Toán
Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh ôn tập về:
+ Cách đọc viết các số đến 100000
+ Phân tích cấu tạo số
Trọng tâm:
Củng cố cho học sinh về cách đọc viết số đến 100000 và cấu tạo số.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: nội dung bài
III. Hoạt động dạy học:
Ôn lại cách đọc viết số và các hàng
Tuần 1: Thứ hai ngày 07 tháng 09 năm 2009 Toán Tiết 1: ôn tập các số đến 100000 I. Mục tiêu - Giúp học sinh ôn tập về: + Cách đọc viết các số đến 100000 + Phân tích cấu tạo số Trọng tâm: Củng cố cho học sinh về cách đọc viết số đến 100000 và cấu tạo số. II. Chuẩn bị Giáo viên: nội dung bài III. Hoạt động dạy học: j ôn lại cách đọc viết số và các hàng Giáo viên viết số 83251 - Tương tự với các số 83001, 80201, 80001 - Giáo viên cho học sinh nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề - Giáo viên cho một vài học sinh nêu: Các số tròn chục? Các số tròn trăm? Các số tròn nghìn? Các số tròn chục nghìn? Học sinh nêu cách đọc số Nêu rõ các chữ số thuộc hàng nào. 1 chục = 10 đơn vị 1 trăm = 10 chục 1 nghìn = 10 trăm 10, 20, , 90 100, , 900 1000, 2000,,9000 10000, , 90000 k Thực hành Bài 1: Viết số thích hợp vào vạch của tia số a. 0 10000 30000 b. Viết số vào 36000, 37000, ,,,41000, Giáo viên chữa và nhận xét. Bài 2: Giáo viên cho học sinh tự phân tích mẫu - Giáo viên gọi học sinh chữa và nhận xét. Bài 3: Giáo viên hướng dẫn mẫu - Giáo viên gọi học sinh chữa và nhận xét. 3) Củng cố, dặn dò. - Giáo viên hệ thống nội dung bài - Nhận xét tiết học. - Học sinh tìm ra quy luật viết số trong dãy số. - Học sinh lên bảng viết số vào vạch - Học sinh cả lớp đọc tia số đã điền. Học sinh tìm quy luật viết và viết ra nháp. Học sinh làm vào vở. 91907: Chín mươi mốt nghìn chín trăm linh bảy. 16212: Mười sáu nghìn hai trăm mười hai. 8105: Học sinh làm vào vở. 1 số em lên bảng chữa bài: a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1 3082 = 3000 + 80 + 2 b) 7000 + 300 + 50 + 1 = 7351 6000 + 200 + 3 = 6203 ____________________________ Tập đọc Tiết 1: Dế mèn bênh vực kẻ yếu I. Yêu cầu - Học sinh đọc rành mạch, trôi chảy, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật. - Học sinh hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu. - Trả Lời được các câu hỏi SGK. Trọng tâm: Học sinh đọc rành mạch, trôi chảy, hiểu nội dung bài. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ III. Hoạt động dạy học: 1. Mở đầu - Giáo viên giới thiệu 5 chủ điểm ở SGK Tiếng Việt 4 tập I - Yêu cầu học sinh mở SGK và đọc tên các chủ điểm của tập I j Thương người như thể thương thân k Măng mọc thẳng l Trên đôi cánh ước mơ m Có chí thì nên n Tiếng sáo diều 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài - Luyện đọc Giáo viên đọc diễn cảm cả bài - Tìm hiểu bài. ? Để Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? ? Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? ? Chị Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp đe doạ như thế nào? ? Những cử chỉ và lời nói nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? ? Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích? Vì sao em thích? c. Hướng dẫn đọc diễn cảm Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm một đoạn tiêu điểm trong bài. Giáo viên đọc diễn cảm mẫu một đoạn Giáo viên theo dõi, uốn nắn Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn Học sinh luyện đọc theo cặp 1, 2 học sinh đọc cả bài. Học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời các câu hỏi. - Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá - Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự phấn như mới lột. Cánh mỏng, ngắn chùn chũn, quá yếu, ốm yếu, nghèo túng. - Bọn nhện đánh, chăng tơ, chặn đường; đe bắt để ăn thịt. - Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. - Cử chỉ: Xoè cả hai càng ra; dắt Nhà Trò đi. Học sinh tự nêu. - 4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn - Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp - Một số học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp 3. Củng cố, dặn dò: ? Em đã học được gì ở nhân vật Dế Mèn? Giáo viên nhận xét tiết học. Nhắc học sinh về nhà đọc phần tiếp theo. _____________________________ Đạo đức Tiết 1: trung thực trong học tập (tiết 1) I. Mục tiêu: Học sinh có khả năng: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu trung thực học tập là trách nhiệm của HS. - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. Trọng tâm: - Học sinh hiểu giá trị của lòng trung thực và biết trung thực trong học tập. II. Tài liệu và phương tiện: - Sgk đạo đức 4 - Các mẩu chuyện về sự trung thực trong học tập. III. Hoạt động dạy học: Tiết 1 1) Hoạt động 1: Xử lý tình huống ? Nếu là Long em sẽ giải quyết bằng cách nào? - Giáo viên đưa ra kết luận: Cách C thể hiện tính trung thực. 2) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập KL: Các việc C là trung thực, a, b, d là thiếu trung thực. 3) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - Giáo viên nêu từng ý trong bài tập. - b, c đúng. - a sai 4) Hoạt động nối tiếp - Học sinh xem tranh ở sgk và đọc tình huống. - Liệt kê cách giải quyết có thể có của bạn Long. - Học sinh nêu - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày. 1 vài học sinh đọc ghi nhớ ở sgk - Học sinh làm việc cá nhân - Học sinh trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau. Học sinh đứng vào vị trí quy ước theo 3 thái độ: Tán thành Tán thành Phân vân Không tán thành Học sinh trao đổi ý kiến của mình Học sinh đọc ghi nhớ. Học sinh sưu tầm mẩu chuyện, tấm gương về lòng trung thực. Học sinh tự liên hệ bản thân. Chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học _____________________________ Chính tả (nghe viết) Tiết 1: dế Mèn bênh vực kẻ yếu I. Yêu cầu Học sinh nghe viết, trình bày đúng bài chính tả: Dế mèn bênh vực kẻ yếu. Học sinh làm đúng bài tập phân biệt l/n. Trọng tâm: Học sinh viết đủ bài, đúng và trình bày sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học GV: Ba tờ phiếu viết nội dung bài tập l/n. III. Hoạt động dạy học: 1) Mở đầu Giáo viên kiểm tra vở viết, bút của học sinh Giáo viên nêu một số yêu cầu của một tiết chính tả quy định 2) Hướng dẫn học sinh nghe viết - Giáo viên đọc đoạn văn cần viết, - Giáo viên nhắc học sinh ghi tên bài giữa dòng. Khi chấm xuống dòng lùi vào 1 ô và viết hoa chữ đầu. Chú ý ngồi đúng tư thế - Giáo viên đọc bài - Giáo viên đọc lại bài - Giáo viên chấm 7 - 10 bài - Giáo viên nhận xét chung Học sinh đọc thầm lại đoạn văn cần viết. Chú ý tên riêng và những chữ dễ sai Học sinh viết bài vào vở Học sinh soát lỗi Học sinh đổi vở soát lỗi 3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 2a: l/n? Giáo viên dán phiếu, gọi học sinh chữa Giáo viên cùng cả lớp nhận xét Bài 3: Thi giải nhanh câu đố Học sinh đọc yêu cầu của bài tập Học sinh tự làm bài lẫn, nở, lẳn, nịch, lông, loà, làng, làm b. Hoa ban 4) Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học, rút kinh nghiệm cho bài sau. Thứ ba, ngày 08 tháng 09 năm 2009 Toán Tiết 1: ôn tập các số đến 100000 (tiếp) I. Mục tiêu - Thực hiện được phép cộng, trừ các số có tới 5 chữ số, nhân chia các số có tới 5 chữ số với số có 1 chữ số. - Biết so sánh các số (4 số) đến 100000. Trọng tâm: - Củng cố +, - , , : các số có tới 5 chữ số. II. Hoạt động dạy học 1) Luyện tính nhẩm - Giáo viên cho học sinh tính nhẩm dưới nhiều hình thức - Học sinh nhẩm nối tiếp. - 1 học sinh nêu phép tính nhẩm, nêu câu trả lời. 4000 + 3000 = 7000 2) Thực hành Bài 1: (cột1) Cho học sinh tính nhẩm và viết kết quả vào vở Bài 2(a): Giáo viên gọi 1 số học sinh lên bảng a) 4637 + 8245 235 3 7035 – 2316 25968 : 3 Bài 3: (dòng 1, 2) Điền dấu Giáo viên gọi học sinh chữa và nhận xét. Bài 4(b): Xếp các số Giáo viên chữa bài, nhận xét. 7000 + 2000 = 9000 9000 - 3000 = 6000 8000 : 2 = 4000 3000 2= 6000 Cả lớp làm vở (nháp). Thống nhất kết quả. 12882, 3719, 975, 8656 Học sinh so sánh 2 số và điền dấu > = < < Học sinh tự làm b) 92678 > 82697 > 79862 > 62978 3) Củng cố, dặn dò. - Giáo viên hệ thống nội dung bài - Nhận xét tiết học. ____________________________ Luyện từ và câu Tiết 1: Cấu tạo của tiếng I. Yêu cầu: - Học sinh nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong tiếng Việt, ND Ghi nhớ. - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng BT1. Trọng tâm: Học sinh nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học Giáo viên: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng. Bộ chữ cái ghép tiếng III. Hoạt động dạy học: 1) Mở đầu Giáo viên nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu. 2) Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Phần nhận xét - Đếm số tiếng - Đánh vần tiếng "bầu" - Phân tích cấu tạo tiếng "bầu" ? Tiếng bầu do những bộ phận nào? Âm đầu (b) vần (âu) và thanh (huyền) - Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại ? Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? ? Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu? ? Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu? Trong mỗi tiếng bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt (Thanh ngang không được đánh dấu khi viết). c. Phần ghi nhớ d. Phần luyện tập Bài 1: Bài 2: - Học sinh đọc và thực hiện theo yêu cầu - Học sinh đếm thầm: sáu tiếng tám tiếng - Học sinh đánh vần thầm - Học sinh đánh vần thành tiếng và ghi lại kết quả vào bảng con: bờ - âu - bâu - huyền - bầu. - Học sinh suy nghĩ và nêu - Học sinh kẻ bảng vào vở - Học sinh tự phân tích - Đại diện nhóm lên chữa bài - Học sinh rút ra nhận xét - Âm đầu, vần và thanh - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Học sinh đọc thầm ghi nhớ - Một số học sinh đọc ở SGK - Học sinh làm bài vào vở - Học sinh chữa - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh suy nghĩ và giải đố: Sao - ao 3) Củng cố, dặn dò: Giáo viên hệ thống bài - nhận xét tiết học Về nhà học thuộc phần ghi nhớ _____________________________ Thể dục Tiết 1: Giới thiệu chương trình, tổ chức lớp. Trò chơi: “Chuyển bóng tiếp sức” I. Mục tiêu: - Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4. Học sinh biết được 1 số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng. - Một số về nội qui, yêu cầu tập luyện. Yêu cầu học sinh biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học thể dục. - Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn. - Trò chơi: ”Chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầu học sinh nắm được cách chơi, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. * Trọng tâm: Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4. Học sinh biết được 1 số nội dung cơ bản của chương trình, một số về nội qui giờ Thể dục. II. Địa điểm , phương tiện - Sân tập, 1 còi, 4 bóng nhựa. C.Nội dung và phương tiện lên lớp. 1. Phần mở đầu: - Giáo viên tập hợp học sinh, phổ biến nội dung, yêu cầu ... đã học trong tiết trước. - Học sinh hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ. Trọng tâm: Củng cố về cấu tạo của tiếng. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ Bộ xếp chữ III. Hoạt động dạy học: 1) Kiểm tra Phân tích các tiếng: Lá lành đùm lá rách 1 học sinh lên bảng phân tích - 1 học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét, cho điểm 2) Bài mới a. Giới thiệu bài b. Bài tập 1: M: tiếng hoài có: âm đầu: h vần: oai thanh: huyền Bài 2: Tìm tiếng bắt đầu với vần nhau trong câu tục ngữ trên Bài 3: GV hướng dẫn 2 tiếng bắt đầu với vần nhau là hai tiếng giống nhau - giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn Bài 4: Đọc kết quả bài 3 - 2 tiếng bắt vần là Bài 5: Giải câu đố Học sinh đọc yêu cầu Học sinh làm việc theo nhóm Âm đầu vần thanh Kh ôn ngang Ng oan ngang . Học sinh đọc yêu cầu Làm việc cá nhân 1 học sinh trình bày Ngoài - hoài Học sinh đọc yêu cầu Học sinh làm việc theo cặp Choắt - thoắt xinh - xinh loắt - choắt Học sinh làm việc cá nhân Đọc kết quả trên phiếu Học sinh giải câu đố Thi giải nhanh: bút 3) Củng cố, dặn dò: ?Tiếng có cấu tạo như thế nào? Bộ phận nào cần phải có? Về nhà ôn bài, làm bài tạp ở vở BTTV _____________________________ Âm nhạc Ôn 3 bài hát và ký hiệu ghi nhạc đã học lớp 3 (Giáo viên chuyên dạy) Khoa học Tiết 2: Trao đổi chất ở người I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh biết: - Kể những gì hàng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống - Thế nào là quá trình trao đổi chất? - Biết vẽ sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. Trọng tâm: Học sinh nắm được thế nào là quá trình trao đổi chất ở người. II. Đồ dùng dạy học GV: hình ở SGK III. Hoạt động dạy học: 1) Kiểm tra ? Con người cần gì để duy trì sự sống của mình? Học sinh nêu - Gv nhận xét, cho điểm 2) Bài mới a. Giới thiệu bài b. Giảng bài - Hoạt động 1: Tìm hiểu sự trao đổi chất ở người ? Kể những gì đã được vẽ ở hình 1 ? Con người lấy gì và thải ra gì từ môi trường? Vậy hàng ngày con người lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, không khí, thải ra phân, nước tiểu. KL: Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy Con người, động vật, thực vật có trao đổi chất với môi trường thì mới có sự sống Học sinh đọc nhiệm vụ Mặt trời, con người, cây cối, - Lấy: không khí - Thải: khí cacbonic, nước tiểu, mồ hôi Học sinh kết luận - Hoạt động 2: Thực hành vẽ GV hướng dẫn Học sinh làm việc cá nhân Trình bày sản phẩm Nêu nội dung sơ đồ Học sinh nghe, hỏi bạn, nhận xét sơ đồ 3) Củng cố, dặn dò: Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm Học sinh ôn lại ghi nhớ Về nhà học bài - chuẩn bị bài sau Kĩ thuật Tiết 1: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (Tiết 1) I. Mục tiêu - Học sinh biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Học sinh biết thực hiện các thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. - Giáo dục học sinh ý thức thực hiện an toàn lao động. Trọng tâm: Học sinh biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. Học sinh biết thực hiện các thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ II. Đồ dùng dạy học - một số mẫu vải: sợi bông, sợi pha, sợi hoá học, vải hoa, kẻ, chỉ khâu màu các loại - kim khâu, kéo, khung thêu - một số sản phẩm may, khâu, thêu III. Hoạt động dạy học: Tiết 1: 1) Giới thiệu bài 2) Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét về vật liệu thêu, khâu a) Vải - GV hướng dẫn học sinh chọn vải khâu để học b) Chỉ học sinh đọc, quan sát màu sắc văn hoa, độ dày mỏng của một số mẫu vải, học sinh kể tên một số sản phẩm được may từ vải Học sinh đọc ở SGK và trả lời câu hỏi Học sinh nêu tên từng loại chỉ thêu 3) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo - Gv hướng dẫn cách cầm kéo cắt vải. Ngón cái đặt vào 1 tay cầm các ngón còn lại cầm vào tay cầm bên kia - học sinh quan sát và nêu cấu tạo của kéo cắt vải - học sinh so sánh kéo cắt vải với kéo cắt chỉ Học sinh quan sát học sinh tập cầm kéo cắt vải 4) Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác - HD học sinh quan sát ở sgk và nêu Học sinh quan sát hình 6 nêu tên và tác dụng của từng vật liệu Thước may: Dùng đo vải Thước dây: Dùng đo số đo cơ thể Khung thêu: giữ căng vải khi theo Khuy cài, khuy bấm Phấn may ____________________________ Thứ sáu, ngày 11 tháng 09 năm 2009 Toán Tiết 5: Luyện tập I. Mục tiêu - Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ - Làm quen với công thức tính chu vi hình có độ dài cạnh là a - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác Trọng tâm: Củng cố tính giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ, phấn màu III. Hoạt động dạy học 1) Kiểm tra bài cũ Chữa bài tập số 3 , 1 học sinh lên bảng GV nhận xét, cho điểm 2) Bài luyện tập Bài 1: Tính giá trị của biểu thức - HD làm phần a a a x 6 5 7 5 x 6 = 30 5 x 7 = 35 Bài 2( 2 câu): Tính giá trị biểu thức a) 35 + 3 x n với n = 7 GV nhận xét, cho điểm Bài 4: GV tóm tắt đề - Xây dựng công thức tính a - Y/ c HS tính P Với a = 3cm Học sinh đọc yêu cầu 6 x a với a = 5 6 x 5 = 30 Với a = 7 5 x 7 = 35 Các phần b, c học sinh làm tương tự Học sinh tự làm Với n = 7 35 +7x3 = 35 + 21 = 56 Học sinh tự làm 2 phép tính vào vở. Học sinh chữa bài Học sinh đọc đề bài Nêu cách tính chu vi hình vuông P = độ dài 1 cạnh x 4 Công thức: P = a x 4 Học sinh vận dụng tính, nêu kq. Với a = 3cm P = 3x4 = 12cm 3) Củng cố, dặn dò. GV khắc sâu nội dung bài Nhận xét tiết học Nhắc học sinh về nhà học bài _____________________________ Tập làm văn Tiết 2: Nhân vật trong chuyện I. Mục tiêu Học sinh biết: văn kể chuyện phải có nhân vật, nhân vật trong chuyện là người, con vật, đồ vật, cây cối, được nhân hoá Tính cách nhân vật được bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. Bước đầu học sinh biết xây dựng nhân vật trong văn kể chuyện. Trọng tâm: Học sinh nắm được văn kể chuyện, học sinh biết xây dựng nhân vật trong chuyện. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: 1) Kiểm tra ? Bài văn kể chuyện khác bài văn ở điểm nào? Học sinh nêu, GV nhận xét cho điểm 2) Bài mới a. Giới thiệu bài b. Giảng bài Nhận xét bài 1 ? Nêu những truyện mà em mới học? ? Ghi tên các nhân vật là người? ? Những nhân vật nào là vật? Bài 2: Nêu nhận xét về tính cách của nhân vật? ? Căn cứ vào đâu mà em nhận xét như vậy? c. Phần ghi nhớ d. Phần luyện tập Bài 1: Đọc truyện: Ba anh em ? Nêu nhân vật trong truyện? ? Em có đồng ý với nhận xét của bà và ba người cháu không? vì sao bà lại nhận xét như vậy? Bài 2: GV hướng dẫn học sinh trao đổi, tranh luận các hướng sự vật có thể diễn ra KL - Nếu bạn nhỏ quan tâm đến người khác? - Nếu bạn nhỏ không quan tâm đến người khác? - Học sinh nêu yêu cầu HS nêu: Dế Mèn Sự tích hồ Ba Bể Bà lão ăn xin, mẹ con bà goá, những người đi hội Dế Mèn, Nhà Trò, Giao Long, Học sinh đọc đề - Trao đổi căp đôi Học sinh phát biểu ý kiến - Dế Mèn khẳng khái, có lòng thương người, ghép áp bức sẵn sàng bênh vực kẻ yếu (Căn cứ vào hành động) - Mẹ con bà goá có tấm lòng nhân hậu (Căn cứ vào chi tiết họ cho bà lão ăn xin ăn, nghỉ. Họ chèo thuyền đi cứu người bị nạn) 3 HS đọc phần ghi nhớ HS đọc thầm, quan sát tranh minh hoạ Học sinh trao đổi nhóm các câu hỏi Đại diện nhóm trình bày - Bà và 3 người cháu - Đồng ý - Bà nhận xét như vậy vì bà đã quan sát tính cách các cháu qua hành động Học sinh đọc yêu cầu Chạy lại đỡ em dậy, xin lỗi, dỗ cho em nín khóc Bỏ chạy hoặc tiếp tục chơi mặc cho em bé khóc HS thi kể trước lớp Chọn ra bạn kể hay nhất 3) Củng cố, dặn dò Giáo viên nhận xét tiết học Về nhà ôn bài - chuẩn bị bài sau _____________________________ Địa lý Tiết 1: Làm quen với bản đồ I. Mục tiêu Sau bài này học sinh biết: - Định nghĩa đơn giản về bản đồ - Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ. - Các kí hiệu một số đối tượng địa lý Trọng tâm: Học sinh nắm được một số yếu tố về bản đồ II. Đồ dùng dạy học Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam III. Hoạt động dạy học: 1) Kiểm tra 1 Học sinh lên bảng xác định vị trí nước ta trên bản đồ 2) Bài mới a. Giới thiệu bài b. Giảng bài 1) Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV treo các loại bản đồ lên bảng - Hoàn thiện các câu trả lời Kết luận: bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định 2) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân ? Muốn vẽ bản đồ ta phải làm như thế nào? ? Tại sao bản đồ Việt Nam nhỏ hơn bản đồ TNVN? 3)Hoạt động 3: Làm việc nhóm - GV giao câu hỏi ? Tên bản đồ cho ta biết điều gì? KL: một số yếu tố đã tìm hiểu đó là tên của bản đồ phương phương hướng, tỉ lệ, 4) Hoạt động 4: Thực hành vẽ KHBĐ ? Tên bản đồ cho ta biết gì? Học sinh đọc tên các loại bản đồ Nêu được phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ Học sinh quan sát H1, H2 chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn Học sinh đọc SGK và TLCH Có ảnh chụp Tính toán chính xác khoảng cách thu nhỏ theo tỉ lệ - Do vẽ theo tỉ lệ phù hợp Đại diện học sinh troả lời Học sinh quan sát bản đồ Thảo luận các câu hỏi Đại diện nhóm trình bày Các nhóm bổ xung Học sinh làm việc cá nhân Thảo luận cặp Quan sát kí hiệu H3 và một số bản đồ khác Thi đố nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nêu tên kí hiệu đó Lớp nhận xét 3) Củng cố, dặn dò Giáo viên chốt ý chính của bài Nhận xét tiết học Về nhà ôn bài. _____________________________ Mỹ thuật Tiết 1: Vẽ trang trí: màu sắc và cách pha màu (Giáo viên chuyên dạy) Sinh hoạt Tiết 1: ổn định tổ chức lớp I. Mục tiêu ổn định, kiện toàn đội ngũ cán bộ lớp Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh Giáo dục học sinh chấp hành tốt nội quy của nhà trường II. Nội dung sinh hoạt 1) Giáo viên chỉ đạo: - Chia tổ, bầu tổ trưởng, tổ phó. - Bầu ban cán sự lớp (1lớp trưởng, 1 lớp phó, 1 quản ca) - Lấy ý kiến Giáo viên phân công công việc cho cán bộ lớp - Cán bộ lớp ra mắt Giáo viên nhắc nhở nội quy trường lớp - Kiểm tra dụng cụ học tập 2) Học sinh làm việc Học sinh kiểm tra chéo dụng cụ học tập 3) Xây dựng phương hướng tuần 2 - Tiếp tục ổn định tổ chức, nề nếp. - Chú trọng việc học tập. - Tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể của trường lớp. ______________________________
Tài liệu đính kèm: