Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức

Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức

I. Mục đích yêu cầu

1. Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng, chữ số la mã.

2. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng diễn cảm chậm rãi tình cảm kính phục ngưỡng mộ Ăng - co - vát.

3. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

4. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài .

II. Hoạt động dạy - học

A) Kiểm tra bài cũ

3 HS đọc bài : Dòng sông mặc áo, trả lời các câu hỏi cuối bài.

B) Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

- GV chia đoạn: 3 đoạn.

- HS luyện đọc nối tiếp (2 lần)

- Giúp HS hiểu các từ mới trong bài, nghỉ hơi đúng để là rõ nghĩa câu văn "Những ngọn .tán tròn/. cổ kính.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1- 2 HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài

b) Tìm hiểu bài

- GV hỏi, gọi từng HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.

+ Ăng - co - vát được xây dựng ở đâu và từ (nơi nào) bao giờ ?

+ Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?

+ Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.

- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc và biểu cảm bài văn.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thi đọc đoạn "Lúc hoàng hôn. từ các ngách"

+ GV đọc mẫu.

+ HS nhận xét giọng đọc.

 

doc 22 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 (16-20/04/2012)
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 : Tập đọc
Ăng - co - vát
Mục đích yêu cầu 
Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng, chữ số la mã.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng diễn cảm chậm rãi tình cảm kính phục ngưỡng mộ Ăng - co - vát.
Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung ý nghĩa của bài .
Hoạt động dạy - học 
A) Kiểm tra bài cũ 
3 HS đọc bài : Dòng sông mặc áo, trả lời các câu hỏi cuối bài.
B) Bài mới 
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. 
GV chia đoạn: 3 đoạn.
HS luyện đọc nối tiếp (2 lần)
Giúp HS hiểu các từ mới trong bài, nghỉ hơi đúng để là rõ nghĩa câu văn "Những ngọn ...tán tròn/... cổ kính.
HS luyện đọc theo cặp.
1- 2 HS đọc cả bài 
GV đọc diễn cảm toàn bài 
b) Tìm hiểu bài 
GV hỏi, gọi từng HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
Ăng - co - vát được xây dựng ở đâu và từ (nơi nào) bao giờ ?
Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL.
3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.
GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc và biểu cảm bài văn.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thi đọc đoạn "Lúc hoàng hôn... từ các ngách"
GV đọc mẫu.
HS nhận xét giọng đọc.
HS luyện đọc.
HS thi đọc.
Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
____________________________
Tiết 2 : Toán
Thực hành
Mục tiêu 
	 Giúp HS :
Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước), 1 đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
Luyện kĩ năng đo đạc và tính toán theo tỉ lệ bản đồ.
Đồ dùng dạy - học
Thước đo trong bộ đồ dùng.
Thước của HS có vạch chia cm.
Hoạt động dạy - học
1.Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (VD trong SGK)
GV nêu bài toán : Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn thẳng (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1: 400
Gợi ý cách thực hiện.
+ Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB
	Đổi : 20 m = 2000 cm
	Độ dài thu nhỏ là:
	2000 : 400 = 5 (cm)
+ Vẽ vào tờ giấy hoặc vở 1 đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.
2. Thực hành :
Bài 1 : GV giới thiệu (chỉ lên bảng) chiều dài bảng lớp học là 3 m.
HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ. GV kiểm tra và hướng dẫn cho từng HS.
	+ Đổi : 3 m = 300 cm.
	+ Tính độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6 ( cm )
HS vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6 cm.
Bài 2 : GV hướng dẫn HS tương tự như bài 1:
 Đổi : 8 m = 8000 cm.
 6 m = 600 cm.
Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ là:
	800 : 200 = 4 ( cm )
Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ là:
	600 : 200 = 3 ( cm )
HS vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm và chiều rộng 3 cm.
Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Giao bài tập về nhà.
Tiết 3: Đạo đức
Bảo vệ môi trường (tiết 2)
Mục tiêu 
	HS có khả năng : 
Hiểu : Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.
Biết bảo vệ gìn giữ môi trường trong sạch.
Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
- KNS: Kỹ năng trình bày các ý tởng bảo vệ môi trờng ở nhà và ở trờng; thu thập và xử lý thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trờng và các hoạt động bảo vệ môi trờng. Kỹ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trờng ở nhà và ở trờng; đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trờng ở nhà và ở trờng.
Hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1 : Tập làm "nhà tiên tri" (BT2 - SGK)
	1. GV chia HS thành các nhóm, phổ biến cách chơi.
	2. Mỗi nhóm nhận 1 tình huống để thảo luận và tìm cách giải quyết.
	3. Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
	4. GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra ý kiến đúng.
Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến của em : 
	1. HS làm việc từng đôi (BT3 SGK)
	2. HS lên bảng trình bày.
	3. GV kết luận.
Hoạt động 3 : Xử lí tình huống (BT 4 SGK) 
	1. GV chia nhóm HS, giao nhiệm vụ.
	2. Từng nhóm thảo luận.
	3. Đại diện nhóm báo cáo.
	4. GV nhận xét cách xử lí của các nhóm và kết luận.
Hoạt động 4 : Dự án "tình nguyện xanh"
	1. GV chia HS thành 3 nhóm và giao NV cho các nhóm:
Nhóm 1 : Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm, phố những hành động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn đọng và cách giải quyết.
Nhóm 2 : Tương tự với môi trường học
	2. Từng nhóm thảo luận.
	3. Từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
	4. GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
	* Kết luận chung :
GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.
GV mời 1, 2 em HS đọc to phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động nối tiếp :
HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tạ địa phương.
______________________________
Tiết 4 : Lịch sử
Nhà nguyễn thành lập
Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết :
Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? Kinh đô đóng ở đâu và 1 số ông vua đầu thời Nguyễn.
Nhà Nguyễn thiết lập 1 chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ dòng họ mình.
Hoạt động dạy - học 
	A. Bài cũ : Hãy nêu chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
	B. Bài mới : 
	1. Giới thiệu bài :
	2. Nội dung :	
Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn :
Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
GV : Vua Quang trung mất, triều đình suy yếu, Nguyễn ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô.
Từ năm 1802 - 1858 nhà Nguyễn trải qua 4 đời vua : Gia Long - Minh Mạng - Thiệu Trị - Tự Đức. 
Bộ luật gia long :
	? Chính sách của nhà Nguyễn như thế nào ?
	? Chính sách thể hiện điều gì ?
	KL : Nhà Nguyễn dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua và dòng họ.
	? Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét giờ học.
Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5. Âm nhạc
(GV chuyên dạy)
_______________________________________________________________
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012
Tiết 1. Thể dục
(GV chuyên dạy)
Tiết 2: Chính tả
Nghe lời chim nói
Mục tiêu 
Nghe - viết đúng chính tả trình bày đúng bài thơ : Nghe lời chim nói
Tiếp tục luyện phân biệt tiếng có âm đầu l, n
Hoạt động dạy học 
A) Kiểm tra bài cũ 
B) Bài mới 
Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC.
Hướng dẫn HS nghe - viết 
GV đọc chính tả. HS theo dõi SGK.
HS đọc thầm bài thơ. GV nhắc các em lưu ý các hiện tượng chính tả : trình bày bài thơ 5 chữ.
HS nêu nội dung bài thơ. 
GV đọc cho HS viết. 
Đọc cho HS soát lại. 
GV thu 1/3 bài chấm điểm.
 HS còn lại đổi vở soát lỗi cho nhau. 
GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2a : 
GV nêu yêu cầu cầu BT.
GV phát phiếu học tập cho cả lớp, nhóm.
Các nhóm làm việc.
Các nhóm báo cáo kết quả.
HS làm bài vào vở.
	Bài 3 : Thực hiện tương tự bài 2a.
Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học 
Ghi nhớ cách viết những từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài 
____________________________
Tiết 3 : Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ cho câu
Mục đích, yêu cầu 
Hiểu được thế nào là trạng ngữ.
Biết điền và đặt câu có trạng ngữ.
Hoạt động dạy học 
A) Kiểm tra bài cũ 
B) Bài mới 
Giới thiệu bài 
Phần nhận xét.
3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung các yêu cầu 1, 2 , 3.
Cả lớp suy nghĩ, lần lượt thực hiện các yêu cầu bằng cách phát biểu và ghi vào vở.
	3. Phần ghi nhớ :
HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Yêu cầu HS nhẩm thuộc phần ghi nhớ.
	4. Phần luyện tập :
Bài 1 :
HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ làm bài vào vở hoặc vở BT.
GV nhắc HS chú ý : Bộ phận trọng ngữ trả lời câu hỏi : Khi nào ? ở đâu ? Để làm gì ? HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng và gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong câu văn đã viết trên bảng phụ.
Bài 2 : 
HS thực hành viết 1 đoạn văn về 1 lần được đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ.
HS viết xong thi đổi vở sửa lỗi cho nhanh. HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn nói rõ câu có dùng trạng ngữ, GV nhận xét ghi điểm.
Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS viết đoạn văn ở BT 3 chưa đạt yêu cầu về nhà hoàn chỉnh.
____________________________
Tiết 4 : Tiếng Anh 
(GV chuyên dạy)
______________________________
Tiết 5 : Toán
Ôn tập về số tự nhiên
Mục tiêu 
Giúp HS ôn tập về :
Đọc, viết số trong hệ thập phân.
Hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của từng chữ số trong một số cụ thể.
Hoạt động dạy học 
Bài 1 : HS đọc đề bài:
GV hướng dẫn HS ôn tập về cách đọc, viết số và cấu tạo thập phân của 1 số.
GV hướng dẫn HS làm mẫu một câu.
HS làm tiếp phần còn lại.
HS và GV nhận xét, chữa bài.
Khi chữa bài, lưu ý đến trường hợp có chữ số 0 ở giữa.
 	Chẳng hạn : 1 237 005.
Bài 2 : Hướng dẫn HS nghiên cứu kĩ mẫu trong SGK để biết được yêu cầu của đề bài. Từ đó cho HS tự làm tiếp các phần còn lại và chữa bài.
Khi chữa bài lưu ý đến trường hợp có chữ số 0 ở giữa.
Bài 3 : HS tự làm bài.
a) Củng cố về việc nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp.
b) Củng cố về nhận biết giá trị của từng chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong một số cụ thể.
	Khi chữa bài GV cho HS nêu kết quả của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
	VD : Trong số 1 379, chữ số 3 có giá trị là 300.
Bài 4:
Củng cố về dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
GV có thể cho HS nêu lại dãy số tự nhiên rồi trả lời lần lượt các câu hỏi.
Bài 5:
HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài.
GV chữa bài, hỏi về quan hệ giữa hai số tự nhiên liên tiếp, hai số chẵn (lẻ) liên tiếp.
Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét giờ học.
Dặn HS hoàn thiện bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 : Toán
Ôn tập về số tự nhiên
Mục tiêu
Giúp HS ôn tập về :
So sánh và xếp thứ tự về số tự nhiên.
Tìm số tự nhiên bé nhất, lớn nhất có số chữ số cho trước.
Luyện làm các bài tập ứng dụng. 
Hoạt động dạy học 
Bài 1 : HS đọc đề bài 
HS nêu cách làm bài.
HS làm vào vở. 1 HS lên bảng làm.
Khi chữa bài, GV có thể gọi HS nêu cách so sánh hai số:
989 ... 1 321
	34 579 ... 34 601.
	Lưu ý trường hợp:
	8 300 : 10 ... 830
	72 600 ... 726 ´ 100.
	HS phải tính ra kết quả rồi mới so sánh.
Bài 2 : Hướng dẫn làm : So sánh rồi mới so sánh.
Gọi HS lên bảng, dưới lớp làm bài vào vở.
Nhận xét, chữa bài. 
Bài 3 : Hướng dẫn làm tương tự bài 2.
Bài 4 : HS nêu yêu cầu:
? Số bé nhất có một chữ số là số nào ?
? Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào ?
? Số chẵn lớn nhất có một chữ số là số nào ?...
Bài 5:
Gọi 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
Cho HS nhận xét, chữa bài.
a) Các số chẵn lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 58; 60.
Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét giờ học.
Dặn HS hoàn thiện bài và chuẩn ... S đọc thầm đoạn con ngựa, làm bài vào vở BT.
HS phát biểu ý kiến, GV dùng phấn gạch chân những từ chỉ bộ phận của con ngựa được miêu tả và các từ miêu tả những bộ phận đó bằng màu khác.
Bài 3 : HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV treo ảnh con vật.
HS nói tên con vật chọn quan sát. GV nhắc các em :
Đọc 2 ví dụ trong SGK để hiểu yêu cầu của bài cách quan sát rất độc đáo từng bộ phận của con vật, biết tìm những từ ngữ miêu tả chính xác đặc điểm của những bộ phận đó.
Viết lại những từ ngữ miêu tả thành 2 cột.
HS viết bài, đọc kết quả. GV nhận xét cho điểm 1 số bài thể hiện sự quan sát kĩ lưỡng, chọn từ ngữ miêu tả chính xác.
3. Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau.
____________________________
Tiết 3: Thể dục
Bài 58. môn tự chọn - nhảy dây
I. Mục tiêu 
ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện đúng động tác cơ bản và nâng cao thành tích.
ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện đúng động tác cơ bản và nâng cao thành tích.
II. Nội dung và phương pháp lên lớp 
1. Phần mở đầu: 6- > 10 phút 
GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học : 1 phút
Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên: 150 - 200m. 
Đi theo vòng tròn và hít thở sâu : 1phút.
Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
2. Phần cơ bản: 18- 22 phút 
a. môn tự chọn : 9 - 10 phút. 
Đá cầu : 9 - 11 phút.
Tâng cầu bằng đùi: 2-3 phút. Tập theo đội hàng ngang hoặc vòng tròn, hình chữ U, hình vuông, hình chữ nhật. GV nêu tên động tác, sau đó cho các em tự tập, uốn nắn sai, nhắc nhở kỉ luật tập. Có thể dành phút cuối để tổ chức thi xem ai tâng cầu giỏi nhất.
ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người : 6 - 7 phút. Đội hình tập và cách dạy như bài 57, nhưng giảm giảng giải, tăng cường cho các em tập luyện.
Ném bóng 9 - 11 phút.
Ôn một số động tác bổ trợ (do GV chọn): 2 phút. Tập đồng loạt theo 2 - 4 hàng ngang hay vòng tròn các đội hình khác phù hợp với sân tập.
	Cách dạy: GV nêu tên động tác, làm mẫu, cho HS tập, uốn nắn các động tác sai.
Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném đích: 
7 - 8 phút, Tập hợp 1 số HS trong lớp thành 4 - 6 hàng dọc hoặc 2 - 4 hàng ngang sau vạch chuẩn bị, những HS đến lượt tiến vào vạch giới hạn thực hiện tư thế chuẩn bị khi có lệnh , cầm bóng ném vào đích, sau đó lên nhặt bóng theo lệnh của GV hoặc cán sự.
	GV nêu tên động tác , cho HS thực hiện động tác, trên cơ sở đó GV nhắc lại những điểm cơ bản của động tác, sau đó cho HS tập.
b. Nhảy dây: 9 - 11 phút.
Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau: 5 - 6 phút. Tập đồng loạt theo nhóm hoặc tổ luyện theo đội hình ngang hoặc vòng tròn.
Thi vô địch tổ tập luyện: 3 - 4 phút, do GV hoặc cán sự điều khiển. Cách tổ chức như bài 57.
3. Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
GV cùng HS hệ thống bài : 1 ,2 phút.
Một số động tác hồi tĩnh (do GV chọn) : 1 phút.
GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
Tiết 4 : Khoa học
Trao đổi chất ở thực vật
Mục tiêu 
Sau bài học, HS biết :
Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp : Những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với đời sống thực vật.
HS làm việc theo cặp, quan sát H1 trang 122- SGK.
? Kể tên những gì được vẽ trong tranh ?
? Phát hiện ra những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống ?
? Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung ?
GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
GV gọi HS trả lời :
? Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống ?
? Quá trình trên được gọi là gì ?
* GV kết luận: Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí CO2, H2O, O2 và thải ra môi trường hơi nước, khí CO2 , chất khoáng khác,... Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.
Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật.Dự đoán kết quả của thí nghiệm.
GV chia nhóm và phát phiếu, đồ dùng học tập cho các nhóm.
Cho HS đọc yêu cầu.
HS làm việc theo nhóm : Các em cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi chất ( ở thực vật ) và sơ đồ trao đổi khí ở thực vật.
Giải thích sơ đồ trong nhóm.
Các nhóm trình bày sản phẩm.
Lớp nhận xét, đánh giá.
	* Kết luận :Mục bạn cần biết SGK. Cho HS đọc lại nhiều lần.
Củng cố, dặn dò.
? Trong quá trình trao đổi chất, cây lấy từ môi trường những gì? và thải ra môi trường những gì ?
Nhận xét tiết học. 
Dặn về nhà chuẩn bị cho bài sau.
____________________________
Tiết 5 : Kĩ thuật
Lắp ô tô tải (tiết 1)
Mục đích, yêu cầu 
HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
Lắp được từng bộ phận và lắp cái đu đúng quy trình kĩ thuật
Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình. 
Đồ dùng dạy - học
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Hoạt động dạy - học 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	2. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét mẫu
GV cho HS quan sát ô tô tải đã lắp sẵn.
GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận để trả lời câu hỏi.
? Để lắp ô tô tải cần lắp mấy bộ phận.
GV nêu tác dụng của ô tô tải.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
	a. Hướng dẫn HS chọn các chi tiết như SGK.
GV cùng HS gọi tên số lượng và chọn từng loại.
Xếp các chi tiết vào nắp hộp.
	b. Lắp từng bộ phận.
GV làm mẫu và hướng dẫn từng thao tác, HS lắp thử.
Lắp giá đỡ trục bánh xe.
Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe.
Lắp ca bin.
	c. Lắp ráp ô tô tải.
GV làm mẫu và hướng dẫn các bước.
Lưu ý HS : Lắp tấm 25 lỗ làm thành bên.
Kiểm tra sự chuyển động của xe.
	d. Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
Củng cố, dặn dò : 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 : Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
Mục đích, yêu cầu 
HS hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu.
Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Hoạt động dạy - học 
A) Kiểm tra bài cũ :
B) Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Phần nhận xét:
2 HS nối tiếp nhau đọc các BT 1, 2.
GV nhắc HS : Tìm CN, Việt nam ; tìm TN.
HS làm bài, chữa bài.
	3. Phần ghi nhớ :
HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ SGK.
GV yêu cầu HS đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ.
	4. Phần luyện tập :
Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu của bài. 
3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
Nhận xét chữa bài.
Trước rạp.
Trên bờ.
Dưới những mái nhà ẩm nước.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu.
HS làm bài, thêm trạng ngữ cho câu.
Chữa bài : a. ở nhà ; b. ở lớp ; c. ngoài vườn.
Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu của bài.
	? bài yêu cầu gì ?
	? Bộ phận cần điền để hoàn thiện câu văn là bộ phận nào? (CN, VN)
HS làm vào vở.
4 HS lên bảng làm.
Chữa bài : Củng cố về trạng ngữ chỉ nơi chốn.
3. Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học.
Làm bài trong vở bài tập. 
____________________________
Tiết 2 : Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên.
Mục tiêu 
 Giúp HS ôn tập và củng cố :
Các phép tính và các tính chất.
Kĩ năng đặt tính và thực hiện tính.
Rèn kĩ năng vận dụng làm bài tập ứng dụng và cách trình bày bài.
Hoạt động dạy - học 
Bài 1 : 
? Nêu yêu cầu của bài ? ( Đặt tính rồi tính )
- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng một, dưới lớp làm bài vào vở.
Nhận xét, chữa bài.
Củng cố về kĩ năng đặt tính cộng, trừ và tính.
Bài 2 : Hướng dẫn HS tìm X.
Gọi 2 HS lên bảng, dưới lớp làm bài vào vở.
a) X + 126 = 480	b) X – 209 = 435.
Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ.
Bài 3 Hướng dẫn điền chữ số vào chỗ chấm.
HS tự làm bài, chữa bài.
a + b = b + a	a – 0 = a
( a + b ) + c = a + 9 b + c )	a – a = 0
a + 0 = 0 + a = a
Củng cố tính chất giao hoán, tính chất kết hợp hợp của phép cộng.
Bài 4 :
HS nêu yêu cầu của bài ( Tính bằng cách thuận tiện nhất.)
HS tự làm bài.
6 HS lần lượt lên bảng.
Nhận xét chữa bài.
Củng cố cách vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính.
Bài 5 :
HS đọc đề toán.
? Bài toán cho gì ? Bài toán hỏi gì?
HS làm bài. Chữa bài. Chú ý cách trình bày lời giải.
3. Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét giờ học.
Giao bài tập về nhà.
_____________________________________________________________
Tiết 3 : Tập làm văn
Luyện xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
Mục đích, yêu cầu 
Ôn lại kiến thức đã học về đoạn văn qua bài miêu tả con vật.
Thể hiện kết quả quan sát các bộ phận miêu tả con vật
Hoạt động dạy - học 
A) Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Nhận xét. 
B) Hướng dẫn luyện tập : 
Bài 1 : HS đọc yêu cầu 
HS đọc thầm bài : Con chuồn chuồn nước.
Nêu ý chính từng đoạn văn.
	Đoạn 1 : Tả ngoại hình con chuồn chuồn lúc đậu.
	Đoạn 2 : Tả chuồn chuồn đang tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp thiên nhiên.
 Bài 2 : HS đọc yêu cầu :
HS tự làm bài.
Phát biểu ý kiến
Nhận xét bổ sung : Con chim gáy hiền lành béo nục. Đôi mắt trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mượt cổ yếm quàng chiếc tạp dề.
 Bài 3 : HS đọc và nêu nội dung.
HS viết đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn.
HS viết tiếp.
Trình bày miệng bài làm (4 HS)
GV nhận xét chữa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò : 
Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị giờ sau làm bài kiểm tra viết.
Tiết 4. Tiếng Anh
(GV chuyên dạy)
Tiết 5 : Khoa học
Động vật cần gì để sống ?
Mục tiêu 
 Sau bài học, HS biết :
Làm thí nghiệm và chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.
Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
Hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1: Thí nghiệm để chứng minh động vật cần gì để sống.
GV chia nhóm, HS thảo luận.
+ Quan sát các hình vẽ trang 124, xác định điều kiện sống của 5 con chuột.
+ Nêu nguyên tắc thí nghiệm
+ Làm vào phiếu học tập.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Lớp nhận xét, bổ sung.
Thống nhất ý kiến.
Hoạt động 2 : Dự đoán kết quả thí nghiệm.
HS thảo luận nhóm.
	+ Dự đoán xem con chuột trong hộp nào chết trước?
	+ Những con chuột còn lại sẽ thế nào ? Tại sao?
	+Kể một số yếu tố cần để con vật sống và phát triển bình thường ?
Đại diện các nhóm trình bày
Thống nhất ý kiến, rút ra kết luận.
HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
? Liên hệ trong thực tế, gia đình em chăn nuôi động vật như thế nào?
? Sau bài học này em cần làm gì để vật nuôi nhanh lớn?
Củng cố, dặn dò 
Tóm tắt nội dung bài học. 
? Qua bài học em biết động vật cần gì để sống?
Nhận xét, giờ học. 
__________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31(2).doc