Giáo án Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Long Điền Đông (Đã giảm tải)

Giáo án Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Long Điền Đông (Đã giảm tải)

I/Mục tiêu:

- Thực hiện được phép chia hai phân số.

- Biết cách tính và viết rút gọn phép chia một phân số cho một số tự nhiên thành thạo.

- Biết tìm phân số của một số.

-GDHS tính chính xác cẩn thận trong khi làm bài.

II/Các hoạt động dạy –học

 

doc 21 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Long Điền Đông (Đã giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI Ngày soạn :17/2/2012
Ngày dạy :27/2/2012
TẬP ĐỌC
Tiết 51. Thắng biển
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi bước đầu biết nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
* GDKNS: Giao tiếp thể hiện sự thông cảm – ra quyết định, ứng phó – đảm nhận trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:-Tranh minh hoạ bài tập đọc
 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy – học: 
1/ Kiểm tra 
Đọc thuộc lòng bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét ghi điểm.	
2/ Bài mới:Giới thiệu bài –ghi bảng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Gọi HS khá đọc.
-Chia đoạn cho HS đọc đoạn ( 2 lượt ).GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng em.Kết hợp giải nghĩa từ khó SGK
-Gọi HS đọc toàn bài .
-GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
H: Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và tìm những từ ngữ hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển.
H: Các từ ngữ và hình ảnh ấy gợi cho em điều gì?
H: Ý chính của đoạn 1 là gì?
* GDKNS: Giao tiếp thể hiện sự thông cảm – ra quyết định, ứng phó – đảm nhận trách nhiệm.
-Yêu cầu đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi .
H: Tìm những từ ngữ , hình ảnh miêu tả cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển?
H: Ý chính của đoạn 2 là gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và tìm những từ ngữ hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm , sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển.
H: Ý chính đoạn 3 là gì?
-H: Bài tập đọc Thắng biển nói lên điều gì?
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
-Gọi 3 HS đọc từng đoạn , cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
 -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 1đoạn -Nhận xét cho điểm HS.
1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS đọc nối tiếp từng đoạn:
+Đoạn1 :Mặt trời lên caocá chim nhỏ bé.
+Đoạn 2: Một tiếng àochống dữ.
+Đoạn 3: Một tiếng reo toquãng đê sống lại.
-1 em đọc toàn bài.
-HS lắng nghe.
-Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự :Biển đe doạ con đê,biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn được dòng lũ , cứu con đê.
-HS đọc và trả lời câu hỏi: Các từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển :gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ , biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
-Các từ ngữ và hình ảnh ấy cho ta thấy cơn bão biển rất mạnh, hung dữ, nó có thể cuốn phăng con đê mỏng manh bất cứ lúc nào.
*Cơn bão biển đe doạ.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả: như một đàn cá voi lớn , sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào 
*Cơn bão biển tấn công.
-Đọc và trả lời câu hỏi: Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt , nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ , khoác vai nhau thành sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Họ ngụp xuống trồi lên , những bàn tay khoác vai nhau 
*Con người quyết chiến quyết thắng cơn bão .
-Suy nghĩ và trả lời.
HS đọc đoạn , cả lớp theo dõi , tìm cách đọc hay.
-HS thi đọc diễn cảm.Bìnhchọn HS đọc hay nhất .
-HS trả lời.
3/Củng cố: 	-H: Đọc đoạn văn trên , hình ảnh nào gây ấn tượng nhất với em?Vì sao?
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
ÂM NHẠC
Tiết 26 : Học bài hát : chú voi con ở bản đôn
I. Mục tiêu:
 - Biết tác giả bài hát là nhạc sỹ Phạm Tuyên
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca của lời 1
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, theo phách
II. Chuẩn bị: 
 - Hát chuẩn bài hát 
 - Nhạc cụ thường dùng
III. Hoạt động dạy học:
*HĐ1: Dạy hát
GV giới thiệu qua bài hát và tác giả
GV đệm đàn và hát mẫu bài hát
Hướng dẫn HS đọc lời 1
Dạy cho HS hát từng câu
Hướng dẫn HS ôn luyện
Gọi 1 vài em khá lên bảng thể hiện
GV nhận xét
*HĐ2: Kết hợp gõ đệm
GV phát cho HS nhạc cụ gõ đệm
GV giới thiệu và làm mẫu gõ đệm theo nhịp theo phách
HD học sinh luyện tập
Gọi HS lên bảng thể hiện
HS chú ý lắng nghe để hiểu biết thêm
Nghe làm quen với giai điệu bài hát mới
Đọc lời ca theo HD của GV
HS nghe và tập hát theo HD của GV
HS luyện hát theo dãy, tổ, nhóm
HS lên bảng thể hiện
Lắng nghe
HS nhận biết 
HS quan sát
HS luyện theo dãy, tổ nhóm
HS thể hiện
3.Củng cố: 	- Cho HS hát lại bài hát
- Nhận xét giờ học.
TOÁN
Tiết 126. Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia hai phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
-HS tính thành thạo và chính xác.
II. Hoạt động dạy - học:
Kiểm tra:
H:Nêu cách chia phân số 
2-Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề bài
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1: 
-GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia phân số,rồi rút gọn kết quả (đến Phân số tối giản)
Bài 2:HS làm vở
-HS đọc yêu cầu, HS nêu cách “ tìm x”
GV chấm bài sửa bài. Kết quả:
Bài 3: HS làm vở
-HS đọc yêu cầu,HS tínhvào vở, 3HS lên bảng,cả lớp nhận xét,GV chốt kết quả:
Bài 4: Thảo luận nhóm
Cho hs nhắc lại cách tính độ dài đáy của hình bình hành
HS thảo luận nhóm bàn tìm ra cách giải.
HS làm bài vào vơ,
đổi vở chấm bài cho nhau.
a); 
 ;b) 
 ; 
HS đọc yêu cầu,HS làm vào vở
-HS nêu cách tìm x
a) b) 
 x= x=
 x= x= 
HS đọc yêu cầu,HS làm vào vở
 a) b);
c) ;
-HS thảo luận nhóm bàn
-1em lên bảng giải, lớp nhận xét
Bài giải
Độ dài đáy của hình bình hành là:
Đáp số: 1m
3-Củng cố:GV nhận xét tiết học -Về làm BT 4 vào vở BT chuẩn bị luyện tập.
 ĐẠO ĐỨC
 Tiết 26. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo . T1
I. Mục tiêu:
Nêu ví dụ về hoạt động nhân Đạo.
Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
* GDKNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.
II. Chuẩn bị:Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh ,đỏ, trắng.
 III. Các hoạt động dạy – học: 
1/ Kiểm tra 
H: Tại sao phải giữ gìn các công trình công cộng ? 
H: Em đã làm gì để góp phần giữ gìn các công trình công Cộng
2/ Bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 :Trao đổi thông tin.
-Yêu cầu HS trao đổi thông tin về bài tập đã được chuẩn bị trước ở nhà .
-Nhận xét các thông tin mà HS thu thập được. 
H:Hãy thử tưởng tượng em là người dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt đó, em rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
Kết luận: Không chỉ những người dân ở các vùng bị thiên tai, lũ lụt mà còn rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, mất mát cần nhiều trợ giúp từ những người khác, trong đó có chúng ta.
Hoạt động 2 :-Làm việc nhóm đôi (bài tập 1)
* GDKNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Gv giao cho từng nhóm thảo luận bài tập.
- GV nhận xét câu trả lời của HS .
- GV kết luận:
+ Việc làm trong các tình huống a,c) là đúng
+ Việc làm trong tình huống b) là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông,chia sẻ với ho mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân
Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến(Bài tập3 SGK)
GV lần lượt đọc các tình huống .
-GV kết luận:+Ý kiến a,d):Đúng
+Ý kiến b,c):Sai
*/Kết luận: Mọi người cần tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo phùhợp với hoàn cảnh của mình .
*/Ghi nhớ : SGK
-HS trao đổi thông tin.
-3-4 HS trả lời:
+Em sẽ không có lương thực ăn.
+Em sẽ bị đói ,bị rét.
+Em sẽ bị mất hết tài sản.
-HS thảo luận-trình bày
-HS dưới lớp nhận xét bổ sung.
-HS dùng tấm bìa thể hiện sự tán thành,không tán thành,phân vân.
-2-3 em đọc
3. Củng cố:
-Gv hệ thống lại bài –Cho HS nêu 1 số hoạt động nhân đạo mà các em có thể làm được..
 -Nhận xét tiết học -Dặn về học bài và chuẩn bị bài tiết 2.
THỨ BA Ngày soạn: 18/2/2012
 Ngày dạy: 28/2/2012
CHÍNH TẢ
Tiết 26. Thắng biển
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn trích.
- Làm đúng bài chính tả phân biệt in / inh
- GDHS tính chính xác, cẩn thận khi viết bài.
II. Chuẩn bị:-Viết sẵn bài tập 2 a vào giấy khổ to, bút dạ -Nội dung đoạn viết vào bảng phụ
III. Các họat động dạy học:
1 Kiểm tra:-2HS lên bảng viết các từ: lan man, sạm, trắng bệch, loạn óc, man rợ.
 2.Bài mới: GV giới thiệu bài- Ghi bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1:Hướng dẫn viết chính tả
*Hs viết đúng chính tả đoạn văn yêu cầu.
Gọi HS đọc đoạn viết
H:Qua đoạn văn em thấy hình ảnh cơn bão biển thể hiện ra như thế nào?
-GV yêu cầu HS nêu những từ khó dễ lẫn lộn khi viết chính tả.
-GV kết hợp phân tích, giải nghĩa một số từ.
GV đọc mẫu , hướng dẫn cách viết và trình bày
-GV đọc.
-GV đọc lại đoạn viết.
d. GV chấm bài.
-GV chấm một số bài, nhận xét.
HĐ2: Luyện tập.
-HS đọc yêu cầu bài 2b
-Yêu cầu HS làm bài vào vở
-GV sửa bài kết hợp giải nghĩa một số từ khó. 
-1 em đọc bài viết-Lớp theo dõi.
-Qua đoạn văn ta thấy hình ảnh cơn bão biển hiện ra rất hung dữ, nó tấn công dữ dội vào khúc đê mỏng manh.
-HS nêu: mênh mông, lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng, quyết tâm, 
- HS nghe và viết bài.
- HS kiểm tra lại bài viết của mình
- HS chấm bài theo cặp .
- HS tổng kết lỗi, báo lỗi. 
Bài 2b: Điền vào chỗ trống
b. Tiếng có vần in hay inh.
- lung linh - thầm kín
- giữ gìn - lặng thinh
- bình tĩnh - học sinh
- nhường nhịn - gia đình
- rung rinh - thông minh
3.Củng cố:GV nhận xét,tuyên dương.
- Viết lại một số từ sai vào vở luyện chữ 
- Chuẩn bị: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
TOÁN
Tiết 127. Luyện tập
I Mục tiêu:
Thực hiện phép chia hai phân số, chia một số tự nhiên cho phân số. 
III Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra: Hs làm lại bài 1. 
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1: Tính rồi rút gọn 
Bài 2: Tính( Theo mẫu)
GV chấm bài –Sửa bài.
Bài 3: Tính bằng hai cách
Bài 4: Cho các phân số . Hỏi mỗi phân số đó gấp mấy lần ?
H: Muốn biết phân số đã cho gấp mấy lần phân số ta làm như thế nào ? 
Nêu yêu cầu và làm bài vào vở – 2 HS làm bảng Sửa bài
a) =; b) 
 c) : = × = = ; d)
a) ; b) 
 c) 5 : = = 30 
- Nêu yêu cầu – cách giải và làm bài vào vở –Lên bảng làm.
a/ Cách 1:
Cách 2:
b/ Cách 1: 
Cách 2:
Nêu yêu cầu ,thảo luận nhóm-trình bày
- Thực hiện phép chia
 ; Vậy gấp 4 lần .
 ; Vậy gấp 3 lần .
 ;Vậy gấp 2 lần .
3/Củng cố: GV tóm tắt nội dung bài- Về làm bài 1. 
 Chuẩn bị : Luyện tập chung.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 51. Luyện tập câ ...  tránh làm cho tay các em bị thương.
 +Khi ghép dùng nắp hộp để đựng các chi tiết để tránh rơi vãi.
 +Khi lắp ghép, vị trí của vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình.
 -Tổ chức HS thực hành. 
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. HS trưng bày sản phẩm thực hành
 -GV cho HS trưng bày sản phẩm.
 -GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 +Các chi tiết lắp đúng kỹ thuật và đúng quy định.
 +Các chi tiết lắp chắc chắn, không bị xộc xệch. 
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV nhắc HS thao tác chi tiết và xếp gọn vào hộp.
-HS theo dõi và nhận dạng.
-Các nhóm kiểm tra và đếm.
-7	-HS đthực hiện.
-HS theo dõi và thực hiện.
- Tay trái dùng cờ- lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua- vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua -vít ngược chiều kim đồng hồ.
- HS theo dõi.
- HS nêu.
- HS quan sát.
- HS quan sát và làm các thao tác.
- HS làm cá nhân, nhóm lắp ghép.
- HS lắng nghe.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên.
-HS thực hiện.
3.Củng cố:
 - Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 	 - Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài ”Lắp cái đu”.
THỨ SÁU Ngày soạn: 22/2/2012
 Ngày dạy : 2/3/2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 52. Mở rộng vốn từ : Dũng cảm
I/ Mục tiêu:
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ đề Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa; biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp; biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được một câu với thành ngữ thuộc chủ điểm.
 - Giúp HS sử dụng từ sát với văn cảnh.
II/.Chuẩn bị:-Bảng học nhóm, bảng phụ ghi các thành ngữ bài tập 3..
III/Các hoạt động dạy –học.
1/ Kiểm tra:-Yêu cầu đặt 2 câu kể Ai làm gì? Xác định CN-VN trong mỗi câu tìm được? 
-1 nhóm lên thể hiện vai diễn, trong đó có sử dụng câu kể Ai là gì?.
GV nhận xét, ghi điểm.
2/Bài mới: Giới thiệu bài- ghi bảng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1:Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS làm vào phiếu học tập.
-Gọi các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình.
Bài 2:
-Gọi HS đặt câu với các từ ở bài 1.
-GV theo dõi, kiểm tra, nhận xét , sửa sai cách dùng từ cho HS.
Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu của bài
H:Để ghép đúng cụm từ ta phải làm gì?
-HS thảo luận nhóm
-Gọi HS lên làm trên bảng gắn.
-Nhận xét – sửa bài 
Bài 4:Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
-Gọi HS lên bảng làm.
-Nhận xét bài làm trên bảng.
-GV giải thích từng thành ngữ.
Bài 5:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Gọi HS đặt câu, GV theo dõi sửa chữa từng câu cho HS về lỗi ngữ nghĩa của câu.
-1 Hs đọc yêu cầu và nội dung.
-Làm bài theo nhóm bàn, viết các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ dũng cảm vào phiếu - Trình bày.
+Từ cùng nghiã:quả cảm, can đảm, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạoanh hùng, anh dũng, can trường.
+Từ trái nghĩa:nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, nhu nhược, đớn hèn, hèn hạ, hèn mạt
-HS nối tiếp nhau đặt câu.
-1 em đọc.
-Ghép lần lượt từng từ vào từng chỗ trống sao cho phù hợp nghĩa.
-HS thảo luận nhóm 4.
-1HS lên bảng làm, lớp làm vào SGK.
+dũng cảm bênh vực kẻ yếu
+khí thế dũng mãnh
+hi sinh dũng cảm
-HS trao đổi theo cặp.
-1 HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét.
-2 câu thành ngữ nói về lòng dũng cảm:
+Vào sinh ra tử.
+Gan vàng dạ sắt.
-1 em đọc yêu cầu.
-Nối tiếp đặt câu.
+Chị ấy là gan vàng dạ sắt.
+Bố tôi đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường.
+Bộ đội ta là những người gan vàng dạ sắt.
3/Củng cố:-Hệ thống lại bài học.Về học bài và chuẩn bị bài “ Câu khiến”.
TOÁN
Tiết 130. Luyện tập chung
I. Mục tiêu.
-Thực hiện được các phép tính với phân số.
-Giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy-học
1/ Kiểm tra H: Nêu cách cộng , trừ phân số cùng mẫu?	
H:Nêu cách nhân , chia phân số?	
2/ Bài mới: Giới thiệu bài- ghi bảng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Trong các phép tính sau phép tính nào đúng ?
* Cho HS nêu yêu cầu .HS chỉ ra các phép tính làm đúng .khuyến khích HS chỉ ra chỗ sai trong phép tính sai. 
-GV nhận xét sửa bài.
Bài 2 :Tính 
* Cho HS nêu yêu cầu bài .Sau đó cho HS nhận xét -sửa bài trên bảng.Khuyến khích HS làm theo cách thuận tiện .
Bài 3 :Tính 
-Cho HS nêu yêu cầu bài .Sau đó cho HS làm vào vở .3 em làm bảng.
-Nhận xét -sửa bài. 
Bài 4 : Cho HS đọc tìm hiểu bài.
- GV kết hợp tóm tắt lên bảng.
- GV yêu cầu học sinh giải.
Bài 5 : Cho HS đọc tìm hiểu bài.
 -GV kết hợp tóm tắt lên bảng.
Kho chứa:23 450 kg
+Lần1 lấy:2 710 kg
+Lần2 lấy:Gấp đôi lần1
Còn  kg cà phê?
-Cho HS giải bàivào vở.1 em làm bảng.
-Thu chấm một số bài.
-Nhận xét, sửa bài.
- HS nêu yêu cầu. HS làm miệng .
-Kết quả:Phần c) là phép tính làm đúng .
-Các phần khác đều sai.
- HS nêu yêu cầu. HS làm vào vở- lên bảng làm Sửa bài.
a/ b/
 c/
- HS nêu yêu cầu. HS làm vào vở- lên bảng làm Sửa bài.
 a/ 
b/ + × = + = + = 
c/ 
- Cho HS đọc đề-tìm hiểu bài.Thảo luận nhóm cách giải-Trình bày.
Bài giải
Số phần bể có nước là:
(bể)
Số phần bể còn lại có chứa nước là:
(bể)
Đáp số: bể
- Cho HS đọc đề-tìm hiểu bài.Thảo luận nhóm cách giải-Trình bày.
Bài giải
Số cà phê lấy ra lần sau là:
2710 x 2 = 5420 (kg)
Số cà phê lấy ra cả hai lần là:
2710 + 5420 = 8130 ( kg)
Số cà phê còn lai trong kho là:
23450 –8130 = 15320( kg)
Đáp số : 15 320 kg.
3/ Củng cố:- GV hệ thống bài-Nhận xét tiết học.
 - Dặn về học bài làm lại bài tập 2,4 -chuẩn bị bài sau Luyện tập chung tiếp theo.
TẬP LÀM VĂN 
Tiết 52. Luyện tập miêu tả cây cối
I.Mục tiêu:
- Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài trong bài văn tả cây cối đã xác định.
- GDHS biết chăm sóc các loại cây trồng.
II.Chuẩn bị:
- Chuẩn bị vài loại cây định tả.
- Đề bài và gợi ý ghi sẵn trên bảng.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:-Gọi 3 HS đọc đoạn văn kết bài theo cách mở rộng về một cây mà em thích.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài- Ghi bảng.
Đề bài:Tả một cây có bóng mát ( Hoặc cây ăn quả,cây hoa) mà em yêu thích.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1:Tìm hiểu đề.
-Yêu cầu HS đọc đề bài tập làm văn
-GV hướng dẫn HS phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích.
-GV gợi ý cho HS chọn 1 trong 3 loại cây: cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa để tả
-GV yêu cầu HS giới thiệu về cây mình định tả
-GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý (sgk)
.HĐ2: HS viết bài.
-Yêu cầu HS lập dàn ý , sau đó hoàn chỉnh bài văn. 
-Gọi HS trình bày bài văn.
-GV cùng HS lớp theo dõi sửa bài cho bạn.
-GV cho điểm những bài văn làm tốt.
-HS đọc đề bài theo yêu cầu của GV
-HS theo dõi GV phân tích đề.
-3 -5 HS tự giới thiệu về cây mình định tả
-HS đọc
-HS làm bài, đọc bài của mình trước lớp.
3/Củng cố: Nhận xét tiết học .
 Yêu cầu HS về hoàn chỉnh bài văn -Chuẩn bị: “Kiểm tra viết”.
KHOA HỌC
Tiết 52. Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
I/Mục tiêu:
- Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt ( kim loại,: nhôm, đồng); vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, bông, len, rơm). 
- GDHS cẩn thân trong việc sử dụng các vật dẫn nhiệt, tránh tai nạn khi sử dụng chúng.
* GDKNS: -Kĩ năng lựa chọn giải pháp cho các tình huống dẫn nhiệt / cách nhiệt tốt
 -Kĩ năng giải quyết vấn đề liên quan tới dẫn nhiệt, cách điện
I/.Đồ dùng dạy học:
-Cốc, thìa nhôm, thìa nhựa, nhiệt kế, nước nóng, nồi.
III/Các hoạt động dạy –học.
1/ Kiểm tra
H:Tại sao khi ta đun nước, không nên đổ dầy nước trong ấm? 
2/Bài mới: Giới thiệu bài- ghi bảng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
* GDKNS: -Kĩ năng lựa chọn giải pháp cho các tình huống dẫn nhiệt / cách nhiệt tốt
-Gọi HS đọc thí nghiệm trang104 và trình bày kết qủa.
H:Tại sao thìa nhôm lại nóng lên?
-Cho HS quan sát xoong, nồi.
H:Xoong và quai làm bằng chất liệu gì? Chất đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Vì sao lại dùng chất liệu đó?
H:Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?
H:Tại sao khi ta chạm tay vào ghế gỗ tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi ta chạm vào ghế sắt?
HĐ2:Tính cách nhiệt của không khí.
* GDKNS: -Kĩ năng giải quyết vấn đề liên quan tới dẫn nhiệt, cách điện
-GV đưa giỏ ấm đựng bình trà cho HS quan sát.
H:Bên trong giỏ ấm đựng thường làm bằng gì? Sử dụng vật liệu đó có ích lợi gì?
H:Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạcó nhiều chỗ rỗng không?
H:Trong các chỗ rỗng có chứa những gì?
H:Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém?
-GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm (trang 105) theo nhóm.
-GV đi từng nhóm hướng dẫn, giúp đỡ HS.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
H:Vậy tại sao nước trong cốc quấn báo nhăn, quấn báo lỏng còn nóng hơn?
H:Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt?
-1 HS đọc thí nghiệm -Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm, từng HS trong nhóm lần lượt cầm vào từng cán thìa và nói kết quả mà tay mình cảm nhận được.
- Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.
-Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa.
- Xoong làm bằng nhôm, gang, inôc đây là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong làm bằng nhựa, đây là vật cách nhiệt, không bị nóng
-Là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấmđã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh.
- Khi ta chạm tay vào ghế gỗ tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi ta chạm vào ghế sắt vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi ta chạm vào sắt.
-Quan sát, trao đổi với nhau các câu hỏi.
-Làm bằng xốp, len, bông, dạđó là những chất dẫn nhiệt kém nên giữ được cho bình nóng được lâu hơn.
- Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạcó nhiều chỗ rỗng.
- Trong các chỗ rỗng có chứa không khí.
-HS suy nghĩ trả lời.
-Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
-Tiến hành làm thí nghiệm.
-Đại diện các nhóm đọc kết quả thí nghiệm: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và cốc không buộc chặt còn nóng hơn cốc trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt.
-Vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó nóng hơn.
-Không khí là vật cách nhiệt.
3/Củng cố:H:Tại sao khi mở vung xoong, nồi bằng nhôm, gang ta phải dùng lót tay?
 -Chuẩn bị bài “ Các nguồn nhiệt”.
BGH DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 co tich hop giam tai.doc