Giáo án lớp 4 – Trường Tiểu học Nguyễn Trãi - Tuần 3

Giáo án lớp 4 – Trường Tiểu học Nguyễn Trãi - Tuần 3

TUẦN 3

Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013

Môn: TOÁN

Tiết 11: Bài: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU(TT)

 I. Mục tiêu :

 - Giúp HS :

 - Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.

 - HS được củng cố về hàng và lớp.

 -HS thực hành làm được các bài 1; bài 2; bài 3 ( cột 2) .

 - Bài tập còn lại dành cho HS khá, giỏi.

 - Giáo dục kỹ năng sống : Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác ,

II. Chuẩn bị :

- GV : Bảng phụ. Có kẻ sẵn bảng hàng và lớp

- HS : Xem trước bài. Nội dung bảng bài tập 1

III. Các hoạt động dạy - học :

 

doc 35 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 – Trường Tiểu học Nguyễn Trãi - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013
Môn: TOÁN
Tiết 11: Bài: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU(TT)
 I. Mục tiêu :
 - Giúp HS :
 - Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
 - HS được củng cố về hàng và lớp.
 -HS thực hành làm được các bài 1; bài 2; bài 3 ( cột 2) .
 - Bài tập còn lại dành cho HS khá, giỏi. 
 - Giáo dục kỹ năng sống : Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác , 
II. Chuẩn bị : 
- GV : Bảng phụ. Có kẻ sẵn bảng hàng và lớp
- HS : Xem trước bài. Nội dung bảng bài tập 1
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 
 Kiểm tra sách vở của học sinh.
Kiểm tra BT số 4
Đọc và viết các số sau: 312 000 000, 
236 000 000 , 990 000 000 , 708 000 000, 
50 000 000 
 2. Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc Và viết các số đến lớp triệu
-GV vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu; số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu ,2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm , 1 chục, 3 đơn vị
+ Tách số trên thanh các lớp thì được 3 lớp : Lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
- GV vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số 
342 157 413.
+ Đọc số trên từ trái sang phải. Tại mỗi lớp , ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác.
- Vậy số trên đọc là : Ba trăm bốn mươi hai triệu ( lớp triệu ) một trăm năm mươi bảy nghìn ( lớp nghìn ) bốn trăm mười ba ( lớp đơn vị ).
- GV cho đọc các số sau.
65 789 200, 123 456 789 , 23 000 000
Hoạt động 3:Thực hành làm bài tập.
Bài 1:
- GV treo bảng có sẵn nội dung bải tập , trong bảng số GV kẻ thêm 1 cột viết số.
- GV yêu cầu HS viết các số trong bài 1
- Theo dõi HS kiểm tra các số đã viết
- Gọi 2 HS lên bảng đọc lại
- Yêu cầu HS nêu cách đọc các số trên
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?.
- GV viết các số đó lên bảng
Yêu cầu HS đọc nối tiếp, đọc bất kì, chỉ định, GV theo dõi nhận xét
Bài 3 :Viết các số
Đáp án:
a- 10 250 214
b- 253 564 888
- GV nhận xét cho điểm 
3. Hoạt động nối tiếp
 Nhận xét tiết học
- HS nhắc lại đề.
- 5 em lên bảng thực hiện
-1 HS lên bảng viết,cả lớp viết vào nháp 342 157 413
-1 số hs đọc trước lớp, nhận xét
-HS thực hiện tách số thành các lớp
- HS kiểm tra lẫn nhau.
- Một số HS đọc cá nhân nối tiếp
- 1 hs đọc đề
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp, viết theo thứ tự.
32 000 000; 32 516 000
- HS kiểm tra và nhận xét
- Đọc số
- Làm việc theo cặp
- Mỗi HS đọc từ 1 đến 2 số
- Đọc số
- Đọc số theo yêu cầu của GV.
- HS làm vào vở BT, sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
*************************************
TẬP ĐỌC
Tiết 5: Bài: THƯ THĂM BẠN
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẽ với nỗi của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẽ dâu buồn cùng bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; năm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư)
KNS:Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, hợp tác 
II.Chuẩn bị: 
- GV : Tranh minh hoạ, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS : xem trước bài trong SGK
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
 - 2Hs đọc lại bài Truyện cổ nước mình
- Bài thơ nói lên điều gì?
-Em hiểu nhận mặt có nghĩa như thế nào?
-Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
2. Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện đọc- Tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc
 - Gv chia đoạn
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài
b. Tìm hiểu bài:
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Bạn Hồng đã bị mất mát đau thương gì?
- Những câu văn nào trong hai đoạn trên cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
- Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
-Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì?
KL :Tình cảm của Lương thương bạn,chia sẻ đau buồn cùng bạn Khi bạn gặp đau thương,mất mát trong cuộc sống
c. Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- Gv hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn đã viết sẵn
- Tuyên dương học sinh đọc tốt
3. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học.
- 3 SH trả lời
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- 1 HS đọc toàn bài
- HS đọc đoạn. Kết hợp luyện phát âm
- Hs đọc đoạn lần 2. Giải nghĩa từ
- Đọc theo cặp
- Thực hiện đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Để chia buồn với bạn Hồng
-Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ vừa rồi.
-1 hs đọc
-Những câu văn:Hôm nay., mình rất xúc động.lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đón và thiệt thòi như thế nào khi.mãi mãi
+Nhưng chắc là Hồngnước lũ
+Mình tin rằng..nỗi đau này
+Bên cạnh Hồngnhư mình
 -Riêng Lương đã giúp bạn Hồng toàn bộ số tiền mà Lương bỏ ống từ mấy năm nay
-Nêu rõ địa điểm,thời gian viết thư,lời chào hỏi người nhận thư
-Những dòng cuối ghi lời chúc,nhắn nhủ,họ tên người viết thư
- 2hs nêu nội dung bài
-4 em nhắc lại
- 1 Hs đọc
+Thảo luận nhóm 2
- 2HS đọc thi
******************************
CHÍNH TẢ( NGHE-VIẾT)
Tiết 3: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. Mục tiêu :
- Học sinh nghe - viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ bài “Cháu nghe câu chuyện của bà”
- Làm đúng bài tập 2a,b hoặc BT do GV soạn.
II. Chuẩn bị : 
- GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập.
- HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 
 Gọi 2 em lên bảng viết những lỗi sai của bài trước 
2.Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe - viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc bài viết 1 lượt
- Nội dung bài thơ nói gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm những tiếng, từ khó trong đoạn viết?
- GV nêu thêm một số tiếng, từ mà lớp hay viết sai.	
- Gọi 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết nháp.
 - Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng.
c) Viết chính tả:
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày.
- Đọc từng câu cho học sinh viết.
- Đọc cho HS soát bài
- Chấm 7-10 bài - yêu cầu HS sửa lỗi. 
- GV Nhận xét chung.
Hoạt động 3: Luyện tập.
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2/a,b, sau đó làm bài tập vào vở. Mỗi dãy làm một phần.
- GV theo dõi HS làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài.
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai.
Bài 2 : 
a) Điền vào chỗ trống : tr hay ch?
 - Thống nhất kết quả
 Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu : “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
3. Hoạt động nối tiếp 
- Cho cả lớp xem những bài viết đẹp.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em viết trên bảng.
- Lớp viết nháp.
-1 em đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo.
- Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình . 
- 2-3 em nêu: trước, sau, làm, lưng, lối, rưng, mỏi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng,..
- 2 HS viết bảng, dưới lớp viết nháp.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
-Viết bài vào vở.
- HS đổi vở soát bài, báo lỗi.
- Thực hiện sửa lỗi nếu sai.
 - Lắng nghe.
- 2 HS nêu yêu cầu, thực hiện làm bài vào vở.
- 2 HS sửa bài, lớp theo dõi.
- Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét.
- Thực hiện sửa bài, nếu sai.
 Hs làm việc cá nhân
************************************
Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2013
Môn : TOÁN
Tiết 12: Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu 
Giúp HS ôn tập về:
- Đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- HS thực hành làm được các bài 1; bài 2; bài 3a,b,c; bài 4a,b .
- Bài tập còn lại dành cho HS khá, giỏi. 
II. Chuẩn bị : 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1 và 3.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức đã học.
- Yêu cầu HS thảo luận theo bàn ôn lại cách đọc, viết số, giá trị của từng chữ số trong số. 
- Gọi 1 số nhóm trình bày.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 1,2,3 và 4.
Bài 1: - Yêu cầu HS viết theo mẫu vào phiếu.
- Gọi lần lượt 2 em lên bảng thực hiện.
- Sửa bài, yêu cầu HS đổi vở chấm đúng/sai theo đáp án GV sửa ở bảng.
Bài 2 : - Yêu cầu HS làm miệng.
- Đọc các số sau : 32 640 507 ; 8 500 658 ; 830 402 960;
85 000 120 ; 178 320 005 ; 1 000 001.
(GV chú ý theo dõi và sửa khi HS đọc chưa đúng)
Bài 3 :- Gọi 1-2 em đọc đề. Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 em lên bảng sửa bài, dưới lớp nhận xét.
- Sửa bài chung cho cả lớp.
Đáp án: Các số viết được :
 	a) 613 000 000 ; 	b) 131 405 000
	c) 512 326 103 ;	d) 86 004 702
	e) 800 004 720.
Bài 4 :- Yêu cầu HS tự làm bài.
Đáp án: Giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau :
a)715 638 : Giá trị của chữ số 5 là 5 000.
b) 571 638 : Giá trị của chữ số 5 là 500 000.
c) 836 571 : Giá trị của chữ số 5 là 500.
- Yêu cầu HS trả vở và sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Từng bàn thực hiện.
- Nghe bạn trình bày và bổ sung thêm.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Thực hiện cá nhân.
- Đổi vở chấm đúng / sai.
- Từng cá nhân đọc trước lớp, lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm bài vào vở.
- Sửa bài nếu sai.
- Thực hiện làm bài, 2 em lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét.
- Sửa bài nếu sai.
- Lắng nghe.
*******************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 5: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục tiêu :
 - HS hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức ( ND ghi nhớ) 
 - Nhận biết được từ đơn, từ phức trong bài thơ (BT1, mục 2). Bước đầu làm quen với từ điển ( hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3
KNS:Kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, 
II. Chuẩn bị: 
- Gv: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.
- HS : Vở bài tập, SGK. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sách vở của học sinh.
2..Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Nhận xét
- GV gọi 1 em đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét SGK.
- Cho nhóm 4 em thảo luận những yêu cầu sau :
1. Chia các từ đã cho thành 2 loại theo mẫu :
Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn).
Từ gồm nhiều tiếng (từ phức).
2. Theo em :
- Tiếng dùng để làm gì ?
- ... Yêu cầu HS trao đổi,viết vào phiếu nội dung cần trình bày.
- Gọi các nhóm hoàn thành trước dán phiếu lên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét để hoàn thành phiếu đúng:
3.Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS trả lời
- 2 HS làm bài tập
 -HS nhắc lại đầu bài
-1HS đọc , lớp theo dõi .
- Lương viết thư cho Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù 
đắp nổi . - Để thăm hỏi, động viên nhau ,để thông báo tình hình , trao đổi ý kiến , bày tỏ tình cảm
-Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng .
- Lương thông cảm , chia sẻ với hoàn cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương .
- Lương thông báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt :quyên góp ủng hộ . Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm.
-Nội dung bức thư cần :
 + Nêu lí do và mục đích viết thư .
 + Thăm hỏi người nhận thư .
 + Thông báo tình hình người viết thư .
 + Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm .
- Phần mở đầu ghi địa điểm , thời gian viết thư , lời chào hỏi. Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
 + 4 em đọc thành tiếng –Lớp lắng nghe nhẩm theo.
+ 1HS đọc yêu cầu trong SGK - cả lờp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Nhận đồ dùng học tập - Thảo luận nhóm (4 em) hoàn thành nội dung.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Lớp theo dõi.
- HS theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhận.
*************************************
Môn: ĐẠO ĐỨC
Bài: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (t1)
I. Mục tiêu
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi gương những tấm gương HS nghèo học khó.
- Biết thế nào là vượt khó và vì sao phải vượt khó trong học tập.
KNS:Kỹ năng giao tiếp, tự nhận thức về bản thân, hợp tác
II. Đồ dùng dạy học 
Giấy ghi bài tập cho mỗi nhóm, sgk
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.- Kiểm tra bài cũ
- Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?
- Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì?
- Hãy nêu những hành vi của bản thân en mà em cho là trung thực?
2.Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu câu chuyện
-Gv đọc câu chuyện kể “Một hs nghèo vượt khó”
-Gv yêu cầu hs thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
Thảo gặp phải những khó khăn gì?
Thảo đã khắc phục như thế nào?
Kết quả học tập của bạn thế nào?
-Gv chốt câu ý trả lời của học sinh
- Vậy trong cuộc sống chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì?
- Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
* Ghi nhớ
Hoạt động 3:Thực hành
 Bài1: Gv nêu trường hợp
1 Nhờ bạn giảng bài hộ em
1 Chép bài giải của bạn 
1Tư tìm hiểu ,đọc thêm sách vở tham khảo để làm.
1 Xem sách giải và chép bài giải
1 Nhờ người khác giải hộ
1 Nhờ bố mẹ,cô giáo,người lớn hướng dẫn
1 Xem cách giải trong sách rồi tự giải lại
1 Để lại chờ cô giáo sửa
1 Dành thêm thời gian để làm
- Gv kết luận:Khi gặp khó khăn trong học tập ta phải tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác.
Bài tập 3
- Gv cho hs làm việc cặp đôi
+Yêu cầu mỗi hs kể ra 3 khó khăn của mình và cách giải quyết cho bạn bên cạnh nghe, nếu khó khăn chưa được khắc phục thì cùng nhau giải quyết.
- Gv cho hs làn việc cả lớp:
+Yêu cầu một vài hs nêu lên khó khăn và cách giải quyết
+Yêu cầu hs khác gợi ý thêm cách giải quyết (nếu có)
- Vậy bạn đã biết cách khắc phục khó khăn trong học tập chưa? Trước khó khăn của bạn bè ta có thể làm gì?
- Gv kết luận :Khi gặp khó khăn nếu chúng ta biết cố gắng quyết tâm sẽ vượt qua được.Và chúng ta cần giúp đỡ bạn bè vượt khó.
3.Hoạt động nối tiếp.
 - Nhận xét tiết học
 - Hs thực hiện các yêu cầu trên
- Hs lắng nghe
- HS thảo luận
- 3 hs và trả lời câu hỏi
- Chúng ta tìm cách khắc phục khó khăn và tiếp tục đi học
- Giúp ta học cao và có kết quả tốt
- 2 HS nêu ghi nhớ
-Hs làm việc nhóm
 -Đại diện nhóm dấnh dấu tích vào ô mình cho là đúng
-Đại diện nhóm nêu kết quả
- Hs làm việc theo cặp đôi
- Trước khó khăn của bạn ta có thể giúp đỡ đông viên bạn.
*******************************
ĐỊA LÍ
Bài: MỘT SỐ DÂN TỘC HOÀNG LIÊN SƠN
I.Mục tiêu
 -Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,
 -Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
 -Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
II.Đồ dùng dạy học
 -Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 -Tranh ảnh trang phục,lễ hội,và một số hoạt động của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
III.Các hoạt động dạy học	 
1.Kiểm tra bài cũ
Dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh núi nào cao nhất?
Nêu các dãy núi ở HLS?
2. Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hoàng Liên Sơn-nơi cư trú của một số dân tộc ít người:
 Gv treo bản đồ và các câu hỏi :
1)Theo em dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng?
 2)Kể tên một số dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn?
 3)Phương tiện giao thông chính là gì? vì sao?
-Hs trả lời –GV kết hợp ghi trên bảng để hoàn chỉnh sơ đồ.
Dân cư thưa thớt
Một số dân tộc ít người người là:Thái,Dao,Mông.
Dân cư ở Hoàng Liên Sơn
Giao thông :đường mòn,đi bộ,đi bằng ngựa.
Hoạt động 3: Bản làng với nhà sàn.
Gv cho HS quan sát tranh .
-Bức tranh vẽ gì?Em thường gặp cảnh này ở đâu?
- Bản làng thường nằm ở đâu?Bản có nhiều nhà hay ít?
-Nhà sàn được làm bằng chất liệu gì?Vì sao họ phải ở nhà sàn?
Hs trả lời –Gv kết hợp ghi bảng những nội dung chính .
Hoạt động 4: Chợ phiên ,trang phục,lễ hội:
 -Gv chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
 -GV kết hợp hỏi các câu hỏi nhỏ để khắc sâu kiến thức cho HS :
-Chợ phiên thường bán những hàng hóa nào?Tại sao?
-Trong lễ hội thường có những hoạt động gì?
-Hãy mô tả những nét đặc trưng của người Thái,người Mông ,người Dao?Tại sao trang phục của họ lại có màu sắc sặc sỡ?
Gv cho Hs xem các H4,5,6 trang 75
GV kết hợp ghi bảng những ý chính 
 -Chợ phiên: là nơi giao lưu gặp gỡ ,buôn bán.
 -Lễ hội :thường tổ chức vào mùa xuân,có những hoạt động như: múa sạp,ném còn,
 -Trang phục:thường có màu sắc sặc sỡ.
Rút ra ghi nhớ của bài học
3.Hoạt động nối tiếp 
Nhận xét tiết học
- 2 Hs trả lời
-1Hs đọc các câu hỏi
 -HS thảo luận nhóm.
 -Đại diện nhóm vừa chỉ bản đồ vừa trả lời các câu hỏi .
 -Các nhóm khác nhận xét bổ sung những thiếu sót.
 1)Dân cư ở Hoàng Liên Sơn rất thưa thớt.
2)Những dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn:dân tộc Dao,dân tộc Thái, dân tộc Mông, 
 3)Phương tiện giao thông đi lại chính là ngựa hoặc đi bộ vì địa hình là núi cao,hiểm trở ,chủ yếu là đường mòn.
-HS nhắc nhìn vào sơ đồ nhắc lại các nội dung chính.
-Bức tranh vẽ bản làng và nhà sàn, em thường gặp cảnh này ở vùng núi cao
- Bản thường nằm ở sườn núi ,thung lũng ,thường có ít nhà.
 -Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như tre nứa,họ thường ở nhà sàn để tránh thú dữ và ẩm thấp.
 HS tiến hành thảo luận nhóm
-Nhóm 1 và 6:chợ phiên
-Nhóm 2 và 4: lễ hội
-Nhóm 3 và 5: trang phục
-Đại diện nhóm trình bày,các nhóm khác bổ sung những thiếu sót.
 -Hs nhắc lại những kiến thức Gv đã chốt lên bảng .
- 2HS đọc ghi nhớ
Môn: Toán TC
Bài: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Củng cố viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Biết so sánh và sắp xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Dùng một số chữ số để viết số.
- HS thực hành làm một số bài tập.
- - Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, tư duy,
II. Chuẩn bị:
- Vở BT và một số bài tập liên quan.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
HĐ1: Kiểm tra vở bài tập
-GV sửa bài tập sai
-Nhận xét
HĐ2. Viết số tự nhiên trong hệ thập phân:
Bài 1:Gọi HS lên bảng viết số.
+ 92 nghìn, 5 trăm, 2 chục, 3 đơn vị.
+16 nghìn, 3 trăm, 2 chục, 5 đơn vị.
+50 nghìn, 8 trăm, 4 chục, 6 đơn vị.
Viết số thành tổng:
- 82 375 
- 46 719 
- 18 304
-Nhận xét cho điểm.
Bài 2. So sánh và sắp xếp thứ tự các số tự nhiên: 
Cho các số: 7683; 7836; 7863; 7638 viết:
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.
Yêu cầu HS làm bài tập: 
Bài 3:Điền dấu: >, <, = vào chỗ chấm:
989..999
2002..999
428942000+89.
471 < 4711
25 367 > 5367
6 524 > 68 524
GV nhận xét, sửa sai (nếu có)
Bài 4: Tìm x, biết: x là số tròn chục và 28 < x < 68.
- GV phân tích, hướng dẫn
-Nhận xét cho điểm HS
-Thu một số vở chấm, nhận xét.
HĐ3: Hoạt động nối tiếp 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS.
- Để vở bài tập trên bàn
- Sửa bài tập vào vở
- 3HS lên bảng viết các số theo yêu cầu của GV.
+ 92 523
+ 16 325
+ 50 846
- 3HS lên bảng viết các số 
- 80 000 +2 000+300+70+5
- 40 000 +6 000+700+10+9
- 10 000 +8 000+300+4
- 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm bảng phụ.
a)7638; 7683; 7836; 7863.
b)7863; 7836; 7683; 7638
989 < 999
2002 > 999
4289 = 4200+89.
-Lớp theo dõi, nhận xét của bạn.
0
- HS lên viết các số thích hợp vào ô trống.
1
471 < 4711
25 367 > 5367
9
6 524 > 68 524
- Lớp nhận xét
- 2HS lên bảng viết. Cả lớp làm bảng phụ.
Các số tự nhiên tròn chục bé hơn 28 và lớn hơn 68 là các số: 30; 40; 50; 60.
Vậy x= 30; 40; 50; 60.
-HS nhận xét, sau đó tự thực hiện vào vở.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Về nhà làm lại các bài tập.
Môn: Tiếng việt TC
Bài: Luyện viết
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Củng cố luyện chữ viết bài “ Cháu nghe câu chuyện của bà ”. Viết đúng mẫu chữ, trình bày rõ ràng, sạch đẹp đúng thể thơ .
- Viết bài 3 trong vở luyện viết mẫu lớp 4 tập 1.
- Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, tư duy,
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên viết mẫu một số từ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Ổn định:
B. Dạy bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ2 : Luyện viết
1. Đọc bài viết:
- Yêu cầu học sinh đọc bài thơ.
- GV theo dõi
2. GV viết mẫu và hướng dẫn.
- GV viết mẫu trên bảng
- GV hướng dẫn viết vở trắng.
- GV đọc cho học sinh viết bài.
-Thu một số vở chấm, nhận xét.
3. GV yêu cầu HS tự luyện viết bài 3 trong vở luyện viết mẫu.
HĐ3: Hoạt động nối tiếp 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS.
HS lắng nghe.
HS đọc bài thơ.
HS nhận xét.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS viết bài.
HS tự luyện viết theo bài mẫu.
- Về nhà luyện viết.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3 chuan.doc