I.MỤC TIÊU:
-Đọc, viết được các số đến 100 000.
-Biết phân tích cấu tạo số
-HS biết làm các bài tập 1,2,3 (a-viết được 2 số,b-dòng 1)
II.CHUẨN BỊ.
-Vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
Tuaàn 1 NS: 10/8/2012 ND:13/8/2012 Tieát 1: TẬP ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KEÛ YEÁU I.Mục tiêu: 1.Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). 2 Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghiã hiệp-bệnh vực người yếu. 3.Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II.Các KNS cơ bản được giao tiếp. Thể hiện sự cảm thông III.Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực: -Thảo luận nhóm IV.Chuẩn bị: -Tranh minh hoạ trong SGK. -Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc (đoạn 2) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Mở đầu: -GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình 5 chủ điểm của SGK TV 4 tập 1. -Yêu cầu HS mở mục lục sgk và đọc tên các chủ điểm trong sách. *Giới thiệu chủ điểm đầu tiên “Thương người như thể thương thân” * Giới thiệu tập truyện Dế mèn phiêu lưu kí (ghi chép về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn).Truyện được nhà văn Tô Hoài viết năm 1941. Bài TĐ Dế mèn bênh vực kẻ yếu là một trích đoạn từ truyện Dế mèn phiêu lưu k í . 2.Dạy – học bài mới. a. Hoạt động 1:Giới thiệu bài. Yêu caàu HS nhìn vào tranh của bài Tập đọc và trả lời câu hỏi : +Em có biết hai nhân vật trong bức tranh này là ai, ở tác phẩm nào không ?: Tranh vẽ Dế Mèn và chị Nhà Trò. Dế Mèn là nhân vật chính trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoaøi. b.Hoạt động 2:Luyện đọc. -Yêu cầu HS mở sgk 3 HS đọc nối tiềp theo 4 đoạn ( 2 lượt). Đoạn 1: Hai dòng đầu. Đoạn 2: Năm dòng tiếp . Đoạn 3: Năm dòng tiếp Đoạn 4: Phần còn lại. + Kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS Luyện đọc theo cặp. Đọc lại toàn bài. - GV đọc mẫu lần 1.(Lời Nhà Trò-giọng kể lể đáng thương; Lời Dế Mèn an ủi,động viên Nhà Trò – giọng mạnh mẽ,dứt khoát,thể hiện sự bất bình,thái độ kiên quyết). c. Hoạt động 3:Tìm hiẻu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm. * Cách thực hiện:Đọc thầm đoạn và trả lời cau hỏi kết hợp giải nghĩa từ. Hỏi:-Truyện có những nhân vật chính nào? -Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai ? *Đoạn 1: - Hỏi:-Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ? (Giải nghĩa : cỏ xước,Nhà Trò) *Đoạn 2. - Hỏi:Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? ( GNT: bự,áo thâm) -Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào? -Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi gặp Nhà Trò? *Đoạn 3: - Hỏi:Nhà trò bị bị bọn nhện ức hiếp,đe doạ như thế nào? -Nhận xét: Trước đây,mẹ Nhà Trò có vai lương của bọn nhện .Sau đấy chưa trả được thì đã chết.Nhà Trò ốm yếu , kiếm không đủ ăn,không trả được nợ,Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận.Lần này chúng chăng tơ chặn đường,để bắt chị ăn thịt. - Hỏi: Nếu bạn em bị một anh chị lớn hơn bắt nạt, em cần phải làm ǵ? GD KNS:Cần phải giúp đỡ và giải thích:Cần nhường nhịn ,che chở không thể cậy lớn ăn hiếp em nhỏ.Như thế mới gọi là con ngoan trò giỏi. * Đoạn 4: -Hỏi:Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tám lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. - Hỏi:Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào ? -Đoạn cuối bài ca ngợi ai ? Ca ngợi về điều gì? * Nội dung bài:Ca ngợi dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu. - Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích,cho biết vì sao em thích hình ảnh đó? -Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? -Đó chính là ý chính của bài. -Gọi 2 HS nhắc lại và ghi bảng. -Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hóa, em thích hình ảnh nào nhất ? vì sao ? c) Hoạt động 4:Hướng dẫn HS đọc diễn cảm( -Tổ chức cho HS đọc diễn cảm cá nhân một đoạn trong bài - Luyện đọc đoạn: “Năm trướcăn hiếp kẻ yếu” -GV đọc * GV theo dõi,uốn nắn 3.Củng cố- Dặn dò: - Cho HS nêu lại ND bài học. - GD Chúng ta phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn, không ỷ vào quyền thế để bắt nạt kẻ yếu. -Giúp HS liên hệ bản thân:Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ? - Nhận xét tiết học. -Luyện đọc lại bài văn, CB phần tiếp theo của câu chuyện Dế Mèn benh vục kẻ yếu (p 2) -Lắng nghe. -HS mở sách phần mục lục và đọc theo yêu cầu của GV. -Lắng nghe và ghi nhớ. -HS mở SGK quan sát tranh. -HS tự trả lời. -Lắng nghe và theo dõi tranh minh hoạ -Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Trả lời. - Lắng nghe - HS đọc tiếp nối + HS chữa lỗi phát âm - Thực hiện theo HD của GV. - 2 HS đọc. -Lắng nghe và cảm thụ. -HS trả lời cá nhân: Dế Mèn, chị Nhà Trò, Nhện. -Chị Nhà Trò. *Đọc thầm và trả lời câu hỏi -Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê,lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội. *Đọc thầm và trả lời câu hỏi -Thân hình chị bé nhỏ. -Dế Mèn. -Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm của Dế Mèn. -HS đọc thầm đoạn 3. * Đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Thảo luận nhóm. - Lắng nghe ghi nhận. -Thảo luận nhóm. - Đọc thầm,TLCH - Lắng nghe. -Lời nói Dế Mèn:Em đừng sợăn hiếp kẻ yếu.Lời nói dứt khoát,mạnh mẽ làm Nhà Trò - Cử chỉ và hành động của Dế Mèn:phản ứng mạnh mẽ xoè hai càng ra.:hành động bảo vệ,che chở : dắt Nhà Trò đi. -Dế Mèn là người có tấm lòng nghĩa hiệp, dũng cảm, không đồng tình với những kẻ độc ác, cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. -Đoạn cuối bài ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. - Lắng nghe ghi nhận - Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá to,mặc áo thâm dài.người bự những phấn thích vì h/a này tả rất đúng về Nhà Trò như một cô gái đáng thương,yếu đuối. - Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ những bất công. - 4HS xung phong đọc 4 đoạn của bài. -Lắng nghe -Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. -thi đọc diễn cảm. - Tự nêu - ghi nhận - Lòng nghã hiệp – bênh vục kẻ yếu. -Lắng nghe và về nhà thực hiện. Tiết 1 CHÍNH TẢ(Nghe – Viết) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU. I.MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU -Nghe – viết chính và trình bày đúng bài CT; không mắc quá năm lỗi trong bài -Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ; Bt2a (b) II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu : -Nêu mục đích – yêu cầu của bài 2.Bài mới . a.Giới thiệu bài. -Bài tập đọc các em vừa học có tên là gì Ghi tựa bài. b.Hướng dẫn nghe – viết chính tả. *Trao đổi về nội dung đoạn trích. -Gọi 1 HS đọc đoạn từ : Một hôm... đến vẫn khóc trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Hỏi : Đoạn trích cho em biết về điều gì ? *Hướng dẫn viết từ khó. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả. ( Cỏ xước, tỉ tê, chỗ chấm điểm vàng, khỏe,...) -Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được. - Nhắc nhở HS: Cách ghi tên bài (giữa dòng),Sau khi chấm xuống dòng,chữ đầu nhớ viết hoa,viết lùi lại 1 ô li .chú ý ngồi đúng tư thế. - Đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết vào vở - Đọc lại toàn bài chính tả *Soát lỗi và chấm bài 2/3 bài -Nhận xét bài viết của HS. *Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài tập (2) lựa chọn 2b)an hay ang -Gọi 1 HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Nhận xét bài làm của HS. - Chốt lại lời giải đúng. +Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi. +Lá bàng đang đỏ ngọn cây. Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. *Bài 3: lựa chọn 3a) -Gọi 1 HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS tự giải câu đố và viết vào giấy nháp. -Gọi 2 HS đọc câu đố và lời giải. Nhận xét về lời giải đúng Có thể giới thiệu về cái La bàn. 3.Củng cố-Dặn dò: - GD :Rèn chữ viết đúng CT,tính cẩn thận,.. - Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau. -Những em viết sai chính tả về nhà viết lại.HTL câu đố. -Lắng nghe. - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. -Nhiều HS nhắc lại. -1 HS đọc. -Đoạn trích cho em biết hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò; Đoạn trích cho em biết hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò. -Thảo luận nhóm đôi. -Đại diện nhóm trả lời. -HS đọc. -HS nghe GV đọc và viết bài vào vở. - HS soát lại bài. - Trong khi đó HS dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. -1 HS đọc yêu cầu của bài tập. -Làm bài vào vở. -Lắng nghe để sửa sai. -1 HS đọc yêu cầu của bài tập. -Tự giải và ghi vào vở nháp. -2 HS thực hiện. Lắng nghe -Lắng nghe về nhà thực hiện. TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiết 1) I.MỤC TIÊU: -Đọc, viết được các số đến 100 000. -Biết phân tích cấu tạo số -HS biết làm các bài tập 1,2,3 (a-viết được 2 số,b-dòng 1) II.CHUẨN BỊ. -Vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng phụ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài mới: Hỏi:Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào ? -Trong giờ học này các em sẽ được ôn tập về các số đến 100 000. - Ghi tựa bài. 2.Dạy học bài mới. *Bài 1: -Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập và tự làm vào vở. -Chấm chữa bài của HS. Yêu cầu HS nêu quy luật của các các số trên tia số a và các dãy số b. -Phần a: -Các số trên tia số được gọi là những số gì ? -Hai số đứng liền nhau trên tia số này thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? Phần b: -Các số trong dãy số này gọi là những số tròn gì ? -Hai số đứng liền nhau trong dãy số này thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? -Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị. *Bài 2:Viết sẵn bảng như SGK lên bảng. Yêu cầu HS làm bài vào vở. -3 HS lên bảng thực hiện,1HS đọc các số trong bài,HS 2 viết số, HS 3 phân tích số. Nhận xét – Sửa sai ( nếu có). *Bài 3a: Yêu cầu 1 HS đọc bài mẫu và hỏi : -Bài Tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. -Nhận xét – sửa sai ( nếu có ). -b) HD tương tự bài a) .YC HS làm 1 dòng. *Bài 4:( Nếu còn thời gian) Hỏi:-Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì ? -Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào? -Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ, và giải thích vì sao em lại tính như vậy. -Nêu cách tính chu vi của hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy. -Yêu cầu HS làm bài vào v ... đồ. - Học sinh trình bày kết quả - Nhận xét, bổ sung, sửa bài - Học sinh đọc: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên. - Học sinh tìm tiếng bắt vần với nhau, gạch dưới rồi ghi lại vào vở. - Học sinh trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung, sửa bài - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung, sửa bài - Học sinh đọc: Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau? - Học sinh suy nghĩ rồi làm bài - Học sinh tự phát biểu theo suy nghĩ của mình. - Nhận xét, bổ sung, sửa bài - Học sinh đọc: Giải câu đố sau: - Cả lớp suy nghĩ và làm bài - Học sinh nêu lời giải của câu đố - Nhận xét, bổ sung, sửa bài * chữ bút bút bớt đầu là út, đầu đuôi bỏ hết là u, để nguyên là bút. -Tự nêu - Cả lớp chú ý theo dõi ND: thứ sáu:17/8/2012 Tập làm văn (tiết 2) NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I. MỤC TIÊU : - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (nội dung Ghi nhớ). - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Bas anh em (bài tập 1, mục III). - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (bài tập 2, mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Sách giáo khoa, Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Kiểm tra bài cũ: Thế nào là kể chuyện? - Thế nào là kể chuyện? - Nhận xét, tuyên dương 2) Dạy bài mới: 2.1/ Giới thiệu bài: Nhân vật trong truyện 2.2/ Phần nhận xét: Bài 1: - Mời học sinh đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS làm vào phiếu (VBT) theo cặp - Mời học sinh trình bày trước lớp - Nhận xét, chốt lại: Tên truyện Nhân vật Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Sự tích hồ Ba Bể Nhân vật là người Hai mẹ con bà nông dân. Bà cụ ăn xin Những người dự lễ hội Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối) Dế Mèn Nhà Trò bọn nhện Bài 2: - Cho học sinh nêu tính cách của nhân vật a) Nhân vật Dế Mèn khẳng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực những kẻ yếu. Căn cứ vào lời nói và hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ Nhà Trò. b) Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu. Căn cứ vào chi tiết : cho bà cụ xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn, chèo thuyền giúp những người bị nạn lụt. * Phần ghi nhớ: Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK 3/ luyện tập: Bài tập 1: - Mời học sinh đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS suy nghĩ câu trả lời - Mời học sinh trình bày trước lớp - Nhận xét, chốt lại: Lời giải: + Nhân vật trong chuyện là ba anh em Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca và bà ngoại. Tính cách của từng đứa cháu: Ni-ki-ta chỉ nghỉ đến ham thích riêng của mình. Gô-sa láu lỉnh. Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ. + Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. Bài tập 2: - Mời học sinh đọc yêu cầu đề bài - Gợi ý: Nếu bạn nhỏ quan tâm đến người khác: bạn sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn trên quần áo, xin lỗi em, dỗ em nín khóc Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm: bạn sẽ bỏ chạy. - Yêu cầu HS suy nghĩ kể theo nhóm đôi - Mời học sinh kể trước lớp - Nhận xét, bổ sung, tuyên dương 3) Cung cố - dặn dò: Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK - Dặn học sinh chuẩn bị bài: Kể lại hành động của nhân vật - Giáo viên nhận xét tiết học - Học sinh nêu trước lớp - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh đọc yêu cầu đề bài - HS làm vào phiếu (VBT) theo cặp - Học sinh trình bày trước lớp - Nhận xét, chốt lại: HS đọc đề, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. - HS nêu tính cách của nhân vật - Nhiều học sinh đọc Ghi nhớ - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - HS suy nghĩ câu trả lời - Mời học sinh trình bày trước lớp - Nhận xét, chốt lại: + Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu: Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi, không giúp bà dọn bàn. Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi phải dọn bàn. Chi-ôm-ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánh vụn trên bàn cho chim ăn. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp theo dõi - HS nghĩ và kể theo nhóm đôi - Mời học sinh kể trước lớp - Nhận xét, bổ sung - Nhiều học sinh đọc Ghi nhớ - Cả lớp chú ý theo dõi ĐỊA LÝ LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU: - Biết bản đồ là hình vẽ thủ nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định. - Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của môn Lịch sử và Địa lí. - Tìm hiểu những kí hiệu trong SGK 3) Dạy bài mới Giới thiệu bài: Làm quen với bản đồ Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp - GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam) - Yêu cầu học sinh đọc tên các bản đồ treo trên bảng. - Các bản đồ này là hình vẽ hay ảnh chụp? - Nhận xét về phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ? - Giáo viên sửa chữa giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo cách nhìn từ trên xuống. Hoạt động 2: Hoạt động theo cặp - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn theo từng tranh - Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ làm việc theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: + Muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào? + Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ treo tường? - Mời học sinh đại diện trình bày - Nhận xét, bổ sung và chốt lại - Giáo viên giúp học sinh sửa chữa để hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm - Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận theo các gợi ý sau: + Tên của bản đồ có ý nghĩa gì? + Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào? + Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ tự nhiên Việt Nam? + Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? + Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 3 & cho biết 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? + Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Bảng chú giải có tác dụng gì? - Tổ chức cho học sinh thi đố nhau - Hoàn thiện bảng, giáo viên giải thích thêm cho học sinh: tỉ lệ là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của ban đồ, phương hướng, tỉ lệ và bảng chú giải. Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ - Tổ chức cho học sinh vẽ kí hiệu rồi trưng bày trước lớp - Nhận xét, bình chọn 3)Củng cố - dặn dò: - Bản đồ là gì?Kể tên 1số yếu tố của bản đồ? - Kể một vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3. - Chuẩn bị bài: Dãy Hòang Liên Sơn - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh lắng nghe - Tìm hiểu kí hiệu - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh đọc tên các bản đồ treo trên bảng - Các bản đồ này là hình vẽ thu nhỏ Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất - nước Việt Nam. - Học sinh quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn theo từng tranh - Học sinh quan sát bản đồ làm việc theo nhóm đôi trả lời câu hỏi trước lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp - Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện - HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 và một số bản đồ khác rồi vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, thủ đô - Hai em lần lượt thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì - Học sinh vẽ kí hiệu rồi trưng bày trước lớp - Nhận xét, bình chọn - Học sinh trả lời trước lớp - Cả lớp chú ý theo dõi Toán (tiết 5) LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ) Kiểm tra bài cũ: Biểu thức có chứa một chữ - Giáo viên yêu cầu học sinh tính: 90 – b với b = 45 ; b = 70 - Nhận xét, tuyên dương 2) Dạy bài mới: 2.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập 2.2/ Thực hành: Bài tập 1: - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập - Giáo viên yêu cầu học sinh tự nhận xét bài mẫu rồi tự làm - Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại Bài tập 2: (2 câu) - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh là bài vào vở - Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp - Nhận xét, bổ sung, sửa bài a) 35 + 3 x n với n = 7 Nếu n = 7 thì 35 + 3 x n 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56 Bài tập 3: (dành cho HS khá, giỏi) - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm vào vở (SGK) - Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại Bài tập 4: (chọn 1 trong 3 trường hợp) - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại P = a x 4 Nếu a = 3cm thì P = a x 4 = 3 x 4 = 12 (cm) 3) Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu học sinh nêu vài ví dụ về biểu thức có chứa một chữ - Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ. đọc và viết số có 6 chữ số? - Giáo viên viết vài số lên bảng và yêu cầu học sinh đọc các số đó - Chuẩn bị bài: Các số có sáu chữ số - Giáo viên nhận xét tiết học - Học sinh thực hiện - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh đọc: Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu) - Cả lớp làm bài vào vở (SGK) - Học sinh trình bày kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại - HS đọc: Tính giá trị của biểu thức - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh trình bày kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại - HS đọc: Viết vào ô trống (theo mẫu) - Cả lớp làm bài vào vở (SGK) - Học sinh trình bày kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại - Học sinh đọc yêu cầu bài toán - Cả lớp theo dõi - Cả lớp làm bài vào vở (SGK) - Học sinh trình bày kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại - Học sinh thực hiện - Cả lớp chú ý theo dõi
Tài liệu đính kèm: