Giáo án các môn khối 4 - Tuần 14 năm 2014

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 14 năm 2014

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CHUẨN BỊ:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 135, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 14 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
thø 2 Ngµy so¹n : 22/ 11 / 2014
 Ngµy d¹y : 24/ 11 / 2014
TẬP ĐỌC (Tiết 27): CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ: 
 Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 135, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Néi dung- HO¹T §éNG
Nh÷ng l­u ý
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’” Văn hay chữ tốt”
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
- Nhận xét, tuyên dương HS. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ1: Luyện đọc: 8’
- Ban học tập điều hành
+ 1 bạn đọc toàn bài. Lớp đọc thầm, chia đoạn
+ HĐN4:- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm ( lắng nghe, sửa sai cho bạn)
-Tìm từ khó và luyện đọc từ khó.
+ Đọc từng đoạn trước lớp 
+ Đọc chú giải
HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’
 - HĐ cá nhân: Đọc thầm bài
 - HĐ nhóm 4 trả lời c¸c câu hỏi ở sách giáo khoa.
HĐ3: Đọc diễn cảm: 4’
HĐN4: Đọc, tìm từ nhấn giọng, ngắt nghỉ
- Thi đọc diễn cảm, bình chọn người đọc hay. 
4. Củng cố: 5’
- Liên hệ giáo dục: 
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
+ Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù có hay thầy vẫn cho điểm kém. 
+ Nhận xét, bổ sung. 
Lưu ý: kị sĩ, bảnh, nắp, tráp, rấm, 
Giọng đọc chậm rãi, rõ ràng. Nhấn giọng những từ ngữ chỉ hành động, trạng thái của các nhân vật.
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. 
+ Bình chọn người đọc hay. 
Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. 
TOÁN (Tiết 66): MỘT TỔNG CHIA CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
* Bài 1, bài 2 (Không yêu cầu HS phải học thuộc các tính chất này)
II. CHUẨN BỊ: 
GV: kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Néi dung- HO¹T §éNG
Nh÷ng l­u ý
1. Khởi động: 1’
2. Bài mới: 
a Giới thiệu bài: 1’
b. Tìm hiểu bài: 
1. So sánh giá trị của biểu thức 
HĐ1: Cả lớp: 15’
- Ghi lên bảng hai biểu thức: 
 (35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7 
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức và so sánh kết quả. 
- Vậy ta có thể viết: 
 (35 + 21): 7 = 35: 7 + 21: 7 
*Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số 
3. Luyện tập- thực hành 
 Bài 1a: Tính bằng hai cách. 
Lớp làm vở, đổi chéo kiểm tra theo nhóm đôi.
- Nhận xét, tuyên dương. 
Bài 1b: Tính bằng hai cách (theo mẫu)
 Lớp làm vở, đổi chéo kiểm tra theo nhóm đôi.
- Nhận xét, tuyên dương. 
 Bài 2: Tính bằng hai cách (theo mẫu)
Lớp làm vở, đổi chéo kiểm tra theo nhóm đôi.
- Nhận xét, tuyên dương. 
4. Củng cố, dặn dò: 3’
- HS nêu quy tắc một tổng chia cho một số.
- Nhận xét tiết học. 
- HS nghe giới thiệu. 
- HS hoạt động nhóm đôi.
Công thức: (a + b): c = a: c + b: c
+ GV gọi HSY lên bảng. 
+ GV hướng dẫn bài mẫu. Sau đó gọi HSTB lên bảng. 
+ GV hướng dẫn bài mẫu. Sau đó gọi HSTB lên bảng. 
CHÍNH TẢ (Tiết 14): Nghe – viết: CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng bài văn ngắn.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b, BTCT do GV soạn.
II. CHUẨN BỊ: 
Bài tập 2a hoặc 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp. 
Giấy khổ to và bút dạ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Néi dung- HO¹T §éNG
Nh÷ng l­u ý
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ. 5’
 GV đọc: tiềm năng, phim truyện, hiểm nghèo, huyền ảo,... 
- Nhận xét về chữ viết của HS. 
3. Bài mới. 
 a. Giới thiệu bài: 1’
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả: 
 * Tìm hiểu nội dung đoạn văn
+ Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào?
 * Hướng dẫn viết từ khó: 
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết trong nhóm. 
 * Viết chính tả
GV đọc cho HS viết bài. 
 + GV nhận xét 8-10 bài, tuyên dương những HS có tiến bộ về chữ viết, ít sai lỗi. 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập: 12’
Bài 2: (Bài tập lựa chọn)
b. Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Thi tiếp sức làm bài. 
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. 
Bài 3: (Bài tập lựa chọn)
a) Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Phát bảng nhóm. HS làm việc trong nhóm. 
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc lại các từ vừa tìm được. 
4. Củng cố- dặn dò: 3’
- GV goi HS viết lại một số từ đã viết sai.
Nhận xét tiết học 
- HS hát. 
HS lên bảng viết bài
- Lắng nghe. 
 + Bạn nhỏ khâu cho búp bê một chiếc áo rất đẹp., cổ cao, tà loe, mép áo viền vải xanh, khuy bấm như hạt cườm. 
-Lưu ý các từ khó: phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu 
+ HS viết bài. 
+ HS đổi vở dò bài theo nhóm đôi. 
Lưu ý: Mỗi HS chỉ điền 1 từ. 
Lời giải: lất phất, đất, nhấc, bật lên, rất nhiều, bậc tam cấp, lật, nhấc bổng, bậc thềm. 
- Báo cáo kết quả. 
- Sấu, siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng ngời, sáng suốt, sáng ý, sành sỏi, sát sao, ... 
- Xanh, xa, xấu, xanh biếc, xanh non, xanh mướt, xanh rờn, xa vời, xa xôi, xấu xí, xum xuê,.. 
thø 3 Ngµy so¹n : 23/ 11 / 2014
 Ngµy d¹y : 25 11 / 2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 27): LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI 
I. MỤC TIÊU: 
Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt CH với các từ nghi vấn ấy (BT3, BT4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5).
II. CHUẨN BỊ: 
Bài tập 3 viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Néi dung- HO¹T §éNG
Nh÷ng l­u ý
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 5’
+ Câu hỏi dùng để làm gì? Cho ví dụ?
+ Hãy đặt 2 câu hỏi: câu dùng để hỏi người khác,1 câu tự hỏi mình. 
3. Bài mới. 
 a. Giới thiệu bài: 1’
b. Hướng dẫn luyện tập. 
Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu... 
- Đặt câu sửa chữa cho nhau theo nhóm đôi. 
- Nhận xét chung về các câu hỏi của HS. 
Bài 3: Tìm từ nghi vấn trong các câu sau. 
HS tự làm bài, đổi chéo vở, kiểm tra theo nhóm đôi. 
Bài 4: Với mỗi từ hoặc cặp từ... 
+ HS đọc lại các từ nghi vấn ở bài tập 3. 
- HS tự làm bài, HS nhận xét, chữa bài của bạn. 
- Nhận xét HS về cách đặt câu. 
Bài 5 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Yêu cầu HS trao đồi trong nhóm. 
+ Thế nào là câu hỏi?
4. Củng cố- dặn dò: 3’ 
- Nêu cách nhận biết câu hỏi.
- Nhận xét tiết học
- HS hát. 
+ Câu hỏi dùng để hỏi về... 
+ Nhận xét, bổ sung. 
- Lần lượt HS nói câu mình đặt. 
 - HSTB lên bảng dùng phấn màu gạch chân các từ nghi vấn. HS dưới lớp gạch chì vào SGK. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận với nhau. 
+ Câu a), d) là câu hỏi vì chúng dùng để hỏi điều mà bạn chưa biết. 
+ Câu b), c), e) không phải là câu hỏi. Vì câu b) là nêu ý kiến của người nói. Câu c), e) là nêu ý kiến đề nghị. 
TOÁN (Tiết 67): CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
 -Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư).
* Bài 1 (dòng 1, 2), bài 2 
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Néi dung- HO¹T §éNG
Nh÷ng l­u ý
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập - Nhận xét, tuyên dương. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’ 
 b. Tìm hiểu bài: 
1. Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 128 472: 6; 230 859: 5 
Nhận xét kết quả 2 phép chia trên.
2. Luyện tập- thực hành 
 Bài 1
Lớp làm vở, đổi chéo kiểm tra theo nhóm đôi.
- Nhận xét, tuyên dương. 
 Bài 2: 
Lớp làm vở, đổi chéo kiểm tra theo nhóm đôi.
- Nhận xét, tuyên dương. 
4. Củng cố, dặn dò: 3’
+ GV củng cố bài học. 
- Nhận xét tiết học 
- HS lên bảng làm bài. 
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
- GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện phép chia theo nhóm đôi. 
Lưu ý: Số dư luôn nhỏ hơn số chia. 
- GV gọi HSY lên bảng. 
- HSTB lên bảng. 
KỂ CHUYỆN (Tiết 14): BÚP BÊ CỦA AI?
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê (BT2).
- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết gìn giữ, yêu quí đồ chơi.
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh minh họa truyện trong SGK, trang 138 (phóng to nếu có điều kiện)
Các băng giấy nhỏ và bút dạ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Néi dung- HO¹T §éNG
Nh÷ng l­u ý
1. Khở động: 1’
2. Bài cũ: 5’ 
- Gọi HS kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó. 
- Nhận xét tuyên dương HS. 
3. Bài mới. 
 a. Giới thiệu bài: 1’
 b. Hướng dẫn kể chuyện. 
HĐ1: GV kể chuyện: 5’
- GV kể lần 1: Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. 
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ tranh minh họa. 
HĐ2: Hướng dẫn tìm lời thuyết minh: 25’
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh. 
- Gọi các nhóm khác có ý kiến bổ sung. 
- Nhận xét, sửa lời thuyết minh. 
 * Kể chuyện bằng lời của búp bê. 
+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào?
- Khi kể phải xưng hô như thế nào?
- HS giỏi kể mẫu trước lớp. 
- HS kể chuyện trong nhóm. 
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. 
- Gọi HS nhận xét bạn kể. 
- Nhận xét chung, bình chọn bạn kể hay nhất. 
4. Củng cố- dặn dò: 3’ø 
+ Câu chuyện muốn nói tới các em điều gì?
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
- 2 HS kể chuyện. 
+ Nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. 
- Đọc lại lời thuyết minh. 
GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn. 
+ Phải biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi 
thø 4 Ngµy so¹n : 24/ 11 / 2014
 Ngµy d¹y : 26/ 11 / 2014
TẬP ĐỌC: CHÚ ĐẤT NUNG (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).
- Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống đựoc người khác (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
* HS khá, giỏi trả lời được CH3 (SGK).
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 139/SGK. 
Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Néi dung- HO¹T §éNG
Nh÷ng l­u ý
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 5’ “Chú Đất Nung”
+ Cu Chắt có những đồ chơi gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ ... ết luận câu hỏi đúng. 
Bài 3: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi. 
- Yêu cầu HS làm nhóm. 
- Nhận xét, khen HS có tình huống hay. 
4. Củng cố- dặn dò: 3’
+ Củng cố bài học. 
+ Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
- HS lên bảng đặt câu. 
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS dùng bút chì gạch chân dưới câu hỏi. 
+ Cả hai câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. Chúng dùng để nói ý chê chú bé Đất. 
+ Câu hỏi của ông Hòn Rấm là câu ông muốn khẳng định: đất có thể nung trong lửa
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi. 
+ HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS trao đổi, trả lời câu hỏi. 
a) Tỏ thái độ khen, chê: 
b) Khẳng định, phủ định: 
c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn. 
3 HS đọc ghi nhớ.
KỸ THUẬT (Tiết 14): THÊU MÓC XÍCH (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách thêu móc xích.
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.
* - Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành khâu.
- Với HS khéo tay: 
+ Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.
+ Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh quy trình thêu móc xích.
- Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: 
+ Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm.
+ Len, chỉ thêu khác màu vải.
+ Kim khâu len và kim thêu.
+ Phấn vạch, thước, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết 2
 Néi dung- HO¹T §éNG
Nh÷ng l­u ý
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 3’
 Kiểm tra dụng cụ của HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
 b. HS thực hành thêu móc xích: 
HĐ1: HS thực hành thêu móc xích: 22’
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích. 
- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật thêu các bước: 
 + Bước 1: Vạch dấu đường thêu 
 + Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu. 
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của HS. 10’
- HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS khen những HS có tiến bộ. 
 4. Nhận xét- dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị dụng cụ học tập. 
- HS nêu ghi nhớ. 
- GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý ở tiết 1. 
- GV nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm và cho HS thực hành. 
- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn cho những HS còn lúng túng hoặc thao tác chưa đúng kỹ thuật. 
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn: + Thêu đúng kỹ thuật. 
 + Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau. 
 + Đường thêu phẳng, không bị dúm. 
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. 
thø 6 Ngµy so¹n : 26/ 11 / 2014
 Ngµy d¹y : 28/ 11 / 2014
TẬP LÀM VĂN (Tiết 28): CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144, SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Néi dung- HO¹T §éNG
Nh÷ng l­u ý
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi HS lên viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được. (bài 2)
- Nhận xét tìm những từ dùng hay. 
3. Bài mới. 
 a. Giới thiệu bài: 1’
 b Tìm hiểu bài: 
Bài 1: Đọc bài văn và trả lời câu hỏi. 
+ Bài văn tả cái gì?
+ Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
+ Mở bài trực tiếp là như thế nào?
+ Thế nào là kết bài mở rộng?
+ Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào?
Bài 2: 
+ Khi tả một đồ vật ta cần tả những gì?
 c) Ghi nhớ. 
4. Luyện tập – thực hành: 
HĐN4 trả lời câu hỏi. 
 HS viết thêm mở bài, kết bài 
 HS trình bày bài làm. 
4. Củng cố- dặn dò. 3’
+ Củng cố bài học. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
- 2 HS lên bảng viết. 
- Nhận xét, bổ sung. 
+ Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre. 
+ Phần mở bài: giới thiệu cái cối. 
+ Phần kết bài: Nói lên tình cảm của bạn nhỏ với các đồ dùng trong nhà. 
+ Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân. 
+ Kết bài mở rộng là bình luận thêm về đồ vật. 
+ Phần thân bài tả hình dáng cái cối theo trình tự từ bộ lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ, tả công dụng của cái cối: dùng để xay lúa, tiếng cối làm vui của xóm. 
+ Khi tả đồ vật ta cần tả đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy. 
3-4 HS đọc.
- HS tự làm vào vở. 
- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng HS, khen những em viết tốt. 
+ HS đọc ghi nhớ. 
TOÁN (Tiết 70): CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU: 
Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
* Bài 1, bài 2
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Néi dung- HO¹T §éNG
Nh÷ng l­u ý
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ GV gọi HS làm lại bài 1. 
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’ 
 b. Tìm hiểu bài: 
1.Giới thiệu tính chất một tích chia cho một số 
- GV viết lên bảng ba biểu thức sau: 
(9 x 15): 3; 9 x (15: 3); (9: 3) x 15
- Tính và so sánh giá trị của các biểu thức trên
 * Ví dụ 2: 
- GV viết lên bảng hai biểu thức sau: 
(7 x 15): 3 ; 7 x (15: 3)
- Biểu thức (9 x 15): 3 có dạng như thế nào? 
- Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15): 3? (Gợi ý dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 9 x (15: 3) và biểu thức (9: 3) x 15 
 + 9 và 15 là gì trong biểu thức (9 x 15): 3?
+ Qua hai ví dụ em hãy rút ra qui tắc tính?
Luyện tập, thực hành 
HĐ2: Cá nhân: 15’
 Bài 1: Tính bằng hai cách: 
HS làm bài cá nhân, đổi chéo, kiểm tra, nhận xét theo nhóm đôi. 
+ Nhận xét, khen những HS vận dụng tốt. 
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
4. Củng cố- dặn dò: 3’
+ GV củng cố bài học. 
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng làm bài. 
- HS nêu qui tắc “Chia một số cho một tích”. 
- HS nghe GV giới thiệu bài. 
- HS đọc các biểu thức. 
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài giấy nháp. 
- Giá trị của ba biểu thức bằng nhau. 
- HS đọc các biểu thức
*Ta không tính 7: 3 vì 7 không chia hết cho 3. 
- Có dạng là một tích chia cho một số. 
+ HS nêu qui tắc. (SGK) 
- HSY lên bảng làm bài 
+ Nhận xét, bổ sung. 
- Gợi ý thêm cho HSY. 
+ HS đọc lại qui tắc tính. 
KHOA HỌC (Tiết 28): BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước: 
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,...
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
II. CHUẨN BỊ: 
- Các hình minh hoạ trong SGK trang 58, 59 (Phóng to nếu có điều kiện). 
- Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước (dùng ở bài 27). 
- HS chuẩn bị giấy, bút màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Néi dung- HO¹T §éNG
Nh÷ng l­u ý
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 5’
+ Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
- GV nhận xét và tuyên dương HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’ 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước. 20’
+ HS thảo luận nhóm 4: mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ? Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?
- Gọi các nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung bổ sung. 
- GV nhận xét và khen các nhóm. 
- 2 HS đọc mục Bạn cần biết
HĐ2: Cuộc thi “Đội tuyên truyền giỏi"
- HS vẽ tranh theo nhóm
- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm. 
 4. Củng cố- dặn dò: 3’
+ GV củng cố bài học. 
- Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện. 
- GV nhận xét giờ học. 
- HS hát. 
+ Vì sau khi đun sôi nước các vi khuẩn và các loại chất độc mới bị diệt hết. 
+ HS nêu ghi nhớ. 
- HS lắng nghe. 
1. Những biện pháp bảo vệ nguồn nước. 
- HS thảo luận. 
- HS quan sát. 
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- Thảo luận tìm đề tài. 
Đại diện nhóm trình bày.
+ HS đọc bài học. 
ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức: - Củng cố cách chia một số cho một tích.
* Kĩ năng: - Vận dụng kĩ năng tính bằng cách thuận tiện nhất.
* Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập tốt.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Néi dung- HO¹T §éNG
Nh÷ng l­u ý
1.Giới thiệu bài: 
2.Củng cố kiến thức: 
+ Có mấy cách chia một số cho một tích?
3. HD học sinh làm bài tập:
 HS làm bài cá nhân, đổi chéo vở, kiểm tra, nhận xét theo nhóm đôi.( bài tập ở vở Thực hành( Tiết 2- Tuần 14)
Bài 1: 
Bài 2: 
Bài 3: 
3. Củng cố- Dặn dò: 
- GV hệ thống kiến thức.
- Nhận xét, dặn dò.
- HS lắng nghe
- HS nêu
- HS làm bài
- Củng cố cách chia một số cho một tích ( tính một trong 2 cách) 
Lưu ý chọn cách tính thuận tiện nhất
- Lưu ý HSG giải giải theo 2 cách.
* GV lưu ý HS yếu: Tìm số sách chia đều cho mỗi trường ở mỗi loại rồi cộng kết quả lại
+ Tính tổng số sách cả hai loại, sau đó chia tổng đó cho 6 trường.
SINH HOẠT: LỚP 
 I.MỤC TIÊU:
 - Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình và của tập thể lớp trong tuần qua. 
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
 - Giáo dục cho các em có ý thức tự giác thực hiện các hoạt động II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: GV tổ chức cho các em chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần:
- Giáo viên yêu cầu lần lượt các trưởng ban nhận xét, đánh giá hoạt động của các thành viên trong lớp.
- Giáo viên nhận xét chung, có tuyên dương các cá nhân có thành tích cao
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Đẩy mạnh hoạt động trang trí lớp học.
- Duy trì các nền nếp hoạt động đầu giờ, giữa giờ, vệ sinh phong quang, vệ sinh lớp học.
- Tích cực tự học.
- Tiếp tục chăm sóc hoa.
- Học sinh chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
- Các trưởng ban lên nhận xét và tuyên dương những bạn có tiến bộ so với tuần trước.
- Cá nhân học sinh góp ý cho lớp, cho cá nhân học sinh về mọi mặt.
- HS nghe GV nhận xét
- Học sinh nghe giáo viên phổ biến kế hoạch.
HẾT TUẦN 14

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 14.doc