Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2010-2011

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2010-2011

TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN

THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (Nội dung Ghi nhớ).

- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (mục III).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy khổ to và bút dạ .

- Bài văn về hồ Ba Bể (viết vào bảng phụ).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 131 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 (23/8/2010 – 27/8/2010)
Thứ hai, ngày 23 tháng 8 năm 2010
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu. 
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ SGK; tranh ảnh Dế Mèn, Nhà Trò; truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
- Băng giấy viết sẵn câu đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1. Ổn định :
- Nhắc nhở HS ngồi trật tự để chuẩn bị học bài.
 2. Mở đầu:
- GV giới thiệu 5 chủ điểm ở HKI
- Yêu cầu HS mở SGK trang 182
- Gọi HS đọc tên 5 chủ điểm
3. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:
- Chủ điểm đầu tiên các em học đó là chủ điểm: “Thương người như thể thương thân” – thể hiện tình cảm của con người biết yêu, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Tình cảm cao quý đó được minh hoạ qua bài học: “Dế Mèn bênh vực bạn yếu”
- GV ghi tựa lên bảng.
- GV treo tranh, giới thiệu hình dáng của Dế Mèn và Nhà Trò.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
 - Gọi HS đọc toàn bài
 - Bài được chia làm 4 đoạn.
* Đọc nối tiếp lần 1:
- Phát âm: ngắn chùn chùn, ăn hiếp.
* Đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ đã chú 
thích:
- Khen những HS đọc đúng, nhắc cả lớp học tập theo bạn
* Đọc nối tiếp lần 3
- GV đọc diễn cảm cả bài- giọng chậm rãi- chuyển giọng linh hoạt phù hợp diễn biến câu chuyện.
b) Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: Hoạt động cả lớp.
- Tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau:
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh thế nào?
* Đoạn 2: Hoạt động cả lớp.
- Tìm những chi tiết cho thấy Nhà Trò rất yếu ớt?
* Đoạn 3: Hoạt động nhóm đôi
- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
+ Thui thủi: cô đơn một mình lặng lẽ không ai bầu bạn.
* Đoạn 4: Hoạt động nhóm bàn
- Những lời nói. Cử chỉ nào nói lên lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, vì sao?
c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
- Đọc nối tiếp 4 HS.
- Bạn đọc nhấn giọng từ nào?
- Đoạn 2 đọc giọng như thế nào?
- Lời kể lể của Nhà Trò giọng như thế nào?
- Lời nói của Dế Mèn giọng đọc như thế nào? thể hiện điều gì? 
* Luyện đọc diễn cảm đoạn văn: Hoạt động cá nhân.
+ GV treo đoạn 3 lên bảng và gọi 1 HS đọc.
 + Bạn đọc nhấn giọng từ nào?
* Luyện đọc diễn cảm: Hoạt động nhóm đôi.
+ Đọc diễn cảm nhóm đôi đoạn 3.
* Thi đua đọc diễn cảm.
- Gọi 4 HS đọc diễn cảm theo từng đoạn.
- Bạn nào đọc hay nhất?
+ GV treo tranh ở SGK
- Nội dung bức tranh diễn đạt rõ nét ở điểm nào?
- Đoạn 2, 3, 4 có nội dung gì?
- Bài tập đọc có ý nghĩa gì?
4. Củng cố, dặn dò:
- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài: Mẹ ốm SGK/9. 
- Nhận xét , tuyên dương.
- HS cả lớp.
- Lắng nghe.
- HS cả lớp .
- 2 HS đọc.
- HS nhắc.
- HS quan sát.
- 1 HS đọc cả bài.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- 3 HS lần lượt phát âm.
- Đọc đoạn 1 giải nghĩa từ: cỏ xước, Nhà Trò.
- Đọc đoạn 2 giải nghĩa: bự, áo thâm.
- Đọc đoạn 3 giải nghĩa: lương ăn.
- Đọc đoạn 4 giải nghĩa: ăn hiếp.
- 4 HS đọc 4 đoạn của bài.
- HS chú ý lắng nghe
- HS hoạt động nhóm 4
- HS đọc thầm đoạn 1
- Dế Mèn đí qua. . . ., nghe tiếng khóc tỉ tê,  , chị Nhà Trò gục đầu trên tảng đá cuội. 
- HS đọc thầm đoạn 2
bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn . . . , cánh mỏng, ngắn chùn chùn quá yếu, chưa 
quen mở, . . . 
- HS đọc thầm đoạn 2
- Mẹ Nhà Trò vay lương ăn., đánh, . chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt. 
- Lời nói: em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. 
+ Cử chỉ, hành động, xòe cả hai càng ra; dắt Nhà Trò đi.
- HS lần lượt nêu.
- 1 HS đọc đoạn 1
- Tiếng khóc tỉ tê, chị Nhà trò, gục đầu.
- 1 HS đọc đoạn 2
- Đọc chậm tả hình dáng Nhà Trò, thể hiện cái nhìn ái ngại của dế Mèn với Nhà Trò.
- 1 HS đọc đoạn 3
- Giọng đáng thương. 
- 1 HS đọc đoạn 4
- Giọng mạnh mẽ thể hiện sự bất bình...
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- HS thi đua đọc diễn cảm.
- 1 HS đọc đoạn văn với giọng phù hợp.
Mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng, đánh em, bắt em, vặt cánh ăn thịt.
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Nhóm đôi làm việc.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- Đoạn 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò.
- HS lần lượt nêu.
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu xoá bỏ áp bức bất công.
- HS lần lượt nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
--------------------------------------
Tiết 2: TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO
I. Mục tiêu: 
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
III. Hoạt động Dạy – Học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. KTBC: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
- Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào?
- Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000.
- GV ghi tựa lên bảng.
 3.2. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng:
a) GV viết số: 83251, yêu cầu hs đọc và nêu tên hàng ở các số
b) Hướng dẫn tương tự với các số: 83001, 80201, 80001.
c) Cho hs nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề
d) Cho hs nêu:
- Các số tròn chục
- Các số tròn trăm
- Các số tròn nghìn
- Các số tròn chục nghìn.
3.3. Thực hành:
Bài 1:
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b .GV gợi ý HS :
 a/+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
 b/ + Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì?
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
 Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS tự làm bài . 
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
- GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3: (ý a/ viết được 2 số, ý b/ viết được dòng 1)
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm. 
4. Củng cố, dặn dò:
- GV NX tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Số 100 000.
- Đọc: Tám mươi ba nghìn hai trăm năm mươi mốt; 
- 1 chục bằng 10 đơn vị; 1 trăm bằng 10 chục
- HS lần lượt nêu
- HS nêu yêu cầu .
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Các số tròn chục nghìn .
- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
- Là các số tròn nghìn.
- Hơn kém nhau 1000 đơn vị.
- 2 HS lên bảmg làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
- HS kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào VBT . 
- HS làm bài vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
- HS cả lớp.
----------------------------------------
TIẾT 3: ĐẠO ĐỨC
Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng học tập:
- SGK đạo đức - Vở BT đạo đức
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: hát vui
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập
3.2. Tìm hiểu bài:
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
 - Cho HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống
- GV tóm tắt cách giải quyết: Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm và nộp sau
- Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
b) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV nêu yêu cầu bài tập 1
- GV kết luận:
+ Việc c là trung thực trong học tập
+ Việc a, b, d, là thiếu trung thực trong học tập
c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Cho HS thảo luận nhóm theo bài tập 2
- GV kết luận:
ý kiến b, c là đúng; ý kiến a là sai
- Đọc phần ghi nhớ trong SGK.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- Cho HS tự liên hệ bản thân
- Các nhóm chuẩn bị nội dung bài tập5
- HS nhắc lại tựa bài
- HS đọc và tìm cách giải quyết các tình huống
- HS nêu các cách giải quyết: Liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
- HS làm việc cá nhân
- Trình bày ý kiến trao đổi 
- Thảo luận nhóm:
- Đại diện nhóm trả lời; giải thích lý do lựa chọn của mình.
- Vài em đọc.
------------------------------------------
Thứ ba, ngày 24 tháng 8 năm 2010
TIẾT 1: Chính tả (Nghe – viết)
Bài viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe - viết và trình bày đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập CT phương ngữ: BT (2) a/b; hoặc do GV soạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Ba tờ phiếu khổ to hoặc bảng quay viết sẵn nội dung.
- Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : (không có)
 3. Bài mới :
* Giới thiệu bài: 
- Chính tả (Nghe – viết) Dế mèn bênh vực kẻ yếu
a) Đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt (chú ý phát âm rõ ràng, tạọ điều kiện cho HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng).
- Nhắc nhở HS : ghi tên bài vào giữa dòng, sau khi chấm xuống dòng chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô li, chú ý ngồi viết đúng tư thế.
- GV đọc từng cụm từ, từng câu cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lượt cho HS viết theo tốc độ quy định ở lớp 4.
b) Đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt.
- Chấm 7 – 10 bài.
- Nêu nhận xét chung.
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
 * Bài tập 2a (hoặc b)
- Nhận xét kết quả làm bài, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
 * Bài tập 3:
- GV tổng kết, nhận xét nhanh những HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại những lỗi HS hay viết sai và lẫn lộn để HS khắc sâu.
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc lòng hai câu đố ở bài tập 3 để đố lại người khác.
- HS theo dõi  ... huyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài :Viết thư (kiểm tra viết)
- Nhận xét tiết học .
- Cả lớp lắng nghe thực hiện.
- 1 HS trả lời câu hỏi .
- 1 HS kể lại 
- Lắng nghe .
- 1 HS nhắc lại tựa bài.
- 2 HS đọc đề bài 
- HS trả lời.
- Lắng nghe 
- 2 HS đọc thành tiếng. 
- HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn. 
- Trả lời tiếp nối theo ý mình. 
- HS khác nhận xét. 
- Kể chuyện theo nhóm, 1 HS kể, các em khác lắng nghe, bổ sung, góp ý cho bạn 
- 4 HS thi kể 
- Nhận xét 
- Tìm ra một bạn kể hay nhất , 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ.
- 1 HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
------------------------------------------
TIẾT 2: TOÁN
GIÂY, THẾ KỈ
I. Mục tiêu: 
- Biết đơn vị giây, thế kỉ
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉvà năm.
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một chiếc đồng hồ thật , loại có cả ba kim giờ , phút, giây và có các vạch chia theo từng phút .
- GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ và giấy khổ to.
III. Hoạt động Dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. KTBC: 
- GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 4 của tiết 19.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
3.1.Giới thiệu bài: 
- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đơn vị đo thời gian nữa, đó là giây và thế kỉ.
3.2. Giới thiệu giây, thế kỉ: 
 * Giới thiệu giây:
- GV cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ.
- GV hỏi: Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (Ví dụ từ số 1) đến số liền ngay sau đó (ví dụ số 2) là bao nhiêu giờ ?
- Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút ?
- Một giờ bằng bao nhiêu phút ?
- GV chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì ?
- GV giới thiệu: Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây.
- GV yêu cầu HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu ?
- Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây.
- GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây.
 * Giới thiệu thế kỉ:
- GV: Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1 thế kỉ dài khoảng 100 năm.
- GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu:
+ Đây được gọi là trục thời gian. Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau.
+ Người ta tính mốc các thế kỉ như sau:
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất.
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai.
- Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ ba.
- Từ năm 301 đến năm 400 là thế kỉ thứ tư 
- Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi.
- GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi:
+ Năm 1879 là ở thế kỉ nào ?
+ Năm 1945 là ở thế kỉ nào ?
+ Em sinh vào năm nào ? Năm đó ở thế kỉ thứ bao nhiêu ?
+ Năm 2005 ở thế kỉ nào ? Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu ? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào ?
- GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ mười lăm ghi là XV.
- GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 Bằng chữ số La Mã.
 3.3. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- GV hỏi: Em làm thế nào để biết phút = 20 giây ?
- Làm thế nào để tính được 1 phút 8 giây = 68 giây ?
- Hãy nêu cách đổi thế kỉ ra năm ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2 (a, b)
- GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vào VBT.
4. Củng cố- Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
 Số gam bánh nặng là :
 150 x 4 = 600 (g)
 Số gam kẹo nặng là :
 200 x 2 = 400 (g)
 Số kg bánh và kẹo nặng là :
 600 + 400 = 1000 (g) = 1 kg 
 Đáp số: 1 kg.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS quan sát và chỉ theo yêu cầu.
- Là 1 giờ.
- Là 1 phút.
- 1 giờ bằng 60 phút.
- HS nêu 
- HS nghe giảng.
- Kim giây chạy được đúng một vòng.
- HS đọc: 1 phút = 60 giây.
- HS nghe và nhắc lại: 1 thế kỉ = 100 năm.
- HS theo dõi và nhắc lại.
+ Thế kỉ thứ mười chín.
+ Thế kỉ thứ hai mươi.
+ HS trả lời.
+ Thế kỉ hai mươi mốt. Tính từ năm 2001 đến năm 2100.
+ HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng chữ số La Mã.
+ HS viết: XIX, XX, XXI.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Theo dõi và chữa bài.
- Vì 1 phút = 60 giây nên phút = 60 giây : 
3 = 20 giây.
- Vì 1 phút = 60 giây. Nên 1 phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây.
- 1 thế kỉ = 100 năm, vậy thế kỉ = 100 năm : 2 = 50 năm.
- HS làm bài.
a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ XIX. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ XX.
b) Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ XX.
- HS cả lớp.
------------------------------------------
TIẾT 3: ĐỊA LÍ
BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở VÙNG NÚI HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU:
- Nêu đưịơc một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bật thang.
+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,
+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,
+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoật động sản xuất của người dân: làm ruộng bật thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, thường bị sụp, quanh co, lở vào mùa mưa.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK.Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản..
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
- Kể tên một số dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
- Mô tả nhà sàn và giải thích tại sao người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở?
- Người dân ở vùng núi cao thường đi lại và chuyên chở bằng phương tiện gì? Tại sao?
- GV nhận xét
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
3.2. Trồng trọt trên đất dốc:
* Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
- Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
- Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
3.3. Nghề thủ công truyền thống:
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- Nhận xét về hoa văn và màu sắc của hàng thổ cẩm.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
3.4. Khai thác khoáng sản:
* Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
- Kể tên một số khoáng sản có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
- Tại sao chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ và khai thác khoáng sản hợp lí?
- Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
- Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
4. Củng cố, dặn dò:
- Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
- Chuẩn bị bài: Trung du Bắc Bộ.
- HS trả lời
- HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên của Việt Nam
- HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi
- Giúp cho việc lưu giữ nước, chống xói mòn.
- HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận trong nhóm theo các gợi ý
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS bổ sung, nhận xét
- HS quan sát hình 3, đọc mục 3, trả lời các câu hỏi
- Quặng a-pa-tit được khai thác ở mỏ, sau đó được chuyển đến nhà máy a-pa-tit để làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá), quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất phân lân để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp
- HS nêu
------------------------------------------
TIẾT 4: KỂ CHUYỆN
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe-kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ truyện.
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Mời 2 – 3 em kể lại truyện về lòng nhân hậu ở tiết trước
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Tiết học này các em sẽ được nghe kể câu chuyện: Một nhà thơ chân chính của Vương quốc: Đa-ghét-xtan. Nhà thơ trung thực, thẳng thắn, thà chết trên giàn kửa thiêu chứ nhất định không hát bài ca trái với lòng mình.
3.2. GV kể chuyện:
- Kể lần 1 kết hợp giải nghĩa từ khó
- Kể lần 2: Treo bảng phụ
- GV kể kết hợp tranh minh hoạ đoạn 3.
- Kể lần 3: GV kể
3.3. Hướng dẫn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của truyện:
a)Yêu cầu 1:
- Dân chúng phản đối nhà vua bạo ngược bằng cách nào?
- Nhà vua độc ác đã làm gì?
- Thái độ của mọi người thế nào?
- Vì sao vua thay đổi thái độ?
b)Yêu cầu 2:
 - Kể chuyện theo nhóm
- Thi kể chuyện
- GV nhận xét, khen hs kể tốt
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ý nhĩa của chuyện?
- Nhận xét giờ học và biẻu dương những em kể tốt
- Về nhà tập kể lại cho mọi người cùng nhe
- Hát
- 2 em kể chuyện về lòng nhân hậu.
- Nghe giới thiệu
- HS nghe
- Nghe, tìm hiểu nghĩa từ khó.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu.1 em đọc to
- HS nghe
- Quan sát tranh
- HS nghe
- 1 em đọc các câu hỏi
- 2 em trả lời, lớp bổ xung
- Ra lệnh bắt giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
- Mọi người lần lượt khuất phục, chỉ có 1 người im lặng.
- Vì vua khâm phục, kính trọng lòng trung thực của nhà thơ.
- 1 em đọc yêu cầu 2, 3
- Từng cặp tập kể từng đoạn và cả chuyện và trao đổi ý nghĩa
- Xung phong kể trước lớp
- Lớp nhận xét
------------------------------------------
TIẾT 5: SINH HOẠT LỚP
------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 chuan tuan 1 4.doc