Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

MƠN: TOÁN

BI: LUYỆN TẬP CHUNG

 I.MỤC TIU:

-Biết thực hiện các phép tính với số thập phân v giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

 II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 -GV: Phiếu học tập

 -HS: Bảng con, phấn

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1. Ổn định:

 2.Bài cũ: ( 5)

- GV gọi 2HS lên bảng làm bài 3b.

 b) Trước khi bán cửa hàng có số gạo là:

 420 x 100 : 10,5 = 4000(kg)

 - GV nhận xét và ghi điểm cho HS

3.Bài mới:

- Giới thiệu bài –ghi đề.

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:17/12/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
PHÂN MƠN: TẬP ĐỌC
 BÀI: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. MỤC TIÊU: 
-Biết đọc diễn cảm bài văn.
-Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ơng Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thơn (trả lời được câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 -GV: -Tranh minh hoạ cho bài đọc trong SGK.
 -HS:- SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC;
1. Ổn định:
2.Bài cũ: ( 5’)
- Gọi 3HS đọc và trả lời câu hỏi.
(?) .Cụ Ún làm nghề gì?
(?) .Khi mắc bệnh cụ đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
(?) Nêu nội dung bài?
3.. Bài mới:
 - Giới thiệu bài-ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
13’
+GV gọi1HS đọc bài 
-Cần đọc với giọng kể, thể hiện rõsự cảm phục. Nhấn giọng ở những từ ngữ ngỡ ngàng, vắt ngang, bốn cây số, giữ rừng, hai trăm triệu, 
-GV chia bài thành 4 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu đến trồng lúa.
+Đoạn 2: tiếp theo đến trước nữa.
+Đoạn 3:tiếp đến xã Trịnh Tường.
+Đoạn 4: còn lại.
Gọi HS đọc cá nhân, đọc tiếp nối từng phần của bài văn.
-Lần 1:HS đọc còn yếu đọc kết hợp luyện đọc từ ngữ khó: Bát xát, ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, Phìn Ngan
-Lần 2:HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.
+Cho HS đọc lại toàn bài.
+GV đọc diễn cảm toàn bài.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-HS đọc nối tiếp, HS khác đọc thầm theo.
Hoạt động 2: tìm hiểu bài
12’
Đoạn 1 :HS đọc lướt tìm hiểu câu hỏi 1
(?) Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn
Đoạn 2:GV gọi 1HS đọc.
(?) Nhờ có mương nước tập quán canh tác mà cuộc sống của thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào
Đoạn 3: HS đọc lướt tìm hiểu bài.
(?) Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
(?) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Nội dung: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
-HS đọc lướt tìm hiểu câu hỏi 1
-Ông đã lần mò cả đào suốt 1 năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
-1HS đọc, lkớp đọc thầm theo
-.. Đồng bào không làm nương như trước Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn nạn đói
-HS đọc thầm cả lớp và tìm hiểu câu hỏi 3.
Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả
-2HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
10’
-GV gọi 4 HS đọc- lớp theo dõi
-GV hướng dẫn cho HS tìm giọng đọc của đoạn văn.( Đoạn 1)
-GV cho HS đọc theo cặp
-Thi đọc giữa các nhóm
-4 HS đọc.
-Đại diện nhóm lên đọc. HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.Bình chọn nhóm đọc hay.
 4.Củng cố: ( 3’)
- GD xem mục I
 - GV nhận xét tiết học
 5.Dặn dò: ( 2’) 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc; đọc trước bài ca dao về lao động sản xuất.
MƠN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
 I.MỤC TIÊU:
-Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 -GV: Phiếu học tập
 -HS: Bảng con, phấn 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Ổn định:
 2.Bài cũ: ( 5’)
- GV gọi 2HS lên bảng làm bài 3b. 
 b) Trước khi bán cửa hàng có số gạo là:
 420 x 100 : 10,5 = 4000(kg)
 - GV nhận xét và ghi điểm cho HS 
3.Bài mới: 
- Giới thiệu bài –ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Làm bài tập
Bài 1: 
-GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính
-GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng về cách đặt tính lẫn kết quả tính.
Bài 2: 
-GV cho HS đọc đề. 
-GV cho hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
GV chốt lại kết quả đúng.
a) (131,4 -80,8) : 2, 3 +21,84 x2
 = 50,6 :2, 3 + 43,68
 =22 + 43,68 
 = 65,68
Bài 3 (HS khá giỏi)
-GV gọi HS đọc đề.
-GV yêu cầu HS khá làm bài, sau đó GV hướng dẫn các em còn chậm làm bài.
(?) Số dân tăng thêm từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 là bao nhiêu người?
(?) Tỉ số phần trăm tăng thêm là tỉ số phần trăm của các sốnào?
(?) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 tăng thêm bao nhiêu người?
(?) Cuối năm 2002 số dân của phường đó là bao nhiêu người?
-GV cho HS chữa bài sau đó nhận xét.
Bài 4. 
-HS nêu yêu cầu của bài.
-GV theo dõi cùng HS đánh giá chính xác.
Khoanh vào ý C là đúng.
-3 HS lên bảng làm.HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
 Kết quả tính đúng là:
a)216, 72 :42 =5,16
b) 1: 12, 5 = 0,08
c) 109,98 :42, 3 = 2,6
-HS thảo luận theo nhóm :Thứ tự thực hiện phép tính trong từng biểu thức.
-HS làm bài vào vở. 2HS lên bảng làm.
b) 8,16 :( 1,32 +3,48 )- 0,345 : 2
 =8,16 :4,8 – 0,1725
 = 1,7 – 0,1725
 =1,5275
1HS đọc đề to, rõ ràng .HS cả lớp đọc thầm theo.
-1 HS lên bảng làm.HS cả lớp làm vào vở.
 Bài giải
a)Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 -15625 =250(người)
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016 =1, 6%
b)Từ cuối năm2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
 15875 +254 = 16129(người)
 Đáp số: a) 1,6%
 b) 16129(người)
-HS thi làm nhanh .
-Đại diện 2 HS của 2 dãy lên bảng làm. 
HS nào làm nhanh và đúng thì dãy đó thắng 
4. Củng cố: ( 3’)
- GV tổng kết tiết học.
5.Dặn dò: ( 2’)
- Dặn HS về xem lại bài chuẩn bị bài: Luyện tập chung .
MƠN: ĐẠO ĐỨC
BÀI: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T2)
I.MỤC TIÊU: 
Học xong bài này, HS biết:
-Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
-Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày.
-Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV:Phiếu học tập cá nhân.
 HS: Bút dạ, phấn
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định:
 2.Bài cũ: (5’)
(?) Em có nhận xét gì về cách tổ chức trồng cây của các bạn?
(?) Nêu ghi nhớ bài?
 3. Bài mới : Giới thiệu bài-ghi đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 :Làm bài tập 3 SGK
Mục tiêu: HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh
10’
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
-GV chốt lại ý đúng:
 + Việc làm của các bạm Tâm, Nga, Hoan trong tình huống (a) là đúng.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện nhóm trình bày; những em khác bổ sung.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống (bài tập 4 SGK)
*Mục tiêu: HS biết xử lý một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với người xung quanh.
10’
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn.
-GV kết luận:
a) Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp giúp đỡ nhau.
b)Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
-HS thảo luận theo nhóm bàn.
-Đại diện nhóm trình bày; cả lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK.
10’
Em hãy liệt kê theo mẫu sau những việc mình có thể hợp tác với người khác(những người trong gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, hàng xóm láng giềng)
-HS tự làm bài vào vở và trao đổi với bạn bên cạnh.
Số
T.T
Nội dung
công việc
Người
hợp tác
Cách
hợptác
1
2
3
-HS trình bày; các bạn khác có thể góp ý.
4. Củng cố: ( 3’)
-Gọi HS đọc ghi nhơ ùSGK. GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: ( 2’)
-Dặn HS học bài và chuẩn bị tiết sau.
.
Ngày soạn: 18/12/2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
PHÂN MƠN: CHÍNH TẢ( NGHE –VIẾT) 
 BÀI: NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I.MỤC TIÊU: 
 -Nghe- viết đúng, trình bày sạch đẹp bài “Người mẹ của 51 đứa con.”Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuơi (BT1)
 -Làm được bài tập 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 - GV: -Bảng phụ 
 -Một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần cho HSlàm bài tập 2
 -HS: Bảng con, phấn 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Ổn định:
2.Bài cũ: ( 5’)
(?) Tìm những từ ngữ chứa các tiếng ra, da, gia?
(?) Tìm những từ ngữ chứa các tiếng: liêm, lim?
- nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: 
- Giới thiệu bài- ghi đề
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Hướng dẫn chính tả
5’
-GV đọc toàn chính tả trong SGK 
(?) Theo em đoạn chính tả nói gì?
-Luyện viết những từ khó: Quảng Ngãi, cưu mang, nuôi dưỡng, bận rộn
-HS lắng nghe.
-Bài viết nói về 1 người mẹ nhân hậu.Mẹ đã hi sinh hạnh phúc riêng của bản thân để cưu mang đùm bọc nuôi 51 đứa trẻ mồ côi
-2 HS lên bảng viết; cả lớp viết vào vở nháp.
Hoạt động 2: HS viết chính tả
15’
- GV nhắc tư thế, cách cầm bút, cách trình bày bài chính tả.
-GV đọc cho HS viết bài.
Chấm, chữa bài.
-GV đọc bài chính tả một lượt cho HS soát lỗi.
-Cho HS đổi vở soát lỗi
-GV chấm 5-7 bài.-ghi điểm
-GV nhận xét và chữa lỗi phổ biến.
-HS viết chính tả.
-HS tự soát lỗi.
-HS đổi vở cho nhau chữa lỗi.
Hoạt động 4:Hướng dẫn HS làm bài tập.
10’
Bài 2 a:HS nêu yêu cầu của bài.
-HS đọc câu thơ lục bát.
-Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu thơ
và ghi vào bảng tổng kết.
-GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Tiếng
Âm đầu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
 con
 ra
tiền
tuyến
xa
xôi
yêu
bầm
yêu nước
cả
đôi
mẹ
hiền
c
r
t
t
x
x
b
n
c
đ
m
h
u
o
a
iê
yê
a
ô
yê
â
y ... áy cai; bé cưòi teo tét..
- Một số HS lên bảng chữa từng lỗi . Cả lớp tự chữa trên nháp .
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng . GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu ( nếu sai )
b. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài .
- HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi . Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi .
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc .
c. Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay .
+GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS trong lớp (hoặc ngoài lớp mà mình sưu tầm được ) . HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đúng của đoạn văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình +Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn 
43
+1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
+ HS xác định lại trọng tâm đề .
+ HS lắng nghe 
+ HS nhận bài 
+ HS lên bảng sửa lỗi, cả lớp sửa vào nháp .
+ Trao đổi nhóm 2 về bài chữa của bạn trên bảng .
+ Cá nhân từng em đọc , phát hiện lỗi sai và tự sửa .
+ HS đổi bài cho bạn rà soát 
+ HS lắng nghe .
+ HS trao đổi nhận ra cái hay của đoạn văn 
+ HS chọn và viết lại đoạn văn 
4. Củng cố: ( 3’) 
-GV nhận xét tiết học. 
5.Dặn dò: ( 2’)
Yêu cầu HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc ; HTL đoạn văn, bài thơ trong SGK chuẩn bị kiểm tra lấy điểm 
PHÂN MƠN: KHOA HỌC
BÀI: KIỂM TRA HỌC KỲ I
MƠN: TOÁN
BÀI: HÌNH TAM GIÁC
I.MỤC TIÊU:
 Biết:
 - Đặc điểm của hình tam giác có : ba cạnh, ba đỉnh, ba góc .
 - Phân biệt ba dạng hình tam giác ( phân loại theo góc ) .
 - Nhận biết đáy và đường cao ( tương ứng ) của hình tam giác .
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
-GV: Các dạng hình tam giác như trong SGK, ê ke, phiếu học tập 
-HS: Phấn, bút lơng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Ổn định:
2.Bài cũ: ( 5’)
 - Gọi 2 HS lên làm lại BT3/84 
 - GV nhận xét, ghi điểm 
3.Bài mới: 
- Giới thiệu : Giới thiệu tiết học 
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác 
5’
+GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC cho HS quan sát hình tam giác và yêu cầu :
 - Chỉ ra số cạnh, số đỉnh, số góc 
 của hình tam giác . 
 - Viết tên cạnh, tên góc của hình 
 Của hình tam giác .
- Cho HS trình bày . GV chốt lại và rút kết luận :
=>Hình tam giác ABC là hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc .
+ 1 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa nêu, cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến .
Hoạt động 2: Giới thiệu ba dạng hình tam giác ( theo góc)
5’
- GV vẽ lên bảng 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên góc, dạng góc của từng hình tam giác .
- GV cho HS lần lượt trình bày .GV nhận xét và chốt lại 3 dạng của hình tam giác :
 * Hình tam giác có 3 góc nhọn .
 * Hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn .
 * Hình tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn 
+ Trao đổi đưa ra các nhận xét .
+ Đại diện nhóm trình bày trướclớp 
+ Lớp nhận xét bổ sung 
+ Chú ý theo dõi 
Hoạt động 3 : Giới thiệu đáy và đường cao ( tương ứng )
5’
+GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC có đường cao AH như SGK .
+GV giới thiệu hình tam giác (ABC ), nêu tên đáy (BC ) và đường cao (AH) tương ứng .
- Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của hình tam giác .
+Cho HS tập nhận biết đường cao của hình tam giác ( dùng ê ke ) trong các trường hợp khác nhau như SGK .
+ HS lắng nghe GV giới thiệu .
+ Nhắc lại 
+ HS thực hành đo kiểm tra nhận biết đường cao của hình tam giác .
Hoạt động 4 : Thực hành 
20’
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề .GV yêu cầu HS tự làm bài, gọi HS nhận xét bài trên bảng
 ** * Cạnh : AC ; AB ; BC 
 * Góc : A ; B ; C 
 * Cạnh : DE ; DG ; EG 
 * Góc : D ; E ; G 
 * Cạnh : MK ; MN ; KN 
 * Góc : M ; K ; N 
Bài 2: GV yêu cầu HS quan sát hình dùng ê ke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác .
- GV nhận xét chốt kết quả đúng :
+ Hình tam giác ABC có đuờng cao CH tương ứng với đáy AB .
+ Hình tam giác DEG có đuờng cao DK tương ứng với đáy EG.
+ Hình tam giác MPQ có đuờng cao MN tương ứng với đáy PQ.
Bài 3 : (HS khá giỏi) GV gọi HS đọc đề. Tìm hiểu đề .
- GV hướng dẫn : Dựa vào số ô vuông có trong mỗi hình, hãy so sánh diện tích của các hình với nhau .
- Cho HS làm bài vào vở. GV chấm và chữa bài :
A
E
B
D
H
C
a. Hình tam giác ADE và hình tam giác EDH có 6 ô vuông và 4 nửa ô vuông. Hai hình tam giác đó có S bằng nhau .
b. Tương tự : Hình tam giác EBC và hình tam giác EHC co S bằng nhau.
c. Từ phần (a) và (b) suy ra: S hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần S hình tam giác EDC.
+ HS đọc đề, 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS nhận xét, đổi chéo bài nhau để kiểm tra, sửa bài
-1HS đọc đề, HS cả lớp quan sát hình, mỗi em dùng ê ke kiểm tra và nêu đường cao, đáy của từng hình .
-HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
+ 1 HS đọc đề bài, HS đọc thầm.
+1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT
+ Lớp nhận xét, sửa bài 
4. Củng cố: ( 3’)
-GV tổng kết tiết học.
 5.Dặn dò: ( 2’)
- Dặn HS về làm lại các bài tập . Chuẩn bị bài “Diện tích hình tam giác”
SINH HOẠT LỚP TUẦN 17
I.MỤC TIÊU :
+ Đánh giá tình hình học tập và các hoạt động của lớp tuần 17, nhắc nhở HS học tập sinh hoạt tốt hơn và khắc phục mọi khuyết điểm, tồn tại trong tuần.
+ Tuyên dương học sinh có nhiều thành tích trong học tập, phê bình những học sinh còn lười trong học tập
+ Đề ra hướng học tập của tuần tới.
II.CHUẨN BỊ :+ Các tổ họp rút kinh nghiệm , số liệu thi đua trong tuần
III.HOẠT ĐỘNG: 
+ Các tổ trưởng tự nhận xét báo cáo kết quả theo dõi của tổ trong tuần
+ Lớp góp ý bổ sung 
+ Lớp trưởng nhận xét chung thông báo điểm thi đua tổng hợp của các tổ trong tuần, những vấn đề đề nghị GV và cả lớp cùng xem xét
 - GV nhận xét tổng kết :
+ Trong tuần cả lớp có nhiều cố gắng trong học tập, giữ vững nề nếp ra vào lớp, truy bài đầu giờ, tham gia tốt các hoạt động chung của nhà trường. 
+ Trong học tập: Nhiều học sinh có cố gắng vươn lên , chuẩn bị bài khá chu đáo khi tới lớp, hăng hái xây dựng bài, tích cực ôn tập theo nội dung đề cương ôn tập chuẩn bị tốt cho thi định kì trong các tuần sau
-Trong tuần biểu dương các học sinh như : 
Tồn tại: Một số HS còn lười trong học tập, chuẩn bị bài thiếu chu đáo như: 
Phương hướng tuần tới :
-Tập trung vừa học, vừa ôn tập nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập, tích cực học mới, ôn cũ, khắc phục các hạn chế cuả tuần 17 . Chuẩn bị bài chu đáo khi tới lớp. Tiếp tục luyện thực hiện phép cộng , trừ, nhân, chia, tìm tỉ số % của 2 số, các bài toán về tỉ số %....ôn tập các đề cương chuẩn bị tốt cho thi định kì lần 
-Thực hiện tốt an toàn giao thông, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
KÍ DUYỆT CỦA KHỐI TRƯỞNG
KÍ DUYỆT CỦA BGH
Lịch sử
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
 -Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
 -Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
 -Nêu được ý nghĩa của chiến thắng lịch sử .
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bản đồ hành chính Việt Nam
 -Lược đồ phóng to.
 -Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:( Tiến, Hoàng, Linh)
(?) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm gì cho cách mạng Việt Nam
(?) Hãy kể tên của 1 trong 7 anh hùng được tuyên dương trong đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
2..Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
-GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi sau:
(?) N êu tình thế của quân Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới 1950 đến 1953?
(?) .Thực dân Pháp đã xây dựng ở Điện Biên Phủ thế nào?
-HS tham khảo SGK và trả lời câu hỏi.
-Địch rơi vào thế bị động, trong khi đó ta chủ động mở nhiều chiến dịchlàm cho địch thụ động, lúng túng.
-Xây dựngmột tập đoàn cứ điểm kiên cố vào bậc nhất ở chiến trường Đông Dương
Hoạt động 2:Diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ
GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi sau:
(?) Nêu những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ và những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong thời gian này?
-HS quan sát tranh và lược đồ. Thảo luận theo nhóm bàn. Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
-Ngày 13 /3 /1945 quân ta nổ súng mở màn . Trong suốt 5 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ta lần lượt tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch .Anh Phan Đìmh Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch.
-Ngày 30/3/1945 ta đồng loạt công kích địch lần thứ hai.Sân bay Mường Thanh bị uy hiếp, máy bay địch không xuống được sân baybộ đội ta thu được nhiều chiến lợi phảm
-Ngày 1/5 và đến ngày 7/5 kết thúc thắng lợi.Tướng Đờ Ca-xtơ-ri và bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống.
Hoạt động 3:Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
(?) Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?
-GV chốt lại bài ;rút bài học.
-Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
-HS đọc ghi nhớ bài SGK/39
3.Củng cố-Dặn dò:- GV nhận xét tiết hoc. HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 TUAN 17.doc