Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 10

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 10

TUẦN 1 :

Môn học :

Tiết1 : Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008.

TOÁN

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. Mục tiêu :

· Giúp học sinh ôn tập về :

- Đọc viết các số đến 100.000.

- Phân tích cấu tạo số

- Tính chu vi của một hình .

- Rèn kỹ năng đọc, viết các số, phân tích số một cách thành thạo.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học :

- Kẻ sẵn bảng BT 2, Phiếu học tập BT 2.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

1. Giới thiệu bài mới :

- Trong chương trình toán lớp 3 các em đã học đến số nào? (100. 000). Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập về các số đến 100. 000.

 

doc 362 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
TUẦN 1
Từ ngày 25 / 8 đến ngày đến ngày 29 / 8 / 2008.
Thứ
Tiết
Môn học
Môn học
Hai
1
Chào cờ
1
Toán
Ôn tập các số đến 100 000
1
Âm nhạc
Ôn tập 3 bài hát và
1
Tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
1
Kỹ thuật
Vật liệu dụng cụ cắt khâu thêu
Ba
1
Thể dục
Bài 1
2
Toán
Oân tập các số đến 100 000 ( tt )
1
Lịch sử
Môn lịch sử và địa lý
1
Chính tả
Nghe viết: Dế mèn bênh vực kẻ yếu
1
Khoa học
Con người cần gì để sống
Tư
1
Luyện từ và câu
Cấu tạo của tiếng
1
Mỹ thuật
Vẽ trang trí màu sắc và cách pha màu
3
Toán
Ôn tập các số đến 100 000 ( tt )
1
Kể chuyện
Sự tích hồ Ba bể
1
Địa lý
Làm quen với bản đồ
Năm
2
Thể dục
Bài 2
2
Tập đọc
Mẹ ốm
4
Toán
Biểu thức có chứa một chữ
1
Tập làm văn
Thế nào là kể chuyện
2
Khoa học
Trao đổi chất ở người
Sáu
2
Luyện từ và câu
Luyện tập về cấu tạo của tiếng
1
Đạo đức
Trung thực trong học tập
5
Toán
Luyện tập
2
Tập làm văn
Nhân vật trong truyện
1
Sinh hoạt
Sơ kết tuần 1 – Hoạt động tập thể.
Chào mừng năm học mới 
TUẦN 1 : 
Môn học : 
Tiết1 : 
Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008.
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. MỤC TIÊU : 
 Giúp học sinh ôn tập về :
- Đọc viết các số đến 100.000. 
- Phân tích cấu tạo số
- Tính chu vi của một hình .
- Rèn kỹ năng đọc, viết các số, phân tích số một cách thành thạo.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Kẻ sẵn bảng BT 2, Phiếu học tập BT 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Giới thiệu bài mới : 
- Trong chương trình toán lớp 3 các em đã học đến số nào? (100. 000). Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập về các số đến 100. 000.
- Giáo viên viết số, một học sinh đọc 
Hỏi: Nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, chữ số hàng trăm, hàng nghìn và chữ số hàng chục nghìn.
- Một chục bằng bao nhiêu đơn vị ?
- Một trăm bằng bao nhiêu chục ?
+) Cứ 10 đơn vị ở một hàng lại hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
Hỏi: Em hãy nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài 1.
- Giáo viên kẻ sẵn tia số .
- 1 HS lên bảng điền vào chỗ chấm
- Chữa bài nhận xét 
H: Vì sao em viết đúng như vậy? (Gv rút ra quy luật viết các số trong dãy số).
- Tương tự với câu b 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp. 
- Nhận xét: Làm thế nào để viết tiếp được các số vào chỗ chấm ? 
2. Ôn lại cách đọc viết số và các hàng:
a). 83251
b). Tương tự như trên với các số 83001, 80201, 80001.
c). 1 chục = 10 đơn vị
 1 trăm = 10 chục
 1 nghìn = 10 trăm.
d). 20, 100, 1000, 40000.
3. Thực hành :
Bài 1/3 : a).
 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 36000, 37000, 38000, 39000, 40000, 41000, 42000 .
Bài 2 : Viết theo mẫu.
- Giáo viên kẻ bảng như SGK. Cho hs phân tích mẫu.
- Học sinh làm trên phiếu bài tập – 1 em lên bảng làm
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
Đọc số
42571
4
2
5
7
1
Bốn mươi hai nghìn năm trăm bảy mươi mốt 
63907
6
3
9
0
7
Sáu mươi ba nghìn chín trăm linh bảy 
91907
9
1
9
0
7
Chín mươi mốt nghìn chín trăm linh bảy
16212
1
6
2
1
2
Mười sáu nghìn hai trăm mười hai
802
8
0
2
Tám trăm linh hai 
70008
7
0
0
0
8
Bảy mươi nghìn không trăm linh tám 
- Học sinh kiểm tra bài của nhau theo cặp – Nhận xét.
- Cho học sinh đọc lại các số trên. - Giáo viên lưu ý cách đọc số;
VD: 70.008 ( Bảy mươi nghìn không trăm linh tám).
- 1 học sinh đọc bài 3.
- Bài 3 yêu cầu làm gì ?
- Gviên cho học sinh làm mẫu ý 1.
- Tương tự học sinh tự làm vào vở.
- Chữa bài nhận xét.
Học sinh thi đua 2 dãy vào vở nháp.
- Chữa bài nhận xét.
Bài 3 : a). Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu ) 
 8723; 9171; 3082; 7006
Mẫu : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
 3082 = 3000 + 0 + 80 + 2
 7006 = 7000 + 6
b). Viết theo mẫu.
Mẫu : 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232
7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
6000 + 200 + 30 = 6230
6000 + 200 + 3 = 6203
5000 + 2 = 5002
Bài 4: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài 
- Tính chu vi của các hình 
 - Giáo viên vẽ sẵn các hình lên bảng
- Gọi 3 Học sinh lên bảng – Cả lớp làm vào vở nháp 
- Chữa bài nhận xét 
Hỏi : Muốn tính chu vi các hình ta làm thế nào ?( Ta tính tổng tổng độ dài các cạnh của hình đó )
- Chu vi của hình MNPQ là ( 8 + 4 ) x 2 = 24 ( cm )
3. Tổng kết bài: 
- Cho học sinh nhắc lại kiến thức đã được ôn tập ( đọc viết các số đến 100.000, phân tích cấu tạo số và tính chu vi của các hình)
- Học bài và làm bài tập trong vở bài tập
- Chuẩn bị bài sau : ôn tập các số đến 100 000 ( Tiếp theo ).
RÚT KINH NGHIỆM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
..........
Môn học: 
Tiết1: 
TẬP ĐỌC 
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục đích yêu cầu : 
1. Đọc lưu loát toàn bài
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn 
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn ) 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu nghĩa câu chuyện; ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
3. Giáo dục học sinh lòng thương người, thông cảm và bênh vực kẻ yếu. 
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ (Sách giáo khoa ). 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
III. Các hoạt đôïng dạy học chủ yếu 
1. Mở đầu giới thiệu bài: Gv giới thiệu 5 chủ điểm của Sgk – y/cầu học sinh mở Sgk phần phụ lục 1 hs đọc tên 5 chủ điểm. 
- Giáo viên giảng qua 5 chủ điểm 
- Cho hs xem tranh minh hoạ chủ điểm : 
“Thương người như thể thương thân”
- Thể hiện con người yêu thương giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn. Hôm nay chúng bài tập đọc đầu tiên trong chủ điểm “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ”trích trong tập truyện “Dế mèn phiêu lưu ký ” của nhà văn Tô Hoài
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc: Giáo viên: Bài chia làm 4 đoạn.
Đoạn 1 : 2 dòng đầu 
Đoạn 2 : 5 dòng tiếp theo 
Đoạn 3 : 5 dòng tiếp theo 
Đoạn 4 : Phần còn lại 
- Lần 1 : 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
- Giáo viên sửa cách đọc và phát âm.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau lần 2, lần 3
- Kếùt hợp giải nghĩa các từ ngữ khó hiểu (phần chú giải Sách giáo khoa ).
- Học sinh đọc bài theo cặp
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: Giọng chậm rãi , chuyển giọng phù hợp với diễn biễn của câu chuyện.
b) Tìm hiểu bài
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và tìm hiểu Dế mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ?
(Dế mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng  bên tảng đá cuội ).
- ?: Đoạn 1 ý nói gì ? (Hoàn cảnh Dế mèn gặp Nhà Trò).
- Cho 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2
- Hỏi : Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ? ( Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột, cánh mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu chưa quen mở. Vì ốm yếu .. nghèo túng.
- Hỏi : Ngắn chùn chùn là ngắn như thế nào? ( Là ngắn đến mức quá đáng, trông khó coi )
Cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và thảo luận câu hỏi 2 theo nhóm bàn :
- Hỏi : Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đe doạ như thế nào ? ( trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện sau đấy chưa trả được thì chết, Nhà trò ốm yếu kiếm không đủ ăn, không trả được nợ . Bọn nhện đã đánh nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường đe bắt ăn thịt ).
- Hỏi : Qua đoạn 2 và 3 chúng ta thấy tình cảnh của chị Nhà Trò như thế nào ?
( Ý 2 : Tình cảnh đáng thương của chị Nhà Trò khi bị Nhện ức hiếp ).
- Cho học sinh đọc đoạn cuối – Trả lời câu hỏi
Hỏi: Những lời nói cử chỉ nào nói lên tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn ?
- Lời nói : Em đừng sợ, hãy về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
- Cử chỉ và hành động: xoè cả hai càng ra dắt Nhà Trò đi.
Giáo viên ghi bảng những chi tiết nói lên tấm lòng hào hiệp của Dế mèn.
- Hỏi: Theo em chị Nhà Trò có yên tâm đi cùng Dế mèn không?
Học sinh đọc lướt toàn bài nêu những hình ảnh nhân hoá mà thích và cho biết Vì sao em thích .
Ví dụ : Nhà Trò gục đầu bên tảng đá cuội, chị mặc áo thâm dài, người bự những phấn ( tả chị nhà Trò như một cô gái yếu đuối đáng thương ) 
- Dế mèn xoè cả hai càng ra baỏ Nhà Trò – Hình ảnh nay tả Dế Mèn như một võ sĩ oai vệ, lời nói mạnh mẽ, nghĩa hiệp 
- Dế mèn dắt Nhà Trò đi được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện –hình ảnh này cho thấy Dế Mèn dũng cảm che chở bảo vệ kẻ yếu.
*Rút ra nội dung chính của bài : 
c). Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm .
- Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài cả lớp phát hiện giọng đọc của từng đoạn
Đoạn 1: Đọc với giọng bình thường 
Đoạn 2: Đọc với giọng thể hiện cái nhìn ái ngại của Dế Mèn 
Đoạn 3: Lời Nhà Trò –giọng đọc đáng thương 
Đoạn 4: Lời nói của Dế Mèn mạnh mẽ thểû hiện sự bất bình thái độ kiên quyết 
- Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài :
 “ Tôi xoè cả hai càng ra....đến hết”
- Gv đọc mẫu- nhấn giọng những từ xoè, đừng sợ, độc ác 
- Học sinh đọc theo cặp 
- Gọi 3 hs thi đọc diễn cảm. Nhận xét –ghi điểm 
Luyện đọc từ khó:
- chùn chùn, 
- xoè, 
- nức nở
- cỏ xước
Tìm hiểu bài
- ngắn chùn chùn
- thui thủi
Nội dung :
Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa ...  tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hĩa ? 
GV nhận xét đánh giá .
2. Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi,vị của nước. 
a. Mục tiêu : Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất khơng màu, khơng mùi, khơng vị của nước. 
- Phân biệt nước và các chất lỏng khác .
 b. Các bước tiến hành :
 Bước1: GV yêu cầu HS đem cốc đựng nước và cốc đựng sữa ra quan sát và làm theo yêu cầu SGK.
Bước 2: Làm việc theo nhĩm.
Nhĩm trưởng điều khíển các bạn quan sát và trả lời câu hỏi 	
H: Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? 
- Làm thế nào để biết được điều đĩ?
Gợi ý để HS trả lời: 
+) Cụ thể nhìn vào hai cốc ta thấy cốc nước thì trong suốt, khơng cĩ màu thấy rõ chiếc thìa trong cốc cịn cốc sữa cĩ màu trắng .
+) Nếm : Cốc nước khơng cĩ vị cịn cốc sữa cĩ vị ngọt .
+) Ngửi :Cốc nước khơng mùi cốc sữa cĩ mùi thơm của sữa .
Bước 3: Làm việc cả lớp 
Đại diện nhĩm trình bày – Các nhĩm khác bổ sung.
Một vài học sinh nêu tính chất của nước.
Kết luận : 	Nước trong suốt, khơng màu, khơng vị .
3. Hoạt động 2 : Phát hiện hình dạng của nước :
a. Mục tiêu :
- HS khái niệm hình dạng nhất định .
- Biết dự đốn nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước .
b. Cách tiến hành :
Bước 1: GV yêu cầu các nhĩm lấy dụng cụ đựng nước đặt lên bàn .
- Mỗi nhĩm quan sát và đặt chai, lọ, cốc đĩ cĩ thể nằm ngang hay dốc ngược.
H : Khi thay đổi vị trí của chai lọ hình dáng của chúng cĩ thay đổi khơng ? ( khơng thay đổi ). 
Kết luận : Chai lọ, cốc là vật cĩ hình dạng nhất định .
Bước 2 : GV nêu vấn đề : Nước cĩ hình dạng nhất định khơng? 
- HS dự đốn về hình dạng của nước rồi tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự 
đốn của mình .
- HS rút ra kết luận về hình dạng của nước .
Lưu ý : HS cĩ thể đổ vào khoảng 1 phần 3 chai nước đậy nút chặt đặt chai ở vị trí khác nhau .
Bước 3: làm việc cả lớp. Đại diện cả nhĩm nĩi về cách tiến hành thí nghiệm của nhĩm mình và nêu ra kết luận về hình dạng của nước.
KL : Nước khơng cĩ hình dạng nhất định .
4. Hoạt động 3 : Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ?
a. Mục tiêu : 
- Làm thí nghiệm để rút ra tính chất nước chảy từ trên cao xuống thấp lan ra mọi phía.
- Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này .
b. Cách tiến hành : 
Bước 1: GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm rồi thực hiện nhận xét kết quả.
Bước 2 : Nhĩm trưởng điều khiển các bạn thực hiện.
GV theo dõi giúp đỡ HS .
Bước 3 : Làm việc cả lớp .
Đại diện các nhĩm nĩi về cách tiến hành thí nghiệm của nhĩm mình và nêu nhận xét . Kết luận : Nước chảy từ trên cao xuống thấp lan ra mọi phía .
- Liên hệ : Vì sao người ta lợp mái nhà, lát sân, đặt máng nước đều làm dốc. (để nước chảy nhanh )
5. Hoạt động 4: 
- Phát hiện tính thấm hoặc khơng thấm của nước đối với một số vật.
a. Mục tiêu : 
- Làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua và khơng thấm qua một số vật .
- Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này .
b. Cách tiến hành :
Bước 1 : GV nêu nhiệm vụ để biết được vật nào thấm qua vật nào khơng thấm qua.
HS làm thí nghiệm .
Bước 2 : HS tự bàn với nhau cách làm và làm thí nghiệm .
Đổ nước vào túi ni lơng, nhận xét xem nước cĩ chảy qua khơng. Rút ra KL.
Nhúng các vật như vải, giấy báo,  vào nước. Nhận xét .
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
Đại diện các nhốm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận .
Cho hs kể thêm những vật nào cho nước thấm qua, vật nào khơng cho nước thấm qua .
Ứng dụng của tính chất này là :	
- Dùng các vật liệu khơng cho nước thấm qua để làm đồ dùng chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa, 
- Dùng các vật khơng cho nước thấm qua để lọc nước đục .
Kết luận : Nước thấm qua một số vật .
6. Hoạt động 5: 
- Phát hiện nước cĩ thể hoặc khơng cĩ thể hịa tan một số chất .
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ cho các nhĩm .
Bước 2: HS thí nghiệm theo nhĩm : Cho một ít đường , muối , cát vào 3 cốc nước khác nhau , khuấy đều và nhận xét .
Bước 3: Làm việc cả lớp :
Thống nhất ý kiến . Nước cĩ thể hịa tan một số chất .
7. Tổng kết bài :
- HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau : Ba thể của nước .
* Nhâïn xét sử dụng đồ dùng dạy học:
-.
-.
-.
	 Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 20: ÔN TẬP TIẾT 7- KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ĐỌC
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 10 : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 2)
I. Mục tiêu : Học xong bài này HS cĩ khả năng hiểu được: 
- Thời giờ là cái quý nhất cần phải tiết kiệm .
- Cách tiết kiệm thời giờ.
- Biết sử dụng và quý trọng thời giờ một cách tiết kiệm .
II. Tài liệu và phương tiện 
1. Kiểm tra bài cũ : Hỏi: Mi –chi –a cĩ thĩi quen sử dụng thời giờ như thế nào? Sau đĩ em hiểu ra điều gì ?
 H: Vì sao phải tiết kiệm thời giờ ?
2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân BT1- SGK 
- HS đọc bài tập 1. Nêu yêu cầu bài 1
- HS nhắc lại cách giơ thẻ theo quy ước. GV lần lượt dán từng ý lên bảng, lớp giơ thẻ và trả lời vì sao lại chọn thẻ đó? 
GV kết luận : Các việc làm tiết kiệm thời giờ :
a) Ngồi trong lớp Hạnh luơn chú ý nghe giảng, cĩ điều gì em chưa hiểu em tranh thủ hỏi .
b) Lâm cĩ thời gian biểu quy định rõ thời gian học, chơi, làm việc nhà 
c) Khi đi chăn trâu,Thành vừa ngồi trên lưng trâu vừa học bài.
Các việc làm khơng phải là tiết kiệm thời giờ :
d) Sáng nào đến giờ dậy Nam cũng cố nằm trên giường, mẹ giục mãi mới dậy.
đ) Hiền cĩ thĩi quen vừa ăn cơm vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.
e) Chiều nào Quang cũng đi đá bĩng, tối về xem ti vi đến khuya.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhĩm đơi – BT4 
HS thảo luận về việc bản thân đã sử dụng thời gian như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới .
- GV mời HS trình bày trước lớp .
- Cả lớp trao đổi nhận xét .
GV khen ngợi những em đã biết tiết kiệm thơi giờ và nhắc nhở những em cịn sử dụng lãng phí thời giờ .
+) Kết luận chung : Thời giờ là cái quý nhất cần phải tiết kiệm. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc cĩ ích một cách hợp lí, cĩ hiệu quả.
2 HS đọc lại ghi nhớ .
4. Hoạt động nối tiếp :
- Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày .
TỐN
Tiết 50: TÍNH CHẤT GIAO HỐN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết tính chất giao hốn của phép nhân .
- Vận dụng tính chất giao hốn để tính tốn. 
II. Đồ dùng dạy học :
 Phiếu học tập 
III. Các hoạt động - dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ : 2HS lên chữa bài :
Lớp chữa bài nhận xét .
2. Giới thiệu bài 
GV giới thiệu mục a
1 HS nhắc lại
H: Bài y/cầu làm gì? HS tính và so sánh kết quả các phép tính.
Nhận xét các phép tính.
GV giới thiệu mục b
GV treo bảng phụ cĩ các cột ghi giá trị của a, b; a x b; b x a 
H : Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8.
H: Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào? ( b x a ). Khi đó giá trị của b x a có thay đổi không?
HS nhắc lại .
Bài 1: HS đọc y/cầu của BT viết số thích hợp vào ơ trống 
HS tự làm bài rồi chữa bài 
H: Dựa vào đâu để em điền được vào ơ trống? 
Bài 2:	HS làm bảng con 
– 1HS lên bảng làm bài a, b 
H : Chưa học nhân với 3,4 chữ số ta làm như thế nào ?
Bài 3: HS làm bài vào vở - Chữa bài và nhận xét
Cho HS cộng nhẩm rồi so sánh, vận dụng tính chất giao hốn để rút ra kết luận, khơng cần tính .
Bài 4 : H: BT yêu cầu chúng ta làm gì? ( điền số ).
Lớp suy nghĩ và làm vào vở. Để kết quả phép nhân bằng a ta nhân a với số nào để bằng chính nĩ.
a. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức :
7 x 5 và 5 x 7
7 x 5 = 35 ; 5 x 7 = 35
7 5 = 5 7
Từng cặp hai phép nhân cĩ các thừa số giống nhau thì bằng nhau
b.Viết kết quả vào ơ trống: 
a
b
a x b
b x a
4
6
5
8
7
4
4 8 = 32
6 7 = 42
5 4 = 20
8 4 = 32
7 6 = 42
4 5 = 20
Giá trị của a b và b a luơn luơn bằng nhau ta rút ra 
 a b = b a 
Kết luận : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đĩ khơng thay đổi.
3.Thực hành :
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
a) 4 x 6 = 6 x 4 ; 207 x 7 = 7 x 207
b) 3 x 5 = 5 x 3 ; 2138 x 9 = 9 x 2138 
Bài 2: Tính
x
x
 1357 40263 
 5 7
 6785 281841
x
x
 853 1326 
 7 5
 5971 6630
Bài 3: Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau.
4 2145 = ( 2100 + 45 ) 4 	
10287 5 = ( 3 +2 ) 10287 
 3964 6	 = (4 + 2) (3000 + 964 )
Bài 4
a) a 1 = 1 a = a
b) a 0 = 0	 a = 0
 4. Củng cố – dặn dò :
- 1 em nêu tính chất giao hốn của phép nhân . 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm BT trong vở bài tập.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 20:	KIỂM TRA ĐỊNH KỲ PHẦN VIẾT
SINH HOẠT LỚP
Tiết 10 : SINH HOẠT CUỐI TUẦN 10.	
HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I. Mục tiêu :
- Nxét các mặt hoạt động trong tuần, những việc làm đã đạt được và những hạn chế. 
- Triển khai kế hoạch tuần tới.
- HS nắm được chủ đề mà Gv đưa ra: Phát động phong trào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
II.Tiến hành sinh hoạt :
1. Lớp trưởng, tổ trưởng nhận xét các hoạt động nề nếp trong tuần. 
2. GV nhận xét chung :
+) Ưu điểm : Trong tuần qua các em vẫn duy trì tốt nề nếp và hoạt động hàng ngày như đi học chuyên cần, duy trì nề nếp như xếp hàng, sinh hoạt, thể dục, giữ vệ sinh trường lớp . Học bài và làm bài đầy đủ , học kết hợp với ơn tập chuẩn bị thi giữa học kì có kết quả tốt .
- Tiến hành thi giữa học kì vào thứ tư, thứ sáu .
- Hưởng ứng tốt phong trào thi đua như tuần học tốt , giờ học tốt. 
- Tham gia tích cực các hoạt động phong trào văn nghệ .
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. Thực hiện tốt AT giao thơng .
+) Hạn chế : 
Một số em vệ sinh cá nhân chưa đảm bảo như em : Na, Hà
Cẩu thả khi làm bài : em Duy, Kiều Linh, Thu Hà
 3. Kế hoạch tuần tới :
- Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt nề nếp hàng ngày .
- Phát động phong trào thi đua.
- Học chương trình tuần 11. GV thường xuyên kiểm tra chấm chữa bài và cĩ biện pháp khắc phục kịp thời .
- Thực hiện tốt an tồn giao thơng .
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp .
III. Phát động phong trào chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
- Để chuẩn bị tốt cho ngày Nhà giáo Việt nam , hưởng ứng phong trào của Đội đề ra. Mỗi khối lớp thi đua lập thành tích bằng việc làm cụ thể đó là đăng ký “tuần học tốt”, “ tiết học tốt”. Thi đua giành nhiều hoa điểm 10 dâng lên tặng thầy cô giáo.
- Tiếp tục luyện tập văn nghệ.
- Các nhóm thảo luận .
- Các nhóm trưởng lên ký giao ước thi đua.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1 den 10.doc