I. MỤC TIÊU
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài,đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ.
- KNS: Xác định giá trị bản thân
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
A. Kiểm tra: 2HS đọc nối “Chú Đất Nung”, nêu nội dung bài.
B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:- 1HS khá đọc bài, GV chia 2 đoạn.
- HS đọc nối đoạn, kết hợp đọc đúng các từ khó đọc, giải nghĩa các từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc,.
- HS luyện đọc câu dài và câu cảm trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 HS đọc cả bài, GV đọc diễn cảm toàn bài.
“ Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn/ để chờ đợi.từ trời/ và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
b. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1. HS đọc thầm và trả lời :
Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
* Đoạn 2. 1 HS đọc và trả lời:
+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? (Hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời).
+ Trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào? (Lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng,.)
* Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói gì về cánh fiều tuổi thơ? (Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ)
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 2 HS đọc nối 2 đoạn, nêu cách đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm một đoạn “Tuổi thơ của tôi . như gọi thấp xuống những vì sao sớm”
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn đó theo nhóm đôi.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp, nhận xét và bình chọn người đọc hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò: HS nêu nội dung bài đọc, GV nhận xét dặn dò.
Tuần 15 (từ ngày 12-16/12/2011) Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011 Tiết 1: Tập đọc Cánh diều tuổi thơ I. Mục tiêu 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài,đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều. 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ. - KNS: Xác định giá trị bản thân III. Hoạt động dạy- học. A. Kiểm tra: 2HS đọc nối “Chú Đất Nung”, nêu nội dung bài. B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc:- 1HS khá đọc bài, GV chia 2 đoạn. - HS đọc nối đoạn, kết hợp đọc đúng các từ khó đọc, giải nghĩa các từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc,... - HS luyện đọc câu dài và câu cảm trong bài. - HS luyện đọc theo cặp. - 1,2 HS đọc cả bài, GV đọc diễn cảm toàn bài. “ Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn/ để chờ đợi...từ trời/ và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” b. Tìm hiểu bài: * Đoạn 1. HS đọc thầm và trả lời : Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? * Đoạn 2. 1 HS đọc và trả lời: + Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? (Hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời). + Trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào? (Lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng,...) * Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói gì về cánh fiều tuổi thơ? (Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ) c.Hướng dẫn đọc diễn cảm: - 2 HS đọc nối 2 đoạn, nêu cách đọc toàn bài. - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm một đoạn “Tuổi thơ của tôi ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm” - HS luyện đọc diễn cảm đoạn đó theo nhóm đôi. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp, nhận xét và bình chọn người đọc hay nhất. C. Củng cố, dặn dò: HS nêu nội dung bài đọc, GV nhận xét dặn dò. Tiết 2: Toán chia hai số có tận cùng là chữ số 0 I. Mục tiêu. Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - Vận dụng làm bài tập. - KNS: tư duy tích cực III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra Chữa BT 2 B. Bài mới: 1/ Trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0. - GV nêu phép tính: 320 : 40 = ? - Gợi ý để HS đưa về chia một số cho một tích: 320 : 40 = 320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4= 32 : 4 = 8 - Rút ra nhận xét: 320 : 40 = 32 : 4 - Hướng dẫn HS đặt tính (xoá một chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia). 2/ Trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia. - GV giới thiệu phép tính: 32000 : 400 = ? - HS thực hiện chia một số cho một tích rồi nhận xét: 32000 : 400 = 320 : 4 - Hướng dẫn HS đặt tính và tính (Xoá hai chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia) 3/ Kết luận chung. - Hỏi: Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 ta có thể làm thế nào? - GV kết luận cách thực hiện. 4/Thực hành: Bài 1.- HS nêu yêu cầu: Tính - GV ghi từng phép tính cho HS thực hiện, gọi HS lên bảng làm. - Nhận xét, nêu cách làm. a/ 420 : 60 b/ 85000 : 500 4500 : 500 92000 : 400 Bài 2. Tìm x - 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm theo 2 dãy. - Nhận xét và chữa bài. Bài 3. – HS đọc bài và phân tích bài, HS tự giải . - Hs nêu bài giải: Nếu mỗi toa chở 20 tấn hàng thì cần:180 : 20 = 9 (toa) Nếu mỗi toa chở 30 tấn hàng thì cần: 180 : 30 = 6 (toa) D. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Đạo đức biết ơn thầy giáo, cô giáo (Tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp HS 1. Hiểu: Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo. 2.Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. 3. Thêm yêu quý, kính trọng các thầy giáo, cô giáo. - KNS: lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô, thể hiện sự kính trọng, biết ơn. II. Chuẩn bị: Các nhóm chuẩn bị tư liệu,... III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: - Vì sao phải biết ơn thầy cô giáo? - Nhận xét. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Toàn lớp. - 1 HS đọc yêu cầu bài 3. - GV gọi một số HS kể kỉ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo. - HS nhận xét về việc làm của bạn hoặc nói về công ơn thầy cô trong câu chuyện bạn kể. 2/ Hoạt động 2. Hoạt động nhóm. - Các nhóm trưng bày những bài viết, bài vẽ về chủ đề kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác trao đổi, chất vấn hoặc nhận xét. - GV nhận xét chung 3/ Hoạt động3. Làm việc cá nhân. - GV nêu yêu cầu: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ ( Có thể nhân ngày 20 – 11, ngày Tết, ...) - HS làm việc cá nhân, GV theo dõi hướng dẫn những em lúng túng. - Một số HS làm xong trước lên dán bưu thiếp và trình bày ý tưởng làm, mục đích sử dụng bưu thiếp trong dịp nào. - Bình chọn người làm bưu thiếp đẹp. C. Củng cố, dặn dò: - 1 HS nêu lại phần ghi nhớ - Dặn HS gửi tặng bưu thiếp tới các thầy cô giáo cũ. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Lịch sử nhà trần và việc đắp đê I. Mục tiêu: - HS nắm được nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê.. - Đắp đê giúp nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc. - Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt. - KNS: thể hiện sự tự tin II. Chuẩn bị: SGK,... III. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra: + Nêu bài học giờ trước? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động: a/Hoạt động 1: HS làm việc cả lớp: trả lời 2 câu hỏi: Câu 1: Sông ngòi đã gây ra những khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân? Câu 2: Kể tóm tắt về một cảnh lụt lội em đã chứng kiến hoặc em được biết qua các phương tiện thông tin? - GV nhận xét lời kể của HS, kết luận: + Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp. + Sông ngòi gây lụt lội ảnh hưởng tới sản xuất. b/ Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi. - GV nêu câu hỏi: Câu 1. Tìm sự kiện nói lên sự quan tâm tới đê điều của nhà Trần? Câu 2. Nhà Trần đã thu được kết quả đắp đê ra sao? - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. - GV kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người phải tham gia đắp đê. Có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê... c/ Hoạt động 3. Liên hệ + ở địa phương em, nhân dân ta đã làm gì để chống lũ lụt? - HS phát biểu, GV kết luận những việc nhân dân trong xã và trong huyện đã làm để chống lũ lụt. C. Củng cố, dặn dò: - 2 HS đọc ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 5: Hát nhạc (GV chuyên dạy) Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011 Tiết 1: Thể dục ôn bài thể dục- Trò chơi: Thỏ nhảy I. Mục tiêu - Ôn từ động tác 1 đến động tác 8 bài thể dục. Yêu cầu HS thực hiện động tác đúng trật tự, thuộc động tác, tập tương đối đúng. - Trò chơi “Đua ngựa”. Yêu cầu HS nắm được luật chơi, chơi tự giác, tích cực và chủ động. - KNS: thương lượng II. Chuẩn bị - Địa điểm: Sân trường. - Phương tiện: 1 còi, phấn kẻ sân, ... III. Hoạt động dạy – học Phần mở đầu (6 phút) - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. - HS chạy nhẹ nhàng theo địa hình tự nhiên trên sân - Hát, vỗ tay để khởi động các khớp. B. Phần cơ bản (25 phút) 1. Bài thể dục (20 phút) - Ôn 8 động tác bài thể dục: 3- 4 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp Lần 1 + 2 : GV điều khiển, giúp HS sửa sai. Lần 3 + 4 : Cán sự điều khiển - Chia tổ luyện tập, tổ trưởng điều khiển. - Thi đua giữa các tổ: từng tổ thực hiện động tác, tổ trưởng điều khiển. - GV nhận xét, đánh giá việc tập luyện của HS. 2. Trò chơi “Đua ngựa” (5 phút) - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - Cho HS chơi thử - Điều khiển để HS chơi chính thức cả lớp. - Nhận xét, đánh giá. C. Phần kết thúc (5 phút). - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát theo 4 hàng dọc - Động tác thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét đánh giá và dặn HS ôn 8 động tác. Tiết 2: Chính tả cánh diều tuổi thơ Mục tiêu: Giúp HS 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “Cánh diều tuổi thơ”. 2. Luyện viết đúng tên các đồ chơi, trò chơi chứatiếng có đầu tr/ch; thanh hỏi/ thanh ngã. 3. Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu bài 2. - KNS: đặt mục tiêu II.Chuẩn bị: SGK, VBT,... III.Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Chữa BT 2a B. Bài mới: Giới thiệu bài Hướng dẫn HS nghe viết - GV đọc đoạn chính tả “Cánh diều tuổi thơ”. - HS đọc thầm bài chính tả, tìm và nêu những từ khó viết. - HS tập viết một số tiếng khó vào bảng con: phát dại, trầm bổng,.... - HS nêu cách trình bày. - GV đọc từng câu ngắn hoặc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi. - GV chấm 7 đến 10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2/ - HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - HS trao đổi tìm tên các đồ chơi, trò chơi theo nhóm. - Gọi hai đội lên thi ghi tiếp sức. - GV và HS chấm điểm, kết luận đội thắng cuộc. - HS viết vào VBT tên một số đồ chơi, trò chơi. Ví dụ. Đồ chơi: - chong chóng, chuột bông, que chuyền,... - trống ếch, cầu trượt,... Trò chơi: - chọi gà, chơi chuyền,.. - trốn tìm, trồng nụ trồng hoa,... Bài 3/ - HS nêu yêu cầu của bài. - GV nhắc mỗi HS chọn một đồ chơi hoặc trò chơi đã nêu ở bài 2 để miêu tả . - HS nối tiếp nhau tả đồ chơi , trò chơi trước lớp. - GV và HS nhận xét, bình chọn bạn miêu tả hay, hấp dẫn nhất. C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết , nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi I. Mục tiêu 1. HS biết tên một số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. 2. Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi. - KNS: tư duy sáng tạo phân tích, phán đoán. II. Chuẩn bị: SGK,... III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Ta có thể dùng câu hỏi vào những mục dích nào? B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1. – HS đọc và nêu yêu cầu bài tập. - HS quan sát tranh trong SGK, nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong tranh (Mỗi HS nói một tranh). - Cả lớp nhận xét. Tranh 1: cánh diều- thả diều Tranh 2: sư tử – múa sư tử, ... - Hỏi HS: Đồ chơi, trò chơi nào có lợi? Đồ chơi, trò chơi nào có hại? Bài 2. – HS nêu yêu cầu: Tìm thêm các từ chỉ các đồ chơi, trò chơi khác. - GV lưu ý kể cả nhũng đồ chơi, trò chơi dân gian, hiện đại. - Cho HS làm theo nhóm, các nhóm chuẩn bị 3 phút rồi ... ài ( Trong làng tôi, ... vì chiếc xe đạp của chú). + Thân bài (ở xóm vườn ... Nó đá đó.) + Kết bài (Câu cuối). * HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi b, c, d. - Đại diện các nhóm trả lời từng câu: + Phần thân bài, chiếc xe được miêu tả theo trình tự nào? (Tả bao quát chiếc xe. Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. Tình cảm của chú Tư với chiếc xe). + Tác giả quan sát chiếc xe bằng những giác quan nào? (Bằng mắt nhìn, bằng tai nghe). Bài 2. – HS đọc bài và nêu yêu cầu. - GV viết đề bài lên bảng: Lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay. - HS làm bài vào vở bài tập dựa vào nội dung ghi nhớ tiết trước. - Một số HS đọc dàn ý, GV và HS nhận xét, GV ghi dàn ý chung cho cả lớp tham khảo. C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Thể dục (GV chuyên dạy) Tiết 4: Khoa học tiết kiệm nước I. Mục tiêu: HS biết - Kể được những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. - Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước. - Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. - KNS: xác định giá trị bản thân, đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng bình luận về việc sử dụng nước. - Điều chỉnh: không yêu cầu tất cả chỉ khuyến khích các em có năng khiếu vẽ tranh và triển lãm tranh về bài học II. Chuẩn bị: SGK, giấy bút vẽ,... III. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra: Nêu một số cách làm nước sạch ? B. Bài mới 1. Hoạt động1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước. - HS làm việc theo nhóm đôi: + Quan sát tranh, chỉ vào từng hình nêu những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. + Thảo luận vì sao phải tiết kiệm nước. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - GV kết luận những việc nên làm: Hình 1: Khoá vòi nước. Hình 3: Gọi thợ sửa ngay khi ống nước hỏng. Hình 5: Bé lấy nước xong khoá ngay vòi nước. Những việc không nên: Hình 2: Nước chảy tràn không khoá máy. Hình 4: Bé lấy nước xong không khoá máy. Hình 6: Tưới cây để nước chảy tràn. - GV kết luận lí do cần tiết kiệm nước: Phải tốn nhiều công sức tiền của mới có nước sạch, nguồn nước trong tự nhiên có thể dùng đước là có hạn,... 2. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. + GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm : - Thảo luận tìm ý cho tranh tuyên truyền cổ động tiết kiệm nước. - Phân công người viết, vẽ . + HS thực hành vẽ theo nhóm. + Đại diện nhóm trình bày sản phẩm trên bảng, nêu ý tưởng bức tranh. + GV đánh giá, tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động. C. Củng cố, dặn dò: - HS đọc mục “Bạn cần biết” - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 5: kĩ thuật cắt khâu ,thêu sản phẩm tự chọn I/mục tiêu -đánh giá kiến thức ,kĩ năng khâu ,thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS II/đồ dùng học tập -Tranh qui trình của các bài trong chương -Mẫu khâu ,thêu đã học III/các hoạt động dạy học A/kiểm tra bài cũ -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS B/bài mới 1.Giới thiệu bài 2 .Giảng bài *Hoạt động 1 : Gv tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1 -GV cho HS nhớ lại các kiến thức của các bài -GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu ,thêu đã học : -Khâu thường +Khâu đột thưa +Khâu đột mau +Thêu lướt vặn +Thêu móc xích -GVđặt câu hỏi và gọi một số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu ; khâu thường ; khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ;khâu đột thưa ;khâu đột mau ;khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột ;thêu móc xích -HS trả lời ,GV gọi HS khác nhận xét ,bổ sung -HS trả lời Gv kết hợp treo tranh quy trình giúp HS nhớ lại kiến thức bài -GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản vế cắt ,khâu thêu đã học 1.Ôn tập các bài học đã học *Quy trình các mũi khâu ,thêu đã học +Khâu thường +Khâu đột thưa +Khâu đột mau +Thêu móc xích +Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường +Cách cắt vải theo đường vạch dấu +Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột 3.Củng cố .Dặn dò -GV nhận xét giờ học -HS về ôn lại bài chuẩn bị cho giờ sau Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011 Tiết 1: Luyện từ và câu giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi I. Mục tiêu: Giúp HS 1.Biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác (biết thưa gửi, xưng hô phù hợp, tránh hỏi tò mò,...) 2. Phát hiện quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp, biết cách hỏi trong trường hợp tế nhị. - KNS: thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp, lắng nghe tích cực. III. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra: Kiểm tra vở BT B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Phần nhận xét. Bài 1. - HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm, tìm câu hỏi trong đoạn thơ. - HS nêu câu đã tìm. (Mẹ ơi, con tuổi gì?) - GV hỏi: Từ ngữ nào thể hiện thái độ lễ phép của người con? (Lời gọi: Mẹ ơi) Bài 2. – HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - HS viết câu hỏi vào VBT. - HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi của mình- 1 câu hỏi cô giáo, 1 câu hỏi bạn. - Cả lớp nhận xét cách đặt câu hỏi như vậy đã phù hợp với quan hệ của mình và người được hỏi chưa. ( Ví dụ: a/ Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất ạ? b/ Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không? ) Bài 3. – HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào?. - GV nhận xét, kết luận: tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác. 3. Ghi nhớ: 2 HS đọc ghi nhớ SGK. 4. Luyện tập. Bài 1. – 4 hS đọc và nêu yêu cầu của bài. - HS đọc thầm và trao đổi nhóm đôi nêu quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật qua cách hỏi và đáp của họ. - HS nêu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài 3. – HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - HS tìm các câu hỏi trong bài. - Cả lớp suy nghĩ và nêu nhận xét: Câu các bạn hỏi cụ già thích hợp, thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn sàng giúp đỡ cụ. C. Củng cố, dặn dò: - GV khái quát kiến thức.Dặn HS làm bài vào VBT. Tiết 2: Toán chia hai số có hai chữ số (Tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết thực hiện phép chia một số có năm chữ số cho số có hai chữ số. - Vận dụng chia tương đối thành thạo. - KNS: đặt mục tiêu. II. Chuẩn bị: SGK, ... III. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra: Chữa bài tập 2 B.Bài mới 1. Trường hợp chia hết. - GV ghi phép tính, gọi HS đọc và nhận xét phép tính: 10105 : 43 = ? 10105 43 150 235 215 00 - GV đặt tính và gọi HS chia từng lần. Chú ý cho HS nhẩm thương. Ví dụ: 101 : 43 được 2 (nhẩm 10 : 4 ) 150 : 43 được 3 (nhẩm 15 : 4) 2. Trường hợp phép chia có dư. 26345 35 752 095 25 - GV giới thiệu phép tính: 26345 : 35 = ? - HS đặt tính và tính. Chú ý giúp HS nhẩm. * HS nêu các bước thực hiện phép chia. 3. Thực hành. Bài 1. - HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính. - GV ghi từng phép tính cho HS làm, gọi HS lên bảng làm. - Nhận xét và chữa bài, nêu lại cách chia từng phép tính. a/ 23576 : 56 b/ 18510 : 15 31628 : 48 42546 : 37 Bài 2. – HS đọc bài. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HS tóm tắt và tự giải, 1 HS giải trên bảng. - Chữa bài. Đổi: 1 giờ 15 phút = 75 phút 38 km 400 m = 38400 m Trung bình mỗi phút người đó đi được là: 38400 : 75 = 512 (m) C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học, lưu ý HS cách nhẩm thương. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tập làm văn quan sát đồ vật I. Mục tiêu - HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách; phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác. - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý tả một đồ chơi mình chọn. - KNS: quản lý thời gian. II. Chuẩn bị: III. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra: B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Phần nhận xét. Bài 1. – 2 HS đọc nối các yêu cầu của bài và gợi ý SGK. - HS nối tiếp nhau giới thiệu đồ chơi mình mang đến để quan sát ( Nếu HS nào không có, GV cho mượn tranh). - HS đọc thầm các gợi ý, quan sát đồ chơi mình chọn, viết kết quả quan sát vào VBT theo cách gạch đầu dòng. - HS nối tiếp nhau trình bày kết quả quan sát của mình. Cả lớp nhận xét về: + Trình tự quan sát. + Giác quan sử dụng. + Khả năng phát hiện những đặc điểm riêng. Bài 2. GV hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì? - HS trả lời, GV kết luận: + Quan sát theo trình tự hợp lí. + Quan sát bằng nhiều giác quan. + Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác. 3. Ghi nhớ.- 2 HS đọc ghi nhớ. - GV giải thích thêm. 4. Luyện tập. - HS đọc và nêu yêu cầu. - HS lập dàn ý tả đồ chơi đã chọn vào VBT. - HS đọc dàn ý đã lập, bình chọn bạn lập dàn ý tỉ mỉ nhất. - GV giới thiệu dàn ý để HS tham khảo. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn bài. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tiết 4: Tiếng Anh (GV chuyên dạy) Tiết 5: Khoa học làm thế nào để biết có không khí ? I. mục tiêu: HS biết - Làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật - Phát biểu định nghĩa về khí quyển. - KNS: tìm kiếm và xử lý thông tin. II. Chuẩn bị: Túi ni lông, kim khâu, ... III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: B. Bài mới 1. Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật. - GV chia nhóm, các nhóm báo cáo sự chuẩn bị. - 1 HS đọc to mục thực hành. - HS làm thí nghiệm theo nhóm, GV giúp đỡ các nhóm. - HS trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét: + Khi chạy rồi buộc, túi ni lông căng phồng. + Lấy kim đâm thủng, để tay lên lỗ kim châm thấy mát. không khí có ở quanh ta, quanh mọi vật. 2. Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Các nhóm đọc mục thực hành để biết cách làm thí nghiệm. - Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm rồi nhận xét: Khi mở nút chai, nhúng miếng bọt biển vào nước, có bọt khí nổi lên có không khí bên trong cái chai và miếng bọt biển. - HS rút ra kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. 3. Hệ thống kiến thức về sự tồn tại của không khí. HS trả lời: + Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì? ( khí quyển) GV yêu cầu HS: + Tìm thêm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và trong những chỗ rỗng của mọi vật. C. Củng cố, dặn dò: - 1 HS đọc lại mục “Bạn cần biết” - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Ngày 12 tháng 12 năm 2011 BGH ký duyệt
Tài liệu đính kèm: