Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 33

Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 33

TẬP ĐỌC

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (TIẾP THEO)

I.Mục tiêu:

- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).

- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II.Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 47 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2013
TẬP ĐỌC
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (TIẾP THEO)
I.Mục tiêu:
- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).
- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thốt khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II.Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2.KTBC: 
 -Kiểm tra bài :Ngắm trăng . Khơng đề
Hỏi:
* Bài thơ “Ngắm trăng” sáng tác trong hoàn cảnh nào ? 
 * Bài thơ nói lên tính cách của Bác ? 
 -GV nhận xét và cho điểm. 
3.Bài mới: 
 a). Giới thiệu bài: Ở tiết tập đọc trước (đầu tuần 32), chúng ta đã học đến chỗ nhà vua yêu cầu thị vệ dẫn người cười sằng sặc vào. Đó là ai ? Kết quả như thế nào, ta cùng đi vào bài học hôm nay. 
 b). Luyện đọc: 
 - Gọi 1 HS đọc tồn bài.
-GV chia đoạn: 3 đoạn. 
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn. 
 -Cho HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: lan khan, dải rút, dễ lây, tàn lụi,  
 * Cho HS giải nghĩa từ và đọc chú giải.
 -Cho HS luyện đọc. 
 * GV đọc diễn cảm cả bài. 
 -Cần đọc với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng. Biết đọc phân biệt lời nhân vật. 
c). Tìm hiểu bài:
 -Cho HS đọc thầm toàn truyện. 
Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ? 
* Vì sao những chuyện ấy buồn cười ? 
Bí mật của tiếng cười là gì ? 
 -Cho HS đọc đoạn 3. 
* Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ? 
 d ) HD đọc lại:
 -Cho HS đọc phân vai. 
 -GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn 3. 
 -Cho HS thi đọc. 
 -GV nhận xét và cùng HS bình chọn nhóm đọc hay nhất.
4.Củng cố, dặn dò: 
 * Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ? 
 -GV nhận xét tiết học. 
 -Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Hát . 
-HS1 đọc thuộc bài Ngắm trăng.
 -HS2 đọc thuộc bài Không đề. 
 -HS lắng nghe. 
 -HS nối tiếp đọc đoạn (2 lần) 
 -HS đọc nghĩa từ và chú giải.
 -Từng cặp HS luyện đọc. 
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc cả bài. 
 -Cả lớp đọc thầm. 
Ở xung quanh cậu bé nhà vua quên lau miệng, túi áo quan ngự uyển căng phồng một quả táo đang cắn dở, cậu bị đứt giải rút. 
* Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên.
Là nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẩn, bất ngờ, trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ lạc quan. -Cả lớp đọc thầm đoạn 3. 
Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh. Hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa 
-3 HS đọc theo cách phân vai cả truyện.
 -Cả lớp luyện đọc đoạn 3. 
-Các nhóm thi đua đọc phân vai. 
-Lớp nhận xét. 
 -HS có thể trả lời: 
*Con người không chỉ cần cơm ăn, áo mặc mà cần cả tiếng cười. 
*Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ rất buồn chán. 
* Tiếng cười rất cần cho cuộc sống.
TOÁN
 ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ ( TT )
.I.Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
 - Thực hiện được nhân, chia phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 160.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này chúng ta sẽ ôn tập về phép nhân và phép chia phân số.
 b).Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
 -Có thể yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân, phép chia phân số. Nhắc các em khi thực hiện các phép tính với phân số kết quả phải được rút gọn đến phân số topi61 giản. 
 Bài 2
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
 Bài 4a:
 -Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
 -Yêu cầu HS tự làm bài phần a.
 -Hướng dẫn HS làm phần b:
 +Hỏi: Muốn biết bạn An cắt tờ giấy thành bao nhiêu ô vuông em có thể làm như thế nào ?
GV có thể vẽ hình minh họa:
Cạnh tờ giấy gấp cạnh ô vuông số lần là:
 : = 5 ( lần )
Vậy tờ giấy được chia như sau:
 -Yêu cầu HS chọn một trong các cách vừa tìm được để trình bày vào VBT.
 -Gọi HS đọc tiếp phần c của bài tập.
 -Yêu cầu HS tự làm phần c.
 -GV kiểm tra vở của một số HS, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố:
 -GV tổng kết giờ học.
5. Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-HS làm bài vào VBT, sau đó theo dõi bài chữa của bạn để tự kiểm tra bài mình.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Í x = ; : x = 
 x = : x = : 
 x = x = 
 x : = 22 
 x = 22 Í 
 x = 14 
-Nêu:
+Cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
+Cách tìm số chia chưa biết trong phép chia.
+Cách tìm số bị chia chưa biết trong phép chia.
 -1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
-Làm phần a vào VBT.
+Nối tiếp nhau nêu cách làm của mình trước lớp:
+ Tính diện tích của 1 ô vuông rồi chia diện tích của tờ giấy cho diện tích 1 ô vuông.
+ Lấy số đo cạnh tờ giấy chia cho số đo cạnh ô vuông để xem mỗi cạnh tờ giấy chia được thành mấy phần, lấy số phần vừa tìm được nhân với chính nó để tìm số ô vuông.
+ Đổi số đo các cạnh của tờ giấy và ô vuông ra xăng-tỉ lệ-mét rồi thực hiện chia.
-1 HS đọc trước lớp.
-Làm vào VBT.
Chiều rộng của tờ giấy hình chữ nhật là:
 : = ( m)
ĐẠO ĐỨC:
LŨ LỤT (dành cho địa phương)
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Khái niệm về lũ, lụt, nguyên nhân gây lũ, lụt, tác hại của lũ lụt.
_ Liên hệ thực tế về một số đợt lụt gần đây gây thiệt hại cho địa phương.
- Giúp HS biết cách tự bảo vệ bản thân, giúp gia đình, cộng đồng phòng tránh những thiệt hại do lũ, lụt gây ra.
II. Đồ dùng dạy học:
-Sách phòng ngừa thiên tai.
-Tranh phòng ngừa thiên tai.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này chúng ta sẽ tìm hiểu xem lũ lụt có nguyên nhân từ đâu và gây ra những tác hại gì, con người phải làm gì để phòng tránh nó.
 b).Nội dung:
*Hoạt động 1:Nguyên nhân
-GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
+Nguyên nhân nào gây ra lũ lụt?
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Hoạt động 2:Các loại lũ và đặc điểm của chúng
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
-Có mấy loại lũ? Đó là những loại lũ nào? Nêu những đặc điểm của chúng?
_GV nhận xét –kết luận câu trả lời đúng.
*Hoạt động 3:Những thiệt hại chính
_GV yêu cầu HS làm việc cá nhân nêu những thiệt hại chính do lũ, lụt gây ra?
-GV cho HS liên hệ với tình hình lũ ,lụt của địa phương ta trong cơn bão số 9- năm2009
*Hoạt động 4:Cách phòng ngừa
_Cho HS làm việc nhóm đôi thảo luận cách giảm nhẹ thiên tai do lũ, lụt gây ra?
-GV chốt ý đúng.
4.Củng cố:
 -GV tổng kết giờ học.
5. Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà tìm hiểu thêm thông tin.
-
-HS lắng nghe. 
-HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi
-> +Những trận mưa kéo dài
 +Các công trình XD ngăn cản dòng chảy tự nhiên
 + Sông ngòi bị bồi đắp làm giảm khả năng thoát nước
 +Nước biển dâng, tiến sâu vào đất liền, gây ra ngập lụt và nhiễm mặn.
 +Rừng đầu nguồn bị phá hủy.
- Các nhóm cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét.
-HS thảo luận nhóm 6 trả lời câu hỏi trên phiếu bài tập.
+Có 3 loại lũ:
 *Lũ quét:...
 *Lũ sông:...
 *Lũ ven biển:...
-Các nhóm thảo luận xong ,đính phiếu lên bảng.
-Lớp nhận xét.
-Chết người , dịch bệnh, thiệt hại về tài sản, MT bị ô nhiễm, khan hiếm nước sạch...
HS trả lời:
+Gia cố nhà ở.
+Theo dõi chặt chẽ thông tin đại chúng.
+Chuẩn bị lương thực, nước sạch, thuốc men,...
-Các HS nx bổ sung.
TỐN
	 ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tt)
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
 -Tính giá trị của biểu thức với các PS.
 -Giải được bài toán có lời văn với các PS.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 161.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này chúng ta sẽ ôn luyện về cách phối hợp bốn phép tính với phân số để tính giá trị của các biểu thức và giải bài toán có lời văn.
 b).Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1(a,c):
 -Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi:
 +Khi muốn nhân một tổng với một số ta có thể làm theo những cách nào ?
 +Khi muốn chia một hiệu cho một số thì ta có thể làm như thế nào ?
 -Yêu cầu HS áp dụng các tính chất trên để làm bài. 
 Bài 2b:
 -Viết lên bảng phần a, sau đó yêu cầu HS nêu cách làm của mình.
 -Yêu cầu HS nhận xét các cách mà các bạn đưa ra cách nào là thuận tiện nhất.
 -Kết luận cách thuận tiện nhất là:
 +Rút gọn 3 với 3.
 +Rút gọn 4 với 4.
 Ta có: = 
 -Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
 Bài 3
 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
 -Hướng dẫn:
 +Bài toán cho biết gì ?
 +Bài toán hỏi gì ?
 +Để biết số vải còn lại may được bao nhiêu cái túi chúng ta phải tinmh1 được gì ?
 -Yêu cầu HS làm bài.
4.Củng cố:
 -GV tổng kết giờ học.
5. Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà làm ca ... ên sáng là:
7 giờ – 6 giờ 30 phút = 30 phút
+Thời gian Hà ở trường buổi sáng là:
11 giờ 30 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ
Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2013
TẬP LÀM VĂN
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
I.Mục tiêu:
-Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền (Bt1); bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi (BT2).
II.Đồ dùng dạy học:
 -VBT Tiếng Việt 4, tập 2 hoặc mẫu Thư chuyển tiền – phô tô to hơn trong SGK và phát cho mỗi HS.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới: 
a). Giới thiệu bài: 
 -Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ hiểu được Thư chuyển tiền cần có những yêu cầu gì ? Điền những nội dung cần thiết vào chỗ trống trong Thư chuyển tiền như thế nào ? 
* Bài tập 1: 
 -Cho HS đọc yêu cầu BT1. 
 -GV giao việc: Các em đọc kĩ cả hai mặt của mẫu Thư chuyển tiền, sau đó điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết. 
 -GV giải nghĩa những chữ viết tắt cần thiết. +Nhật ấn : dấu ấn trong ngày của bưu điện. +Căn cước : giấy chứng minh thư. 
+Người làm chứng : người chứng nhận về việc đã nhận đủ tiền. 
-GV hướng dẫn cách điền vào mẫu thư: 
+Mặt trước tờ mẫu cần điền: 
 Ghi rõ ngày, tháng, năm gửi tiền. 
 Ghi rõ họ tên mẹ em (người gửi tiền). 
 Ghi bằng chữ số tiền gửi. 
 Họ tên, địa chỉ của bà (người nhận tiền) 
 Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em nhớ viết vào ô dành cho việc sửa chữa. 
+Mặt sau cần điền: 
 Em thay mẹ viết thư ngắn, gọn vào phần riêng để viết thư 
đưa mẹ kí tên. 
 Các phần còn lại các em không phải viết. 
 -Cho HS khá giỏi làm mẫu. 
-Cho HS làm bài. 
-Cho HS trình bày bài. 
-GV nhận xét và khen những HS điền đúng, đẹp. * Bài tập 2: 
-Cho HS đọc yêu cầu BT. 
-GV giao việc. 
 -Cho HS làm bài. 
-GV nhận xét và chốt lại: Người nhận tiền phải viết: 
 ­ Số CMND của mình. 
 ­ Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi mình đang ở. 
 ­ Kiểm tra số tiền nhận được. 
 ­ Kí nhận đã nhận đủ số tiền gửi đến vào ngày, tháng, năm nào, tại đâu ? 
2. Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học. 
 -Nhắc HS ghi nhớ cách điền vào Thư chuyển tiền.
HS lắng nghe.
-HS đọc.
 -HS nối tiếp nhau đọc mặt trước mặt sau của thư chuyển tiền. Lớp lắng nghe. 
 -1 HS làm mẫu. 
-Cả lớp làm bài vào mẫu Thư chuyển tiền của mình. 
-Một số HS đọc trước lớp nội dung mình đã điền.
 -Lớp nhận xét. 
-1 HS đọc, lớp lắng nghe. 
-HS làm bài (đóng vai bà) 
-Lớp nhận xét. 
KHOA HỌC:
CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I/.Mục tiêu : Giúp HS:
 - Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
*GDKNS: 	-Bình luận, khái quát, tổng hợp các thơng tin để biết mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên rất đa dạng
-Phân tích, phán đốn và hồn thành 1 sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên
-Đảm nhận trách nhiệm xây dựng kế hoạch và kiên định thực hiện kế hoạch cho bản thân để ngăn chặn các hành vi phá vỡ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên
II/.Đồ dùng dạy học :
 -Hình minh họa trang 132, SGK phô tô theo nhóm.
 -Hình minh hoạ trang 133, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Giấy A3.
III/.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/.KTBC:
-Yêu cầu HS lên bảng viết sơ đồ quan hệ thức ăn của sinh vật trong tự nhiên mà em biết, sau đó trình bày theo sơ đồ.
-Gọi HS trả lời câu hỏi: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên diễn ra như thế nào ?
-Nhận xét sơ đồ, câu trả lời và cho điểm HS.
2/.Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
 Các sinh vật trong tự nhiên có mối quan hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn. Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia rồi sinh vật nhận thức ăn đó lại là thức ăn của sinh vật khác. Cứ như vậy tạo thành một chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về mối quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật thông qua các chuỗi thức ăn.
 *Hoạt động 1: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh
-Chia nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS và phát phiếu có hình minh họa trang 132, SGK cho từng nhóm.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong phiếu (Dựa vào hình 1 để xây dựng sơ đồ (bằng chữ và mũi tên) chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa cỏ và bò trong một bãi chăn thả bò).
-Yêu cầu HS hoàn thành phiếu sau đó viết lại sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ và giải thích sơ đồ đó. GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
-Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
-Nhận xét sơ đồ, giải thích sơ đồ của từng nhóm.
-Hỏi:
 +Thức ăn của bò là gì ?
 +Giữa cỏp và bò có quan hệ gì ?
 +Trong quá trình sống bò thải ra môi trường cái gì ? Cái đó có cần thiết cho sự phát triển của cỏ không ?
 +Nhờ đâu mà phân bò được phân huỷ ?
 +Phân bò phân huỷ tạo thành chất gì cung cấp cho cỏ ?
 +Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì ?
-Viết sơ đồ lên bảng:
 Phân bò Cỏ Bò .
 +Trong mối quan hệ giữa phân bò, cỏ, bò đâu là yếu tố vô sinh, đâu là yếu tố hữu 
sinh ?
-Vừa chỉ vào hình minh họa, sơ đồ bằng chữ và giảng: Cỏ là thức ăn của bò, trong quá trình trao đổi chất, bò thải ra môi trường phân. Phân bò thải ra được các vi khuẩn phân hủy trong đất tạo thành các chất khoáng. Các chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ.
 *Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
-Yêu cầu: Quan sát hình minh họa trang 133, SGK , trao đổi và trả lời câu hỏi.
 +Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ ?
 +Sơ đồ trang 133, SGK thể hiện gì ?
 +Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ ?
-Gọi HS trả lời câu hỏi. Yêu cầu mỗi HS chỉ trả lời 1 câu, HS khác bổ sung.
-Đây là sơ đồ về một trong các chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn ngoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn ngoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành các chất khoáng (chất vô cơ).. Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác. Người thức ăn gọi những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên là chuỗi thức ăn. Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều sinh vật, mỗi loài là một mắc xích thứ ăn, mỗi “mắt xích” thức ăn tiêu thụ mắt xích ở phía trước nó bị mắc xích ở phía sau tiêu thụ.
-Hỏi:
 +Thế nào là chuỗi thức ăn ?
 +Theo em, chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào ?
-Kết luận: trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
 *Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn trong tự nhiên
 Cách tiến hành
-GV tổ chức cho HS vẽ sơ đồ thể hiện các chuỗi thức ăn trong tự nhiên mà em biết. (Khuyến khích HS vẽ và tô màu cho đẹp).
-HS hoạt động theo cặp: đưa ra ý tưởng và vẽ.
-Gọi một vài cặp HS lên trình bày trước lớp.
-Nhận xét về sơ đồ của HS và cách trình bày.
3/.Củng cố:
-Hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
4/.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng viết sơ đồ và chỉ vào sơ đồ đó trình bày.
-HS đứng tại chỗ trả lời.
-Lắng nghe.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm và làm việc theo hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoàn thành sơ đồ bằng mũi tên và chữ, nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ.
-Đại diện của 4 nhóm lên trình bày.
-Trao đổi theo cặp và tiếp nối nhau trả lời.
+Là cỏ.
+Quan hệ thức ăn, cỏ là thức ăn của bò.
+Bò thải ra môi trường phân và nước tiểu cần thiết cho sự phát triển của cỏ.
+Nhờ các vi khuẩn mà phân bò được phân huỷ.
+Phân bò phân huỷ thành các chất khoáng cần thiết cho cỏ. Trong quá trình phân huỷ, phân bò còn tạo ra nhiều khí các-bô-níc cần thiết cho đời sống của cỏ.
+Quan hệ thức ăn. Phân bò là thức ăn của cỏ.
-Lắng nghe.
+Chất khoáng do phân bò phân hủy để nuôi cỏ là yếu tố vô sinh, cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.
-Quan sát, lắng nghe.
-2 HS ngồi cùng bàn hoạt động theo hướng dẫn của GV.
-Câu trả lời đúng là:
+Hình vẽ cỏ, thỏ, cáo, sự phân hủy xác chết động vật nhờ vi khuẩn.
+Thể hiện mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên.
+Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng, chất khoáng này được rễ cỏ hút để nuôi cây.
-3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung (nếu có).
-Quan sát, lắng nghe.
+Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác.
+Từ thực vật.
-Lắng nghe.
- HS lắng nghe.
-Các cặp trình bày. Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 33
I- MỤC TIÊU: 
- Yêu cầu các tổ nắm ưu, khuyết tuần qua, các tổ đưa ra trước lớp về 2 mặt học lực và hạnh kiểm. Cả lớp góp ý.
II- TIẾN HÀNH SINH HOẠT:
- Các tổ trưởng, cán sự lớp báo cáo các mặt mình phụ trách.
- GV Tổng kết:
+ Một số em tiến bộ trong học tập:
+ Tuyên dương chung các mặt:
+ Phê bình:
III- CÔNG TÁC TUẦN ĐẾN:
- Tiếp tục rèn chữ viết:
- Tiếp tục rèn tính toán và đọc:
- Hồn thành các khoản thu HK2

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33.doc