Giáo án Lớp 4 - Tuần 1-2 - Năm học 2009-2010 (Bản mới)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1-2 - Năm học 2009-2010 (Bản mới)

I. Mục tiêu :

 -Ôn về cách đọc viết các số đến 100000.

 -Biết đọc và viết các số đến 100000 và phân tích cấu tạo số.

 - Tính chính xác, khoa học.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV : SGK.

- HS : SGK, bảng con.

III. Các hoạt động :

1. Khởi động :(1) Hát

2. Bài cũ : (4)

- Kiểm tra SGK – bảng con.

- Nêu cách học bộ môn Toán 4.

3. Bài mới

a./Giới thiệu bài :(1)

 Hôm nay, chúng ta cùng ôn tập các số đến 100000.

 

doc 82 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1-2 - Năm học 2009-2010 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần:1 
Ngày soạn: 8/8/2009 Ngày dạy: 10/8/2009 
Tập đọc
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu :
-Đọc rành mạch ,trôi chảy,bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật(Nhà Trò, Dế Mèn).
-Hiểu ND bài:Ca ngợi Dế Mèn có tấm long nghĩa hiệp –bênh vực người yếu .Trả lời được câu hỏi SGK .
-Rèn HS đức tính yêu thương ,đoàn kết,biết giúp đỡ người yếu .
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Tranh minh họa
HS : SGK.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :(1’) hát
2. Bài cũ : (3’)
Kiểm tra SGK
Giới thiệu tên 5 chủ điểm của sách tiếng Việt-tập 1
3. Bài mới:
a/Giới thiệu bài:(1’) Giới thiệu qua tranh .
b/Các hoạt động:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8’
10’
8’
 Hoạt động 1 : Luyện đọc
Mục tiêu: HS biết trình bày đúng một đọan trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu .
Gv đọc mẫu toàn bài
Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu  bay được xa
+ Đoạn 2: Tôi đến gần  ăn thịt em
+ Đoạn 3: Phần còn lại
Hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
GV lưu ý: Ngắt nghỉ hơi và đọc đúng giọng của từng nhân vật.
+ Luyện phát âm lại những từ mà Hs phát âm sai nhiều. 
GV nhận xét cách đọc của một số em.	
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài .
Đoạn 1:( Hoạt động nhóm đôi )
Chị Nhà Trò yếu ớt như thế nào?
GV chốt – ghi ý chính lên bảng
® Cho Hs quan sát tranh phóng to ở SGK
 Đoạn 2: ( Hoạt động cá nhân) 
Ai ức hiếp chị Nhà Trò? Tại sao?
Nhà Trò bị Nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
GV nhận xét – bổ sung
 Đoạn 3: ( Hoạt động lớp )
Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấng lòng hào hiệp của Dế Mèn?
Em đã bao giờ thấy 1 người biết bênh vực kẻ yếu như Dế Mèn chưa? Hãy kể vắn tắt câu chuyện đó.
GV nhân xét – liên hệ giáo dục: Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
Mục tiêu: Hs biết cách đọc: cần đọc chậm, thay đổi giọng theop từng phương tiện miêu tả.
Nêu nội dung của đoạn 1?
GV lưu ý cách đọc: cần đọc chậm, thay đổi giọng theop từng phương tiện miêu tả.
Đoạn 2, 3 là lời đối thoại giữa nhà Trò và Dế Mèn ta đọc như thế nào?
Bảng phụ: “ Năm trước  kẻ yếu”
Luyện đọc đoạn 2, 3.
Hoạt động lớp.
Hs lắng nghe.
Hs đánh dấu SGK
-Hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn ( 2 lượt )
2 Hs đọc cả bài
Hs đọc thầm phần chú giải và nêu ý nghĩa các từ đó.
Hs luyện đọc lại các từ phát âm sai. Hs đọc tiếp (1 lượt – nhóm đôi)
- Hs đọc thầm đoạn 1 – Thảo luận – Trình bày – bổ sung.
 - Hs đọc thầm đoạn 2 - TLCH
 - Hs đọc thầm đoạn 3 - TLCH
- Lời của Dế Mèn: Em đừng sợ. Hãy trở về  kẻ yếu
- Cử chỉ: xòe cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
Lớp nhận xét – bổ sung
Nhiều Hs nói
Tả ngoại hình của chị Nhà Trò.
3 Hs đọc
Lời của Nhà Trò là lời kể đáng thương
Lời của Dế Mèn mạnh, dứt khoát.
4. Củng cố:(3’)
Đọc diễn cảm cả bài – Phân vai
Câu chuyện này có mấy nhân vật? Nêu ý nghĩa của câu chuyện? 
IV.Hoạt động nối tiếp: (1’)
Luyện đọc thêm.
Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ở thư viện.
 Chuẩn bị: Bài Mẹ ốm .
Rút kinh nghiệm:
Tuần:1
Ngày soạn: 8/8/2009 Ngày dạy: 10/8/2009 
 Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000. 
I. Mục tiêu : 	
 -Ôn về cách đọc viết các số đến 100000.	
	 -Biết đọc và viết các số đến 100000 và phân tích cấu tạo số.
 - Tính chính xác, khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : SGK.
HS : SGK, bảng con.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :(1’) Hát
2. Bài cũ : (4’)
Kiểm tra SGK – bảng con.
Nêu cách học bộ môn Toán 4.
3. Bài mới 
a./Giới thiệu bài :(1’)
	Hôm nay, chúng ta cùng ôn tập các số đến 100000.
b/Các hoạt động:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’ 
17’ 
Hoạt động 1 : Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
MT: Giúp Hs ôn lại cách đọc, viết số có 5 chữ số và ôn lại các hàng.
GV viết số 83251 lên bảng.
	Gọi Hs đọc số, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn.
GV lần lượt viết các số:
	83001 , 80201 , 80001
và HS thực hiện như yêu cầu trên.
Hãy nêu mối quan hệ giữa hai hàng liền kế.
GV cho Hs nêu
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
MT: Giúp Hs ôn luyện tính cộng, trừ các số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. Cách tính chu vi một hình.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) Em có nhận xét gì dãy số này?
Vậy số cần viết tiếp theo 8000 là mấy?
Và sau đó nữa là số nào?
- GV cho học sinh điền tiếp các só còn lại.
b và c) GV cho Hs thảo luận nhóm đôi để tìm ra quy luật viết các số ở câu b và c.
GV gọi Hs nêu quy luật viết các số.
® Cho Hs làm bài + sửa bài.
GV kiểm tra kết quả làm bài.
	Bài 2: Viết theo mẫu.
Yêu cầu Hs phân tích số 25734 và điền số thích hợp vào bảng.
Yêu cầu Hs đọc số.
Yêu cầu Hs làm bài và Sữabài bằng trò chơi “Tôi bảo”.
GV kiểm tra dạng tổng.
→ GV nhận xét.
	Bài 3: Tính chu vi hình Hs
GV cho Hs làm bài.
® sửa bài bảng lớp.
® GV nhận xét.
® GV chấm một vài vở.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Hs đọc số và xác định.
Hs đọc số và xác định chữ số ở từng hàng.
Học sinh nêu ® Lớp nhận xét.
Hs nêu nối tiếp nhau.
 -Hoạt động cá nhân, lớp.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs làm bài.
Hs đọc yêu cầu.
Hs làm bài + sửa bài.
® Lớp nhận xét, sửa bài.
Hs đọc đề bài.
Tìm tổng chiều dài các cạnh.
Hs nêu.
Hs làm bài + 2 Hs sửa bài.
4. Củng cố: (4’)
Củng cố kiến thức đã học.
-GV viết số 47581 ; 98001 lên bảng ® gọi Hs đọc số đó và phân tích cấu tạo số.
IV.Hoạt động nối tiếp: (1’)
 -Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 100000 (tt)
Rút kinh nghiệm:
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
.Tuần:1. 
Ngày soạn: 8/8/2009 Ngày dạy: 12/8/2009 
 Chính tả
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu :
-:Nghe và viết đúng chính tả một đoạn văn trong bài tập đọc “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”(Từ “Môt hôm  vẫn khóc”)
-luyện viết đúng những tiếng có âm,vần dễ lẫn : l/n, an/ang
 -:Giáo dục Hs ý thức rèn chữ viết .
II. Đồ dùng dạy học:
GV :.Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2
HS : SGK, vở.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động : (1’)
2. Bài cũ :(3’) Kiểm tra tập; sgk
3. Bài mới 
a./ Giới thiệu bài : (1’)
b/Các hoạt động:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
15’
Hoạt động 1 Hướng dẫn Hs nghe – viết
Mục tiêu: Nghe và viết đúng chính tả một đoạn văn trong bài tập đọc “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”
GV đọc toàn bài chính tả trong SGK
GV đọc từng câu mỗi câu đọc 2,3 lược
GV đọc toàn bài chính tả
GV chấm, chữa 5-10 bài
Hoạt động 2: Làm bài tập
Mục tiêu: viết đúng những tiếng có âm,vần dễ lẫn : l/n, an/ang
Hs đọc yêu cầu bài tập
a/Điền vào chỗ trống 
Mấy chú ngan cho con dàn hàng ngang
Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
 Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
b/ Thi giảđố nhanh và viết đúng câu đố
a/ Cái la bàn, b/ Hoaban.
Hs nghe
Hs viết
Từng cặp Hs đổi vở dò lỗi cho nhau.
Thi tiếp sức
Hs điền vở – lên bản sửa thi tiếp sức.
Hs đọc câu đố
Viết lời giải câu đố vào bản con
4.Củng cố: (4’)
Lưu ý những trường hợp dễ viết sai chính tả trong nbài như : xước, đá cuội, chùn chùn
IV.Hoạt động nối tiếp (1’)
Luyện viết thêm ở nhà
Chuẩn bị : “Mười năm cõng bạn đi học”
Rút kinh nghiệm
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần:1 
Ngày soạn: 8/8/2009 Ngày dạy: 12/8/2009 
 Kỹ thuật
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU,THÊU (Tiết 1)
MỤC TIÊU:
- HS biết các đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách thực hiện xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
 I .Đồ dùng dạy học:
Mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu, kim khâu, kim thêu.
Kéo cắt vải, kéo cắt chỉ.
Khung thêu,sáp, phấn màu, thước dây, thướt dẹt.
Các hoạt động:
1./ Oån định : (1’)
2./ Kiểm tra: (3’)
dụng cụ học tập :
3./ Bài mới:
a./ Giới thiệu bài : (1’)Ghi tựa bài.
 b/Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
10’
10’
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
*Mục tiêu: HS biết các đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
Vải:
- GV giới thiệu.
Hướng dẫn HS chọn vải để học khâu thêu. Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày.
Chỉ:
- GV giới thiệu mẫu chỉ và đặc điểm của chỉ khâu và chỉ thêu.
- Muốn có đường khâu, thêu đẹp chọn chỉ có độ mảnh và độ dai phù hợp với vải.
- Kết luận theo mục b.
+ Hoạt động 2: Đặc điểm và cách sử dụng kéo.
*Mục tiêu: HS biết các đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- GV giới thiệu thêm kéo bấm cắt chỉ.
- Lưu ý: Khi sử dụng kéo, vít kéo cần được vặn chặt vừa phải.
- GV hướng dẫn HS cách cầm kép cắt vải.
+ Hoạt động 3: Quan sát, nhận xét 1 số vật liệu, dụng cụ khác.
*Mục tiêu: Biết c ...  sửa bài miệng + quy luật của từng dãy số.
® GV nhận xét ® kiểm tra Hs
	Bài 2: Nối (theo mẫu) 
- GV cho Hsquan sát mẫu và hướng dẫn Hslàm từng bước: 
+ Đọc số trong khoanh ghi số. 
+ Dùng thước nối với khoanh có từ ghi đúng.
Sửa bài bằng hình thức trò chơi “Đoàn kết”.
	Bài 3: Viết (theo mẫu)	
GV viết số 3250000 lên bảng. Gọi Hs phân tích theo gợi ý của GV.
	+	Chữ số 3 trong số 3250000 thuộc hàng nào? Lớp nào?
® GV nêu: chữ số 3 thuộc hàng triệu, lớp triệu nên giá trị của nó là 3 triệu và viết 3000000 (GV vừa nói vừa viết) 
® GV nhận xét ® kiểm tra Hs
	Bài 4:
GV nhấn mạnh yêu cầu của đề bài là cần vẽ thêm nửa bên phải của ngôi nhà sao cho đối xứng với nửa còn lại đã có.
Cho Hs tự vẽ ® GV quan sát.
GV thu vở chấm.
HS viết số lần lượt.
1000 , 10000 , 100000 .
HS viết : 1000000
 -HS nêu : 6 chữ số 0
HS nêu + GV ghi bảng 
 1 chục nghìn
 1 trăm nghìn
 1 triệu.
10 đơn vị ở hàng thấp bằng 1 đơn vị ở hàng cao liền trước nó .
HS nêu : 1 triệu là 10 trăm nghìn.
HS đếm từ 1 triệu ® 10 triệu
HS nhắc lại .
HS lên bảng viết số 10 triệu như sau : 10000000
HS nêu : 8 chữ số .
-HS nêu : 7 chữ số 0 và 1 chữ số 1
HS đếm .
HS nhắc lại .
1 em lên bảng viết số 100000000
9 chữ số trong đó có 8 chữ số 0
HS nêu 
HS nhắc lại : Chữ số 1 thuộc hàng triệu, lớp triệu .
HS đọc đề bài 1 
HS tự làm bài.
Hs nêu quy luật và đọc to kết quả bài 1 ® Hsnhận xét.
 Bài 2: Hs đọc đề 
Hs làm bài.
Hs sửa bài.
Bài 3: Hs đọc đề.
Hs nêu : hàng triệu, lớp triệu.
- làm bài.
Hs sửa bài.
	Bài 4: 
Hs quan sát.
Hs tự vẽ vào bài.
4. Củng cố:3’
Lớp triệu gồm những hàng nào?
1 triệu là mấy trăm nghìn? GV giới thiệu biểu tượng về số lượng 1 triệu để Hshình dung.
Hsthi đua nêu lại các hàng, các lớp đã học từ nhỏ đến lớn.
IV.Hoạt động nối tiếp:1’
Nhận xét tiết học.
BTVN: 4/ 14.Chuẩn bị: Triệu và lớp triệu (tt)
Rút kinh nghiệm :
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần:2 
Ngày soạn : Ngày dạy :
 Tập làm văn
	 TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu :Trong bài văn kể chuyện,việc tả ngoại hình của nhân vật là can thiết thể hiện tính cách của nhân vật(nội dung ghi nhớ).
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1,mục III),kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão ,hoặc nàng tiên ốc (BT2)
- GDHS lòng say mê văn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1 để HS điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
- Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
-HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổ định:1’ Hát
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:4’
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì?
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. BÀI MỚI:
a./ Giới thiệu bài: 1’ghi bảng tựa bài.
b/Các hoạt động:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
13’
5’
8’
+ Hoạt động 1: Nhận xét
Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm ngoại hình của nhân vật
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- Chia nhóm HS, phát phiếu và bút dạ cho HS. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu.
- Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày.
Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận.
Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò về:
- Sức vóc: gầy yếu quá.
- Thân mình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột.
- cánh: hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
- “Trang phục”: mặc áo thân dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về:
- Tính cách: yếu đuối.
- Thân phận: tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
- Kết luận: Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
+ Hoạt động 2: Ghi nhớ
Mục tiêu: HS tìm những đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS tìm những đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó
+ Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả ời câu hỏi: Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của Chú bé liên lạc? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về Chú bé?
- Gọi 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Kết luận.
Tác giả chú ý đến miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: người gầy, tóc bút ngắn, hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quần ngắn tời gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt ságn và xếch.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS quan sát tranh minh họa truyện thơ Nàng tiên Oác.
- Nhắc HS chỉ cần kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những HS yếu hay gặp khó khăn.
- Yêu cầu HS kể chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương những HS tốt.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc.
- Hoạt động trong nhóm.
- 2 nhóm cử đại diện trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- HS tìm trong các bài đã học hoặc em đã đọc ở trong báo.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài và đoạn văn.
- Đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình.
- Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu SGK.
- Quan sát tranh minh họa.
- Lắng nghe.
- HS tự làm bài.
- 3 – 5 HS thi kể.
4./ Củng cố :4’ Hỏi: 
+ Khi tả ngoại hình nhân vật cần miêu tả những gì?
 + Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu. 
- GV nhận xét giờ học.
IV.Hoạt động nối tiếp:1’
- HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, viết lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau..
Rút kinh nghiệm :
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần:2 
 Ngày soạn : Ngày dạy :
 Khoa học
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN.
TRÒ CỦA CHẤT ĐƯỜNG BỘT.
I. Mục tiêu : Sau bàihọc, Hs biết:
-Kể tên các chất ding dưỡng có trong thức ăn :chất boat đường,chất đạm ,vi-ta-min,chất khoáng,gạo bánh mì,khoai,ngô, 
-Nêu được vai trò của chất bộtbột đường đối với cơ thể:Cung cấp năng lượng can thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
- Ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Tranh/SGK, phiếu học tập.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Thực hành vẽ sơ đồ “ Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường” 
Yêu cầu Hs vẽ sơ đồ “ Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường”
Nhận xét- đánh giá
3.Bài mới: 
a./ Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất đường bột”.
 b/Các hoạt động:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
8’
8’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Kể tên các chất ding dưỡng có trong thức ăn.
Yêu cầu Hs mở SGK và cùng thảo luận nhóm đôi trả lời 3 câu hỏi trong SGK/ 10?
Tiếp theo, Hs quan sát các hình trong trang 10 và cùng hoàn thành bảng sau:
Người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác?
® Ngoài ra trong nhiều loại thức ăn còn chứa chất xơ và nước.
-Giảng: Một loại thức ăn có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy nó có thể được xếp vào nhiều nhóm thức ăn khác nhau.
Ví dụ: Trứng chứa nhiều đạm, chất khoáng( can-xi, phốt-pho, sắt, kẽm, I-ốt ); lòng đỏ trứng chứa nhiều vi-ta-min ( A, D, nhóm B )
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất đường bột.
Nêu tên thức ăn chứa nhiều chất bột đường có trong hình ở trang 11 SGK?
Kể tên các thức ăn chứa chất đường bột mà em ăn hàng ngày?
Kể tên những thức ăn chứa chất đường bột mà em thích?
Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường?
Hoạt động 3: 
Mục tiêu: Nhận ra nguồn gốc của những nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
GV phát phiếu học tập:
* Phiếu học tập
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều
chất bột đường
Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?
 -Hs nói với nhau về tên các thức ăn , đồ uống mà bản thân các em thường dùng hằng ngày.
Hs làm phiếu 
Hs nêu ,lớp nhận xét.
Hs làm việc trên phiếu
Một số Hs trình bày kết quả.
Hs khác bổ sung.
4.Củng cố: 3’
Nêu tên một số thức ăn có chứa nhiều chất đường bột?
Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?
IV.Hoạt động nối tiếp:1’
Học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Vai trò của chất đạm và chất béo.
Rút kinh nghiệm :
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1+2 KHOI 4.doc