trong câu kể Ai làm gì ? , chủ ngữ chỉ gì ? chủ ngữ thường do từ loại nào tạo thành ?
- Lấy VD minh họa.
- Nhận xét và sửa chữa.
B) Thực hành:
Bài tập 1: Viết tiếp 3 từ ngữ nói về tài năng của con người.
Tài năng, tài nghệ, ...................................................................
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu tự làm bài.
+ Chữa bài nhận xét.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng phụ 
+ GV chốt lại.
Bài tập 2: Nối từ tài với từ ngữ thích hợp ở bên phải để tạo thành những từ ngữ nói về những tài năng của con người.
làm thơ (1)
say rượu(2)
đánh bạc(3)
tài
cắm hoa(4)
chơi cờ vua(5)
giải toán(6)
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở(GV quan sát giúp đỡ HS yếu kém)
+ Gọi HS nhận xét bài làm của HS trên bảng 
+ GV chốt lại bài làm đúng.
Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn khoảng 3-4 câu nói về một người có tài năng mà em biết.
............................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
+ Yêu cầu Hs làm bài và chữa bài
+ Gọi HS nhận xét bài làm của HS trên bảng 
+ GV chốt lại bài làm đúng.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Một số HS trả lời – nhận xét, bổ sung cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu và ND bài tập
- Cả lớp làm bài vào vở – 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- VD: tài hoa; tài đức, tài gỏi.
- Nhận xét bài bạn
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
cả lớp đọc thầm, yêu cầu 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- Một số HS đọc bài – HS khác nhận xét.
Nối với: 1 – 4 – 5 - 6
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Tự làm bài vào vở.
- HS lần lượt đọc bài làm của mình.
- Sửa bài(nêu sai)
VD: Hùng là bạn thân của em. Bạn ấy có nhiều tài lắm. Hùng chơi cờ vua rất giỏi, đã nhiều lần bạn đoạt giải cờ vua cấp trường. Hùng còn có tài vẽ. Lần nào làm báo tường cậu cũng được cô giáo giao trang trí báo. Nhờ vậy báo tường của lớp bao giờ cũng đạt giải nhất nhì cấp trường.
- HS rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
Củng cố vốn từ Tài năng
Củng cố về câu kể Ai làm gì ?
Củng cố cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
Vận dụng vào thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
H: Trong câu kể Ai làm gì ? , chủ ngữ chỉ gì ? chủ ngữ thường do từ loại nào tạo thành ?
- Lấy VD minh họa.
- Nêu các cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Nhận xét và sửa chữa.
B) Thực hành:
Bài tập 1: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu nói về hoạt động của mọi người trong gia đình em vào ngày chủ nhật.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu tự làm bài.
+ Chữa bài nhận xét.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng phụ 
+ GV chốt lại.
Bài tập 2: Mỗi từ ngữ, tục ngữ sau nói về tài năng gì của con người ? Ghi vào chỗ trống ý nghĩa của từng từ ngữ, tục ngữ đó.
Thay trời làm mưa:
............................................................................................
Nghiêng đồng đổ nước ra sông:
............................................................................................
c) Nước lã mà vã nên hồ
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan:
 ............................................................................................
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở(GV quan sát giúp đỡ HS yếu kém)
+ Gọi HS nhận xét bài làm của HS trên bảng 
+ GV chốt lại bài làm đúng.
Bài tập 3: Viết đoạn mở bài theo 2 cách ( MB trực tiếp và MB gián tiếp) tả chiếc ghế ngồi học của em ở nhà.
............................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
+ Yêu cầu Hs làm bài và chữa bài
+ Gọi HS nhận xét bài làm của HS trên bảng 
+ GV chốt lại bài làm đúng.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Một số HS trả lời – nhận xét, bổ sung cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu và ND bài tập
- Cả lớp làm bài vào vở – 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- VD: Ngày chủ nhật, gia đình em ai cũng chăm lo việc nhà. Bố em đi làm đòng. Mẹ em đi chợ. Chị em giúp mẹ sửa soạn việc nhà và nấu cơm. Em quét dọn, rửa ấm chén và giúp chị nhặt rau.
- Nhận xét bài bạn
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
cả lớp đọc thầm, yêu cầu 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- Một số HS đọc bài – HS khác nhận xét.
a) Đưa nước từ sông hồ, vào ruộng đồng để chống hạn.
b) Hút nước từ đồng ruộng ra để chống úng.
c) Với hai bàn tay lao động và ý chí, nghị lực, con người có thể gây dựng cho mình một sự nghiệp vẻ vang.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Tự làm bài vào vở.
- HS lần lượt đọc bài làm của mình.
- Sửa bài(nêu sai)
- HS rút kinh nghiệm cho bài làm sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_ngo_tuan_dem.doc