Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Cao Thị Du

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Cao Thị Du

ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÝ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3

I. Mục tiêu

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca VN, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng.Biết hát và kết hợp vỗ tay

- Nhớ 1 số ký hiệu ghi nhạc.

- Giáo dục các em yêu thích âm nhạc.

II. Chuẩn bị

-Bảng ghi các ký hiệu nhạc.

- Học sinh: SGK âm nhạc 4.

III. Các hoạt động dạy và học

1. Phần mở đầu

Giáo viên giới thiệu nội dung tiết học. Ôn tập các bài hát và một số ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.

2. Phần hoạt động

a) Nội dung 1: Ôn tập 3 bài hát ở lớp 3.

* Giáo viên chọn 3 bài hát sau khi học sinh ôn tập.

- Quốc ca Việt Nam.

- Bài ca đi học.

- Cùng múa, hát dưới trăng.

Tập hát kết hợp gõ đệm, vận động.

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Cao Thị Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 22/8.Ngày dạy 24/8
Tuần 1
Chào cờ-Hoạt động tập thể (Tiết 1)
ổn định nề nếp lớp: Bầu, chọn ban cán sự lớp
I. Mục tiêu
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức lớp - Giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp.Thành lập đội cờ đỏ
- Qui định một số nội quy trong quá trình học tập.
- Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật.
II. Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Chào cờ
 - Tổ chức cho HS tham gia chào cờ.
 Hoạt động 2 : Hoạt động tập thể
 a)Giáo viên giới thiệu sơ qua nội dung hoạt động tập thể:
+ Bao gồm các hoạt động theo chủ điểm từng tháng, từng tuần của Chi đội, Liên đội và các hoạt động ca múa hát tập thể.
b) Cho học sinh bình bầu Ban cán sự lớp
- Giáo viên đa ra một số tiêu chuẩn: học lực giỏi, hạnh kiểm tốt, có năng lực tổ chức, quán xuyến mọi hoạt động của lớp.
- Giáo viên chốt lại sau khi học sinh đã bình bầu và giao nhiệm vụ cụ thể:
+ Lớp trưởng: 
+ Lớp phó học tập:
+ Lớp phó văn thể 
+ Lớp phó lao động: 
+ Tổ trưởng tổ 1: + Tổ phó tổ 1:
+ Tổ trưởng tổ 2: + Tổ phó tổ 2:
+ Tổ trưởng tổ 3: + Tổ phó tổ 3:
* Đội cờ đỏ: 
- Tiêu chuẩn: học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt, có ý thức và kỷ luật trong học tập:
Học sinh bình bầu, giáo viên chốt lại:
c) Qui định một số nội quy trường lớp :
Hoạt động 3: Kết thúc
- Hát tập thể vài bài hát có chủ đề ca ngợi trường lớp.
--------------------------------------------------
Toán (Tiết 1) ôn tập các số đếm 100.000
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Ôn tập đọc, viết được các số đến 100.000. Biết phân tích cấu tạo số
- Rèn luyện kỹ năng đọc, viết số thành thạo.
- Giáo dục học sinh lòng ham thích học toán, tính cẩn thận
* HS khá ,giỏi làm thêm bài 4.
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng
III. Các hoạt động dạy học
TG
 1'
 35'
 5'
hoạt động của giáo viên
1. Giới thiệu bài
- Trong chương trình Toán 3, các em đã được học đến số nào?
- GV củng cố , giới thiệu.
2. Hướng dẫn ôn tập
* Yêu cầu HS nêu Y/C và làm Bài 1
- Giáo viên chữa bài: nêu câu hỏi
a) Các số trên tia số được gọi là những số gì?
- Hai số liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
b) Các số trong dãy số này gọi là những số tròn gì?
- Hai số liền nhau trong dãy số hơn kém nhau?
Bài 2: (Giáo viên treo bảng phụ), gọi HS lên bảng làm.
Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên sửa chữa và ghi điểm.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc bài mẫu và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-3 em lên bảng làm , học sinh khác tự làm vở bài tập. Học sinh nhận xét, giáo viên sửa sai ghi điểm.
Bài 4: ( HS khá ,giỏi )
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
- Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ, giải thích vì sao em lại tính như vậy?
- Nêu cách tính chu vi của hình GHIK; giải thích vì sao?
Học sinh tự làm bài, đổi chéo vở để kiểm tra nhau. Giáo viên hỏi và sửa chữa.
3. Củng cố dặn dò
Giáo viên nhận xét chung tiết học, dặn học sinh về nhà làm thêm bài 2 và H/3 vở bài tập. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiếp theo.
hoạt động của học sinh
-Hoạt động học
- Học đến số 100.000
- Học sinh nêu yêu cầu
- Các số tròn chục nghìn
- Hơn kém nhau 10.000 đơn vị.
- Các số tròn nghìn
- 1.000 đơn vị
- 1 học sinh: đọc các số trong bài
- 1 học sinh: viết các số trong bài.
- 1 học sinh: phân tích các số
a) Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục đơn vị.
b) Viết tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị thành các số( Làm dòng 1 )
- Tính chu vi của các hình
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- (8 + 4) x 2 = 24 (cm)
Vì đây là hình chữ nhật.
- 5 x 4 = 20 (cm)
Vì đây là hình vuông.
Âm nhạc (Tiết 1)
Ôn tập 3 bài hát và ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
I. Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca VN, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng.Biết hát và kết hợp vỗ tay
- Nhớ 1 số ký hiệu ghi nhạc.
- Giáo dục các em yêu thích âm nhạc.
II. Chuẩn bị
-Bảng ghi các ký hiệu nhạc.
- Học sinh: SGK âm nhạc 4.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Phần mở đầu
Giáo viên giới thiệu nội dung tiết học. Ôn tập các bài hát và một số ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
2. Phần hoạt động
a) Nội dung 1: Ôn tập 3 bài hát ở lớp 3.
* Giáo viên chọn 3 bài hát sau khi học sinh ôn tập.	
- Quốc ca Việt Nam.
- Bài ca đi học.
- Cùng múa, hát dưới trăng.
Tập hát kết hợp gõ đệm, vận động.
b) Nội dung 2: Ôn tập một số ký hiệu ghi nhạc.
TG
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
12'
13'
 5'
* Hoạt động1: ở lớp 3 các em đã được học ký hiệu ghi nhạc gì? Kể tên các nốt nhạc.
- Em biết những hình nốt nhạc nào?
* Hoạt động 2
- Cho học sinh tập nói trên nốt nhạc trên khuông (dùng bàn tay hoặc chỉ trên khuôn).
- Cho hs tập viết tên nốt nhạc, hình nốt trên khuông.
- Nhận xét sửa chữa.
 3 . Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS hát lại bài quốc ca.
- Về nhà tập ghi nhớ nốt nhạc để chuẩn bị cho tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- Khuông nhạc, khoá son, tên 7 nốt nhạc: Đô - rê - mi - pha - son - la - si.
- Trắng, đen, móc đơn, lặng đen, lặng đơn.
-chỉ Khuông nhạc bàn tay và nêu; Khoá son và tên 7 nốt nhạc.
- HS tên nốt nhạc.
- Viết hình nốt VD: nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn... ( son đen, son trắng...).
- Cả lớp hát vài lần.
Ngày soạn 23/8. Ngày dạy 25/8
 Thể dục (Tiết 1)
Giới thiệu Chương trình
Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức
I. Mục tiêu
	- Biết được những nội dung cơ bản của chương trình thể dục lớp 4 và một số qui định trong giờ học.Biết tập hợp hàng dọc, dóng hàng thẳng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được một số trò chơI theo yêu cầu của GV.
- Giáo dục ý thức kỉ luật trong giờ học.
II. Địa điểm và phương tiện - Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn.
	 - 1 còi, 1 quả bóng nhựa nhỏ.
III. Nội dung và phương pháp	
1. Phần mở đầu ( 5-7p)
	- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
	- Đúng tại chỗ hát và vỗ tay.
	- Chơi trò chơi: “Tìm người chỉ huy”
2. Phần cơ bản(20-25p)
	a) Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4
	Cho học sinh đứng theo đội hình 4 hàng ngang, giáo viên giới thiệu:
	- Thời lượng: 2 tiết/1 tuần. Cả năm 70 tiết/35 tuần.
	- Nội dung: ĐHĐN; Bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản; Trò chơi vận động và đặc biệt có môn học tự chọn như: đá cầu, ném bóng. Sau mỗi nội dung đều có kiểm tra đánh giá. Do đó yêu cầu các em phải tham gia đầy đủ các tiết học và tích cực tự tập nhà.
	b) Phổ biến nội dung, yêu cầu tập luyên
	Trong giờ học, quần áo phải gọn gàng, khuyến khích mặc áo quần thể thao, phải mang giày hoặc dép có quai hậu.
	c) Biên chế tổ tập luyện
	Cả lớp chia thành 4 tổ: như biên chế lớp.
d) Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức
Giáo viên làm mẫu cách chuyền bóng và phổ biến luật chơi. Có hai cách chuyền bóng cho nhau.
- Cách 1: Xoay người qua trái (phải, sau) rồi chuyền bóng cho nhau.
- Cách 2: Chuyền bóng qua đầu cho nhau.
Học sinh thi đua xem tổ nào thắng, tổ nào thua (có số lần bóng rơi nhiều hơn).
3. Phần kết thúc ( 3-5 )
 - Cho học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát 1 bài
 - Giáo viên nhận xét chung tinh thần, thái độ học tập.
Lịch sử và địa lý ( T1)
Môn Lịch sử và Địa lý
I. Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh biết:
- Biết môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người VN, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
- Giáo dục HS tích cực tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí VN.
II. Đồ dùng học tập
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III. Các hoạt động dạy học
 1.Hoạt động 1: Cả lớp
Giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng
- Yêu cầu học sinh đọc thầm từ: Nước Việt Nam ..... quần đảo trên biển.
- Nêu vị trí, hình dạng và giới hạn của nước ta?
- Đất nước ta có bao nhiêu dân tộc, họ sống ở đâu?
- Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam, Gọi học sinh lên xác định vị trí nước ta. Giáo viên chốt lại.
- Em đang số ở nơi nào trên đất nước ta?
2. Hoạt động 2: Lớp chia làm 4 nhóm
- Giáo viên phát mỗi nhóm 1 tranh về cảnh sinh hoạt của dân tộc nào đó, yêu cầu các nhóm mô tả.
- 1 học sinh đọc to trước lớp.
- HS đọc và nối tiếp trả lời các câu hỏi bên
- Học sinh vừa chỉ vừa nêu.
- Học sinh tìm và chỉ địa phận Kon Tum.
- Đại diện các nhóm dán tranh và mô tả theo ý các nhóm.
- Giáo viên chốt lại: Mỗi dân tộc Việt Nam sống trên đất nước Việt Namn có nét văn hoá riêng, song đều có cùng một tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
 3 . Hoạt động 3: cá nhân
- Kể những sự kiện lịch sử chứng tỏ tinh thần đấu tranh dựng nước giữ nước của ông cha ta.
- Học sinh phát biểu ý kiến
	- Giáo viên kết luận: các vua Hùng đã có công dựng nước: Nước Văn Lang.
	Hai Bà Trưng, Ngô Quyền... đã cùng nhân dân đấu tranh dành độc lập....
 4. Củng cố - dặn dò:
	- Môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 qiúp các em hiểu biết gì?
	- Giáo viên gọi 2 em đọc phần ghi nhớ ở cuối bài
	* Dặn dò -Nhận xét tiết học. - Về chuẩn bị bài 
Toán (Tiết 2) Ôn tập các số đến 100.000(tiếp theo)
I. Mục tiêu 
	Giúp học sinh:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với ( cho ) số có năm chữ số. Biết so sánh, xếp thứ tự ( đến 4 số ) các số đến 100 000 
- Rèn kĩ năng đặt tính thẳng hàng.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong toán học.
II. Đồ dùng dạy học
	Vẽ sẵn bảng số trong bài tập 5 lên bảng phụ.
III. Các Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
1. Bài cũ (5')
- Chữa bài 3b VBT
2. Bài mới(30')
a) Giới thiệu bài
Tiếp tục ôn tập các số trong phạm vi 100.000.
b) Hướng dẫn ôn tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
+ GV giúp đỡ HS yếu.
+Tổ chức chữa bài.
 Bài 1( làm cột 1 ): Y / C nêu đề bài
Tổ chức trò chơi: “ xì điện”. 
Y / C nêu cách nhẩm.
GV củng cố cách nhẩm.
 Bài 2 a :Y / C một số em lên đặt tính.
- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét bổ sung và củng cố cách đặt tính.
Bài 3( làm dòng 1,2): Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu lên bảng làm.
- Y / C nhận xét và nêu cách so sánh.
+ GV chốt.
Bài 4( làm 4b ): Xếp theo thứ tự từ lớn đến .( hai hs làm ở bảng )
 -Giáo viên sửa chữa.
Hoạt động học
- 1 em lên chữa bài. Học sinh khác theo dõi, nhận xét.
- Học sinh nghe.
 - HS làm từ bài 1 - 5.
- HS nêu :Tính nhẩm
- HS chơi.
- HS nêu.
- 3 HS làm ở bảng.
 + Đặt tính rồi tính ... i 4 HS lên bảng chữa bài 3 b
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Nhận xét và sữa chữa.
2. Bài mới ( 30 - 32p )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Hướng dẫn HS TB.
+ Học sinh tự làm vào vở , 2 em làm ở bảng nhóm.
+ Gọi học sinh nhận xét
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên hướng dẫn bằng câu hỏi gợi ý?
- Các biểu thức có đặc điểm gì?
- Sau khi thay chữ bằng số ta thực hiện thế nào?
- Học sinh tự làm vào vởi bài tập.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3 : tương tự bài trên.
Bài 4; Củng cố về tính chu vi hình vuông.
- Y / C nhắc lại cách tính rồi thay vào và tính.
- Nhận xét chữa bài.
- 4 HS Chữa bài ở VBT.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh nghe .
- HS làm bài rồi đính lên bảng.
- 6 x 5 = 30
- 6 x 7 = 42
......
- 2 em đọc đề bài.
 - Nhân chia trước, cộng trừ sau. Thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
- 4 em lên bảng làm.
- HS làm bài rồi chữa bài.
- Lớp nhận xét sửa sai.
- 3 HS lên bảng làm.
+ a = 3 cm thì p = 3 x 4 = 12 cm
+ a= 5 dm thì p = 5 x 4 = 20 dm.
..........
	3. Củng cố, dặn dò ( 3p )
	- Nêu lại cách tính giá trị số của biểu thức, tính chu vi hình vuông?
Kể chuyện (Tiết 1) Sự tích Hồ Ba Bể
I. Mục tiêu
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa và kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể. Qua đó ca ngợi con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp thích đáng.
- Giáo dục HS sống phải giàu lòng nhân ái.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa SGK phóng to.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: ( 4p )
- Giới thiệu về hồ Ba Bể hiện nay:Hồ Ba Bể là một cảnh đẹp của tỉnh Bắc Kạn, khung cảnh ở đây rất nên thơ, sinh động. Vậy hồ có tự bao giờ? Do đâu mà có? Các em cùng theo dõi câu chuyện.
2. Giáo viên kể chuyện(10')
 - Giáo viên kể: Lần 1Giọng kể thong thả, rõ ràng:
Đoạn kể về tai hoạ trong đêm lễ hội: nhanh hơn.
Đoạn kết: giọng khoan thai.
*Lần 2
Treo tranh minh hoạ và kể lần 2
Lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi lại tên những nhân vật có trong truyện vào nháp.
- Dựa vào tranh minh họa nêu câu hỏi ở từng tranh để học sinh nắm cốt truyện.
c) Hướng dẫn kể từng đoạn(7')
Chia lớp các nhóm dựa vào tranh kể lại chuyện.
+ Đại diện nhóm kể.
+ Nhận xét tuyên dương.
d) Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện(8')
- y/ c nối tiếp kể.
- Thi kể toàn bộ chuyện.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò .( 5p )
- Câu chuyện cho em biết điều gì? Nêu ý nghĩa chuyện .
- Nhận xét bổ sung ý nghĩa.
- Học sinh kể theo nhóm 8 .
- Nhận xét lời kể của nhau.
- Đại diện các nhóm lên kể.
- 4 HS nối tiếp kể.
- HS xung phong kể.
- Sự hình thành Hồ Ba Bể.
- Nối tiếp nêu.
- HS nhắc lại ý nghĩa.
tập đọc(tiết1) dế mèn bênh vực kẻ yếu
I, Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của từng nhân vật
- Hiểu một số từ, ngữ: cỏ xớc, nhà trò, bự, lơng ăn, ăn hiếp, mai phuc... Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhạn xét về một nhân vật trong bài,
- Giáo dục các em thơng yêu ngời khác, bênh vực kẻ yếu.
II. Đồ dùng dạy học : Ghi đoạn luyện đọc diễn cảm vào bảng phụ
III, Các hoạt động dạy học:
TG
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
 4'
 1'
 10'
10'
 10'
3'
1, ổn định:
2. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài
- Giáo viên treo tranh - hỏi:
Hai nhân vật trong tranh là ai, ở tác phẩm nào?
- Giới thiệu tập truyện
b) Hướng dẫn luyện đọc
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài trong SGK/4.
- YC HS chia đoạn.
- Gọi HS luyện đọc nối tiếp.
3 em đọc nối tiếp (3 lợt)
- Gọi 1 em đọc từ chú giải trước lớp.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1
c)Tìm hiểu bài 
- Truyện có những nhân vật chính nào?
- Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
- Đoạn 1: YC HS đọc thầm đoạn 1
- Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh?
- Đoạn 1 ý nói gì? 
-Đoạn 2: yêu cầu 1 em đọc to.
- YC HS đọc thầm đoạn 2 và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- Dế Mèn đã thể hiện tính chất gì khi nhìn Nhà Trò?
Đoạn 3: Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 - vài em trả lời
- Chị nhà Trò bị bọn nhện đe dọa ức hiếp trong hoàn cảnh như thế nào ?
- Qua đoạn này em thấy dế mèn là người như thế nào ?
- HD HS rút ra nội dung câu chuyện.
d, Luyện đọc diễn cảm
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 lên bảng và HD HS luyện đọc diễn cảm.
- GV nhận xét tuyên dương.
3, Củng cố dặn dò:
- Gọi HS đọc lại toàn bài
- YC HS nhắc lại nội dung
- Dặn dò: Về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau.
- HS quan sát tranh và trả lời: Dế Mèn và chị Nhà Trò là nhân vật chính trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lu ký của nhà văn Tô Hoài.
- Học sinh nghe.
- 1 HS đọc bài.
- Đoạn 1: Một hôm ... bay đuợc xa.
- Đoạn 2: Tôi đến gần...ăn thịt em.
- Học sinh 3: Tôi xòe cả hai tay... bọn nhện.
- Học sinh khác theo dõi SGK
- Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn nhện.
- Là Nhà Trò.
- Nhà Trò đang gục đầu khóc tỉ tê bên tảng đá cuội.
ý1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
-Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, ngời bự những phấn nh mới lật cánh mỏng ... vì ốm yếu nên chị lâm vào cảnh nghèo túng kiếm bữa chẳng đủ.
- Sự ái ngại, thông cảm với chị Nhà Trò.
ý 2: Hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò 
- .......Đánh nhà Trò, chăng tơ bên đường đe bắt , vặt chân , vặt cánh, ăn thịt nhà Trò.
- Dế mèn là một người tốt và có tấm gương nghĩa hiệp.
ý3: Tấm lòng nghĩa hiệu của Dế Mèn
-Nội dung: Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ bất công.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
Đạo đức (Tiết 1) Trung thực trong học tập
I. Mục tiêu
- HS biết :
+ Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập
+ Biết trung thực trong học tập là giúp em tiến bộ, được mọi người yêu mến.Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
+ Giáo dục HS có tính trung thực, thẳng thắn..
II. Chuẩn bị:
	- Các mầu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. Các hoạt động dạy, học
	Hoạt động 1 ( 7p ) : Xử lý tình huống (trang 3SGK)
- Học sinh xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống:
- Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết?
- Nếu em là Long, em chọn cách nào? Tại sao?
 Giáo viên kết luận: Cách (c) là phù hợp vì thể hiện tính trung thực trong học tập.
- 2 em đọc: Hôm qua ..... lo lắng
- HS thảo luận theo cặp , rồi trình bày ý kiến.
- Vài em nêu phần ghi nhớ: SGK
Hoạt động 2 ( 8p ) : Làm việc cá nhân: Bài 1
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh trả lời, chất vấn lẫn nhau.
- Giáo viên kết luận.
- 2,3 em lên đọc.
- Nhiều em trả lời: việc (c) là trung thực học tập.
- Việc (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập.
 Hoạt động 3 ( 10p )
Bài 2: 
- Y / C hs điều khiển từng ý ở bài tập.
- Lớp trưởng đọc lên từng yêu cầu , nếu đồng ý thì giơ tay. 
- HS giải thích cho biểu quyết của mình.
	- Giáo viên kết luận: trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng . Thiếu trung thực trong học tập là giả dối .
	Hoạt động 4 :Củng cố – Dặn dò ( 5p ) ;
- Liên hệ thực tế: Kể về những tấm gương trung thực trong học tập mà em biết”
- GV nhận xét và nêu thêm.
- HS nhắc lại ghi nhớ SGK.
Kỹ thuật (Tiết 2)
Vật liệu - Dụng cụ - Cắt - Khâu - Thêu (TT)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết đợc đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu dụng cụ đơn giản thờng dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim vê nút chỉ (gút chỉ).
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: vải, kim khâu, kim thêu, kéo cắt vải, kéo cắt chỉ, khung thêu cầm tay, phấn màu, thớc dẹt, thớc dây, khuy cài, khuy bấm...
- Một số sản phẩm may, thêu, khâu...
TG
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
 1'
 4'
 25'
7'
 7'
 5'
10
 3'
1, ổn định:
1, Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của Sách vở của HS
3, Bài mới:
a, GV giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
- Hoạt động1: YC HS quan sát nhận xét vật liệu khâu thêu.
- GV đưa ra một số mẫu vải và YC HS quan sát
- Kể tên một số sản phẩm làm từ vải.
- GV HD HS chọn vải để khâu thêu
- GV giới thiệu một số mẫu chỉ khâu thêu
- Nêu tên các loại chỉ trong hình ?
- HD HS cách dùng chỉ
- Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
- Nêu cấu tạo của kéo cắt vải ?
- Gọi 2 HS cầm kéo cắt vải.
- Hoạt động 3: Quan sát một số vật liệu và dụng cụ khác
- YC HS quan sát một số dụng cụ cắt, khâu, thêu như: thước may, thước dây, khung thêu, khuy cài, khuy bấm..
Hoạt động 4 : Cách thực hiện xâu chỉ vào kim, gút chỉ
- Tổ chức HS thực hiện
- Nhận xét hướng dẫn các thao tác
4, Củng cố dặn dò:
- YC HS nhắc lại một số dụng cụ, cắt, khâu, thêu và cách sử dụng.
- Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị vật liệu các dụng cụ cắt, khâu, thêu.
- Hát
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- Quần áo, khăn, mũ, gối,...
- Hình 1a: chỉ khâu
- Hình 1b: chỉ thêu
- HS quan sát một số dụng cụ cắt, khâu, thêu như: thước may, thước dây, khung thêu, khuy cài, khuy bấm..
- HS thực hiện trong nhóm.
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe.
HĐTT- Sinh hoạt ( T1) Văn nghệ chào đón năm học mới – Nhận xét tuần
Mục tiêu :
- Sinh hoạt văn nghệ có chủ đề chào đón năm học mới, qua đây giúp HS tự tin và mạnh dạn hơn.
- Qua tiết sinh hoạt các em tự đánh giá nhận xét các mặt ưu khuyết điểm trong tuần và nắm bắt kế hoạch tuần tới.
	II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
III.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Văn nghệ chào đón năm học mới 
Cho HS hát tập thể các bài hát ca ngợi trường, lớp.
Gọi HS có năng khiếu thể hiện một vài tiết mục múa, hát
Hoạt động 2 : Nhận xét tuần
Lớp nhận xét
Từng tổ trưởng nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần của tổ
Lớp trưởng nhận xét chung
HS cho ý kiến
GV tổng hợp các ý kiến nhận xét và ý kiến của HS à rồi nhận xét
Nề nếp : Tương đối ổn định
Tác phong đảm bảo
Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Sách, vở đầy đủ, phần đa có bao bọc, có nhãn tên.
Tập trung ôn và học kiến thức mới.
Vệ sinh sạch sẽ.
* Tồn tại:
- Vài ngày đầu tuần xếp hàng ra vào lớp còn lộn xộn. Còn vài em sách vở bao bọc chưa hết. Trong giờ học, giời sinh hoạt còn ồn.
3. Triển khai tuần tới.
- Chuẩn bị văn nghệ chào đón ngày khai giảng ( 4/9)
- Chuẩn bị cờ, hoa.
- Kiểm tra bao bọc sách vở.
- Tham gia tập thể dục giữa giờ.
- ổn định nề nếp lớp học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_cao_thi_du.doc