Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Trung Kiên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Trung Kiên

Môn: Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch chôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu.

- Giáo dục HS không ỷ vào mạnh ức hiếp người yếu

* KNS: - Thể hiện sự cảm thông

 - Xác định giá trị: của bản thân với người xung quanh

 - Tự nhận thức về bản thân

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: tranh trong SGK, truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

- HS: SGK, vở.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Trung Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 03 tháng 9 năm 2012.
Môn: Thể dục
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
TRÒ CHƠI: “Chuyền bóng tiếp sức”
I. Mục tiêu:
- Biết được những nội dung cơ bản của chương trình TD lớp 4 và một số nội quy trong các giờ học thể dục.
- Biết cách tập hợp hàng dọc, biết cách dóng hàng thẳng, điểm số, đúng nghiêm, đứng nghỉ.
- Biết được cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi theo yêu cầu của GV
II. Địa điểm - Phương tiện:
Sân trường; 1 còi, 4 quả bóng nhựa.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung
ĐL
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
a) Nhận lớp.
b) Khởi động.
2. Phần cơ bản:
a) Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4.
- GV giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 4.
b) Phổ biến nội qui, yêu cầu tập luyện.
c) Biên chế tổ tập luyện.
d) Trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.
3. Phần kết thúc:
- GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS.
6 à10’
18 à22’
4 à 6’
- GV và HS làm thủ tục nhận lớp, kiểm tra sĩ số và phổ biến nội dung tiết học.
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
- HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
- Trang phục gọn gàng, không đi dép lê, phải đi giày ba ta.
- 4 tổ tập luyện.
- GV làm mẫu và phổ biến luật chơi.
C1: Xoay người qua trái (phải) rồi chuyền bóng cho nhau.
C2: Chuyển bóng qua đầu cho nhau.
- HS chơi thử cả 2 cách.
- HS chơi phân chia thắng bại.
- HS thả lỏng.
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- HS chú ý lắng nghe.
Môn: Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch chôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu.
- Giáo dục HS không ỷ vào mạnh ức hiếp người yếu
* KNS: - Thể hiện sự cảm thông
 - Xác định giá trị: của bản thân với người xung quanh
 - Tự nhận thức về bản thân
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: tranh trong SGK, truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
- HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV phát sách vở ĐD cho HS.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu, giới thiệu ký hiệu trong SGK, giới thiệu chủ điểm.
b) Hướng dẫn luyện đọc:
- GV chia bài thành 4 đoạn.
- GV sửa sai cho HS (ghi bảng từ HS đọc sai).
- GV cung cấp thêm từ: “ngắn chùn chũn”, “thui thủi”.
- GV sửa cách đọc cho HS và hướng dẫn cách đọc.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài (2’).
=> GV đọc mẫu toàn bài.
c) Tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
? Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
- GV giảng.
- GV ghi ý 1: Dế Mèn gặp chị Nhà Trò.
- Yêu cầu HS đọc thầm Đ2.
? Tìm những chi tiết cho thấy Nhà Trò rất yếu ớt?
=> GV giảng ý 2: Hình dáng của chị Nhà Trò
- Yêu cầu HS đọc thầm Đ3.
? Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
=> GV giảng ý 3: Nhà Trò bị ức hiếp.
- Yêu cầu HS đọc thầm Đ4.
? Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
=> GV giảng ý 4: Hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi 4 trong SGK.
=> Yêu cầu HS nêu ý chính của bài.
=> GV ghi bảng: Ca ngợi lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
d) Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- GV hướng dẫn cách đọc từng đoạn.
- GV lưu ý HS đọc nhấn giọng ở một số từ ngữ (mất đi, thui thủi, nghèo túng, , ăn thịt).
* Thi đọc diễn cảm theo nhóm.
- GV nhận xét cụ thể từng nhóm và ghi điểm.
4. Củng cố; dặn dò:
? Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét về giờ học.
- Dặn về nhà: Tìm đọc truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nhận sách vở, ĐDHT của mình.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn (lần 1).
- Một vài HS chỉnh sửa.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2).
- 1 HS đọc phần chú thích trong SGK.
- HS giải nghĩa 2 từ trên.
- 4 HS đọc cá nhân (theo đoạn).
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện.
- “Dế Mèn đi qua đá cuội”
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nêu ý chính của Đ1.
- HS thực hiện.
- “thân hình chị bé nhỏcảnh nghèo túng”.
- HS thực hiện.
- “Trước đây mẹ Nhà Tròăn thịt”.
- HS thực hiện.
+ Lời nói của Dế Mèn: Em đừng sợkẻ yếu.
+ Cử chỉ và hành động của Dế Mèn phản ứng mạnh mẽ (xoè cả 2 càng ra) hành động che chở (dắt Nhà Trò đi).
- HS thực hiện và trả lời theo ý hiểu riêng của cá nhân HS.
- HS nêu và bổ sung.
- 4 HS đọc.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc từ trên bảng.
- Đại diện 2 nhóm đọc thi.
- Nhóm khác nhận xét cách đọc.
- 1-2 HS liên hệ.
- 1 HS nhắc lại.
- HS chú ý lắng nghe.
Môn: Toán
Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I. Mục tiêu:
- Đọc, viết được các số đến 100000.
- Phân tích cấu tạo số.
- HS yêu thích môn hoc này
- Làm được Bài 1,2,3 (a viết 2 số; b chỉ 2 trường hợp)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: SGK Toán lớp 4.
2. HS: SGK ,vở ô li.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV phát SGK, vở cho HS
- GV giới thiệu ký hiệu trong SGK.
- GV hướng dẫn HS cách sử dụng SGK + vở bài tập.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu phân môn Toán.
b) Nội dung ôn tập:
* HĐ1: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
- GV viết các số: 83251, 83001, 80201, 80001 lên bảng.
- GV cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề.
- GV yêu cầu HS nêu: các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
=> GV tổng hợp kiến thức.
* HĐ2: Thực hành.
+ Bài 1: (3-SGK)
- GV vẽ tia số như SGK lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong dãy số (Các số tròn chục nghìn).
- Yêu cầu HS làm bài trong vở ô li.
- GV cho HS nêu kết quả.
=> GV cho HS nêu quy luật viết và thống nhất kết quả.
(Phần b: GV hướng dẫn tương tự).
+ Bài 2: (3 – SGK).
- GV treo bảng phụ lên bảng. Yêu cầu HS tự phân tích mẫu.
=> GV thống nhất kết quả.
+ Bài 3: (3 – SGK).
a) GV yêu cầu HS viết mỗi số sau thành tổng.
b) Yêu cầu HS viết các tổng (theo mẫu).
=> GV nhận xét.
3. Củng cố; dặn dò:
- GV củng cố nội dung bài ôn tập.
- GV hướng dẫn làm bài trong vở bài tập Toán (3).
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS nhân sách
- Theo dõi hướng dẫn của GV
- 4 HS đọc số, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn.
- 4 HS nêu: 1 chục = 10 đơn vị.
 1 trăm = 10 chục.
 1 nghìn = 10 trăm.
- HS nêu: (10, 20,,100, 200, ,1000, 2000,, 10000, 100000).
- 1 HS nêu yêu cầu phần a.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS làm bài. 1 HS làm trên bảng.
- HS chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát và làm bài trong vở.
- Lần lượt HS làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu (a, b).
- HS làm bài.
- 2 HS làm trên bảng.
- Cả lớp nhận xét chữa bài.
- 2 HS nêu lại cách đọc, viết số 81450.
Môn: Chính tả (Nghe- viết)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài
- Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ BT (2) a hoặc b a/b hoặc bài tập do GV soạn.
- Giáo dục HS rèn chữ viết thường xuyên.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng ghi sẵn nội dung bài tập 2a.
2. HS: vở chính tả, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS.
- GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về giờ học chính tả.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Giới thiệu chính tả 
b) Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc đoạn bài chính tả cần viết.
? Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- GV lưu ý HS viết một số từ khó (tảng đá, lột, điểm vàng,).
- GV nhắc HS cách ghi tên bài, viết chữ sau dấu chấm, tư thế ngồi viết, viết tên riêng.
- GV đọc mẫu lần 2.
c) Viết chính tả: (15’)
- GV đọc thong thả từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.
- GV đọc bài lần cuối.
d) Chấm, chữa bài:
- GV thu 3 à 5 bài để chấm.
- GV nhận xét bài chính tả và công bố điểm.
đ) Luyện tập:
+ BT2(a)
=> GV chữa bài của HS.
+ BT3(b)
- GV gợi ý: Tìm tên loài hoa chứa vần an/ang, đặc điểm hoa có màu trắng.
4. Củng cố - dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài tập 2(b), 3(a).
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Theo dõi
- HS theo dõi.
- HS trả lời.
- 2 HS viết từ trên bảng.
- HS dưới lớp viết vào nháp.
- HS nêu những tiếng viết hoa có trong bài.
- HS theo dõi.
- HS viết bài.
- HS soát bài và sửa lỗi chính tả.
- HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài theo 3 nhóm trong phiếu học tập.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời nhanh đáp án bằng cách giơ bảng.
- 1 HS đọc câu đố à 1 HS giải câu đố.
- HS chú ý lắng nghe.
Thứ ba ngày 04 tháng 9 năm 2012.
Môn: Luyện từ và câu
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) – ND ghi nhớ.
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu ( mục III).
- HS K-G giải được cầu đố BT 2 (mục III)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
2. HS: vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng của HS.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) phần nhận xét:
- Yêu cầu 1 SGK:
? Dòng 1 câu tục ngữ có mấy tiếng?
? Dòng 2 câu tục ngữ có mấy tiếng?
? Cả câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng?
? Câu tục ngữ thuộc thể thơ gì?
=> GV nói nội dung câu tục ngữ.
- Yêu cầu 2 – SGK:
? Em hãy đánh vần tiếng “bầu”.
=> GV dùng phấn màu ghi lại cách đánh vần: bờ - âu – bâu - huyền - bầu.
- Yêu cầu 3 – SGK:
? Phân tích cấu tạo tiếng “bầu”. Tiếng “bầu” do những bộ phận nào tạo thành?
=> GV kết luận: “bầu” gồm 3 bộ phận tạo thành: âm đầu, vần, dấu thanh.
- Yêu cầu 4 – SGK:
? Phân tích các tiếng còn lại trong câu tục ngữ?
? Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?
? Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?
=> GV kết luận: Trong mỗi tiếng, bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt. Lưu ý: thanh ngang không được đánh dấu khi viết.
c) Phần ghi nhớ:
- GV treo sơ đồ cấu tạo của tiếng và giải thích.
d) Phần luyện tập:
+ BT 1/7:
- GV yêu cầu HS làm tương tự như phần nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc kết quả.
=> GV nhận xét chung.
+ BT2/7:
? Để nguyên có nghĩa là như thế nào?
? Vật gì trên trời lấp lánh?
? Bớt đầu có nghĩa là như thế nào?
? Vậy đó là chữ gì?
=> GV  ... nh cầm kéo.
- HS quan sát và nêu tên : Thước may, thước dây, khung thêu tròn vầm tay, khuy cài, khuy bấm,phấn may.
- HS chú ý lắng nghe.
Thứ sáu ngày 07 tháng 9 năm 2012
Môn: Tập làm văn
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I. Mục tiêu:
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND ghi nhớ)
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện “Ba anh em” (BT1 mục III)
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật.(BT2 mục III)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng kẻ bảng phân loại yêu cầu bt1.
2. HS: VBT tiếng Việt + SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Bài văn kể chuyện khác với các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào?
=> GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Phần nhận xét:
+ Yêu cầu 1:
- Yêu cầu HS nói tên những truyện các em vừa học.
- GV dán 2 tờ phiếu to lên bảng.
=> GV chốt lời giải đúng:
Truyện
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Sự tích hồ Ba Bể
Nhân vật là người
- 2 mẹ con bà goá.
- Bà lão ăn xin.
- Người dự lễ hội.
Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối)
- Dế Mèn.
- Nhà Trò
- Bọn nhện
+ Yêu cầu 2:
=> GV kết luận:
+ Dế Mèn: khảng khái, giàu lòng thương người.
+ Mẹ con bà nông dan: thương người nghèo khó, cứu giúp người bị nạn (căn cứ vào lời nói và hành động).
c) Phần ghi nhớ:
d) Phần luyện tập:
* BT1/13:
? Nhân vật chính trong truyện Ba anh em là những ai?
? Bà đã nhận xét tính cách của từng người cháu như thế nào?
? Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao?
=> GV kết luận: đồng ý với người bà đã quan sát tốt hành động của từng cháu.
* BT2/14:
- Kết luận: Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác: bạn sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, xin lỗi em. Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác:  bỏ chạy.
=> GV nhận xét cách kể của từng HS => Kết luận HS kể hay.
4. Củng cố - dặn dò:
? Thế nào là nhân vật trong truyện?
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS 1 và HS 2 trả lời: Đó là bài văn kể lại một hoặc một số sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có nghĩa.
- 1 HS đọc yêu cầu.
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Sự tích hồ Ba Bể.
- 2 HS làm bài trên bảng.
- HS quan sát.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi theo cặp và phát biểu ý kiến.
- 3 à 4 HS đọc.
- HS đọc yêu cầu: Xác định nhân vật chính và xác định tích cách của nhân vật.
- Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm và bà ngoại.
- Ni-ki-ta: chỉ nghĩ ham thích riêng.
 Gô-sa: láu lỉnh.
Chi-ôm: nhân hậu, chăm chỉ.
- HS tự suy nghĩ trả lời.
- HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra.
- HS suy nghĩ, thi kể trước lớp.
- HS khác nhận xét.
- HS trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
Môn: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
- Làm được các Bài tập 1, 2(2 câu), 4(1 trong 3 trường hợp)
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng phụ.
2. HS: SGK + VBT.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS đọc kết quả bt1-VBT/6.
- 1 HS đọc kết quả bt2-VBT/6.
- 1 HS làm bt3-VBT/6.
=> GV nhận xét đánh giá:
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
* BT1/7-SGK:
- GV yêu cầu HS đọc và nêu cách làm phần a.
- Yêu cầu HS làm phần b, c, d tương tự vào vở.
=> GV nhận xét chữa bài.
* BT2/7-SGK:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu 4 HS làm trên bảng (mỗi HS một phần).
=> GV nhận xét chữa bài.
* BT4/7-SGK:
- GV vẽ hình vuông (độ dài cạnh là a) lên bảng.
GV nhấn mạnh cách tính chu vi 
P = a x 4
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại.
a = 5dm
a = 8m 
=> GV nhận xét chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố nội dung bài.
- Hướng dẫn bài về nhà: VBT/7.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Theo dõi và đọc tên bài.
- HS nêu yêu cầu: Tính giá trị biểu thức.
- HS nêu:
Giá trị biểu thức 6xa với a=5 là 6x5=30
Giá trị biểu thức 6xa với a=7 là 6x7=42
Giá trị biểu thức 6xa với a=10 là 6x10=60
- HS làm bài.
- 3 HS làm trên bảng.
- HS nêu yêu cầu: Tính giá trị của biểu thức.
- HS làm bài.
a) 35 + 3 x n với n = 7
Ta có: 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56
b) 168 – m x 5 với m = 9
Ta có: 168 – 9 x 5 = 168 – 45 = 123
- 1 HS đọc bài toán.
- 1 HS nêu cách tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4). Khi độ dài cạnh bằng a, chu vi của hình vuông là: p = a x 4.
- HS tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là 3cm.
a = 3cm, p = a x 4 = 3 x 4 = 12 (cm)
- HS làm trong vở. 2 HS làm trên bảng.
a = 5dm, p = a x 4 = 5 x 4 = 20 (dm)
a = 8m, p = a x 4 = 8 x 4 = 32 (m).
- HS chú ý lắng nghe.
Môn: Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: Lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống; Thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu.
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Sử dụng hình 6 + 7 SGK.
2. HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS 1: ? Con người cần gì để duy trì sự sống?
- HS 2: ?
=> GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung bài:
* HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người:
- GV yêu cầu làm việc cặp đôi: Kể tên những gì được vẽ ở H1-SGK/6. Phát hiện ra những thứ đó đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người thể hiện qua hình vẽ.
? Phát hiện những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện qua hình vẽ?
=> GV kết luận: Con người cần lấy thức ăn, nước uống từ môi trường. Những thứ con người thải ra hàng ngày: phân, nước tiểu, khí CO2.
- GV yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết”
? Trao đổi chất là gì?
? Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, động vật, thực vật?
=> GV kết luận: 
* HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV cùng HS nhận xét về sản phẩm của nhóm.
- GV củng cố nội dung bài.
- Dặn HS về làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Theo dõi và đọc tên bài.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS nêu.
- 1 HS đọc.
- Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất.
- Con người, động vật, thực vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
- HS làm việc theo nhóm (3 nhóm).
- HS trình bày sản phẩm. Nêu ý tưởng của nhóm được thể hiện qua hình vẽ. 
 Lấy vào Thải ra
 Cơ 
thể người
Khí CO2 Khí CO2
Thức ăn Phân
Nước Nước tiểu
- HS trình bày sản phẩm của mình. Tự nhận xét bình chọn bài
- HS chú ý lắng nghe.
Môn: An toàn giao thông
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
1. kiến thức: - HS biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến; HS hiểu ý nghĩa , tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.
2.Kĩ năng: HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở gần khu vực trường học, gần nhà hoặc thượng gặp.
3. Thái độ: Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo; Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: các biển báo
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới.
- GV: Để điều khiển nguời và các phương tiện giao thông đi trên đường được an toàn, trên các đường phố người ta đặt các biển báo hiệu giao thông.
- GV gọi 2 HS lên bảng và yêu câù HS dán bản vẽ về biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem, nói tên biển báo đó và em đã nhìn thấy ở đâu.
GV hỏi cả lớp xem các em đã nhìn thấy biển báo hiệu đó chưa và có biết ý nghĩa của báo đó không.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới.
- GV đưa ra biển báo hiệu mới : biển số 11a, 122 Hỏi: Em hãy nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển báo.
- Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?
- Căn cứ hình vẽ bên trong em có thể hiểu nội dung cấm của biển là gì?
- GV hỏi như trên với các biển báo 208, 209, 233 , biển 301( a,b,d, e)
* Hoạt động 3: Trò chơi.
- GV chia lớp thành 5 nhóm. GV treo 23 biển báo hiệu lên bảng. Hướng dẫn HS cách chơi:
- Sau một phút mỗi nhóm một em lên gắn tên biển, gắn xong về chỗ, em thứ hai lên gắn tiếp tên của biển khác, lần lượt đến hết.
- GV tổng kết , biểu dương nhóm chơi tốt nhất và đúng nhất.
* Hoạt động 4: Củng cố
- GV cùng HS hệ thống bài 
- GV dặn dò, nhận xét 
- HS theo dõi
- HS lên bảng chỉ và nói.
- Hình tròn, màu nền trắng, viền màu đở, hình vẽ màu đen.
- Biển báo cấm
- HS trả lời: Chỉ điều cấm: Cấm xe đạp; ý nghĩa dừng lại.
- Biển 20, báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên; Biển 209, báo hiệu nơi nhau có tín hiệu đèn; Biển 233 , Báo hiệu có những nguy hiểm khác; Biển 301(a,b,d,e), Hướng phải theo; Biển 303, Giao nhau chhạy theo vòng xuyến; Biển 304, Đường dành cho xe thô sơ; Biển 305, biển dành cho người đi bộ.
- Các nhóm chơi trò chơi.
- HS chú ý lắng nghe.
Sinh hoạt
SƠ KẾT TUẦN 01
I. Mục tiêu:
- HS nhận thấy được ưu và khuyết điểm trong tuần 01
 	- Duy trì ưu điểm và khắc phục khuyết điểm trong tuần 02
- Thực hiện tốt phương hướng tuần 02
II. Các hoạt động trên lớp:
 - GV nêu nội dung, yêu cầu tiết sinh hoạt
 - Lớp trưởng đọc bản sơ kết tuần 01
 - GV lần lượt nhận xét, đánh giá từng mặt hoạt động của lớp trong tuần.
 - GV tuyên dương ưu điểm của lớp và đồng thời đề ra biện pháp cho HS khắc phục khuyết điểm, tồn tại.
- GV nhận xét chung và đề ra phương hướng thực hiện tuần 02
 * Phương hướng:
 + Đi học đúng giờ, không nghỉ học (không phép của gia đình)
 + Thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 + Vào lớp trật tự, chú ý theo dõi, xây dựng bài.
 + Giữ gìn vệ trường, lớp luôn sạch sẻ
 + Thực hiện tốt phòng chóng các bệnh lây truyền nhất là bệnh "Tay chân miệng"
Kí duyệt
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
......................................................................
Vĩnh Bình, ngày......tháng.......năm 2012
Tổ trưởng
Dương Sơn Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2012_2013_nguyen_trung_kien.doc