Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Đinh Văn Thế

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Đinh Văn Thế

I. MỤC TIÊU:

- H hiểu xâu hơn về cách pha màu.

- H nhận biết các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh.

- H pha được màu theo hướng dẫn.

II. CHUẨN BỊ:

- Phóng to ba màu gốc và bảng pha màu.

- Bảng màu giới thiệu màu nóng, màu lạnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

* Giới thiệu:

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Đinh Văn Thế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 18 tháng 8 năm 2010
Tuần 1 Bài 1: vẽ trang trí
Màu sắc và cách pha màu
(Thứ năm 4/ 11/d3,d1 Thứ sáu 5/11 d2)
I. mục tiêu:
- H hiểu xâu hơn về cách pha màu.
- H nhận biết các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh.
- H pha được màu theo hướng dẫn.
II. Chuẩn bị:
- Phóng to ba màu gốc và bảng pha màu.
- Bảng màu giới thiệu màu nóng, màu lạnh.
III. Các hoạt động:
* Giới thiệu:
Giáo viên
Học sinh
a. HĐ1: Quan sát- nhận xét:( 6’-8’ )
- G treo bảng ba màu gốc.
* Có ba màu gốc (màu cơ bản): Đỏ – Vàng – Lam. Từ ba màu gốc cơ bản trên ta có thể pha ra rất nhiều màu khác nhau. Nếu pha hai màu gốc với nhau ta được một màu mới gọi là màu bổ túc.
b. HĐ2: Hướng dẫn: ( 18’-20’ )
- G cho H pha trực tiếp trên giấy bằng cách trộn hai màu gốc với nhau.
Học sinh quan sát 
Học sinh lắng nghe
Đỏ Vàng
Đỏ Lam
Vàng Lam
* Như vậy, từ ba màu cơ cản, bằng cách pha hai màu gốc với nhau ta được màu mới: Da cam – Tím – Lá cây. Bằng cách pha tương tự như vậy ta tăng hay giảm lượng màu của một maug gốc ta sẽ có thêm các màu khác: Đỏ cam, vàng cam, xanh là mạ, lục, chàm, huyết dụ. Gọi là màu bổ túc.
* Màu nóng là những màu gây cảm giác ấm, nóng.(màu gần với đỏ và vàng).
* Màu lạnh là những màu mang cảm giác mát mẻ, dịu, lạnh.(gần với màu xanh).
* Màu nước: Dùng màu pha với nước sạch một lượng vừa phải để tránh đặc quá hay loãng quá.
* Màu bột: dùng nước sạch và keo (pha loãng), nghiền kĩ để trộn các màu sẽ tạo ra màu mới.
* sáp màu, chì màu: Có thể vẽ chồng màu lên nhau để tạo ra màu khác.
Da cam
Tím
Lá cây
c. HĐ2:Luyện tập: ( 18’-20’ )
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm theo nhóm.
- Yêu cầu H chọn gam màu nóng hoặc lạnh để vẽ vào bức tranh trong SGK.
Học sinh thực hành
c. HĐ3: Nhận xét - đánh giá: ( 2’-3’ )
- Giáo viên trừng bày 1 số bài đã hoàn thành của học sinh và gợi ý để học sinh tự đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung, động viên khích lệ học sinh.
Học sinh nhận xét bài vẽ của bạn.
3.Dặn dò: ( 1’-2’)
- Về nhà: Hoàn thành bài vẽ.
- sưu tầm và quan sát hoa, lá trong thiên nhiên.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
Thứ tư ngày 25 tháng 8 năm 2010
Tuần 2 Bài 2: Vẽ theo mẫu
Vẽ hoa, lá
(Thứ năm 4/ 11/d3,d1 Thứ sáu 5/11 d2)
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên.
- H biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu, vẽ màu theo ý thích.
- H thêm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. chuẩn bị:
1.Giáo viên.
- Một số loại hoa, lá khác nhau.
- Tranh, ảnh về hoa, lá.
- Bài vẽ của học sinh
2.Học sinh.
- Bút chì, tẩy màu vẽ. Vở vẽ
- Một hoa,lá cây thật.
III.Các hoạt động:
1. ổn định tổ chức: ( 1’-2’)
- ổn định lớp.
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài ( 1’-2’)
Giáo viên
Học sinh
a. HĐ1: Quan sát- nhận xét ( 4’-5’)
- Giáo viên cho học sinh quan sát 1 số tranh vẽ hoa, lá
? Hình dáng của hoa, lá?
? Màu sắc bạn vẽ như thế nào?
- Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh và tiểu kết.
Học sinh quan sát
Học sinh nhận xét theo gợi ý của giáo viên.
b. HĐ2: Hướng dẫn ( 3’-6’)
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại cách vẽ hoa, lá.
- Giáo viên hướng dẫn lại cách vẽ và vẽ mẫu lên bảng để học sinh quan sát.
Học sinh nêu lại cách vẽ hoa, lá.
c. HĐ3: Luyện tập. ( 18’-20’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cành lá và vẽ vào vở thực hành.
- Giáo viên quan sát và hướng đẫn học sinh.
Học sinh vẽ bài.
d. HĐ4: Đánh giá. ( 2’-3’)
- Giáo viên chọn 2-3 bài có ưu, nhược điểm rõ ràng và gợi ý để học sinh tự nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét chung, động viên, khích lệ học sinh.
Học sinh đánh giá bài vẽ.
3. Dặn dò ( 1’-2’)
- Giáo viên nhắc nhở học sinh tầm quan trọng của hoa, lá, không bứt lá, bẻ cành, biết chăm sóc cây cối.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.
Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm 2010
Tuần 3 Bài 3: Vẽ tranh
đề tài: các con vật quen thuộc
(Thứ năm 4/ 11/d3,d1 Thứ sáu 5/11 d2)
I. Mục tiêu:
- Giúp H biết thêm về hình dáng, đặc điểm và cảm nhận về vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.
- Giúp học sinh vẽ tranh đề tài con vật.
- Học sinh thêm yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Tranh, ảnh các con vật quen thuộc.
- Bài làm của học sinh năm cũ.
2.Học sinh
- Bút chì, tẩy, màu vẽ, vở vẽ.
III. Các hoạt động:
1. ổn định tổ chức: ( 1’-2’)
- ổn định lớp.
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài ( 1’-2’)
Giáo viên
Học sinh
a. HĐ1: Quan sát- nhận xét ( 4’-5’)
- Giáo viên cho học sinh qua sát bài vẽ con vật.
? Trong bài vẽ có những con vật gì?
? Em có nhận xét gì về các con vật ban vẽ?
? Màu sắc bạn sử dụng đã được chưa?
? Xem bài vẽ của bạn em co cảm nhận gì?
- Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh và tiểu kết.
Học sinh xem tranh vẽ.
Học sinh nhận xét theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
b. HĐ2: Hướng dẫn ( 3’-6’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách vẽ hình con vật.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh con vật và vẽ mẫu để hoc sinh quan sát.
+ Vẽ hình ảnh chính (con vật ) 
+ Vẽ thêm các hình ảnh phụ xung quanh để bài vẽ sinh động hơn.
+ Chọn màu vẽ theo ý thích sao cho màu sắc hài hoà.
Học sinh nhắc lại cách vẽ con vật
Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn.
Học sinh nắhc lại cách vẽ.
c. HĐ3: Luyện tập ( 18’-20’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ 1 bức tranh con vật theo ý thích sao cho phù hợp giấy vẽ.
- Giáo viên quan sát và hướng dẫn thêm học sinh còn lúng túng.
Học sinh làm bài.
d. HĐ4: Đánh giá. ( 2’-3’)
- Giáo viên chọn 2-3 bài có ưu, nhược điểm rõ ràng và gợi ý để học sinh tự nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét chung, động viên, khích lệ học sinh.
Hcọ sinh nhận xét.
3. Dặn dò: ( 1’-2’)
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010
Tuần 4 Bài 4: Vẽ trang trí
chép hoạ tiết trang trí dân tộc
(Thứ năm 4/ 11/d3,d1 Thứ sáu 5/11 d2)
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- H biết cách chép và chép được hình hoạ tiết trang trí dân tộc 
- H biết yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn và bảo vệ văn hoá dân tộc.
II. chuẩn bị:
1.Giáo viên.
- Một số hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Bài vẽ của học sinh
2.Học sinh.
- Bút chì, tẩy màu vẽ. Vở vẽ
III.Các hoạt động:
1. ổn định tổ chức: ( 1’-2’)
- ổn định lớp.
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài ( 1’-2’)
Giáo viên
Học sinh
a. HĐ1: Quan sát- nhận xét ( 4’-5’)
- Giáo viên giới thiệu hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tôc trong bộ ĐDDH. Gợi ý bằng các câu hỏi để H quan sát, nhận xét.
? Các hoạ tiết trang trí là những hình ảnh gì?
? Các hình ảnh có những đặc điểm gì?
? Chúng được sắp xếp NTN?
? Em thường thấy các hoạ tiết tương tự như vạy được trang trí ở đâu?
Học sinh quan sát
Học sinh nhận xét theo gợi ý của giáo viên.
* Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu của ông cha ta để lại, chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ các di sản đó.
b. HĐ2: Cách chép hoạ tiêt. ( 3’-6’)
- Vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết, vẽ các đường trục dọc, trục ngang, đường chéo để tìm vị trí từng phần của hoạ tiết.
- Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
- Quan sát, so sánh để điều chỉnh vẽ cho giống mẫu.
- Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ‎ ý thích.
H quan sát.
c. HĐ3: Luyện tập. ( 18’-20’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình trong SGK, chọn một hình em thích nhất và vẽ vào vở thực hành.
- Giáo viên quan sát và hướng đẫn học sinh.
Học sinh vẽ bài.
d. HĐ4: Đánh giá. ( 2’-3’)
- Giáo viên chọn 2-3 bài có ưu, nhược điểm rõ ràng và gợi ý để học sinh tự nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét chung, động viên, khích lệ học sinh.
Học sinh đánh giá bài vẽ.
3. Dặn dò ( 1’-2’)
- Giáo viên nhắc nhở học sinh tầm quan trọng của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.
Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010
Tuần 5 Bài 5: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh Phong cảnh
(Thứ năm 4/ 11/d3,d1 Thứ sáu 5/11 d2)
I. mục tiêu:
- Học sinh thêm yêu thích phong cảnh xung quanh, có ý thứ giữ gìn vệ sinh môi truờng, phong cảnh xung quanh.
- Học sinh cảm nhận được sự phong phú và vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, các hình ảnh, màu sắc.
- Học sinh vẽ được 1 bức tranh về phong cảnh.
II. chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh, ảnh về phong cảnh.
- Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
iii. các hoạt động:
1.ổn định tổ chức: ( 1’-2’ )
- ổn định lớp.
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
2.Giới thiệu bài: ở tiết học chính các em đã tìm hiểu thế nào là 1 bức tranh phong cảnh, bài này cô sẽ hướng dẫn cả lớp làm thế nào để vẽ được 1 bức tranh phong cảnh có bố cục hợp lí, màu sắc hài hoà.
Giáo viên
Học sinh
a. HĐ1: Hướng dẫn cách vẽ:( 6’-8’)
- Giáo viên cho học sinh xem 1 số tranh vẽ phong cảnh, và đặt câu hỏi để gợi ý học sinh nhận xét về nội dung, hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh và hướng dẫn học sinh cách vẽ.
+ Muốn vẽ 1 bức tranh phong cảnh trước hết fải nhớ lại hình ảnh định vẽ
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau sao cho vừa fải với khổ giấy, hình ảnh chính fải rõ ràng để làm nổi bật nội dung tranh.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Chú ý: vẽ màu fải kín khung hình, màu sắc của các hình ảnh fải rõ ràng, tươi sáng. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách vẽ tranh phong cảnh.
Học sinh quan sát tranh phong cảnh và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Học sinh lắng nghe
Học sinh nhắc lại các bước vẽ.
b. HĐ2: Luyện tập: ( 18’-20’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự chọn 1 phong cảnh và vẽ vào giấy .
- Giáo viên quan sát lớp học, và hướng dẫn thêm những học sinh còn lúng túng.
Học sinh thực hành
c. HĐ3: Nhận xét - đánh giá: ( 2’-3’)
- Giáo viên trừng bày 1 số bài đã hoàn thành của học sinh và gợi ý để học sinh tự đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung, động viên khích lệ học sinh.
Học sinh nhận xét bài vẽ của bạn.
3.Dặn dò: ( 1’-2’)
- Về nhà: Hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
 _______________________________________________________ 
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010
Tuần 6 Bài 6: Vẽ theo mẫu
Vẽ quả dạng hình cầu
(Thứ năm 4/ 11/d3,d1 Thứ sáu 5/11 d2)
i. Mục tiêu
- Giúp học sinh nhận biết đặc điểm, hình dáng, màu sắc của 1 số loại qủa dạng hình cầu.
- Biết cách vẽ và vẽ được 1 số loại quả dạng hình cầu
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hoa quả trong tanh vẽ, yêu thiê ...  sinh quan sát tranh, ảnh, tượng đã chuẩn bị.
- Chạy, nhảy, ngồi
? Chất liệu để nặn, tạc tượng là gì?
- Là đá, gỗ, đất, thạch cao
* Ngoài những dáng người trên, còn có rất nhiều các dáng khác nhau như: Đất vật, câu cá, múa, đá bóng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn(6’-8’)
- Nặn các bộ phận của thân người (đầu, thân, tay, chân)
- Gắn dính các bộ phận thành hình người.
- Thêm tóc, mắt
- Tạo sáng cho nhân vật
(đi, ngồi, đá bóng)
- Tạo thêm hình ảnh phụ:
Quả bóng, cây, nhà, thuyền
- Sắp xếp thành bố cục
Hoạt động 3. Luyện tập(17’-20’)
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài làm của học sinh các năm cũ.
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát toàn lớp.
Hoạt động 4. Nhận xét đánh giá(2’-3’)
- Giáo viên chọn bài, xếp loại bài cùng học sinh. Giáo viên tổng hợp ý kiến và nhận xét chung toàn lớp.
* Bài sau:
- Sưu tầm các kiểu chữ nét đều
- Chuẩn bị đồ dùng học vẽ.
Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2009
Tuần 24 Bài 24: Vẽ trang trí
Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều
(Thứ năm 4/ 11/d3,d1 Thứ sáu 5/11 d2)
I. Mục tiêu
- Học sinh làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó.
- Học sinh biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn.
- Học sinh quan tâm đến nội dung khẩu hiệu của trường học và trong cuộc sống hàng ngày .
II. Chuẩn bị
- Bảng mẫu chữ nét thanh nét đậm và nét đều.
- Bài làm của học sinh các năm cũ
III. Các hoạt động 
* Giới thiệc bài:
- Giáo viên giới thiệu các kiểu chữ khác nhau và vẻ đẹp của chúng.
Hoạt động 1. Quan sát nhận xét(5’-7’)
- Giáo viên giới thiệu 2 kiểu chữ nét đều và nét thanh nét đậm.
- H quan sát.
? Chúng có những đặc điểm gì khác nhau?
- Chữ nét thanh nét đậm, có nét to nét nhỏ. Chữ nét đều có các nét đều bằng nhau.
* Chữ nét đều có các kiểu khác nhau như: chữ in, chữa hoa, chữ thường. ở bất cứ kiểu dáng nào thì các nét chữ cũng phải bằng nhau, cái dấu bằng 1/2 nét chữ.
- Chữ nét đều có dáng khoẻ, chắc thường dùng để kẻ khẩu hiệu, Pa - nô, áp - phích
Hoạt động 2. Hướng dẫn(6’-8’)
- Tìm chiều cao và chiều dài của dòng chữ (theo khổ giấy). Kẻ các ô vuông theo con chữ.
- Phác khung hình các chữ
- Tìm chiều dày của nét chữ
- Vẽ phác, dùng thước kẻ, compa để kẻ, quay nét đậm
- Tô màu dòng chữ (theo ý thích, nền đậm chữ nhạt hoặc nền nhạt chữ đậm).
Hoạt động 3. Luyện tập(18’-20’)
- Tô màu vào dòng chữ cho trước
- Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm cũ
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát toàn lớp
Hoạt động 4. Nhận xét đánh giá(1’-3’)
- Giáo viên chọn bài, học sinh nhận xét, giáo viên tổng hợp ý kiến và nhận xét chung toàn lớp
* Bài sau:
- Quan sát quang cảnh trường học
- Sưu tầm tranh, ảnh về trường, lớp
- Chuẩn bị đồ dùng học vẽ.
Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2009
Tuần 25 Bài 25: Vẽ tranh
Đề tài trường em.
(Thứ năm 4/ 11/d3,d1 Thứ sáu 5/11 d2)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết tìm, chọn nội dung và các hình vẽ đẹp về trường học để vẽ tranh.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được bức tranh về trường của mình và vẽ màu theo ý thích.
- Học sinh thêm yêu mến trường, lớp của mình.
II. Chuẩn bị
- Tranh, ảnh về trường lớp
- Bài vẽ của học sinh năm cũ
III. Các hoạt động 
* Giới thiệu:
Hoạt động 1. Tìm, chọn nội dung đề tài(8’-10’)
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về trường học.
? Tranh, ảnh về trường, lớp có những hình ảnh gì?
- Có lớp học, sân, cột cờ, bồn hoa, vườn trường, cây cối
Có những hoạt động nào thường diễn ra trong trường học?
- Giờ học trên lớp, các hoạt động vui chơi, lao động dưới sân trường, cảnh tập thể dục giữ giờ
Hoạt đông 2. Hướng dẫn(6’-8’)
- Chọn một nội dung để vẽ tranh
- Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài.
- Vẽ thêm các hình ảnh phụ liên quan cho tranh thêm sinh động
- Vẽ màu theo ý thích (có đậm, có nhạt).
Hạot động 3. Luyện tập(15’-20’)
- Giáo viên cho học sinh xem tranh của học sinh các năm trước
- Học sinh làm bàig, giáo viên quan sát, kịp thời giúp đỡ thêm cho học sinh về bố cục, hình mảng..
Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá:(1’-2’)
- Cuối giờ giáo viên chọn và cho học sinh nhận xét một số bài, giáo viên tổng hợp ý kiến và nhận xét chung toàn lớp.
* Bài sau: - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi.
Thứ năm ngày 20 tháng 3 năm 2008
Tuần 26 Bài 26: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh của thiếu nhi
(Thứ năm 4/ 11/d3,d1 Thứ sáu 5/11 d2)
I. Mục tiêu
- Học sinh bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục,hình ảnh và mầu sắc.
- Học sinh biết cách khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài.
- Học sinh biết cảm nhận và yêu thích tranh thiếu nhi.
II. Chuẩn bị
- Tranh của hoạ sĩ, thiếu nhi các đề tài
- Tranh của học sinh các lớp trước
III. Các hoạt động 
* Giới thiệu bài:
* Giáo viên cho học sinh xem tranh của hoạ sĩ thiếu nhi
- H quan sát.
? Trong tranh có những hình ảnhh gì?
? hình ảnh nào là chính..
.......
Có những màu nào? màu nào được sử dụng nhiều nhất, được vẽ vào hình ảnh nào..?
.......
Hoạt động 1. Xem tranh(20’-25’)
a. Tranh " Thăm ông bà" Tranh sáp màu của Thu Vân
- H quan sát.
? Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu?
- ở trong nhà.
? Trong tranh có những hình ảnh nào? hãy nêu miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc cụ thể?...
- ........
? Màu sắc của tranh như thế nào?
- .......
? Hãy nêu cảm nghĩ của em đối với bức tranh này?
- .......
* Bức tranh "Thăm ông bà" thể hiện tình cảm của các cháu với ông bà. Tranh vẽ ông bà
các cháu với các dáng hoạt động rất sinh động thể hiện tình cảm thân thương và gần gũi của những người ruột thịt. Màu sắc trong tranh tương sáng
gợi lên không khí ấm cũng của cảnh xum họp gia đình
b. Tranh ' Chúng em vui chơi" Tranh sáp màu của Thu Hà
? Tranh vẽ đề tài gì?
? Hình ảnh nào là chính?
? Các bạn nhỏ trong tranh có dáng hoạt động có sinh động không?
? Màu sắc sử dụng ra sao?
- Chúng em vui chơi.
- Các bạn đang vui chơi.
* "Chúng em vui chơi" là bức tranh đẹp, thể hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh sinh động. Em cầm hoa, em cầm bóng bay chạy nhảy tung tăng. Màu sắc tươi sáng, rực rỡ càng làm cho tranh thêm đẹp và tươi vui.
c. Tranh " Vệ sinh môi trường chào đón Sea Game 22"
Tranh ráp mày của Phương Thảo
? Trong tranh có những hình ảnh nào, hình ảnh nào là chính, phụ trong tranh?
? Các hoạt động diễn ra ở đâu? Vì sao em biết?
? Màu sắc của tranh như thế nào?
? Em có nhận xét gì về bức tranh này?
* Bức tranh của bạn Thảo vẽ về đề tài sinh hoạt của thiếu nhi về làm vệ sinh môi trường. Bức tranh có bố cục rõ trọng tâm, hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, thể hiện được không khí sôi nổi, hăng say trong lao động.
- Ba bức tranh được giới thiệu trong bài là những bức tranh đẹp của các bạn thiếu nhi. Các bạn đã vẽ về những hoạt động khác nhau nhưng đều rất quen thuộc đối với lứa tuổi trẻ. Nếu thường xuyên quan sát cuộc sống xung quanh , các em sẽ tìm được nhiều đề tài lý thú để vẽ thành những bức tranh đẹp. 
2. Nhận xét - đánh giá(3’-5’)
- Giáo viên khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài.
* Bài sau: 	- Quan sát các loại cây ở xung quanh
	- Sưu tầm tranh, ảnh về cây	
	- Chuẩn bị đồ dùng học vẽ.
Thứ năm ngày 27 tháng 3 năm 2008
Tuần 27 Bài 27: Vẽ theo mẫu
Vẽ cây
(Thứ năm 4/ 11/d3,d1 Thứ sáu 5/11 d2)
I. Mục tiêu
- Học sinh nhận biết hình dáng, màu sắc một số loại cây quen thuộc.
- Học sinh biết vẽ và vẽ được một vài loại cây.
- Học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh
II. Chuẩn bị
- Sưu tầm ảnh một số loại cây có hình đơn giản và đẹp (Thân, cành, lá phân biệt rõ ràng)
- Tranh của hoạ sĩ, thiếu nhi có vẽ cây.
- Bài vẽ của học sinh năm cũ
III. Các hoạt động 
Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Quan sát - nhận xét(5’-7’)
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh đã chuẩn bị
? Đây là cây gì? có những bộ phận nào?
- Cây phượng vĩ, có thân, cành, và tán lá
? Sự khác nhau của cây?
- Hình dáng, kích thước, màu sắc
* Có nhiều loại cây mỗi loại có hình dáng
màu sắc và vẻ đẹp riêng. Cây thường có các bộ phận dễ nhận thấy như thân cành và lá; màu sắc rất đẹp thường thay đổ theo thời gian: xanh non (mùa xuân) xanh đậm (mùa hè); màu vàngmàu nâu màu đỏ (mùa thu, mùa đông)
+ Cây xanh rất cần thiết cho con người: cho bóng mát chắn gió điều hoà không khí: lá hoa quả có thể dùng làm thức ăn
thân gỗ làm nhà làm bàn ghế.Cây là bạn của con người vì vậy cần phải chăm sóc và bảo vệ cây.
H quan nát
Hoạt động 2. Hướng dẫn(6’-8’)
- Vẽ hình dáng chung của cây (thân cây, vòm lá (hay tán lá) vẽ các nét của thân cây, tàu lá.
H quan sát
- Vẽ thêm hoa, quả (nếu có)
- Vẽ màu thực hoặc cho ý thích.
Hoạt động3. Luyện tập(17’-20’)
- Có thể vẽ một cây hoặc cả vườn cây, vẽ một loại cây hoặc nhiều loại cây khác nhau.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài vẽ của học sinh năm cũ
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát toàn lớp
Hoạt động 4: Nhậnn xét, đánh giá:(1’-2’)
H làm bài
* Bài sau: 	- Quan sát lọ hoa có trang trí
	- Chuẩn bị đồ dùng học vẽ.
Thứ năm ngày 3 tháng 4 năm 2008
Tuần 28 Bài 28: vẽ trang trí 
Trang trí lọ hoa
(Thứ năm 4/ 11/d3,d1 Thứ sáu 5/11 d2)
I. Mục tiêu
- Học sinh thấy đựoc vẻ đẹp về hình dán, cách trang trí lọ hoa
- Học sinh biết cách vẽ và trang trí được lọ hoa theo ý thích
- Học sinh biết qúy trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Một số lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau.
- Bài vẽ của học sinh năm cũ
III. Các hoạt động 
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Quan sát - nhận xét(5’-7’)
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số lọ hoa đã chuẩn bị
? Chúng có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Đều có các bộ phận (miệng, cổ, thân, đáy) , chất liệu
- Khác: hình dáng, kích thước, màu sắc và cách trang trí.
? Trang trí lọ hoa nhằm mục đích gì?
- Giúp lọ hoa đẹp hơn.
? Có thể trang trí vào đâu của lọ, bằng hình ảnh gì?
- Vào miệng, cổ, thân, đáy lọ; bằng hình hoa, lá, các con vật, bức tranh, đường diềm hoặc hoa văn sóng nước..
Hoạt động 2. Hướng dẫn:(6’-8’)
- Phác các phần vần trang trí (miệng, thân, đáy)
- Phác hình trang trí ở từng phần và chỉnh sửa lại.
- Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3. Luyện tập(17’-20’)
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài của học sinh năm cũ.
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát toàn lớp.
Hoạt động 4. Nhận xét - đánh giá(1’-3’)
- Giáo viên tổng hợp bài, học sinh tự nhận xét, giáo viên tổng hợp ý kiến và nhận xét chung toàn lớp.
* Bài sau: - Sưu tầm và quan sát, những hình ảnh về an toàn giao thông.
 - Chuẩn bị đồ dùng học sĩ.
H quan sát
H làm bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2010_2011_dinh_van_the.doc