I. MỤC TIÊU
Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa
Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi hs đọc bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc Gv giúp HS xác định từng đoạn văn và nội dung mỗi đoạn
Đoạn 1 Từ đầu đến liễu rủ, đoạn 2 tiếp đến trong sương núi tím nhạt, đoạn 3 còn lại
HS luyện đọc theo cặp , một hai HS đọc cả bài GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài
HS đọc thầm đoạn 1: Nói những điều các em hình dung được khi đọc đoạn 1
HS đọc đoạn 2 Nói những điều các em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa (Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu )
HS đọc đoạn còn lại: Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa (Ngày liên tục đổi màu, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ)
Những bức tranh trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát rất tinh tế ấy?
Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là " Món quà kì diệu của thiên nhiên " ? Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng
Ba HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
GV đọc mẫu
Tuần 29 (02-06/04/2012) Thứ hai ngày 02 tháng 4 năm 2012 Tiết 1. Tập đọc Đường đi Sa Pa I. Mục tiêu Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Gọi hs đọc bài cũ B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc Gv giúp HS xác định từng đoạn văn và nội dung mỗi đoạn Đoạn 1 Từ đầu đến liễu rủ, đoạn 2 tiếp đến trong sương núi tím nhạt, đoạn 3 còn lại HS luyện đọc theo cặp , một hai HS đọc cả bài GV đọc diễn cảm toàn bài b) Tìm hiểu bài HS đọc thầm đoạn 1: Nói những điều các em hình dung được khi đọc đoạn 1 HS đọc đoạn 2 Nói những điều các em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa (Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu ) HS đọc đoạn còn lại: Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa (Ngày liên tục đổi màu, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ) Những bức tranh trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát rất tinh tế ấy? Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là " Món quà kì diệu của thiên nhiên " ? Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng Ba HS nối tiếp nhau đọc bài văn. GV đọc mẫu 3 Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học Tiết 2: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp HS Ôn tập cách viết tỉ số của hai số Rèn kĩ năng giải bài toán " tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó " II. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ Một HS nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số Một HS chữa bài tập 4 VBT B. Bài mới Bài 1. HS đọc đầu bài nêu yêu cầu HS tự làm bài , chữa bài GV lưu ý HS tỉ số có thể rút gọn như phân số c) d) Bài 2. GV huớng dẫn HS : kẻ bảng ở SGK vào vở HS tính ra giấy nháp rồi ghi vào bảng GV gọi một HS lên bảng điền trên bảng lớp - Nhận xét Bài 3. HS đọc đầu bài Hỏi bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ? bài toán thuộc dạng toán nào đã học GV cho HS tóm tắt và giải Lưu ý HS cần phải xác định tỉ số . ( Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng 1/7 số thứ hai ) GV cho một HS lên vẽ sơ đồ tóm tắt và giải , dưới lớp làm vào vở . Bài 4. Tiến hành như bài 3 Đáp số chiều rộng 50 m , chiều dài 75 m Bài 5. HS đọc đầu bài xác định dạng toán Bài toán có thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số không ? ( không ) Hỏi : vậy bài toán thuộc dạng toán nào ( tổng hiệu ) Một HS nêu lại cách làm của bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu HS xác định tổng ( Nửa chu vi hình chữ nhật) GV cho HS áp dụng công thức tìm số bé trước hoặc tìm số lớn trước HS làm bài vào vở, một hs lên bảng giải nhận xét chữa bài. GV khắc sâu các dạng toán cho HS 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học Tiết 3 : Đạo đức Tôn trọng luật giao thông (tiết 2) Mục tiêu HS có khả năng : Hiểu : Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người. HS có thái độ tôn trọng luật giao thông , đồng tình với hành vi thực hiện đúng luật giao thông. HS biết tham gia GT an toàn. Hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu biển báo GT 1. GV chia HS thành các nhóm, phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo GT khi GV giơ lên và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm. Nếu cả 2 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm ấy thắng. 2. GV hoặc 1 HS điều khiển cuộc chơi. 3. GV cùng HS đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (BT3) 1. GV chia HS thành các nhóm. 2. Mỗi nhóm nhận 1 tình huống tìm cách giải quyết. 3. Từng nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ xung ý kiến. 4. GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận. Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (BT2) . 1. Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra. các nhóm khác bổ xung chất vấn. 2. GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS. * Kết luận: Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình mà mọi người cần phải nghiêm chỉnh chấp hành luật Gt. Hoạt động nối tiếp : Dặn HS chấp hành luật GT và nhắc nhở mọi người thực hiện. Chuẩn bị BT 4 SGK. Tiết 4: Lịch sử Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789) I. Mục tiêu Học xong bài này HS biết Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh , cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Nêu kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. Gv nhận xét cho điểm B. Bài mới 1. GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ ( Quang Trung ) tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh 2. Hoạt động 1 . Làm việc cá nhân _ GV đưa ra các mốc thời gian + Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân ( 1789 ) + Đêm mồng 3 tết năm kỷ dậu ( 1789 ) + Mờ sáng ngày mồng 5 - HS dựa vào SGK điền các sự kiện chính tiếp vào đoạn ( ..) cho phù hợp với mốc thời gian mà GV đưa ra HS dựa vào SGK cả ( kênh chữ và kênh hình ) để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh 3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp GV hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (Hành quân bộ từ Nam ra Bắc, tiến quân trong dịp tết; cách đánh ở trận Ngọc Hồi Đống Đa GV chốt lại: Ngày nay, cứ đến mồng 5 tết, ở gò Đống Đa( Hà Nội ) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh GV có thể cho HS kể một vài mẩu chuyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh C. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học Dặn chuẩn bị bài sau Tiết 5. Hát nhạc (GV chuyên dạy) Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012 Tiết 1: Thể dục Môn tự chọn - Nhảy dây I. Mục tiêu Ôn và học mới một số nội dung của môn tự chọn . Yêu cầu thực hiện Cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích II. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu: 6- 10 phút - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - Xoay các khớp 2. Phần cơ bản: 18 --22 phút a) Môn tự chọn : Đá cầu 9--11 phút + Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân 2-3 phút ( như bài 56 ) Học chuyền cầu theo nhóm 2-3 người 6- 8 phút tập theo đội hình 2-4 hàng ngang quay mặt vào nhau thành từng đôi một cách nhau 2-3 m trong một hàng người nọ cách người kia 1,5m Ném bóng 9-11 phút + Ôn một số động tác bổ trợ +Ôn cách cầm bóng và tư thế ném bóng GV vừa điều khiển vừa quan sát HS để có thể nhận xét về động tác ném bóng hoặc kỉ luật tập luyện b) Nhảy dây 9-11 phút - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau -Thi vô địch tổ tập luyện 3. Phần kết thúc: 4- 6 phút GV cùng HS hệ thống bài Đi đều và hát. GV nhận xét đánh giá giờ học, giao bài về nhà . Tiết 2: Chính tả Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4? I. Mục tiêu 1. Nghe và viết lại đúng bài chính tả Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,, viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn 2. Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn tr /ch, êt, êch. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn HS nghe viết - GV đọc bài chính tả Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4 - Cả lớp theo dõi trong SGK HS đọc lại đoạn văn cần viết . GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài chính tả , cách viết các chữ số . GV cho HS luyện viết các tên riêng nước ngoài ( A-rập, Bát - đa , ấn độ ) HS nói nội dung mẩu chuyện HS gấp SGK . GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho HS viết GVđọc cho HS soát lỗi ( HS có thể đổi chéo vở soát lỗi cho nhau ) GV chấm một số bài nhận xét 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2. Lựa chọn GV nêu yêu cầu của bài tập HS làm bài cá nhân GV gọi một HS lên bảng chữa bài- nhận xét chốt lại lời giải đúng Bài 3. GVnêu yêu cầu của bài tập HS đọc thầm mẩu chuyện vui " Trí nhớ tốt " làm vào vở bài tập Hỏi truyện mang tính khôi hài ở điểm nào ? Lời gải : nghếch -- chân -- kết -- nghẹt --trầm trồ 4. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học . Yêu cầu HS ghi nhớ những từ vừa ôn luyện Dặn chuẩn bị bài sau Tiết 3: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ Du lịch - Thám hiểm I. Mục tiêu 1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch - Thám hiểm 2. Biết một số từ chỉ địa danh , phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi " Du lịch trên sông " II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1. HS đọc thầm yêu cầu của bài , suy nghĩ phát biểu ý kiến . GV chốt lại lời giải đúng ( Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi ) Bài 2. Tiến hành tương tự bài 1. Thám hiểm là thăm dò tìm hiểu những nơi xa lạ , khó khăn , có thể nguy hiểm Bài 3. HS đọc yêu cầu của bài , suy nghĩ trả lời câu hỏi GV nhận xét chốt lại lời giải đúng Đi một ngày đàng học một sàng khôn : Ai đi được nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết , sẽ khôn ngoan trưởng thành hơn Bài 4. Một HS đọc nội dung bài tập 4 GV chia lớp làm 4 nhóm trao đổi thảo luận để chọn tên các con sông điền cho lời giải đố nhanh GV tổ chức cho các nhóm lên thi giải đố nhanh Một nhóm đố , một nhóm giải sau đó đổi lại Cả lớp theo dõi nhận xét 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học Dặn chuẩn bị bài sau Gv nhận xét giờ học Tiết 4. Tiếng Anh (GV chuyên dạy) Tiết 5: Toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó I. Mục tiêu Giúp HS biết cách giải bài toán " Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó " II. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ Hs lên bảng làm lại bài 5 Gv nhận xét B. Bài mới 1 Bài toán 1 GV nêu bài toán phân tích bài toán. vẽ sơ đồ đoạn thẳng Số bé được biểu thị là 3 phần bằng nhau, số lớn được biểu thị là 5 phần như thế Hướng dẫn giải theo các bước + Tìm hiệu số phần bằng nhau 5 - 3 = 2 ( phần ) + Tìm giá trị 1 phần 24 : 2 = 12 + Tìm số bé 12 x 3 = 36 + Tìm số lớn 36 + 24 = 60 Bài toán 2. GV đưa ra bài toán HS nêu yêu cầu GV cùng HS phân tích xác định ... ào vở. 2 HS nối tiếp nhau đọc bản tin và lời tóm tắt trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau. Tiết 3: Thể dục Môn thể thao tự chọn - Nhảy dây I. Mục tiêu Ôn một số nội dung tự chọn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích II. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu: 6 - 10 phút GV nhận lớp phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu Xoay các khớp cổ chân đầu gối hông vai Tập một số động tác của bài thể dục phát triển chung mỗi động tác 2 x 8 nhịp 2. Phần cơ bản: 18- 22 phút a) Môn tự chọn 9 -11 phút - Đá cầu 9 -11 phút + Ôn tâng cầu bằng đùi theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn , chữ u + Ôn chuyền cầu theo nhóm 2người ( Tăng cường cho hs luyện tập ) - Ném bóng 9-11' + ôn một số động tác bổ trợ Gv nêu tên động tác, làm mẫu cho hs tập uốn nắn động tác sai +Ôn cách cầm bóng và tư thế ném b. Nhảy dây 9-11' - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau 5-6'. Tập đồng loạt theo nhóm hoặc tổ theo đội hình vòng tròn - Thi vô địch tổ tập luyện cách tổ chức như bài 57 3. Phần kết thúc 4-6' GV cùng hs hệ thống bài tập một số động tác hồi tĩnh GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học, Tiết 4: Khoa học Thực vật cần gì để sống? I. Mục tiêu Sau bài học học sinh biết - Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường. - KNS: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quan sát, so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau. II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị thí nghiệm Một HS đọc mục quan sát trang 114 SGK HS làm việc theo nhóm ghi phiếu theo dõi thí nghiệm Làm việc cả lớp GV yêu cầu đại diện các nhóm nhắc lại các công việc các em đã làm và trả lời câu hỏi: Điều kiện sống của các cây 1,2,3,4,5,là gì ? Muốn biết thực vật cần gì để sống ta làm thí nghiệm như thế nào? HS nhắc lại cách làm GVkết luận: Muốn biết cây cần gì để sống ta có thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong điều kiện sống thiếu từng yếu tố . Riêng cây đối chứng phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống 2. Hoạt động 2. Dự đoán kết quả thí nghiệm Làm việc cá nhân GV cho HS làm phiếu học tập GV gọi HS trả lời 1. Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường ? Tại sao ? 2. Những cây khác sẽ như thế nào? Vì lí do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh. 3. Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường Kết luận như mục bạn cần biết 3. Củng cố dặn dò HS nêu lại cách làm thí nghiệm Một HS đọc mục bạn cần biết Nhận xét giờ học Dặn chuẩn bị bài sau Tiết 5: Kĩ thuật Lắp xe nôi I. Mục tiêu HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật , đúng qui trình Rèn luyện tính cẩn thận an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp , tháo các chi tiết của xe nôi II. Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. Hoạt động1. Quan sát và nhận xét mẫu GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu xe nôi đã lắp sẵn, HS quan sát kĩ từng bộ phận Để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận GV nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế 2. Hoạt động 2. GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật a) Hướng dẫn HS chọn các chi tiết như SGK b) Lắp từng bộ phận - Lắp tay kéo ( hình 2 SGK ) Để lắp được tay kéo em cần chọn chi tiết nào số lượng bao nhiêu ? ( 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài ) GV tiến hành lắp tay kéo xe theo SGK Lắp giá đỡ trục xe ( hình 3 SGK ) Lắp giá đỡ trục bánh xe (hình 4 SGK) Một HS nêu tên gọi và số lượng các chi tiết để lắp thanh giá đỡ bánh xe (1 tấm lớn 2thanh chữ U dài ) GV gọi 2 HS lên lắp bộ phận này . Trong quá trình lắp Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Lắp thành xe với mui xe (hình 5 SGK) GV lắp theo các bước trong SGK Lắp trục bánh xe (hình 6 SGK) c) Lắp ráp xe nôi (hình 1 SGK) GV gọi 1,2 em lên lắp dưới lớp cùng lắp Sau khi lắp xong, GV kiểm tra sự chuyển động của xe d) GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp 3. Củng cố dặn dò : Nhắc lại các chi tiết cần chọn để lắp xe nôi . Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012 Tiết 1. Luyện từ và câu Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu đề nghị I. Mục tiêu 1. HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự 2. biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự, biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời đề nghị, yêu cầu. - KNS: giao tiếp (ứng xử, thể hiện sự cảm thông), thương lượng, đặt mục tiêu. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ 2 hs làm lại bài tập 2,3,4 Lớp theo dõi nhận xét B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Phần nhận xét - Bốn HS nối tiếp nhau đọc bài 1,2,3,4 - HS đọc thầm đoạn văn ở bài tập 1 trả lời lần lượt các câu hỏi 2,3,4 - HS phat biểu ý kiến . GV chốt lại lời giải đúng 3. Phần ghi nhớ Hai HS đọc nội dung ghi nhớ 4. Phần luyện tập Bài 1. Một HS đọc yêu cầu bài tập 1 GV gọi 2,3 đọc các câu khiến trong bài duúng ngữ diệu sau đó lựa chọn cách nói lịch sự ( cách b,c ) Bài 2. tiến hành như bài 1 Bài 3. Một HS đọc yêu cầu của bài tập GV mời 4 học sinh nối tiếp nhau đọc các câu khiến đúng ngữ điệu phát biểu ý kiến, so sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự, giải thích tại sao các câu ấy giữ và không giữ phép lịch sự GVnhận xét kết luận Bài 4. HS đọc yêu cầu của bài tập 4 GV : với mỗi tình huống , có thể đặt những câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự HS làm bài . HS nối tiếp nhau đọc đúng ngữ điệu những câu khiến đã đặt 5. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ, Dặn chuẩn bị bài sau Tiết 2: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán : " tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó " và " tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó " II. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ Gọi hs làm lại bài tập 2 Lớp và gv nhận xét B. Bài mới Bài 1. Học sinh đọc đầu bài nêu yêu cầu GV cho HS làm tính vào giấy nháp GV kẻ sẵn bảng gọi HS lên điền kết quả Bài 2. GV cho HS đọc đầu bài gợi ý HS xác định tỉ số ( Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ 2 nên số thứ hai bằng 1/ 10 số thứ nhất) GV cho HS vẽ sơ đồ và giải bài toán Đáp số Số thứ nhất : 820 ; số thứ hai : 82 Bài 3. Tiến hành như bài 1,2 Các bước giải Tìm túi gạo cả hai loại Tìm số gạo trong mỗi túi Tìm số gạo mỗi loại Bài 4. Các bước giải Vẽ sơ đồ minh hoạ Tìm tổng số phần bằng nhau Tính độ dài mỗi đoạn đường 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau Tiết 3. Tập làm văn Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật I. Mục tiêu Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Phần nhận xét Một HS đọc nội dung bài tập Cả lớp đọc kĩ bài văn mẫu Con mèo hung , phân đoạn bài văn, xác định nội dung chính mỗi đoạn; nêu nhận xét về cấu tạo bài văn HS phát biểu ý kiến . GV nhận xét chốt lại nội dung cần nhớ . Bài văn có 3 phần 4đoạn Mở bài Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài Thân bài Tả hình dáng con mèo, tả hoạt động thói quen của con mèo Kết bài Nêu cảm nghĩ về con mèo 3. Phần ghi nhớ Ba, bốn HS đọc nội dung cần ghi nhớ . GV yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ đó 4. Phần luyện tập HS đọc yêu cầu của bài . GV kiểm tra HS chuẩn bị bài tập, GV nhắc HS + Nên chọn lập dàn ý một con vật nuôi, gây cho em ấn tượng đặc biệt + Dàn ý cần cụ thể chi tiết ( học sinh tham khảo bài mẫu Con mèo hung ) HS lập dàn ý . GV gọi HS đọc dàn ý của mình nhận xét chung, bổ sung Ví dụ về dàn ý bài văn miêu tả con mèo Mở bài : Giới thiệu về con mèo ( hoàn cảnh thời gian ) Thân bài : 1. Tả ngoại hình +Bộ lông + cái đầu + Cái đuôi + đôi mắt +Bộ ria +cái tai + Bốn chân 2. Hoạt động chính của con mèo a) Hoạt động bắt chuột + Động tác rình + Động tác vồ b) Hoạt động đùa giỡn của con mèo Kết luận : Cảm nghĩ chung về con mèo 5. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học yêu cầu HS về nhà sửa chữa hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả một con vật nuôi , chuẩn bị bài sau Tiết 4. Tiếng Anh (GV chuyên dạy) Tiết 5. Khoa học Nhu cầu nước của thực vật I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. - KNS: hợp tác, trình bày sản phẩm thu thập được. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường/ Gv nhận xét cho điểm B. Bài mới 1. Hoạt động 1. Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau Bước 1. Hoạt động theo nhóm nhỏ Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh ( hoặc cây lá thật ) của những cây sống ở nơi khô cạn, nơi ẩm ướt, dưới nước mà nhóm đã sưu tầm được Cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó Phân loại các cây thành 4 nhóm . Nhóm cây sống dưới nước, nhóm cây sống trên cạn, chịu được khô hạn Nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm ướt, nhóm cay sống được cả trên cạn và cả dưới nước Bước 2. Hoạt động cả lớp Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình . Sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây về những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 117 SGK Hỏi vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ GV có thể cung cấp. Cây lúa cần nhiều nước vào lúc lúa mới cấy, đẻ nhánh làm đòng nên vào thời kì này người ta phải bơm nước vào ruộng. Nhưng đến giai đoạn lúa chín , cây lúa lại cần ít nước nên phải tháo nước ra + Cây ăn quả, lúc còn non phải được tưới nước đầy đủ để cây lớn nhanh, khi quả chín cây cần ít nước hơn + Ngô, mía . cũng cần được tưới đủ nước thường xuyên Kết luận như SGK 3. Củng cố dặn dò Một HS đọc mục bạn cần biết GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau Ngày 02/04/2012 BGH ký duyệt
Tài liệu đính kèm: