Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Trần Hoàng Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Trần Hoàng Sơn

I. Mục tiêu

- Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)

- Hiểu nội dung bài: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hiệp nghĩa – bênh vực người yếu.

- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng hiệp nghĩa của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* Kĩ năng sống : - Thể hiện sự thông cảm.

 - Tự nhận thức về bản thân

II/ Đồ dùng dạy - học :

 - Tranh minh hoạ trong SGK, tranh, ảnh dế mèn, nhà trời, truyện Dế Mèn phiêu lưu ký.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc

III/ Các hoạt động dạy – học:

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Trần Hoàng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU BÁO GIẢNG TUẦN 1 
 THỨ
NGÀY
TIẾT
MÔN
TÊN BÀI DẠY
 2
22/08/2011
1
SHDC
2
THỂ DỤC
3
TẬP ĐỌC
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
4
TOÁN 
oân taäp caùc soá ñeán 100 000
5
ĐẠO ĐỨC
Trung thực trong học tập (tiết 1)
 3
23/08/2011
1
LT&CÂU
Cấu tạo của tiếng
2
KỂ CHUỴÊN
Sự tích Hồ Ba Bể
3
TOÁN
oân taäp caùc soá ñeán 100 000 (tieáp theo)
4
ÂM NHẠC
5
LỊCH SỬ
Môn lịch sử và địa lí
 4
24/08/2011
1
TÂP ĐỌC
Mẹ ốm
2
THỂ DỤC
3
TẬP LÀM 
VĂN
Thế nào là kể chuyện
4
TOÁN
oân taäp caùc soá ñeán 100 000 (tieáp theo)
5
KĨ THUẬT
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (tiết 1)
 5
25/08/2011
1
LT&CÂU
LT về cấu tạo của tiếng
2
CHÍNH TẢ
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
3
TOÁN
Biểu thức có chứa một chữ
4
MĨ THUẬT
5
KHOA HỌC
con người cần gì để sống
6
26/09/2011
1
TÂP LÀM 
VĂN
Nhân vật trong truyện
2
KHOA HỌC
Trao ñoåi chaát ôû ngöôøi
3
TOÁN
Luyện tập
4
ĐỊA LÍ
Làm quen với bản đồ
5
ATGT
Biển báo hiệu giao thông đường bộ
6
SHTT
Thứ hai,ngày 22/08/2011
Thể dục
GV bộ môn dạy
.. 
Tập đọc
( Tiết 1) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (4)
I. Mục tiêu
Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)
Hiểu nội dung bài: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hiệp nghĩa – bênh vực người yếu.
Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng hiệp nghĩa của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* Kĩ năng sống : - Thể hiện sự thông cảm.
	 - Tự nhận thức về bản thân 
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- Tranh minh hoạ trong SGK, tranh, ảnh dế mèn, nhà trời, truyện Dế Mèn phiêu lưu ký.
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Mở đầu
- GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4 tập một. Yêu cầu HS mở mục lục SGK.
- gọi HS đọc tên 5 chủ điểm, GV nói sơ qua 5 nội dung từng chủ điểm .
B. Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học :
Chủ điểm : Thương người như thể thương thân là một truyền thống tốt đẹp của cha ông ta . Các bài học môn TV tuân 1,2,3 giúp chúng ta hiểu rõ hơn về truyền thống tốt đẹp đó.
GT bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là một trích đoạn trong tập truyện Dế Mèn phưu lưu ký của nhà văn Tô Hoài .
- Cho hs xem tập truyện và tranh bài đọc.
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Luyện đọc
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn 3 lần.
Đoạn 1 : 2 dòng đầu
Đoạn 2 : 5 dòng tiếp theo
Đoạn 3 : 5 dòng tiếp theo
Đoạn 4 : Phần còn lại
- GV khen những HS đọc đúng, kết hợp sửa sai những HS phát âm sai, ngắt ngỉ chưa đúng, giọng đọc chưa phù hợp. Hướng dẫn những từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS đọc thầm phần chú thích
- Luyện đọc theo cặp : Gọi HS đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
- Gọi 1,2 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b.Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào ?
Ý 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp nhà trò.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
Ý 2: Hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi : Nhà Trò bị nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào ?
Ý 3: Hoàn cảnh của chị Nhà Trò
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi : Những lời nói, cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
Ý 4: Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
- Cho HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó ?
Qua câu chuyện em thấy dê mèn là ngườI như thế nào?
-GV ghi bảng đạI ý
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài.
- Gọi HS khác nhận xét
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc đúng giọng của từng nhân vật.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài (đoạn 3,4).
- Gv đọc diễn cảm 1 đoạn để làm mẫu
- Luyện HS đọc diễn cảm theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp ( mỗi tổ 1 em)
- GV theo dõi, uốn nắn, nhận xét bình chon cá nhân đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV giúp HS liên hệ bản thân 
- Em học được điều gì ở nhân vật Dế Mèn ?
- Gv nhận xét tiết học. Tuyên dương HS đọc tốt.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn
- Tìm đọc tác phẩm : Dế Mèn phiêu lưu kí.
HS mở sgk
- Một HS đọc tên 5 chủ điểm.
Hs lắng nghe
- HS quan sát tập truyện và quan sát tranh.
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp.
- Học sinh đọc thầm
- 1,2 HS đọc lại toàn bài
- HS đọc thầm cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, tìm hiểu câu hỏi và trả lời câu hỏi.
+ Dế Mèn đi qua vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò đang gục đầu bên tảng đá khóc.
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời 
+ Thân hình chị nhỏ bé, gầy yếu người bụ những phấn như mới lột, cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu chị kiếm bữa ăn củng chẳng đủ, nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời.
+ Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận, lần này chúng giăng tơ chặng đờng, đe bắt chị ăn thịt.
- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời :
+ Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. ( Lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm)
+ Xoè cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
- HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá có trong bài :
+ Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn 
-> thích vì hình ảnh này tả Nhà Trò như một cô gái yếu đuối, đáng thương.
-hs trả lời
4 HS đọc nối tiếp 
- HS nhận xét
- HS đọc diễn cảm .
- HS lắng nghe GV đọc.
- 1 HS đọc lời của Dế Mèn
- 1 HS đọc lời của Nhà Trò.
- Mỗi tổ cử 1 em thị đọc diễn cảm.
Toán
Tên bài dạy : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I.MỤC TIÊU:
 Giúp HS: - Ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. 
 - Biết phân tích cấu tạo số
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV vẽ sẵn bảng số trg BT 2 lên bảng. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài:
- Hỏi: Trong ch/trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào?
- Gthiệu: Trong giờ học này cta cùng ôn tập về các số đến 100 000.
Dạy-học bài mới:
Bài 1: 
- GV: Gọi HS nêu y/c của BT, sau đó y/c HS tự làm bài. 
- GV chữa bài & y/c HS nêu quy luật của các số trên tia số a & các số trg dãy số b. 
- Hỏi g/ý: Phần a: 
+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ 2 số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đvị?
Phần b: 
+ Các số trg dãy số này gọi là những số tròn gì?
+ 2 số đứng liền nhau trg dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đvị?
Vậy, bắt đầu từ số thứ hai trg dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đvị.
Bài 2: 
- GV: Y/c HS tự làm bài.
- Y/c HS đổi chéo vở để ktra bài nhau.
- Gọi 3 HS lên bảng: HS1 đọc các số trg bài, HS2 viết số, HS3 ph/tích số.
- GV: Y/c HS theo dõi & nxét, sau đó nxét & cho điểm HS.
Bài 3: a viết được 2 số;b (dịng 1)
- GV y/c HS đọc bài mẫu & hỏi: BT y/c cta làm gì?
- GV y/c HS tự làm bài.
- GV nxét, cho điểm HS.
Bài 4: (bồi dưỡng học sinh giỏi)
- GV hỏi: BT y/c cta làm gì? 
- Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm ntn?
- Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ & gthích vì sao em lại tính như vậy?
- Nêu cách tính chu vi của hình GHIK & gthích vì sao em lại tính như vậy?
- Y/c HS làm bài.
Củng cố-dặn dò:
- GV: Nxét tiết học.
- Dặn dò: r Làm các BT & CBB sau: 
- Học đến số 100 000.
- HS: Nêu y/c a&b.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
+ Số tròn chục nghìn.
+ Hơn kém nhau 10 000 đvị.
+ Các số tròn nghìn.
+ Hơn kém nhau 1000 đvị.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.
- HS ktra bài lẫn nhau.
- Vdụ: + HS1 đọc: sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi.
+ HS2 viết: 63850.
+ HS3 nêu: Số 63850 gồm 6 chục nghìn, 3 nghìn, 8 trăm, 5 chục, 0 đvị.
- HS nêu y/c.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.
- HS cả lớp nxét bài làm trên bảng.
- HS: Tính chu vi của các hình.
- Muốn tính chu vi của 1 hình, ta tính tổng độ dài các cạnh củahình đó.
- MNPQ là hình chữ nhật: Lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi lấy kquả nhân với 2.
- GHIK là hình vuông: Lấy độ dài cạnh của hình vuông nhân với 4.
- HS là VBT, sau đó đổi chéo ktra nhau.
Đạo đức
Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP 
MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết đượcTrung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. 
-Trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
*Kĩ năng sống : - Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập bản thân.
	 - Bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
	 - Làm chủ bản thân trong học tập.
 - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập .
 - Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che những hành vi thiếu trung thực trong học tập .
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh vẽ tình huống trg SGK (HĐ 1 - tiết 1).
Giấy, bút cho các nhóm (HĐ1 – tiết 2).
Bảng phụ, BT.Giấy màu xanh, đỏ cho mỗi HS (HĐ3 – tiết 1).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Tiết 1
Giới thiệu bài:
- Gthiệu: Bài đạo đức hôm nay chúng ta học: Trung thực trong học tập.
Dạy-học bài mới:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- GV treo tranh tình huống như SGK, nêu tình huống cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì?
+ Vì sao em làm thế? 
- GV: Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp & y/c HS tr/bày ý kiến của nhóm.
- Hỏi: + Theo em hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực?
+ Trong ht, cta có cần phải trung thực không?
- GV kluận: Trg ht, cta cần phải luôn trung thực. Khi mắc lỗi gì trg ht, ta nên thẳng thắn nhận lỗi & sửa lỗi.
Hoạt động 2: Sự cần thiết phải trung thïc trg ht.
- GV: Cho HS làm việc cả lớp.
- Hỏi: + Trg ht vì sao phải trung thực?
+ Khi đi học, bản thân cta tiến bộ hay người khác tiến bộ? Nếu cta gian trá, cta có tiến bộ được khg?
- GV giảng & kluận: Ht giúp cta tiến bộ. Nếu cta gian trá, giả dối, kquả ht là khg thực chất, cta sẽ khg tiến bộ được.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- HS: Chia nhóm qsát tranh trg SGK & th/luận.
- HS: Trao đổi.
- Đ/diện nhóm tr/bày ý kiến
- HS: Trả lời.
- HS: Suy nghĩ & trả lời:
+ Trung thực để đạt được kquả htập tốt & để mọi người tin yêu.
+ HS: Trả lời.
Hoạt động 3: Trò chơi “đúng – sai”:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: Y/c các nhóm nhận bảng câu hỏi & giấy màu đỏ, xanh cho thành viên mỗi nhóm.
- GV hdẫn cách chơi: Nhóm trưởng đọc từng câu hỏi tình huống cho c ...  2 HS làm bài tập 1, 2 / 3 Vở bài tập Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VỀ SỰ TRAO ĐỔI CHÂT Ở NGƯỜI
Mục tiêu :
- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp các câu hỏi trong SGV trang 25.
Bước 2 :
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
- Thảo luậïn theo cặp.
- GV kiểm tra và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
Bước 3 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, mỗi nhóm chỉ cầân nói một hoặc hai ý.
- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
Bước 4 : GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong Mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi:
- Trao đổi chất là gì?
- Nêu vai trò cảu sự trao đổi chất với con người thực vật và động vật.
Kết luận: 
- Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các bô ních để tồn tại.
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
- Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì môi trường mới sống được.
Hoạt động 2 : THỰC HÀNH VIẾT HOẶC VẼ SƠ ĐỒ SỰ TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA CƠ THỂ NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu: 
HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường theo trí tưởng tượng của mình. 
- HS vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm.
Bước 2 : 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của mình và ý tưởng của nhóm đã được thể hiện qua hình vẽ như thế nào.
- GV nhận xét xem sản phẩm của nhóm nào làm tốt sẽ được lưu lại treo ở lớp học trong suốt thời gian học về Con người và sức khỏe.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
Toán
Tên bài dạy : LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 - Tính được giá trị b/thức có chứa 1 chữ khi thay chữ bằng số.
 -Làm quen với các công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV chép sẵn đề BT 1a,b; BT3 lên bảng phụ hoặc băng giấy. 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 KTBC: 
- Gv: Gọi 2 HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.
 - GV: Sửa bài, nxét & cho điểm.
Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: Giờ toán hôm nay các em sẽ tiếp tục làm quen với biểu thức có chứa một chữ & th/h tính gtrị của biểu thức theo các gtrị cụ thể của chữ.
*Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1:
- GV: Treo Bp nd BT1a & y/c HS đọc đề bài.
- Hỏi: Đề bài y/c cta tính gtrị của b/thức nào? 
- Làm thế nào để tính đc gtrị b/thức 6xa, với a=5?
- GV: Y/c HS tự làm các phần còn lại.
- GV: Sửa bài phần a,b y/c HS làm tiếp phần c,d.
Bài 2: (2 câu)
- GV: Nhắc HS thay gtrị số vào b/thức rồi th/h các phép tính theo đúng thứ tự.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 4: (chọn 1 trong 3 trường hợp)
- Hỏi: Nêu cách tính chu vi hình vuông?
- Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bn? 
- Gthiệu: Gọi chu vi hình vuông là P. Ta có: P=ax4.
- GV: Y/c HS đọc đề BT4 & làm bài.
- GV: Hdẫn sửa bài, nxét & cho điểm. 
 Củng cố-dặn dò:
- GV: Tổng kết giờ học. dặn HS làm BT & CBB.
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- HS: Đọc đề toán.
- HS: Đọc thầm.
- Biểu thức 6xa.
- Thay số 5 vào vào chữ a rồi th/h phép tính 6x5=30.
- 2HS lên bảng làm, mỗi em 1 phần, cả lớp làm VBT (có thể làm vào SGK).
- HS: Đọc đề toán.
- 4HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.
(Vd: a/ Với n=7 thì 35+3xn =35+3x7 = 35+21=56).
- Lấy số đo cạnh nhân với 4.
- Chu vi hình vuông là ax4.
- Đọc CT tính chu vi hình vuông.
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
Địa lí
BÀI 2:LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
-Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo 1 tỉ lệ nhất định.
-Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ, 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Bản đồ
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu định nghĩa đơn giản về bản đồ.
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ ( thế giới, châu lục,Việt nam,)
-GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
-GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
Bước 2:
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận:Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
-HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Hoat động 2:Làm việc cá nhân.
Mục tiêu:Giúp HS hiểu cách vẽ bản đồ.
Cách tiến hành:
GV: Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
-HS đọc SGK trả lời.
2.Một số yếu tố của bản đồ.
Hoạt động 3:Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận tho gợi ý sau:
+Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
Biết tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiên trên bản đồ.
+Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc (B), Nam(N), Đông(Đ), Tây(T) như thế nào?
+Chỉ các hướng B,N,Đ,T trên đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (hình 3).
Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
+Đọc tỉ lê bản đồ ở hình 2 và cho biết 1 xăng –ti-mét (cm) trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét (m) trên thực tế?
+Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
GV giải thích thêm:Tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ số, là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ.
GV kết luận:Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ.
-Nhìn từ ngoài bản đồ vào thì ở trên là hướng B,ở dưới là hướng N, bên phải là hướng Đ, bên trái là hướng T.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm viẹc nhóm trước lớp.
-Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện.
Hoạt động 4:Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
Mục tiêu:HS biết vẽ một số kí hiệu trên bản đồ.
Cách tiến hành:
-GV cho HS quan sát bảng chú giải ở phần 3 và vẽ kí hiệu một số đối tượng địa lí.
GV cho HS hoạt động nhóm đôi
-HS quan sát tranh và vẽ. 
-1 em vẽ kí hiệu, 1em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì và ngược lại.
Hoạt động 5:Củng cố –dặn dò.
Bản đồ là gì? Nêu một số yếu tố trên bản đồ?
-HS trả lời phần bài học
Gọi một số HS nêu phần bài học.
-HS đọc bài.
CB:Làm quen với bản đồ (tiếp theo).
An toàn giao thông
Bài 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I.Mục tiêu:
-HS biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến.
-HS hiểu ý nghĩa , tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.
-HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở gần khu vực trường học, gần nhà hoặc thượng gặp.
- Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.
- tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông.
II. Chuẩn bị:
GV: các biển báo
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới.
GV: Để điều khiển nguời và các phương tiện giao thông đi trên đường được an toàn, trên các đường phố người ta đặt các biển báo hiệu giao thông.
GV gọi 2 HS lên bảng và yêu câù HS dán bản vẽ về biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem, nói tên biển báo đó và em đã nhìn thấy ở đâu.
GV hỏi cả lớp xem các em đã nhìn thấy biển báo hiệu đó chưa và có biết ý nghĩa của báo đó không.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới.
GV đưa ra biển báo hiệu mới : biển số 11a, 122
Hỏi: Em hãy nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển báo.
Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?
Căn cứ hình vẽ bên trong em có thể hiểu nội dung cấm của biển là gì?
GV hỏi như trên với các biển báo 208, 209, 233 , biển 301( a,b,d, e)
Hoạt động 3: Trò chơi.
GV chia lớp thành 5 nhóm. GV treo 23 biển báo hiệu lên bảng. Hướng dẫn HS cách chơi:
Sau một phút mỗi nhóm một em lên gắn tên biển, gắn xong về chỗ, em thứ hai lên gắn tiếp tên của biển khác, lần lượt đến hết.
GV tổng kết , biểu dương nhóm chơi tốt nhất và đúng nhất.
Hoạt động 4: Củng cố
-GV cùng HS hệ thống bài 
-GV dặn dò, nhận xét 
HS theo dõi
HS lên bảng chỉ và nói.
-Hình tròn
Màu nền trắng, viền màu đở.
Hình vẽ màu đen.
-Biển báo cấm
- HS trả lời:
*Biển số 110a. biển này có đặc điểm:
Hình tròn 
Màu: nền trắng, viền màu đỏ.
Hình vẽ: chiếc xe đạp.
+Chỉ điều cấm: Cấm xe đạp
* Biển số 122: có hình 8 cạnh đều nhau, nền màu đỏ, có chữ STOP . ý nghĩa dừng lại.
Biển 20, báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên
Biển 209, báo hiệu nơi nhau có tín hiệu đèn.
Biển 233 , Báo hiệu có những nguy hiểm khác 
Biển 301(a,b,d,e), Hướng phải theo.
Biển 303, Giao nhau chhạy theo vòng xuyến.
Biển 304, Đường dành cho xe thô sơ
Biển 305, biển dành cho người đi bộ.
Các nhóm chơi trò chơi.
Sinh hoạt tập thể
I- MỤC TIÊU 
 - Học sinh thấy được u- nhược điểm chính qua các mặt hoạt động trong tuần.
- Đề ra hướng khắc phục và phấn đấu ở những tuần sau. 
II. Chuẩn bị: 
 Các tổ chuẩn bị ý kiến và sổ theo dõi của tổ mình. 
III. Nội dung sinh hoạt: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Nội dung chính: 
- Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết sinh hoạt.
- Lớp trởng điều khiển buổi sinh hoạt.
- Từng tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình.
- Lớp trởng tập hợp ý kiến và nhận xét chung.
- Giáo viên đánh giá nhận xét từng mặt. 
	1. Về đạo đức 
	2. Về học tập 
	3. Về nề nếp lớp 
	4. ý thức đội viên 
3. Nêu hướng khắc phục:
 - Tiếp tục phát huy mặt mạnh, khắc phục nhược điểm thi đua học tập tốt.
- Giao nhiệm vụ các bạn khá kèm bạn yếu.
 - Kết thúc buổi sinh hoạt
Hát 
- H/S chăm chú lắng nghe 
- Đại diện tổ 1
- Đại diện tổ 2
- Đại diện tổ 3 
(các thành viên bổ sung)
- Ngoan, đoàn kết với bạn
- Có tiến bộ nhng cha đều 
- Nề nếp tốt 
- Khăn quàng đầy đủ
TRÌNH KÝ DUYỆT TUẦN 1
NHẬN XÉT
 Vĩnh Hưng, ngày tháng năm 2011
 T2CM 4+5

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 1 KNSBVMTCKTKN.doc