I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS
1. Đọc lưu loát bài, biết ngắt nghỉ đúng, thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển (từ hồi hộp căng thẳng tới hả hê) phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn
2. Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.
Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.
3. KNS: bày tỏ quan điểm bản thân
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
- Một em đọc truyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" (phần I), nói ý nghĩa của truyện.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- 1 HS khá đọc bài. GV chia đoạn (3 đoạn)
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn, đọc 2-3 lượt.Khi học sinh đọc giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm, luyện đọc các từ khó: nặc nô, chúa chùm, .; luyện đọc câu hỏi của Dế Mèn “Ai đứng chóp bu bọn này?”
- HS đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 3 em đọc nối 3 đoạn, nhận xét chung.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp theo dõi trả lời câu hỏi: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ?
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời: Dế Mèn đã làm thế nào để bọn nhện phải sợ ?
(HS: Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ ra oai , giọng thách thức.
Thấy nhện cái xuất hiện vẻ đanh đá, nặc nô Dế Mèn ra oai bằng hành động.)
- HS đọc thầm đoạn còn lại trả lời câu hỏi:
+ Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ?
GV chốt: Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn Nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ, đồng thời de doạ chúng )
+ Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ?
(HS: Chúng sợ hãi cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc ngang.)
- Học sinh đọc câu 4; trao đổi thảo luận, chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn rồi nêu ý kiến.
- Giáo viên gợi ý giúp học sinh đi đến kết luận: Dế Mèn xứng đáng với danh hiệu hiệp sĩ.
c. Luyện đọc diễn cảm
- Học sinh nối tiếp đọc 3 đoạn của bài, nêu giọng đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 2:
+ Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
+ HS nêu các từ cần nhấn giọng, nêu giọng của Dế Mèn.
+ Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo cặp.
+ Một vài học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp. Bình chọn người đạoc hay nhất.
Tuần 2 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011 Tiết 1: Tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS 1. Đọc lưu loát bài, biết ngắt nghỉ đúng, thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển (từ hồi hộp căng thẳng tới hả hê) phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn 2. Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh. Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. 3. KNS: bày tỏ quan điểm bản thân II. Các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ - Một em đọc truyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" (phần I), nói ý nghĩa của truyện. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - 1 HS khá đọc bài. GV chia đoạn (3 đoạn) - Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn, đọc 2-3 lượt.Khi học sinh đọc giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm, luyện đọc các từ khó: nặc nô, chúa chùm, ...; luyện đọc câu hỏi của Dế Mèn “Ai đứng chóp bu bọn này?” - HS đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ. - Học sinh luyện đọc theo cặp. - 3 em đọc nối 3 đoạn, nhận xét chung. - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài - 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp theo dõi trả lời câu hỏi: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? - HS đọc thầm đoạn 2 trả lời: Dế Mèn đã làm thế nào để bọn nhện phải sợ ? (HS: Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ ra oai , giọng thách thức... Thấy nhện cái xuất hiện vẻ đanh đá, nặc nô Dế Mèn ra oai bằng hành động...) - HS đọc thầm đoạn còn lại trả lời câu hỏi: + Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải ? GV chốt: Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn Nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ, đồng thời de doạ chúng) + Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ? (HS: Chúng sợ hãi cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc ngang...) - Học sinh đọc câu 4; trao đổi thảo luận, chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn rồi nêu ý kiến. - Giáo viên gợi ý giúp học sinh đi đến kết luận: Dế Mèn xứng đáng với danh hiệu hiệp sĩ. c. Luyện đọc diễn cảm - Học sinh nối tiếp đọc 3 đoạn của bài, nêu giọng đọc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 2: + Giáo viên đọc mẫu đoạn văn. + HS nêu các từ cần nhấn giọng, nêu giọng của Dế Mèn. + Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo cặp. + Một vài học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp. Bình chọn người đạoc hay nhất. C. Củng cố dặn dò - HS nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét tiết học, dặn HS đoạ lại bài và chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Toán Các số có sáu chữ số I. Mục tiêu : - Biết được quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề - Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số - KNS: rèn luyện tư duy II. Các hoạt động dạy học : Kiểm tra bài cũ: Gọi một học sinh lên bảng làm bài 4 tiết trước. B. Bài mới: 1. Số có sáu chữ số: a. Ôn về các hàng đơn vị, chụ , trăm, nghìn, chục nghìn: - Cho học sinh nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn 10 nghìn = 1 chục nghìn b. Hàng trăm nghìn: - Giáo viên giới thiệu 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn 1 trăm nghìn viết là 100.000 - Cho học sinh quan sát bảng có viết các số từ đơn vị đến trăm nghìn Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục đơn vị - Sau đó gắn các thẻ số : 100.000, 10.000, 1000, 100, 10, 1 lên các cột tương ứng. Yêu cầu học sinh đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn , bao nhiêu chục nghìn ... bao nhiêu đơn vị . 2. Thực hành: Bài 1. - 1 HS nêu yêu cầu. a/ - HS phân tích mẫu: + đếm và nêu xem có bao nhiêu trăm nghìn, ..., đơn vị. + viết số đó (313 214). + đọc số. b/ - GV đưa hình vẽ như SGK. - HS nêu kết quả cần viết vào ô trống. - HS viết và đọc số: 523 453. Bài 2. - HS nêu yêu cầu. - HS quan sát bảng và phân tích mẫu. - HS tự viết vào các ô trống và nêu kết quả - nhận xét. Bài 3. - HS nêu yêu cầu: Đọc các số. - GV ghi bảng từng số, gọi nhiều HS đọc.(96 315; 796 315; 106 315; 106 827). * GV khái quát cách đọc số. Bài 4. - HS nêu yêu cầu: Viết các số. - Cho HS tự viết từng số vào bảng con. - Giơ bảng kiểm tra, nhận xét kết quả viết. ( a/ 63 115 c/ 943 103 b/ 723 936 d/ 860 372 ) * GV khái quát cách viết các số. C. Củng cố, dặn dò: - GV khái quát các kiến thức. - GV nhận xét giờ học,dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Đạo đức trung thực trong học tập (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Củng cố để HS nắm vững nội dung bài học tiết trước. 2. Biết xử lí tình huống, xây dựng tiểu phẩm và kể lại tấm gương về trung thực trong học tập. 3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. Giáo dục HS trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị: SGK, HS xây dựng tiểu phẩm theo nhóm, ... III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Trung thực trong học tập có lợi gì? B. Bài mới: * Giới thiệu bài 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. (Bài tập 3) - 1 HS đọc bài và nêu yêu cầu. - 1 HS đọc lại các tình huống. - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm xử lí 1 tình huống. - HS hoạt động nhóm, GV theo dõi hướng dẫn thêm. - Đại diện nhóm trình bày - các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận cách ứng xử đúng: a/ Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại. b/ Báo với cô giáo để cô chữa lại điểm cho đúng. c/ Nói với bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực trong học tập. 2. Hoạt động 2: Trình bày trước lớp. (Bài tập 4) - Yêu cầu HS: Kể lại những mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. - Gọi 2 - 3 HS kể. - Trao đổi cả lớp. Ví dụ: Bạn nghĩ gì về tấm gương đó? 3/ Hoạt động 3. Trình bày tiểu phẩm. - Gọi 1 - 2 nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị. - Trao đổi cả lớp. Ví dụ: Bạn có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem? Các bạn nghĩ gì khi xử lí tình huống như vậy? Nếu bạn ở trong tình huống đó, bạn có cách xử lí nào khác không? - GV nhận xét chung. C. Củng cố, dặn dò: - 1 HS nêu lại phần ghi nhớ. - Dặn HS thực hiện yêu cầu ở phần "Thực hành". Tiết 4: Lịch sử Làm quen với bản đồ I. Mục tiêu Nêu được các bước sử dụng bản đồ , đọc tên bản đồ , xem bảng chú giải tìm đối tượng lịch sử , dịa lí trên bản đồ . Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản , nhận biết được vị trí , đặc điểm của đối tượng trên bản đồ . nhận biết cao nguyên , núi , đồng bằng , vùng biển II. chuẩn bị: Một số bản đồ, .. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1-2 học sinh lên chỉ vị trí, giới hạn nước Việt Nam trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới 1. Hoạt động1: Làm việc cả lớp - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức cơ bản trả lời câu hỏi: + Trên bản đồ cho ta biết gì ? + Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí. + Chỉ đường biên giới phần đất liền Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 ( bài 2) và giải thích biên giới quốc gia. - Một số học sinh trả lời các câu hỏi trên. - Học sinh nêu được các bước sử dụng bản đồ (như SGK). 2. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm (làm bài tập) - Học sinh trong nhóm lần lượt làm các bài tập a,b trong SGK. - Đại diên nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm. - Học sinh các nhóm khác sửa chữa, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng. - Các nước láng giềng của Việt Nam :Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia - Vùng biển nước ta là một phần của biển Đông - Quần đảo của Việt Nam :Hoàng Sa, Trường Sa - Một số đảo của Việt Nam :Phú Quốc, Côn Đảo , Cát Bà - Một số sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu) 3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng. - Gọi một em lên chỉ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và đọc tên trên bản đồ. - Gọi một học sinh lên chỉ vị trí tỉnh mình đang sống, em khác chỉ những tỉnh lân cận với tỉnh mình. C. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 5: Âm nhạc (giáo viên bộ môn dạy) Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011 Tiết 1: Thể dục quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh I. Mục tiêu - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu nhanh, trật tự, động tác quay đều, đẹp, theo đúng khẩu lệnh. - Trò chơi "Thi xếp hàng nhanh". Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động, hào hứng. II. Chuẩn bị - Địa điểm: Sân trường. - Phương tiện: 1 còi. III. hoạt động dạy - học. A. Phần mở đầu: (6 phút) - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Trò chơi "Tìm người chỉ huy". B. Phần cơ bản (20 phút) 1. Ôn tập đội hình đội ngũ:Ôn quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. - Lần 1 + 2: GV điều khiển cả lớp tập, nhận xét sửa chữa động tác cho HS. - GV chia tổ luyện tập 3 - 4 lần do tổ trưởng điều khiển. - Từng tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét từng tổ. - Tập cả lớp 1 lần để củng cố, GV điều khiển. 2. Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh” (8 phút) - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Cho HS một tổ chơi thử sau đó cả lớp chơi thử. - HS chơi chính thức có thi đua. GV theo dõi, đánh giá, biểu dương tổ thắng cuộc. C. Phần kết thúc (5 phút). - Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát. - Đứng tại chỗ thực hiện động tác thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá và dặn HS ôn tập. Tiết 2: Chính tả Nghe – viết: Mười năm cõng bạn đi học I. Mục đích yêu cầu - Nghe viết chính xác, trình bày đúng , đẹp đoạn văn mười năm cõng bạn đi học . - Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn s/x ; ăng/ăn. - Làm đúng BT 2,3 II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Hai học sinh lên bảng, 1 học sinh đọc, cả lớp viết vào giấy nháp những tiếng có âm đầu là l/n ; ang/an. - Nhận xét, chấm bài. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết: - GV đọc toàn bài chính tả một lượt. - Học sinh đọc thầm lại đoạn văn, nêu nội dung. - HS tìm và nêu những từ khó viết. - HS tập viết đúng những tiếng, từ dễ viết sai (khúc khuỷu, gập ngềnh, ...); một số tên riêng. - Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho học sinh viết. - Giáo viên đọc cho học sinh soát. - Chấm chữa 7-10 bài .Trong khi đó từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau. - Giáo viên nhận xét chung. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập : Bài tập 2: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. - Cả lớp đọc thầm lại truyện vui ... n của HS. * GV kết luận như SGK. 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người. + Bước 1. Làm việc cá nhân: HS xem sơ đồ trang 9 để tìm các từ còn thiếu. + Bước 2. Làm việc theo cặp. - Kiểm tra lẫn nhau việc điền các từ còn thiếu. - Trao đổi về mối liên hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. + Bước 3. Làm việc cả lớp. - Đại diện 2 nhóm trình bày về vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. C. Củng cố, dặn dò: + Hỏi: - Hằng ngày, cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? - Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể được thực hiện? ( cơ quan tuần hoàn). - Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động? + 1 HS đọc mục "Bạn cần biết" SGK. + GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Thể dục (Giáo viên bộ môn dạy) Tiết 5: Kĩ thuật Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Học sinh biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng bảo quản những vật dụng đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách và thực hiện được thao tác luồn chỉ vào kim và nút chỉ. - Giáo dục ý thức thực hiện được an toàn lao động. ii. chuẩn bị: Vật liệu, dụng cụ, ... iII. Các hoạt động dạy học : 1. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim. - Hướng dẫn học sinh quan sát hình 4 sgk kết hợp với quan sát mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để nêu đặc điểm cấu tạo của kim. - Giáo viên bổ sung và nêu những đặc điểm chính của kim khâu, kim thêu. - Hướng dẫn học sinh quan sát hình 5a, 5b, 5c sgk để nêu cách xâu kim và vê nút chỉ. Sau đó gọi 1 em đọc nội dung b mục 2 sgk . - Gọi 1-2 học sinh lên bảng thực hiện thao tác xâu kim và vê nút chỉ. - Giáo viên và học sinh nhận xét bổ sung. - Lưu ý một số điểm sau: + Chọn chỉ có kích thước nhỏ lỗ kim. + Hướng dẫn cách vê nút chỉ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ. - Giáo viên vừa nói vừa kết hợp thao tác để học sinh quan sát và làm theo. - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi về tác dụng của vê nút chỉ. 2. Hoạt động 2: Học sinh thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Học sinh thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. Cho học sinh thực hành theo nhóm nhỏ (2-4 học sinh ) để các em trao đổi giúp đỡ lẫn nhau. - Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên đến từng bàn quan sát chỉ dẫn giúp đỡ thêm cho những em còn lúng túng. 3. Đánh giá kết quả thực hành: - Gọi một số học sinh thực hiện các thao tác xâu chỉ, vê nút chỉ, học sinh khác nhận xét thao tác của bạn. - Giáo viên nhận xét bổ sung. 4. Nhận xét dặn dò: - Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của học sinh. - Chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011 Tiết 1: Luyện từ và câu Dấu hai chấm I. Mục đích yêu cầu: - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu. - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm .Biết dùng dấu hai chấm khi vết văn. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 học sinh làm lại bài tập 1 tập làm văn tiết trước, mỗi em làm 1 bài. Lớp và GV nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: - Học sinh lần lượt đọc từng đoạn văn, thơ, nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó. - HS nêu ý kiến, GV chốt kết quả: Câu a: dấu hai chấm báo hiệu phấn sau là lời nói của Bác Hồ. ở trường hợp này dấu hai chấm dùng để phối hợp với dấu ngoặc kép. Câu b: dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn. Dấu hai chấm kết hợp với dấu ghạch đầu dòng. Câu c: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích tõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà. 3. Phần ghi nhớ: - 2 , 3 học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong sgk. - Giáo viên nhắc học sinh đọc thuộc phần ghi nhớ 4. Phần luyện tập: Bài tập 1: - Hai học sinh đọc nối tiếp nhau nội dung bài 1. - Học sinh đọc thầm từng đoạn văn trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm. - HS nêu ý kiến. Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng; Câu a: - Kết hợp với dấu gạch ngang báo hiệu bộ phận sau nó là lời nói của nhân vật. - Kết hợp với dấu ngoặc kép báo hiệu phần sau là câu hỏi của giáo viên. Câu b: Có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Bài tập 2: - 1 học sinh đọc yêu cầu Cả lớp đọc thầm. - Học sinh cả lớp thực hành viết đoạn văn vào vở bài tập . - 1 số học sinh trình bày trước lớp. Giải thích tác dụng của dấu hai chấm đã dùng. - Giáo viên và cả lớp nhận xét C. Củng cố dặn dò: -Nêu tác dụng của dấu hai chấm. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau . Tiết 2: Toán triệu và lớp triệu I. Mục tiêu: Giúp HS 1.Nhận biết được hàng triệu , hàng chục triệu hàng trăm triệu và lớp triệu 2. Biết đọc viết số đến lớp triệu II. Chuẩn bị: SGK, kẻ sẵn bảng bài 4, ... III. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra: GV viết số 367 250, yêu cầu HS: đọc số, nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào, có giá trị bao nhiêu. B.Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Giới thiệu lớp triệu. - GV gọi 1 HS lên bảng viết các số: 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn ( 1 000; 10 000; 100 000; 1 000 000 ) - GV giới thiệu và ghi vào bảng: mười trăm nghìn còn gọi là 1 triệu, viết:1 000 000. - Cho HS đếm xem 1 triệu có mấy chữ số 0. - Cho HS viết số 1 chục triệu (10 000 000) và giới thiệu: mười triệu. - Cho HS viết số mười chục triệu (100 000 000) và giới thiệu: một trăm triệu. - GV giới thiệu: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu thuộc lớp triệu. - HS nêu lại tên các hàng của lớp triệu. - HS nêu tên các lớp, các hàng từng lớp từ bé đến lớn. 3. Thực hành. Bài 1. - 1 HS nêu yêu cầu: Đếm thêm 1triệu từ 1 triệu đến 10 triệu. - Cho HS đếm theo cặp. - Gọi 2 - 3 HS đếm to trước lớp - nhận xét. Bài 2. - HS đọc bài và nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS tự làm vào vở. - Gọi vài HS lên bảng viết số. Bài 3. - HS nêu yêu cầu: Viết số và cho biết mỗi số có bao nhiêu chữ số, bao nhiêu chữ số 0. - Hướng dẫn HS kẻ bảng và viết vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét. Bài 4. - HS nêu yêu cầu, GV giới thiệu bảng phụ. - Phân tích mẫu. - HS tự làm. - Gọi HS lên điền từng dòng - nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - GV khái quát các kiến thức. - GV nhận xét giờ học,dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tập làm văn Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện I. Mục đích yêu cầu : Học sinh hiểu Trong bài văn kể chuyện việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật . Kể lại một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão ,hoặc nàng tiên. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Trong bài học trước em đã biết tính cách của nhân vật thể hiện qua phương diện nào? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc các bài tập 1, 2, 3 - Lớp đọc thầm đoạn văn, từng em ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò (ý1) Sau đó trao đổi với các bạn để trả lời câu hỏi: Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này? (ý2) - Giáo viên gọi 3- 4 học sinh trình bày ý 1 và 2. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng 3. Phần ghi nhớ: 3- 4 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk. Cả lớp đọc thầm lại Giáo viên có thể nêu thêm để học sinh hiểu rõ hơn nội dung phần ghi nhớ 4. Phần luyện tập: *Bài tập 1: - 1 học sinh đọc nội dung bài tập 1. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.Viết nhanh kết quả vào vở hoặc gạch chì mờ trong vở bài tập dưới những chi tiét miêu tả hình dáng chú bé liên lạc. - HS nêu ý kiến, GV chốt và ghi bảng. - HS trả lời câu hỏi: Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé? - Giáo viên kết luận . Bài tập 2: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài, nhắc học sinh: + Có thể kể1 đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên; không nhất thiết phải kể cả câu chuyện. + Quan sát tranh minh hoạ truyện thơ “Nàng tiên ốc” để tả ngoại hình bà lão, nàng tiên. - Từng cặp học sinh trao đổi, thực hiện yêu cầu của bài. - 2- 3 học sinh thi kể. - Cả lớp và giáo viên nhận xét cách kể của bạn có đúng với yêu cầu của đề không. C. Củng cố dặn dò: Muốn miêu tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì ? (Cần chú ý tả hình dáng, vóc người, trang phục, đầu óc). Tiết 4: Tiếng Anh (giáo viên bộ môn dạy) Tiết 5: Khoa học các chất dinh dưỡng có trong thức ăn vai trò của chất bột đường I. Mục tiêu: HS biết: 1. Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Chất bột đường , chất béo , chất đạm , vi ta min , khoáng chất 2. Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo , mì khoai sắn 3. Nêu vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường.Cung cấp năng lương cần thiềt cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể. II. Chuẩn bị: SGK, phiếu học tập, ... III. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra: Trình bày mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất? B. Bài mới: *Giới thiệu bài. 1. Hoạt động 1. Phân loại thức ăn. + Bước 1. Làm việc nhóm đôi: trả lời 3 câu hỏi trong SGK: - HS tự kể tên những thức ăn, đồ uống em thường dùng hằng ngày. - Quan sát hình trang 10: Phân loại thức ăn, đồ uống có nguồn gốc ĐV - TV. - Nêu tên cách phân loại thức ăn. + Bước 2. Đại diện một số nhóm trình bày. + GV kết luận 2 cách phân loại thức ăn. 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của chất bột đường. + Bước 1. Làm việc nhóm đôi: - Kể tên các loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường trong hình trang 11. - Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể. + Bước 2. Đại diện nhóm nêu ý kiến. - Đại diện một số nhóm trình bày. - GV hỏi thêm: Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường em được ăn hàng ngày? Kể tên những thức ăn chứa chất bột đưòng mà em thích? + GV kết luận về vai trò của chất bột đường. 3. Hoạt động 3. Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất bột đường. - GV chia nhóm bàn. - Phát phiếu học tập cho các nhóm bàn (Mẫu phiếu SGV). - HS thảo luận, ghi kết quả vào phiếu. Thứ tự Tên thức ăn chứa nhiều chất bột đường Từ loại cây nào? 1 2 ... Gạo Ngô ... Cây lúa Cây ngô ...... C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Ngày 12.09.2011 BGH ký duyệt
Tài liệu đính kèm: