Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 5 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 5 (Bản đẹp 2 cột)

Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

I. Mục tiêu :

- Đọc rành mạch, trôi chảy, b­ớc đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật .

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp biết bênh vực ng­ời yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

- Phát hiện đ­ợc những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; B­ớc đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài .(Trả lời đ­ợc các câu hỏi trong SGK).

-Các KNS cơ bản đươc giáo dục:

 Thể hiện sự cảm thông

 Xác định giá trị

 Tự nhận thức về bản thân

II.Đồ dùng dạy -học

- SGK.- Bảng phụ viết sẵn phần luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy -học :

 

 

doc 109 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 5 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Thứ hai ngày thỏng năm 
Toán: 	Ôn tập các số đến 100 000
I.Mục tiêu:
* Giúp HS ôn tập về:
- Cách đọc, viết số đến 100 000
- Biết phân tích cấu tạo số.
II.Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới (3-5')
HĐ2:Ôn lại cách đoc số ,viết số và các hàng. (17')
a -GV viết số 83 251 Nêu chữ số hàng ĐV, chữ số hàng chục.
CS hàng trăm, CS hàng nghìn, CS hàng chục nghìn là số nào ?
b- GV ghi bảng số
83 001 ; 80 201 ; 80 001
tiến hành tương tự mục a
c- Cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề :
1 chục = ? đơn vị
1 trăm = ? chục
1 nghìn = ? trăm
d- GV cho HS nêu:
? Nêu các số tròn chục ?
? Nêu các số tròn trăm ?
? Nêu các số tròn nghìn?
? Nêu các số tròn chục nghìn?
HĐ3. Thực hành:(15')
Bài 1 (T3):
a- Nêu yêu cầu?
- Số cần viết tiếp theo 10 000 là số nào? Sau số 20 000 là số nào?
- Nêu yêu cầu phần b?
- GVnhận xét, chữa bài.
Bài 2 (T3): ? Nêu yêu cầu?
- GV cho HS tự PT mẫu
- GV kẻ bảng
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 3 (T3)
- Nêu yêu cầu phần a ?
- GV ghi bảng
8723 HS tự viết thành tổng
- Nêu yêu cầu của phần b ?
- GV HD học sinh làm mẫu :
9000 + 200 + 30 + 2 = 9232
- Chấm 1 số bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Bài 3 củng cố kiến thức gì ?
III- Tổng kết - dặn dò: (3')
- NX tiết học.
- BT VN : bài 4 ( T4)
- 2HSđọc số
hàng đơn vị : 1
hàng chục: 5
hàng trăm : 2
hàng nghìn : 3
hàng chục nghìn : 8
1 chục = 10 đơn vị
1 trăm = 10 chục
1 nghìn = 10 trăm
1 chục, 2 chục ......9 chục
1 trăm,...... 9 trăm......
1 nghìn,......9 nghìn...
1 chục nghìn,........100 000
- Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số.
20 000
30 000
- Viết số thích hợp vào chỗ trống
- 36 000, 37 000, 38 000, 39 000,
40 000, 41 000, 42 000.
-Viết theo mẫu
- 1 HS lên bảng
- Làm BT vào vở.
Viết mỗi số sau thành tổng
- 1 HS lên bảng
- Lớp làm bảng con :
9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 + 2
7006 = 7000 + 6
- Viết theo mẫu:
7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
6000 + 200 + 30 = 6230
6000 + 200 + 3 = 6203
5000 + 2 = 5002
- Viết số thành tổng
- Viết tổng thành số
	*********************************
Tập đọc:	Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu :
- Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật .
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp biết bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
-Cỏc KNS cơ bản đươc giỏo dục: 
 	Thể hiện sự cảm thụng
 Xỏc định giỏ trị
 Tự nhận thức về bản thõn
II.Đồ dùng dạy -học
- SGK.- Bảng phụ viết sẵn phần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy -học :
Hoạt động dạy
A- Mở đầu :
- Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK-TV4
B.Dạy bài mới 
HĐ1: Giới thiệu chủ điểm và bài học(1').
- Chủ điểm đầu tiên "Thương người như thể thương thân "với tranh minh hoạ chủ điểm thể hiện những con người yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn.
- Giới thiệu tập chuyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (Ghi chép về cuộc phiêu lưu của Dế mèn)...
- Bài TĐ: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là một đoạn trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu ký .
- Cho HS quan sát tranh
HĐ2: Luyện đọc 
- Gọi 1HS khá đọc bài
? Bài được chia làm mấy đoạn?
- Gọi HS đọc tiếp sức lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm
- Gọi học sinh đọc tiếp sức lần 2 kết hợp giảng từ.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp
-Gọi1 HS khá đọc bài
- GVđọc diễn cảm cả bài
HĐ3: Tìm hiểu bài:
? Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
? Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- Giảng: ngắn chùn chùn:ngắn đến mức quá đáng, trông rất khó coi
? Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp,đe dọa như thế nào?
- Giảng: thui thủi: cô đơn một mình, không có ai bầu bạn.
? Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
- GV tiểu ý khen HS.
? Nêu ND chính toàn bài?
GV tiểu ý ghi bảng
HĐ4: Luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn cách đọc, cho 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn
- GV treo bảng phụ đoạn 2, hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV theo dõi, uốn nắn.
III.Củng cố - Dặn dò: 
- Em học được gì từ Dế Mèn?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS đọc trước bài Mẹ ốm
` Hoạt động học
-HS lắng nghe
 1HS đọc bài- Lớp theo dõi SGK.
- 4 đoạn
- Từng HS tiếp nối đọc
 Luyện đọc theo cặp
- HS nêu từ khó ở phần chú giải.
- Lớp theo dõi SGK.
- Ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
- Bé nhỏ, gầy yếu, mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn
- HS trả lời 1-2 em, lớp nhận xét.
- 3-4 HS nêu hình ảnh nhân hoá, nêu được lý do mình thích.
- HS đọc ý nghĩa (3-4 em).
- 4 HS đọc.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- 4-6 HS thi đọc- HS khác nhận xét.
**************************
Kể chuyện: Sự tích hồ Ba Bể
I. Mục tiêu:
- Nghe - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoại, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba bể ( do GV kể)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba bể và ca ngơi những con người giàu lòng nhân ái.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ SGK, tranh ảnh về hồ Ba Bể.
III. Các hoạt động dạy- học
1/ Giới thiệu chuyện:
- Cho học sinh xem tranh hồ Ba Bể.
- HDHS mở SGK ( T8) quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyên.
2. GV kể chuyện: Sự tích hồ Ba Bể.
- GV kể chuyện lần 1.
+ Giải nghĩa từ khó
- GV kể lần 2.
- GV kể lần 3
- Xem tranh, đọc thầm yêu cầu.
- HS nghe.
- HS nghe + nhìn tranh minh hoạ đọc phần lời dưới mỗi tranh.
3/ HDHS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Các em chỉ cần kể đúng cốt chuyện, không cần lặp lại nguyên văn lời cô kể.
- Kể xong, cần trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
a/Kể chuyện theo nhóm:
b/ Thi kể trước lớp:
- Gọi 2 HS kể toàn chuyện
? Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể câu chuyện còn nói với ta điều gì?
- Nghe.
- Đọc lần lượt từng yêu cầu.
- Kể theo nhóm 4 mỗi em kể theo 1 tranh.
- Một em kể toàn chuyện.
- Mỗi tốp 4 em kể từng đoạn theo tranh.
- Hai HS kể toàn chuyện.
- Câu chuyên ca ngợi con người giàu lòng nhân ái ( như hai mẹ con bà nông dân). Khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
- Lớp nhận xét, chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất.
IV-Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- D: Kể lại chuyện cho người thân nghe. CB chuyện: Nàng tiên ốc.
____________________
 Thứ ba ngày tháng 8 năm 2012
Toỏn: Ôn tập các số đến 100 000(tiếp theo)
I- Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; Nhân ( chia) số có đến năm chữ số với ( cho) các số có một chữ số.
- Biết so sánh, xếp thứ tự( Đến 4 số) các số đến 100.000
II- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
1: KT bài cũ- GT bài mới (3-5')
2:Bài mới : 
+ Hướng dẫn HS ôn tập.(32')
* Luyện tính nhẩm:
T/c chính tả toán
- GV đọc " Bốn nghìn cộng hai nghìn"
- Bốn nghìn chia hai.
- Năm nghìn trừ bốn nghìn.
- Bốn nghìn nhân hai.
- NX, sửa sai
* Thực hành:
- Bài 1:(T4)
7000 + 2000 = 9000
9000 - 3000 = 6000
8000 : 2 = 4000
3000 x 2 = 6000
? Bài 1 củng cố kiến thức gì?
- Bài 2: ( T4)
Nêu yêu cầu bài 2?
-Y/C hs tự làm bài,
? Bài 2 củng cố kiến thức gì ?
- Bài 3: (T 4)
? Nêu cách S2 số 5870 và 5890
? Nêu yêu cầu bài 3 ?
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 5: (T5)
? BTcho biết gì
? BT hỏi gì ?
? Nêu kế hoạch giải?
- Chấm, chữa bài
*-Tổng kết dặn dò 
- NX. BTVN bài 2b, 4(T4)
Hoạt động học
- Ghi kết quả ra bảng con
6000
2000
1000
8000
- Làm vào vở, đọc kết quả.
16000 : 2 = 8000
8000 x 3 = 24 000
11000 x 3= 33000
4900 : 7 = 7000
- Nhận xét, sửa sai.
- HS nêu
- Đặt tính rồi tính
- Làm vào vở, 3 học sinh lên bảng
 325 25968 3
x 3 19 8656
 975 16
 18
 0
- Nhận xét và sửa sai.
- HS nêu
- Hai số này có 4 chữ số.
- Các số hàng nghìn, hàng trăm giống nhau.
- ở hàng chục có 7 < 9 nên 5870 < 5890
- HS nêu
- HS Làm vào vở, 2HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- 2HS đọc đề bài.
HS làm vào vở, 1HS lên bảng
 Bài giải
a) Số tiền bác Lan mua bát là :
 250 0 x 5 = 12 500(dồng)
Số tiền bác Lan mua đường là :
 6400 x 2 =12 800(đồng)
Số tiền bác Lan mua thịt là :
 35 000 x2 = 70 000(đồng)
 Đáp số :12 500đồng
 12 800đồng
 70 000đồng
*******************************
 Chính tả (Nghe – viết): Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I- Mục tiêu:
- Nghe - viết và trình bày đúng chính tả;Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập CT phương ngữ: BT2,a hoặc b.
II- Đồ dùng dạy học:
- 2 phiếu khổ to viết sẵn bài tập 2a, b.
III- Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: kiểm tra đồ dùng học sinh .
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động dạy
1: Giới thiệu bài- Ghi đầu bài.(1')
2: HDHS nghe viết.(17-20')
- GV đọc bài viết.
- Lớp đọc thầm đoạn văn chú ý tên riêng, TN mình dễ viết sai.
? Đoạn văn ý nói gì?
- GV đọc từ khó:Cỏ xước,tỉ tờ,ngắn chựn chựn,Dế Mốn,Nhà Trũ,đỏ cuội.
-GV NX, sửa sai.
- Hướng dẫn HS viết bài: Ghi tên đầu bài vào giữa dòng chữ đầu lùi bài vào 1 ô li nhớ viết hoa. Ngồi viết đúng tư thế.
- GV đọc bài cho học sinh viết.
- GV đọc bài cho HS soát
- Chấm , chữa bài ( 7 bài)
- GV nhận xét
3: HDHS làm bài tập(12').
Bài2 (T5)
? Nêu yêu cầu?
Thứ tự các từ cần điền là:
- Lẫn, nở, lẳn, nịch, lông, loà, làm.
- Ngan, dàn, ngang, giang, mang, giang.
Bài 3(T 6 )
GV nhận xét
* Củng cố- dặn dò: ( 2-3')
- Nhận xét giờ học. Học thuộc lòng hai câu đố ở bài tập 3 để đố lại người khác.
Hoạt động học
- HS nghe - theo dõi SGK.
- HS đọc thầm.
- Hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò.
- HS viết vào nháp, 3 học sinh lên bảng.
-HS nghe.
- HS viết bài.
- HS đổi vở soát bài.
- Điền vào chỗ trống.
- HS làm vào vở, 2 học sinh lên bảng.
- Làm miệng
cái la bàn, hoa ban.
 	 *******************************
Luyện từ và cõu: Cấu tạo của tiếng
I- Mục tiêu :
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (Âm đầu, vần, thanh)- ND ghi nhớ.
- Điền được các bộ phận của tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu( Mục III).
II- Đồ dùng :
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng .
- Bộ chữ ghép tiếng .
III- Các HĐ dạy và học:
.
Hoạt đông dạy
A- Mở đầu: (2')
* GV giới thiệu về TD của LTVC sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biét cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn.
B- Bài mới:(30-32')
1- Giới thiệu bài :
2-Phần nhận xét :
*Yêu cầu 1:
Đếm thành tiếng dòng đầu (Vừa đếm vừa đập nhẹ tay lên m ... nhảy dây, cờ vua, đá cầu.
- Môn bơi có 2 lớp tham gia là lớp 4B, 4C.
- Môn cờ vua.
- Lớp 4B,4C tham gia tất cả 4 môn, cùng chung môn đá cầu.
- Quan sát hình vẽ : 1HS đọc bài tập
- 5 tấn
- 1 tấn
- 3 năm thu hoạch được 12 tấn thóc.
- Năm 2002 thu hoạch được nhiều thóc nhất
- Năm 2001 thu hoạch được ít thóc nhất.
Đáp số: b, 5 tấn
	*************************
Luyện từ và câu: Danh từ
I. Mục tiêu:
- Hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật ( Người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
- Nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong các danh từ cho trước và tập đặt câu.
II. Đồ dùng: Hai tờ phiếu to viết nội dung bài tập 1,2 phần nhận xét.
- Ba tờ phiếu to viết sẫn BT1 phần luyện tập
III. Các HĐ dạy - học:
1 KT bài cũ: - 2 HS lên bảng viết từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực, đặt câu với một từ vừa tìm.
2 Bài mới :
Hoạt động dạy
a, GT bài :
? Tìm TN chỉ tên gọi của đồ vật, cây cối ở xung quanh em?
- Tất các từ chỉ đồ vật, cây cối các em vừa tìm được sẽ là một loại từ các em sẽ học trong bài hôm nay.
b, Phần nhận xét:
Bài 1(T52)
- HDHS đọc từng câu thơ gạch chân TN chỉ sự vật trong từng câu.
- GV chốt lời giải đúng
- Dòng 1:Truyện cổ.
- Dòng 2: Cuộc sống, tiếng xưa
- Dòng 3: Cơn, nắng, mưa
- Dòng 4: Con, sông, rặng, dừa
Hoạt động học
- Cái bàn, ghế, lớp học, cái bảng, bút, cây bàng, cây tre, cây xoài..
- 1 HS đọc bài tập 1: Nêu yêu cầu ?
- TL nhóm
- Báo cáo kết quả, nhận xét.
- Dòng 5: Đời , cha ông
- Dòng 6: Con ,sông, chân trời
- Dòng 7: Truyện cổ
- Dòng 8: Ông cha
- 1 HS đọc TN chỉ sự vật vừa tìm lớp đọc thầm.
Bài 2(T53):? Nêu yêu cầu của bài?
- GV chốt ý kiến đúng
- Làm bài tập theo cặp
- Các nhóm báo cáo
Từ chỉ người: Ông cha, cha ông
Từ chỉ vật: Sông, dừa, chân trời
Từ chỉ hiện tượng: Mưa, nắng
Từ chỉ khái niệm: Cuộc sống, truyện cổ, tiếng xưa, đời
Từ chỉ đơn vị: Cơn, con, rặng.
* Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm và đơn vị được gọi là danh từ
?Danh từ là gì?
? Khi nói đến "cuộc sống " "cuộc đời " em nếm, ngửi, nhìn được không?vì sao?
? Danh từ chỉ khái niệm là gì?
?Danh từ chỉ đơn vị là gì?
3. Phần ghi nhớ.
4. Luyện tập:
- Bài 1 (T53):? Nêu yêu cầu?
GV chốt lời giải đúng: Điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng
- Bài 2 (T53):? Nêu yêu cầu ?
- Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm và đơn vị.
- Không vì nó không có hình thái rõ rệt.
- Danh từ chỉ khái niệm biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi nếm nhìn...được
- DT chỉ đơn vị là những từ dùng để chỉ những sự vật có thể đếm, định lượng được
- 3 HS đọc ghi nhớ, lớp độc thầm
- Làm BT vào vở, 3 HS làm phiếu dán lên bảng
- NX, sửa sai
- TL cặp
- Nối tiếp nhau trình bày làm bài của mình.
- Bạn có một điểm đáng quý là rất trung thực, thật thà.
- HS phải rèn luyện để vừa học tốt vừa có đạo đức tốt.
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Cô giáo em rất giàu kinh nghiệm dạy dỗ học sinh.
- Năm 1945 cách mạng tháng tám đã thành công.
5. Củng cố - dặn dò:Tìm thêm các danh từ chỉ ĐV, hiện tượng , khái niệm gần gũi.
Bồi dưỡng phụ đạo HsToán : Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Hệ thống và củng cố lại các kiến thức về biểu đồ tranh, Biểu đồ hình cột, TBC.
- Ôn lại các kiến thức về số đo thờ gian: Giây, thế kỷ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: KTB cũ-GTB mới
HĐ2: HDHS làm BT- Bài 1: YC HS mớ SGK(Trang 29) làm bài 2(Phần c).
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- ? Cả ba năm gia đình Bác Hà thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc?
? năm nào thu hoạch được nhiều thóc nhất?
- GV nhận xét, thống nhất ý đúng.
- Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a, 7 thế kỷ= năm.
b, 1/5thế kỷ= năm.
c, 20 thế kỷ = năm.
d, 1/2 ngày = ../giờ.
g, 5 ngày = giờ.
e, 360 giây = giờ.
- GV chấm , chữa bài.
- Bài 3: Trung bình cộng cảu hai số là 456. Biết một trong hai số là 584. Tìm số kia.
- GV chấm bài, nhận xét chung.
* Củng cố- Dặn dò
Nhận xét tiết học- Dặn về nhà làm BT(VBT)
- 1 HS đọc to đề bài, lớp đọc thầm.
- Từng HS trả lời.
- 40+30+50 = 120(tạ) = 12tấn.
- Năm 2002: 50 tạ.
- Năm 2001: 30 tạ.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét.
- HS dọc đề bài.
- Cả lớp giải vào vở.
	****************************
Bồi dưỡng phụ đạo Hs Tiếng việt: : Ôn luyện
I- Mục tiêu: - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và HTL qua hai bài tập đọc: "Những hạt thóc giống, Gà Trống và Cáo."
- Thực hành luyện viết đúng, viết đẹp Bài 5.
II- Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện viết, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: T bài cũ- GT bài mới
HĐ2: Ôn về đọc 
GV cho HS mở SGK trang 46-50.
- YC HS ôn lại hai bài tập đọc.
"Những hạt thóc giống, Gà Trống và Cáo".
- GV gọi từng HS lên bảng đọc bài, kết hợp trả lời các câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ3: Luyện viết Bài 5
- GV hướng dẫn HS luyện viết các chữ hoa có trong bài.
- GV viết mẫu lên bảng.
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
- YC HS nhắc lại tư thế ngồi viết
- Cả lớp viết bài vào vở.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- Chấm bài, nhận xét.
* Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dăn HS về HTL bài luyện viết.
- HS mở SGK.
- Tự ôn lại hai bài tập đọc.
- HS trung bình, khá luyện đọc cả bài.
- HS yếu đọc theo đoạn, khổ thơ.
- 10-12 HS lên thực hiện NV.
- 1 HS đọc to ND bài 5, lớp đọc thầm
- HS tự tìm các chữ hoa có trong bài.
- Lớp luyện viết bảng con.
- 1-2 HS nhắc lại.
- Cả lớp viết bài.
	______________________
Thứ sỏu ngày thỏng năm 2012
Toán: 	Biểu đồ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Bước đầu biết về biểu đồ hình cột
- Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ hình cột.
II. Đồ dùng: Hình vẽ SGK biểu đồ hình 2 vẽ ra bảng phụ
III. Các HĐ dạy - học:
Hoạt động dạy
1. KT bài cũ: KT bài tập và vở bài tập
2. Bài mới: 
a, GT bài:
b, Làm quen với biểu đồ cột:
? Nêu tên của các thôn ghi trên biểu đồ?
? Cho biết số chuột đã diệt được ở mỗi thôn?
? Em có nhận xét gì về chiều cao của các cột ?
? Hàng dưới ghi kí hiệu gì?
? Số ghi ở bên trái chỉ gì?
? Mỗi cột biểu diễn điều gì?
? Số ghi ở đỉnh cột chỉ gì?
3. Thực hành:
Bài1 (T31):? Nêu yêu cầu
?những lớp nào trồng được ít hơn 40cây?
Bài2(T32):? Nêu yêu cầu phần a?
- GV treo bảng phụ
- Gọi 1 HS lên làm câu a
4. Tổng kết - dặn dò:
- NX giờ học: Làm BT trong vở BTT.
Hoạt động học
- Mở SGK(T31) quan sát biểi đồ.
- Thôn: Đông, Đoài, Trung, Thượng
- Thôn Đông: 2000 con
Đoài: 2200 con
Trung: 1600 con
Thượng:2750 con
- Cột cao chỉ số chuột nhiều hơn , cột thấp chỉ số chuột ít hơn
- Tên các thôn
- Chỉ số chuột
- Số chuột của các thôn đã diệt
- Chỉ số chuột biểu diễn ở cột đó.
- Q/S biểu đồ,1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời.
a, Lớp 4A, 4B, 5A, 5B, 5C
b, 4A trồng:35 cây 5B: 40 cây
5C: 23 cây
c, Khối lớp 5, ba lớp 5A, 5B, 5c
d, Có 3 lớp trồng được trên 30 cây:4A, 5A, 5B
e, Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất
Lớp 5B trồng được ít cây nhất
- Lớp làm vào SGK
- NX, chữa bài tập
- HS làm vào vở 3 HS lên bảng làm 3 ý nối tiếp
a, Số lớp học của năm 2003 - 2004 nhiều hơn của năm học 2002 - 2003 là:
 6 - 3 = 3 (lớp)
 Đáp số:a, 3 (lớp).
	**********************
Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện(ND nghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu to viết bài tập 1, 2, 3 phần NX
III. Các HĐ dạy - học:
1. GT bài:
2. Phần nhận xét:
- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.
- 1HS đọc BT 1, 2 (T53)
- Đọc thầm bài: Những hạt thóc giống. trao đổi câu hỏi làm bài tập trên phiếu
- Đại diện nhóm báo cáo, NX
* Bài1.
a, Những sự việc tạo thành cốt chuyện: Những hạt thóc giống.
- Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi nghĩ ra kế: Luộc chín thóc rồi giao cho dân chúng, giao hẹn:Ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
- Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm.
- Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
- Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm, đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
b, Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn:
- Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 ( 3 dòng đầu)
- Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 ( 2 dòng tiếp)
- Sự việc 3được kể trong đoạn 3 ( 8 dòng tiếp)
- Sự việc 4 được kể trong đoạn 4 ( 4 dòng còn lại)
*Bài 2: Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn:
- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào một ô.
- Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
* Có khi chấm xuống dòng vẫn chưa kết thúc đoạn văn. VD đoạn 2 (Những hạt thóc giống ) có mấy lời thoại, phải mấy lần xuống dòng mới kết thúc đoạn văn. Nhưng đã hết đoạn văn thì phải xuống dòng.
Bài3:
? Mỗi đoạn văn trong văn kể chuyện kể điều gì?
? Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
3. Phần ghi nhớ.
- VN học thuộc ghi nhớ
4. Phần luyện tập.
? BT có mấy đoạn văn?
? Đoạn văn nào đã viết hoàn chỉnh?
? Đoạn văn nào chưa viết hoàn chỉnh?
? Đoạn văn thứ 3 đã có phần nào? Còn thiếu phần nào?
? Đề bài yêu cầu gì?
- Các em viết tiếp phần thân đoạn cho hoàn chỉnh đoạn văn?
- GV nhận xét, chấm điểm
5. Củng cố - dặn dò:
- NX tiết học: Học thuộc ghi nhớ
Viết vào vở đoạn vănthứ 3 với cả 3 phần đã hoàn chỉnh.
- Làm việc CN, rút ra kết luận.
- kể một sự việc trong chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến câu chuyện.
- Hết đoạn văn cần chấm xuống dòng.
- 3 HS đọc, lớp đọc thầm
- 2 HS nối tiếp đọc nội dung của BT1
- 3 đoạn
- Đoạn 1, 2
- Đoạn 3
- Có phần mở đầu và kết thúc thiếu phần thân đoạn.
- Viết tiếp phần còn thiếu
- Làm bài
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm của mình
- NX, bổ sung
	************************
Sinh hoạt lớp: Kiểm điểm tuần5.
I- Mục tiêu:
	- HS thấy được những ưu điểm, khuyết điểm của các cá nhân, tập thể trong tuần 5.
	- Nắm được những yêu cầu, nhiệm vụ của tuần 6.
II- Các hoạt động dạy-học:
1. Đánh giá nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần 5.
- GV cho HS đã được phân công theo dõi đánh giá, nhận xét.
- GV nhận xét chung.
2. GV phổ biến những yêu cầu, nhiệm vụ tuần 6.
Duy trì tốt nề nếp,thi đua học tốt dành nhiều điểm cao.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ,đi học đúng giờ,thi đua nói lời hay,làm việc tốt.
Thi đua viết chữ đẹp,giữ vở sạch.
++++++++++++++++++++++++

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_den_5_ban_dep_2_cot.doc