Giáo án Lớp 4 - Tuần 1, 2,3 - GV: Phạm Hồng - Trường tiểu học Đông Hoà 4

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1, 2,3 - GV: Phạm Hồng - Trường tiểu học Đông Hoà 4

TẬP ĐỌC

TIẾT 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.

I.Mục tiêu :

1.Đọc lưu loát toàn bài:

- Đọc đúng các từ và câu , đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.

- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện , với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn ).

2. Hiểu các từ ngữ trong bài:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

II.Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 60 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1, 2,3 - GV: Phạm Hồng - Trường tiểu học Đông Hoà 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI KHOÁ BIỂU
LỚP 4
NĂM HỌC: 2010 - 2011
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
TẬP ĐỌC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TẬP ĐỌC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TẬP LÀM VĂN
CHÍNH TẢ
KỂ CHUYỆN
TẬP LÀM VĂN
KHOA HỌC
KHOA HỌC
TOÁN
TOÁN
TOÁN
MỸ THUẬT
TOÁN
LỊCH SỬ
ĐẠO ĐỨC
ĐỊA LÝ
TOÁN
ÂM NHẠC
THỂ DỤC
KĨ THUẬT
THẺ DỤC
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 1
THỨ HAI NGÀY 16 THÁNG 08 NĂM 2010
TẬP ĐỌC
TIẾT 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.
I.Mục tiêu : 
1.Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ và câu , đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện , với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn ).
2. Hiểu các từ ngữ trong bài:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
II.Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Mở đầu:
- Gv giới thiệu 5 chủ điểm của sgk Tiếng Việt 4 tập I.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
- Giới thiệu chủ điểm : Thương người như thể thương thân .
- Giới thiệu tập truyện :Dế Mèn phiêu lưu ký.
- Giới thiệu bài đọc :Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a.Luyện đọc:
- Tổ chức cho hs đọc bài, luyện đọc từ khó , giải nghĩa từ.
- Gv đọc mẫu cả bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Em hãy đọc thầm đoạn 1 và tìm hiểu xem Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh ntn?
- Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp đe doạ ntn?
- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Đọc lướt toàn bài và nêu một hình ảnh nhân hoá mà em biết?
- Nêu nội dung chính của bài.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gv HD đọc diễn cảm toàn bài.
- HD đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu.
- Gv đọc mẫu.
3.Củng cố dặn dò:
- Em học được điều gì ở Dế Mèn?
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs mở mục lục , đọc tên 5 chủ điểm.
- Hs quan sát tranh minh hoạ , nêu nội dung tranh.
- Hs quan sát tranh : Dế Mèn đang hỏi chuyện chị Nhà Trò.
- 1 hs đọc toàn bài.
- Hs nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
Lần 1: Đọc + đọc từ khó.
Lần 2: Đọc + đọc chú giải.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1 hs đọc cả bài.
- Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chi chị Nhà Trò gục đầu khóc
- Nhà Trò ốm yếu , kiếm không đủ ăn,
không trả được nợ cho bọn Nhện nên chúng đã đánh và đe doạ.
- "Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây"
Dế Mèn xoè cả hai càng ra,dắt Nhà Trò đi.
- Hs đọc lướt nêu chi tiết tìm được và giải thích vì sao.
- Hs nêu ( mục I ).
- 4 hs thực hành đọc 4 đoạn.
- Hs theo dõi.
- Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Hs thi đọc diễn cảm.
CHÍNH TẢ
TIẾT 2: NGHE - VIẾT : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU - PHÂN BIỆT L / N.
I.Mục tiêu :
1.Nghe - viết đúng chính tả,trình bày đúng một đoạn trong bài:"Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"
2.Làm đúng các bài tập , phân biệt những tiếng có âm đầu l / n hoặc vần an / ang dễ lẫn.
II.Đồ dùng dạy học :
- Chép sẵn bài tập 2 vào bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học :
A.Mở đầu:
- Gv nhắc nhở những yêu cầu của giờ chính tả.
B.Bài mới:
- Giới thiệu bài.
1.Hướng dẫn nghe - viết:
- Gv đọc bài viết.
+Đoạn văn kể về điều gì?
- Tổ chức cho hs luyện viết từ khó, gv đọc từng từ cho hs viết.
- Gv đọc từng câu hoặc cụm từ cho hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho hs soát bài.
- Thu chấm 5 - 7 bài.
2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a :
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3a.
- Tổ chức cho hs đọc câu đố.
- Hs suy nghĩ trả lời lời giải của câu đố.
- Gv nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi, đọc thầm.
- Hs luyện viết từ khó vào bảng con.
- Hs viết bài vào vở.
- Đổi vở soát bài theo cặp.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở, 3 hs đại diện chữa bài.
a.Lẫn ; nở nang ; béo lẳn ; chắc nịch ; lông mày ; loà xoà , làm cho.
- ngan ; dàn ; ngang ; giang ; mang ; ngang
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs thi giải câu đố nhanh , viết vào bảng con.
- Về nhà đọc thuộc 2 câu đố.
TOÁN
TIẾT 3 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000.
I.Mục tiêu :
Giúp hs ôn tập về:
- Cách đọc, viết số đến 100 000.
- Phân tích cấu tạo số.
II. Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra:
- Kiểm tra sách vở của hs.
B.Bài mới:
1.Ôn lại cách đọc số , viết số và các hàng.
a,Gv viết bảng:
 83 251
b.Gv viết:
 83 001 ; 80 201 ; 80 001
c. Nêu mối quan hệ giữa hai hàng liền kề?
d.Nêu VD về số tròn chục?
 tròn trăm?
 tròn nghìn?
 tròn chục nghìn?
2.Thực hành:
Bài 1: Gv chép lên bảng( Viết số thích hợp vào tia số )
Bài 2:Viết theo mẫu.
- Gv treo bảng phụ.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Viết mỗi số sau thành tổng.
a.Gv hướng dẫn làm mẫu.
 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
b. 9000 + 200 + 30 + 2 = 923
Bài 4: Tính chu vi các hình sau.
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm.
- Gọi hs trình bày.
- Gv nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs trình bày đồ dùng , sách vở để gv kiểm tra.
- Hs đọc số nêu các hàng.
- Hs đọc số nêu các hàng.
- 1 chục = 10 đơn vị 
 1 trăm = 10 chục.
- 4 hs nêu.
10 ; 20 ; 30
100 ; 200 ; 300
1000 ; 2000 ; 3000 
10 000 ; 20 000 ; 30 000 
- Hs đọc đề bài.
- Hs nhận xét và tìm ra quy luật của dãy số này.
- Hs làm bài vào vở, 1 hs lên bảng.
20 000 ; 40 000 ; 50 000 ; 60 000.
- Hs đọc đề bài.
- Hs phân tích mẫu.
- Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm bài.
- 63 850 
- Chín mươi mốt nghìn chín trăm linh chín.
- Mười sáu nghìn hai trăm mười hai.
- 8 105
- 70 008 : bảy mươi nghìn không trăm linh tám. 
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở, 3 hs lên bảng.
- Hs nêu miệng kết quả.
7351 ; 6230 ; 6203 ; 5002.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài theo nhóm , trình bày kết quả.
Hình ABCD: CV = 6 + 4 + 4 + 3 = 17 (cm)
Hình MNPQ: CV = ( 4 + 8 ) x 2 = 24( cm )
Hình GHIK: CV = 5 x 4 = 20 ( cm )
LỊCH SỬ
TIẾT 4: PHẦN MỞ ĐẦU.
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ.
I.Mục tiêu:
Học xong bài này hs biết:
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Một số yếu tố về bản đồ : tên ,phương hướng; tỉ lệ , kí hiệu bản đồ.
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục , Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra.
- Môn lịch sử và địa lí lớp 4 giúp em hiểu điều gì?
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.HĐ2:Bản đồ:
a.MT: Nhận biết về bản đồ.
B1: Gv treo các loại bản đồ.
- Nêu tên các bản đồ?Chỉ một số vị trí thể hiện trên bản đồ?
B2: Gv chữa bài, kết luận:Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
b. Cách xem bản đồ.
MT:Hs biết cách xem bản đồ.
- Yêu cầu quan sát hình 1 , 2.
- Chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm . đền Ngọc Sơn trên bản đồ?
- Ngày nay muốn vẽ bản đồ , chúng ta thường phải làm ntn?
3.HĐ3: Một số yếu tố của bản đồ:
a.Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Đọc tên bản đồ hình 3?
b.Người ta quy ước các hướng trên bản đồ ntn?
- Chỉ các hướng Bắc, Nam , Đông , Tây trên bản đồ hình 3?
c.Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
- Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 và cho biết1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu cm trên thực tế?
- Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào?
4.HĐ4: Thực hành vẽ một số kí hiệu trên bản đồ
*MT: Hs biết một số kí hiệu trên bản đồ.
- Gọi hs đọc các kí hiệu trên bản đồ hình 3.
- Tổ chức chức cho hs làm việc theo cặp.
- Gv chữa kết quả, nhận xét.
5.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nêu.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu tên bản đồ, chỉ bản đồ và đọc tên các vị trí vừa chỉ.
- Hs quan sát bản đồ.
- 2 hs lên bản chỉ bản đồ.
- Chụp hình, chia khoảng cách, thu nhỏ
theo tỉ lệ nhất định , lựa chọn kí hiệu.
- Cho biết phạm vi thể hiện và những thông tin chủ yếu.
- 3 hs đọc.
- Trên bắc; dưới nam ; phải đông ;trái tây.
- Hs thực hành lên chỉ các hướng trên bản đồ.
- Biết diện tích thực tế được thu nhỏ theo tỉ lệ ntn.
- 1 cm trong bản đồ ứng với 20000 cm trên thực tế.
- Hs nêu.
- 2 hs đọc.
- 1 hs vẽ , 1 hs đọc các kí hiệu bạn vừa vẽ.
THỨ BA NGÀY 17 THÁNG 08 NĂM 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG.
I. Mục tiêu :
1.Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong tiếng Việt ( gồm 3 bộ phận).
2.Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói chung.
II.Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
- Bộ chữ cái ghép tiếng.
III.Các hoạt động dạy học :
A.Mở đầu:
- Gv nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu.
B.Bài mới:
- Giới thiệu bài:
1.Phần nhận xét.
a,Yêu cầu 1:Đếm số tiếng trong câu tục ngữ?
b.Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng "bầu" , ghi lại cách đánh vần đó?
- Gv ghi cách đánh vần lên bảng.
c.Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng "bầu"?
d.Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo các tiếng còn lại?
- Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
- Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng "bầu"?
- Tiếng nào không có đủ các bộ phận?
2.Phần ghi nhớ:
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
3.Phần luyện tập:
Bài 1: Phân tích các bộ phận cấu tạo của tiếng.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Câu đố.
- Hs đọc câu đố và yêu cầu bài.
- Hs suy nghĩ giải câu đó, trình bày ý kiến.
- Gv nhận xét, chữa bài.
4.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- Hs đọc câu tục ngữ và các yêu cầu.
- 14 tiếng.
+ Hs đánh vần thầm.
- Hs đánh vần thành tiếng
- Cả lớp đánh vần thành tiếng
- Hs ghi cách đánh vần vào bảng con.
+ Hs trao đổi theo cặp.
- Trình bày kết luận: Tiếng " bầu " gồm 3 phần : âm đầu , vần , dấu thanh.
+ Hs phân tích các tiếng còn lại vào vở ( mỗi nhóm 1 tiếng).
- Đại diện nhóm chữa bài.
+Tiếng do âm đầu, vần , thanh tạo thành
- Tiếng : thương , lấy , bí , cùng
- Tiếng : ơi
+Trong mỗi tiếng vần và thanh bắt buộc phải có mặt.
- 2 hs đọc ghi nhớ.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài cá nhân vào vở.
- Hs nối tiếp nêu miệng kết quả của từng tiếng.
Âm đầu vần dấu thanh
- Hs đọc câu đố và yêu cầu bài.
- Hs giải câu đố, nêu miệng kết quả.
Đáp án: đó là chữ : sao.
- Hs chữa bài vào vở.
KỂ CHUYỆN
TIẾT 2: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ.
I.Mục tiêu:
1.Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ , hs kể lại được câu chuyện đã nghe , có thể kết hợp lời kể với cử chỉ , nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu chuyện , biết trao đổi với bạn về ... Ta được số liền sau nó.Vậy không có STN lớn nhất.
- Ta được số liền trước nó
- Số 0
- Hai STN liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. 
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài cá nhân 
- 2 hs lên bảng chữa bài.
6 ; 7 29 ; 30 99 ; 100
100 ; 101 1000 ; 1001
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nêu cách làm.
- Hs làm bài vào vở, chữa bài.
11 ; 12 99 ; 100 1 001 ; 1 002
9 999 ; 10 000.
- 1 hs đọc đề bài.
- 3 hs lên bảng, lớp giải vào vở.
a. 4 ; 5 ; 6 b. 86 ; 87 ; 88
c.896 ; 897 ; 898 d. 9 ; 10 ; 11
e.99 ; 100 ; 101 g. 9 998 ; 9 999 ; 10 000
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nêu miệng kết quả.
a.909 ; 910 ; 911 ; 912 ; 913 ; 914 ; 915 ; ..
b.0 ;2 ;4; 6; 8; 10 ; 12 ;14; 16; 18; 20
c.1; 3 ;5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; 19; 21
THỂ DỤC
TIẾT 5: ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI 
 TRÒ CHƠI " BỊT MẮT BẮT DÊ ".
I.Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác quay đằng sau .Yêu cầu hs tập đúng động tác, dứt khoát, đúng theo hiệu lệnh hô của gv.
 -Học mới động tác : đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.Yêu cầu học sinh nhận biết đúng hướng vòng, làm quen với kỹ thuật động tác.
- Trò chơi " Bịt mắt bắt dê " .Yêu cầu hs biết chơi đúng luật , hào hứng trong khi chơi.
II.Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường , vệ sinh an toàn sân tập.
- Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A.Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp,phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
Khởi động :
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Chơi trò chơi"Làm theo hiệu lệnh."
B.Phần cơ bản:
1.Ôn quay đằng sau.
Lần 1,2: Gv hướng dẫn tập, sửa sai.
Lần 3 , 4 : Tập luyện theo tổ
Lần 5: Các tổ thi đua trình diễn.
- Tập cả lớp lần 6: Gv điều khiển.
2.Học đi đều vòng phải , vòng trái.
- Gv làm mẫu động tác, giải thích kỹ thuật động tác.
+Gv hô cho hs tập.
+ Chia tổ tập luyện.
3.Trò chơi "Bịt mắt bắt dê".
- Gv nêu tên trò chơi, luật chơi.
- Hs chơi thử.
- Hs tiến hành chơi chính thức.
3.Phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV hệ thống nội dung bài.
- Đánh giá giờ học .
- Về ôn tập nội dung vừa học, CB bài sau.
4' - 6'
1'
1' -2'
1' - 2'
18' - 22'
5' - 6'
5' - 7'
5' - 7'
4'- 6'
1' - 2'
1'
1'
1'
* * * * * *
* * * * * *
 &
T1 T2 T3
* * *
* * *
* * *
* * *
* * *
- Hs chú ý cách chơi , luật chơi.
- Hs tiến hành chơi trò chơi. 
* * * * * *
* * * * * * &
* * * * * *
THỨ SÁU NGÀY 03 THÁNG 09 NĂM 2010
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 1 : VIẾT THƯ.
I.Mục tiêu :
1.Hs nắm chức hơn so với lớp 3 mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản ,kết cấu thông thường của một bức thư.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết đề văn phần luyện tập.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
- Khi kể lại ý nghĩ, lời nói của nhân vật ta cần lưu ý điều gì?
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Phần nhận xét:
- Tổ chức cho hs đọc thầm bài văn " thư thăm bạn " thảo luận nhóm yêu cầu 1,2,3.
- Gọi hs trình bày.
+Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+Theo em người ta viết thư để làm gì?
+Đầu thư bạn Lương viết gì?
+Lương thăm hỏi gia đình và địa phương Hồng ntn?
+Lương thông báo với Hồng tin gì?
+Theo em nội dung bức thư cần có những gì?
+Qua bức thư em có nhận xét gì về phần đầu và phần cuối bức thư?
3.Phần ghi nhớ:
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
4.Thực hành:
a.Tìm hiểu đề.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Gv gạch chân các từ quan trọng trong đề bài.
+Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
+Mục đích viết thư là gì?
+Thư viết cho bạn cần xưng hô ntn?
+Em cần kể cho bạn nghe điều gì về tình hình ở lớp ở trường mình?
+Em nên chúc và hứa hẹn điều gì với bạn?
b.Viết thư.
- Tổ chức cho hs viết bài vào vở.
- Gọi hs đọc thư vừa viết .
- Gv nhận xét, cho điểm.
5.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung tiết học .
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nêu.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc to bài văn.
- Hs nối tiếp đọc 3 yêu cầu của bài.
- Hs trao đổi cặp, trả lời câu hỏi.
- Thăm hỏi, động viên Hồng.
- Thăm hỏi, động viên, thông báo, trao đổi ý kiến
- Lương chào hỏi, nêu mục đích viết thư.
- Lương thông cảm , chia sẻ nỗi đau của bạn và địa phương bạn.
- Sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ
- Nội dung bức thư cần:
Lí do mục đích viết thư
Thăm hỏi người nhận thư
Thông báo tình hình của người viết thư
Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm
- Phần mở đầu ghi thời gian, địa điểm viết thư, lời thăm hỏi
Phần cuối ghi lời chúc, lời hứa hẹn
- 2 hs đọc ghi nhớ
- Hs đọc đề bài.
Đề bài: Viết thư gửi một người bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.
- Bạn ở trường khác
- Kể cho bạn nghe tình hình của lớp của trường em
- Bạn, cậu, đằng ấy ; xưng là :tớ, mình
- Tình hình học tập, văn nghệ, thể thao, thăm quan , thầy cô giáo. ..
- Chúc bạn khoẻ, hẹn thư sau.
- Hs viết bài vào vở
- 4 -> 5 hs đọc bài vừa viết
KHOA HỌC
TIẾT 2: VAI TRÒ CỦA VI TA MIN , CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ.
I.Mục tiêu:
Sau bài học hs biết:
-Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất khoáng và chất xơ , vi ta min.
- Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi ta min, chất khoáng và chất xơ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 14 ; 15 sgk .
- Phiếu học tập.
III.các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra.
- Nêu vai trò của chất đạm và chất béo?
- Kể tên các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo? 
B.Bài mới:
- Giới thiệu bài.
1.HĐ1: Trò chơi " Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều chất vi ta min , chất khoáng và chất xơ".
*MT:Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất khoáng, chất xơ và vi ta min.
- Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn vừa kể trên.
 *Cách tiến hành:
B1: Gv giao nhiệm vụ cho hs : thảo luận theo nhóm.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất khoáng , vi ta min và chất xơ?
- Nêu nguồn gốc của các thức ăn đó?
B2: Các nhóm báo cáo kết quả.
B3: Gv kết luận: sgv.
2.HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất khoáng, chất xơ và vi ta min.
*MT:Hs nêu được vai trò của chất khoáng, vi ta min và chất xơ.
 *Cách tiến hành:
B1: Tổ chức cho hs thảo luận.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Nêu tên một số chất vi ta min mà em biết? Nêu vai trò của chất vi ta min đó?
- Nêu tên một số chất khoáng mà em biết ? Vai trò của các chất khoáng đối với cơ thể?
- Tại sao hàng ngày ta phải ăn thức ăn có chứa chất xơ?
- Tại sao ta cần uống đủ nước?
3.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nêu.
- Nhóm 4 hs thảo luận, hoàn thành bảng phân loại.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Chất khoáng
Chất xơ
Vi ta min
sữa,trứng,thịt gà
bắp cải, rau ngót
Rau , củ , quả
- Hs thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Vi ta min A, Vi ta min D, Vi ta min E; 
Vi ta min làm sáng mắt, giúp xương cứng, cơ phát triển,, nếu thiếu vi ta min cơ thể sẽ bị bệnh.
- Sắt, can xitham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy, điều khiển HĐ của cơ thể
- Chất xơ rất cần để đảm bảo HĐ bình thường của bộ máy tiêu hoá.
- Nước luân chuyển các chất dinh dưỡng
Nước giúp thải ra các chất thừa,chất độc hại của cơ thể.Nước chiếm hai phần ba trọng lượng cơ thể.
TOÁN 
TIẾT 3 : VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN.
I.Mục tiêu:
Giúp hs hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
- Đặc điểm của hệ thập phân.
- Sử dụng mười kí hiệu (chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
II.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs viết số có 3 ; 4 ; 5 chữ số , nêu giá trị của từng chữ số trong các số đó.
- Gv nhận xét.
B.Bài mới:
- Giới thiệu bài.
1.Hướng dẫn hs nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
- Từ kiểm tra gv dẫn dắt hs sang bài mới: ở mỗi hàng chỉ có thể viết được 1 chữ số.
+10 đơn vị bằng mấy chục?
+10 chục bằng mấy trăm?
+10 trăm bằng mấy nghìn?
+Ta sử dụng những chữ số nào để viết được mọi số tự nhiên?
+Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào đâu?
- Gv nêu VD: 999 nêu giá trị của mỗi chữ số 9 trong số trên?
3.Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở, gọi 2 hs làm trên bảng lớp.
- Gv nhận xét.
Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng.
- Gọi hs đọc đề bài.
 -Tổ chức cho hs làm bài cá nhân, 2 hs lên bảng làm bài.
- Gv chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số
- Gọi hs đọc đề bài.
- Cho hs làm bài vào vở, chữa bài.
- Gv nhận xét.
4.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.`
- 2 hs lấy ví dụ và nêu.
- 10 đơn vị bằng 1 chục
- 10 chục bằng 1 trăm
- 10 trăm bằng 1 nghìn
- Sử dụng 10 chữ số: 0 , 1, 2, 3, 3, 5, 6, 7, 8, 9.
Hs nêu ví dụ:
789 ; 324 ; 1856 ; 27005.
- Hs nêu giá trị của mỗi chữ số trong từng số.
- Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- 9 ; 90 ; 900
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs kẻ bảng vào vở, điền kết quả.
Đọc số
Viết số
Số gồm có
-Tám mươi nghìn bảy trăm mười hai
- Năm nghìn tám trăm sáu mươi tư
80 712
5 864
8 chục nghìn,7 trăm, 1 chục, 2đv
- 5 nghìn, 8 trăm, 6 chục,4 đv
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs viết vào vở, 2 hs lên bảng làm bài.
387 = 300 + 80 + 7
873 = 800 + 70 + 3
4 738 = 4 000 + 700 +30 + 8
10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở,2 hs lên bảng viết.
Số: 45; 57; 5 824; 5824769
Giá trị của chữ số 5
5; 50; 5 000; 5000000
ÂM NHẠC
TIẾT 4 : ÔN TẬP BÀI HÁT " EM YÊU HOÀ BÌNH".
I.Mục tiêu :
- Hs học thuộc bài hát, tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp với động tác múa phụ hoạ.
- Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
II.Đồ dùng dạy học :
- Nhạc cụ gõ: thanh la ; mõ ; trống; thanh phách.
- Băng hát nhạc lớp 4.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Phần mở đầu:
- Gv giới thiệu bài.
B.Phần hoạt động:
1.Nội dung 1: Ôn bài hát " Em yêu hoà bình"
- Gv chia lớp làm 2 tổ, 1 tổ hát. 1 tổ gõ đệm.
2.Nội dung 2:.Tập hát kết hợp gõ đệm , vận động theo nhạc.
- Gv làm mẫu.
- Tổ chức cho hs thực hành hát kết hợp gõ đệm.
- Gọi hs trình diễn bài hát.
3.Nội dung 3: Tập bài tập tiết tấu.
- Gv giới thiệu nốt : Đô - mi - son - la trên khuông nhạc và HD đọc đúng cao độ.
- Hướng dẫn gõ đệm theo tiết tấu bài tập cao độ.
+Gv làm mẫu.
+Tổ chức cho hs thực hành
C.Phần kết thúc.
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- Hs hát kết hợp gõ đệm.
- Hs ôn bài hát theo nhóm.
- Hs theo dõi , thực hành hát, múa,gõ đệm.
- Cá nhân , nhóm xung phong trình diễn.
- Hs nêu tên nốt, hành nốt
- Hs tập đọc đúng cao độ.
- Hs gõ đệm theo tiết tấu bài tập cao độ.

Tài liệu đính kèm:

  • docga 4(4).doc