Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
1. Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn lộn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò - Dế Mèn).
2. Hiểu các từ ngữ trong bài:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu và xoá bỏ áp bức, bất công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh vẽ minh họa nội dung bài .
- Bảng phụ viết đoạn lời nói của Nhà Trò và Dế Mèn .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Tuần 1 Thứ ngày Môn Tiết Tên bài dạy Ba 5/9/06 hđ Tập thể Tập đọc toán chính tả kĩ thuật 1 1 1 1 1 Lễ Khai giảng Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Ôn tập các số đến 100 000 Nghe viết : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (T1) Tư 6/9/06 Thể dục âm nhạc LTVC Toán kể chuyện 1 1 1 2 1 GT chương trình - TC : Chuyền bóng tiếp sức ! Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc... ở lớp 3 Cấu tạo của tiếng Ôn tập các số đến 100 000 (TT) Sự tích Hồ Ba Bể Năm 7/9/06 tập đọc toán tlv khoa học lịch sử 2 3 1 1 1 Mẹ ốm Ôn tập các số đến 100 000 (TT) Thế nào là kể chuyện ? Con người cần gì để sống ? Môn Lịch sử và Địa lí Sáu 8/9/06 ltvc thể dục toán địa lí kĩ thuật 2 2 4 1 2 Luyện tập về cấu tạo của tiếng Tập hợp hàng dọc... Trò chơi : Chạy tiếp sức Biểu thức có chứa một chữ Làm quen với bản đồ Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (T2) Bảy 9/9/06 TLV Toán đạo đức mĩ thuật khoa học 2 5 1 1 2 Nhân vật trong truyện Luyện tập Trung thực trong học tập (T1) Vẽ trang trí : Màu sắc và cách pha màu Trao đổi chất ở người Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2006 Tập đọc: Tiết 1 SGK: 4, SGV: 31 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu I. MụC ĐíCH, YêU CầU : 1. Đọc lưu loát toàn bài: - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn lộn. - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò - Dế Mèn). 2. Hiểu các từ ngữ trong bài: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu và xoá bỏ áp bức, bất công. II. đồ dùng dạy học : - Tranh vẽ minh họa nội dung bài . - Bảng phụ viết đoạn lời nói của Nhà Trò và Dế Mèn . III. hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GT khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc 4/ HKI - Yêu cầu HS mở mục lục SGKvà đọc tên các chủ điểm. 2. Bài mới: * GT chủ điểm, bài đọc - GT chủ điểm "Thương người như thể thương thân" - GT tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" (Tô Hoài) HĐ1: Luyện đọc - Gọi lượt 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn. - Gọi HS đọc giải nghĩa từ. - Nhóm 2 em luyện đọc. - Gọi HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu cả bài. HĐ2: Tìm hiểu bài - Truyện có những nhân vật chính nào ? - Đọc thầm đoạn 1 và trả lời: Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? - Đọc thầm đoạn 2 và trả lời: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ? - Đọc thầm đoạn 3 và trả lời: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào ? - Yêu cầu đọc thầm đoạn cuối và trả lời: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ? - Yêu cầu đọc lướt cả bài, nêu 1 hình ảnh nhân hoá mà em thích. Cho biết vì sao em thích ? - Đoạn văn ca ngợi Dế Mèn là nhân vật như thế nào ? - GV ghi bảng, 2 em nhắc lại. HĐ3: Đọc diễn cảm - Gọi 4 em nối tiếp đọc hết cả bài. - Sau mỗi đoạn, HD thêm cách đọc. - HD đọc diễn cảm lời của 2 nhân vật. + GV đọc mẫu. + Nhóm 4 em luyện đọc. 3. Củng cố, dặn dò: - Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ? - Nhận xét tiết học, nhắc HS tìm đọc tác phẩm. - CB: Mẹ ốm - Cả lớp đọc thầm, 1 em đọc to. - HS nghe - xem tranh. - HS xem tranh SGK. - Đọc 2 lượt . - 1 em đọc, cả lớp đọc thầm . - 2 em cùng bàn . - 2 em đọc. - HS theo dõi SGK. - Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn nhện. - Đang gục đầu ngồi khóc bên tảng đá cuội. - Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột, cánh mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. - Trước đây, mẹ Nhà Trò vay lương ăn của bọn nhện, chưa trả thì chết. Nhà Trò ốm yếu không kiếm đủ ăn và trả nợ. Bọn nhện đánh Nhà Trò, chặn đường doạ ăn thịt. - Lời nói: Em đừng sợ ... kẻ yếu. - Cử chỉ: xoè hai càng ra, dắt Nhà Trò đi. - HS nêu theo suy nghĩ của mình. - Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ bất công. - HS nhận xét, chữa cách đọc cho đúng. - Đại diện nhóm thi đọc trước lớp. - 2 em trả lời. - Lắng nghe. Toán : Tiết 1 SGK: 3, SGV: 32 Ôn tập các số đến 100 000 I. MụC ĐíCH, YêU CầU : Giúp HS ôn tập về: - Cách đọc, viết các số đến 100 000 - Phân tích cấu tạo số II. đồ dùng dạy học : - Vẽ sẵn bài 2 lên bảng III. hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài : - Trong chương trình Toán 3, các em học đến số nào ? - GT bài học hôm nay. 2. Bài mới: HĐ1: Ôn tập cách đọc, viết số và các hàng - GV viết số 83 251 lên bảng, yêu cầu HS đọc, nêu rõ chữ số của từng hàng. - Tiến hành tương tự với các số: 83 001 - 80 201 - 80 001 - Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề. - Yêu cầu cho VD: + Số tròn chục + Số tròn trăm + Số tròn nghìn ... HĐ2: Luyện tập Bài 1: - Yêu cầu HS đọc thầm đề, nêu quy luật viết số trong từng dãy số. - Gọi 2 em lên bảng - HD cả lớp chữa bài Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài - HDHS đổi chéo vở kiểm tra Bài 3: - Yêu cầu HS phân tích cách làm và làm bài. - Chấm vở 5 em 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét - CB: Ôn tập các số đến 100 000 (tt) - Lắng nghe - HS trả lời. - HS trung bình - 1 chục = 10 đơn vị 1 trăm = 10 chục - HS khá - TB a) Dãy số tròn chục nghìn b) Dãy số tròn nghìn - HS làm VT, 2 em làm trên bảng. - HS tự làm VT. - HS làm VT - Lắng nghe Chính tả : Tiết 1 SGK: 5, SGV: 35 Nghe viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Phân biệt: l/n, an/ang I. MụC ĐíCH, YêU CầU : 1. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài TĐ "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" 2. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm vần l/n hoặc vần an/ang dễ lẫn lộn II. đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi bài tập 2b III. hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - Kiểm tra đồ dùng: bút chì, thước, bảng con. - HD cách học chính tả 2. Bài mới: * GT bài - Nghe viết đúng chính tả 1 đoạn của bài "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" - Làm BT phân biệt l/n, an/ang HĐ1: HD nghe - viết - GV đọc đoạn văn. - Yêu cầu HS đọc thầm tìm tên riêng cần viết hoa và từ ngữ mình dễ viết sai. - Đọc cho HS viết BC: tảng đá cuội, ngắn chùn chùn. - HDHS ghi tên bài vào giữa dòng, sau khi xuống dòng nhớ viết hoa và lùi vào 1 ô. - Đọc cho HS viết (2 lượt) - Đọc cho HS soát lỗi. - HD đổi vở soát lỗi - Chấm vở 7 em, nhận xét. HĐ2: Luyện tập (VBT) Bài 2b: - Cho HS đọc thầm yêu cầu đề, 1 em đọc đề trên bảng phụ. - HS tự làm VBT. + Cho tiếp sức điền từ trên bảng phụ - Đại diện 3 đội đọc đoạn văn. * Gợi ý: - Con gì đi lạch bạch giống vịt, đầu có mào Bài 3b: - Cho HS thi giải nhanh vào BC. 3. Củng cố, dặn dò: - Chữa các từ ngữ viết sai. - CB: Phân biệt s/x - Nhóm 2 em KT chéo. - Mở SGK - Theo dõi SGK + Nhà Trò , Dế Mèn + cỏ xước, tảng đá cuội, gầy yếu, ngắn chùn chùn - HS viết BC, 1 em lên bảng viết. - HS viết bài. - HS soát lại bài. - HS đổi vở soát lỗi. - HS chữa lỗi. - 1 em đọc đề. - ngan, dàn, ngang, giang, mang - 3 đội thi tiếp sức điền từ, nhận xét chéo. - 3 em đọc. - ngan - HS làm BC: hoa ban - HS chữa bài Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2006 LT&C : Tiết 1 SGK: 6, SGV: 37 Cấu tạo của tiếng I. MụC tiêu : 1. Nắm được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt. 2. Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng. II. đồ dùng : - Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng - Bộ chữ cái ghép tiếng (màu khác nhau) III. hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu : - GV nói về tác dụng của phân môn Luyện từ và câu. 2. Bài mới: * GT bài : - Tiết học hôm nay giúp các em nắm được các bộ phận cấu tạo của một tiếng. HĐ1: Nhận xét - GV ghi câu thơ lên bảng, yêu cầu HS đọc thầm, đếm số tiếng có trong câu tục ngữ. - Yêu cầu đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần tiếng bầu - GV dùng phấn màu ghi vào sơ đồ : Tiếng Âm đầu Vần Thanh bầu b âu huyền - Tiếng bầu gồm có mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ? - Gọi 1 em trả lời - Yêu cầu HS làm bài 4 VBT và rút ra nhận xét - GV kết luận như SGK. HĐ2: Ghi nhớ - Yêu cầu đọc thầm ghi nhớ - GV chỉ vào sơ đồ giải thích thêm. HĐ3: Luyện tập Bài 1 : - Gọi HS đọc đề - Gọi 1 số em lên bảng chữa bài Mỗi nhóm phân tích 2 tiếng. Bài 2: - Gọi HS đọc đề - Cho HS thảo luận nhóm 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét - Học thuộc phần Ghi nhớ và chuẩn bị : Luyện tập cấu tạo của tiếng. - Nghe - Nghe - HS đọc thầm, đếm tiếng. 14 tiếng - HS đọc thầm, ghi bảng con. bờ - âu - bâu - huyền - bầu - Quan sát 3 bộ phận : Âm đầu, vần, thanh. - Nhóm 2 em thảo luận. - 1 em trả lời và chỉ vào sơ đồ. - 1 em làm bảng lớp. Chỉ có tiếng ơi không có âm đầu. - 3 em nhắc lại. - 4 em đọc Ghi nhớ. - 1 em đọc đề. - HS tự làm VT. - 1 em đọc đề. - Nhóm 2 em thảo luận, trả lời. - Theo dõi Toán : Tiết 2 SGK: 4, SGV: 33 Ôn tập các số đến 100 000 (tt) I. MụC ĐíCH, YêU CầU : Giúp HS ôn tập về: - Tính nhẩm - Tính cộng, trừ các số có đến 5 chữ số: nhân (chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số - So sánh các số đến 100 000 - Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra 1 số nhận xét từ bảng thống kê * Giảm tải : Giảm câu b, c bài 5/ 5 II. hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Kiểm tra VT 2. Bài mới: HĐ1: Luyện tính nhẩm - Tổ chức "Chính tả toán" + Sáu nghìn cộng ba nghìn + Chín nghìn chia ba + Tám nghìn trừ bảy nghìn + Hai nghìn nhân bốn - Nhận xét chung. HĐ2: Luyện tập Bài 1: - Gọi 1 số HS làm miệng Bài 2: - Yêu cầu HS làm vở tập, gọi 1 số em lên bảng Bài 3: - Gọi 1 em so sánh 2 số: 25 346 < 25 643 - Nêu 2 cách so sánh - Yêu cầu HS làm VT. Bài 5a: - Yêu cầu đọc thầm đề, nêu cách tính - Yêu cầu tính nhẩm 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét - CB: Ôn tập các số đến 100 000 ( tt ) - Nhắc nhở việc học bảng nhân chia - HS mở VT để trên bàn. - HS tính nhẩm, ghi vào BC. + 9000, 3000, 1000, 8000 - HS tự đánh giá. - 2 em làm miệng. - HS làm VT - 4 HS lên bảng - 2 số đều có 5 chữ số, hàng chục nghìn và hàng nghìn giống nhau, hàng trăm có 3 < 6 - HS làm VT, 2 em lên bảng. - 1 em đọc đề + Lấy giá tiền x số lượng - HS tính miệng rồi làm VT. - Lắng nghe Kể chuyện: Tiết 1 SGK: 8, SGV: 40 Sự tích hồ ba bể I. MụC ĐíCH, YêU CầU : 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu ... điều gì ? - Giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày HĐ3: Trang phục, lễ hội - Yêu cầu các nhóm dựa vào mục 3 SGK và H1. 2. 3. 5. 6 để thảo luận Lễ hội ở TN được tổ chức khi nào ? Kể tên 1 số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên Người dân Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ? ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng loại nhạc cụ độc đáo nào ? HĐ4: Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ - GV tóm tắt đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét - Chuẩn bị bài 7 - 2 em lên bảng . - Làm việc cá nhân - HS tiếp nối TLCH Gia-rai, Ê-đê, Kinh, Mông, Tày, Nùng ... Gia-rai, Ê-đê, Xơ-đăng, Ba-na Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng. - Nhóm 4 em - Nhóm 4 em thảo luận. nhà rông Nhà rông là ngôi nhà chung của buôn, nơi hội họp, tiếp khách của cả buôn ... Nhà rông to, đẹp chứng tỏ buôn giàu có, thịnh vượng. - Đại diện nhóm báo cáo. - Nhóm đôi - Nhóm 2 em thảo luận, trả lời Vào mùa xuân hoặc sau mỗi mùa thu hoạch Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân ... múa hát, uống rượu cần... đàn tơ-rưng, đàn krông-pút, cồng, chiêng ... - 3 em đọc. - Lắng nghe Đạo đức : Tiết 7 SGK: 11, SGV: 27 Tiết kiệm tiền của I. MụC tiêu Học xong bài này, HS có khả năng : 1. Nhận thức được : Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của. 2. HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi ... trong sinh hoạt hàng ngày. 3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm ; không đồng tình với những hình vi, việc làm lãng phí tiền của. * Giảm tải: - Sửa lại câu hỏi 1: Qua xem tranh và đọc các thông tin trên, theo em cần phải tiết kiệm những gì ? - Sửa câu hỏi 2: Theo em, có cần phải tiết kiệm của công không ? - Bỏ bài tập 2 II. đồ dùng dạy học : - 3 tấm bìa màu : xanh, đỏ, trắng iii. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Gọi 1 em đọc bài học - Khi người khác bày tỏ ý kiến, ta cần có thái độ như thế nào ? 2. Bài mới: HĐ1: Các thông tin trang 11/ SGK - Gọi HS đọc các thông tin - Cho các nhóm thảo luận - Gọi HS trình bày - KL : Tiết kiệm là 1 thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. HĐ2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (bài 1/ SGK) - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài 1, yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng phiếu màu. - Đề nghị HS giải thích lí do lựa chọn của mình HĐ3: Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc và giải thích câu ca dao 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét - Dặn HS sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của và tự liên hệ bản thân - 2 em lên bảng. - HĐ nhóm - 2 em đọc. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày. - HS trao đổi, thảo luận. - HĐ cả lớp - HS bày tỏ ý kiến bằng thẻ màu xanh - đỏ - trắng. a, b : sai c, d, : đúng - Cả lớp trao đổi, thảo luận. - 2 em đọc. người nông dân phải đổ bao công sức làm ra hạt gạo, hạt cơm, ta phải biết quý trọng. - Lắng nghe Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2006 TLV : Tiết 14 SGK: 75, SGV: 167 Luyện tập phát triển câu chuyện I. MụC tiêu : 1. Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện 2. Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian II. đồ dùng dạy học : - Giấy khổ to viết sẵn đề bài và các gợi ý III. hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Gọi 2 em đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề 2. Hoạt động dạy học: * GT bài - Tiết trước các em xây dựng câu chuyện dựa vào cốt truyện. Hôm nay, với đề bài cho trước, lớp mình sẽ thi xem ai là người có óc tưởng tượng phong phú để nghĩ ra được câu chuyện hay nhất. * HD làm bài tập - Gọi HS đọc đề bài - GV phân tích đề, gạch chân các từ : giấc mơ, bà tiên cho 3 điều ước, trình tự thời gian - Yêu cầu HS đọc gợi ý - Hỏi và ghi nhanh các câu trả lời của HS : Em mơthấy bà tiên trong hoàn cảnh nào ? Vì sao bà tiên lại cho em 3 điều ước ? Em thực hiện điều ước như thế nào ? Em nghĩ gì khi thức giấc ? - Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 em cùng bàn kể nhau nghe - Tổ chức cho HS thi kể - Nhận xét, sửa lỗi câu từ, cho điểm 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét, tuyên dương những em có câu chuyện hay, lời kể hấp dẫn - Chuẩn bị bài 15 - 2 em lên bảng, mỗi em đọc 1 đoạn. - Lắng nghe - 2 em đọc. - Lắng nghe - 2 em đọc. - Tiếp nối nhau trả lời. Mẹ em đi công tác. Bố ốm nặng phải nằm viện. Em vào bệnh viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, em mệt quá ngủ thiếp đi thì bà tiên hiện ra. Bà khen em ngoan và cho em 3 điều ước. Em ước cho bố khỏi bệnh. Em ước cho con người thoát khỏi bệnh tật. Ước cho chị em mình học giỏi để sau này thành bác sĩ ... Em tỉnh giấc và thật tiếc đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện những điều ước đó. - HS viết ý chính ra Vn, kể cho bạn nghe, bạn nghe nhận xét, bổ sung. - HS thi kể trước lớp. - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. - Lắng nghe Toán : Tiết 35 SGK: 45, SGV: 86 Tính chất kết hợp của phép cộng I. MụC tiêu : Giúp HS : - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng - Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất . * Giảm tải: Giảm dòng 1 cột a và dòng 2 cột b bài 1/45 ii. đồ dùng dạy học : - Bảng phụ kẻ sẵn bảng như SGK/ 45 iII. hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Gọi 1 em giải bài 1/ 44 - Cho a = 5, b = 2 và c = 3, yêu cầu tính giá trị 2 biểu thức : (a + b) + c và a + (b + c) 2. Bài mới: HĐ1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng - GV treo bảng phụ đã kẻ bảng, yêu cầu 1 em đọc yêu cầu BT. - Cho HS nêu giá trị cụ thể của a, b, c chẳng hạn a = 5, b = 4 và c = 6, tự tính giá tị của (a + b) + c và a + (b + c) - Yêu cầu HS so sánh rồi nêu nhận xét - GV giới thiệu đó là tính chất kết hợp của phép cộng. - Cho 2 em nhắc lại * Lưu ý : a + b + c = (a+ b) + c = a + (b + c) HĐ2: Luyện tập Bài 1: - Gọi 1 em đọc yêu cầu - Cho nhóm đôi thảo luận - Gọi HS trình bày - GV ghi bảng : a) 5 067, 6 800 b) 3 898, 10 999 Bài 2: - Gọi HS đọc đề - Yêu cầu HS giải bằng nhiều cách - Gọi 2 em lên bảng giải 2 cách - Gọi HS khác nhận xét - GV kết luận, nhận xét. Bài 3 : - Cho HS tự làm VT rồi trình bày - Gọi HS nhận xét, giáo viên kết luận 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét - CB : Luyện tập - 1 em giải. - 1 em giải và nêu nhận xét. - 1 em đọc. - HS làm miệng lần lượt với 3 giá trị khác nhau của a, b, c. (a+ b) + c = a + (b + c) Khi cộng tổng 2 số với số thứ 3, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ 2 và số thứ 3. - 1 em đọc. - Nhóm 2 em thảo luận, làm bài VT. - HStrình bày. - Cả lớp nhận xét. - 1 em đọc. - 2 em lên bảng. Cách 1 : 75 500 000 + 86 950 000 = 162 450 000 (đồng) Cách 2 : 75 500 000 + 14 500 000 = 90 000 000 (đồng) 90 000 000 + 86 950 000 = 176 950 000 (đồng) a + 0 = 0 + a =a 5 + a= a + 5 = (a + 28) = a + (28 + 2) = a + 30 - Lắng nghe Khoa học : Tiết 14 SGK: 30, SGV: 69 Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa I. MụC tiêu : Sau bài học, HS biết : - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này - Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện II. Đồ dùng dạy học : - Hình phóng to trang 30, 31 iii. Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Nguyên nhân gây béo phì là gì ? - Làm thế nào để phòng tránh béo phì ? 2. Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa - Hỏi : Trong lớp mình có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy ? Khi đó cảm thấy thế nào ? Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa khác mà em biết ? - Giảng về triệu chứng các bệnh đó - Hỏi : Các bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào ? HĐ2: Nguyên nhân và cách đề phòng - Yêu cầu các nhóm quan sát H1. 2. 3. 4. 5. 6 và TLCH : Chỉ và nói về nội dung của từng hình Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hóa ? Tại sao ? Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hóa ? Vì sao ? - Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa ? - GV kết luận. HĐ3: Vẽ tranh cổ động - Chia nhóm và giao nhiệm vụ : XD bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa Thảo luận tìm ý, vẽ tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa - GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc Bạn cần biết - Nhận xét - Chuẩn bị bài 15 - 2 em lên bảng. - HS nhận xét. - HĐ cả lớp Lo lắng, khó chịu, mệt, đau ... tả, lị ... - Lắng nghe có thể gây ra chết người nếu không chữa kịp thời - dễ phát tán gây ra dịch bệnh. - HĐ nhóm - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ; Uống nước lã, ăn hàng rong, rửa tay xà phòng ... Uống nước lã : trong nước còn nhiều vi sinh vật gây bệnh ... Ăn hàng rong : nhiều ruồi, chén đũa không đảm bảo ... Uống nước đun sôi để nguội, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, không ăn thức ăn ôi thiu, làm vệ sinh công cộng Ăn thức ăn chưa nấu chín, ôi thiu, uống nước lã ... giữ vệ sinh cá nhân giữ vệ sinh ăn uống giữ vệ sinh môi trường - Đại diện nhóm trình bày kết hợp chỉ tranh. - HĐ nhóm - Nhóm trưởng điều khiến các bạn làm việc. - Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình, cử đại diện cam kết về việc giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa và nêu ý tưởng của tranh cổ động do nhóm vẽ. - Các nhóm khác bổ sung, góp ý. - 3 em đọc. - Lắng nghe HĐTT :Tiết 14 Sinh hoạt cuối tuần I. Mục tiêu : - Kiểm điểm các hoạt động tuần qua, phổ biến nhiệm vụ tuần đến . - Sinh hoạt kỉ niệm 20 - 10 . II. nội dung: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. - GV nhận xét chung. - Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc HĐ2: Nhiệm vụ tuần đến - Tiếp tục ổn định nề nếp học tập, sinh hoạt . - Kiểm tra dụng cụ học tập và đôi bạn học tập - Tiếp tục tập luyện các môn thi hội khỏe Phù Đổng . HĐ3: Sinh hoạt kỉ niệm 20 - 10 - GV nói về ý nghĩa ngày 20 - 10. - Mỗi tổ cử 1 bạn hát 1 bài về Mẹ hoặc Cô. - Sinh hoạt múa hát - Tổ trưởng nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - Theo dõi và thực hiện - Lắng nghe - 3 bạn hát - Tổ chức hát múa theo yêu cầu.
Tài liệu đính kèm: