Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

I. Mục tiêu

 + Kiểm tra đọc (lấy điểm)

 - Nội dung: các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9

 - Kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ : 75 tiếng/ phút, biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.

 - Kỹ năng đọc - hiểu: Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.

 + Viết được những điểm cần ghi nhớ về: tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 3

 + Tìm đúng các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được đoạn văn đó.

 + Học sinh hứng thú khi đọc một đoạn văn hoặc bài văn,

 II. Đồ dùng dạy học

 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 - tuần 9

 - Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo 4 nhóm học sinh) và bút dạ.

 III. Các hoạt động dạy học

 

doc 23 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
Soạn ngày 23 tháng 10 năm 2009
Đạo đức (Tiết10)
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 2)
	I. Mục tiêu: như tiết 1
	II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ở SGK và đọc thuộc ghi nhớ trang 15 SGK.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
2. Bài mới
- 3 em lên trả lời.
	Hoạt động 1: 10’-Tìm hiểu việc nào là tiết kiệm thời giờ
- Bài tập 1/15: ý a thay từ “tranh thủ” bằng từ “liền”
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân.
+ Tình huống nào là tiết kiệm thời giờ?
+ Tình huống nào là lãng phí thời giờ?
- Học sinh trình bày trước lớp.
+ (a), (c), (d)
+ (b), (đ), (e)
	Hoạt động 2: 7’Em có biết tiết kiệm thời giờ chưa?
Bài 4/16
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi.
+ Em đã sử dụng thời giờ như thế nào?
+ Em có dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới như thế nào?
+ Em đã tiết kiệm thời giờ chưa và tiết kiệm thời giờ như thế nào?
+ Giáo viên nhắc nhở 1 số em còn sử dụng lãng phí thời giờ
- 2 học sinh thảo luận với nhau.
- Học sinh tự trả lời.
- Học sinh tự trả lời.
- Học sinh tự nêu 1 đến 2 ví dụ cụ thể.
	Hoạt động 3: 6’ Giới thiệu, trình bày tranh vẽ các tư liệu đã sưu tầm
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
- Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương...
- Giáo viên tổng kết tuyên dương.
- Học sinh từng nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét.
	Giáo viên kết luận: Thời giờ là thứ quí nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
	- Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lý có hiệu quả
	Hoạt động 4:7’ Kể chuyện “Tiết kiệm thời giờ
- Yêu cầu học sinh hoạt động tiếp nối kể chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó”
+ Hỏi: Thảo có phải là người biết tiết kiệm thời giờ hay không? Tại sao?
+ Giáo viên chốt: Trong khó khăn, nếu chúng ta biết tiết kiệm thời giừo chúng ta có thể làm được nhiều việc hợp lý và vượt qua được khó khăn.
- Yêu cầu học sinh kể một vài gương tốt biết tiết kiệm thời giờ.
- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi.
+ Thảo là người biết tiết kiệm thời giờ. Bạn tranh thủ học bài và sắp xếp công việc giúp đỡ bố mẹ rất nhiều.
- Học sinh kể.
	* Kết luận: Tiết kiệm thời giờ là một đức tính tốt. Các em phải biết tiết kiệm thời giờ để học tập tốt hơn.
	IV. Củng cố dăn dò: 1’
GV hệ thống lại bài
Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------
Tập đọc (Tiết 19)
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1/8)
	I. Mục tiêu
	+ Kiểm tra đọc (lấy điểm)
	- Nội dung: các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
	- Kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ : 75 tiếng/ phút, biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
	- Kỹ năng đọc - hiểu: Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.
	+ Viết được những điểm cần ghi nhớ về: tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 3
	+ Tìm đúng các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được đoạn văn đó.
 + Học sinh hứng thú khi đọc một đoạn văn hoặc bài văn,
	II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 - tuần 9
	- Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo 4 nhóm học sinh) và bút dạ.
	III. Các hoạt động dạy học
1. Bài mới
1.1. Giới thiệu bài: 1’
1.2. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc: 15’
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học.
- Gọi học sinh nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Ghi điểm trực tiếp từng học sinh
- 1 học sinh bốc thăm và đọc bài.
- Giáo viên kiểm tra 5 em.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
2. . Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập: 17’
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh trao đổi và trả lời 
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể.
+ Hãy tìm và kể những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm thương người như thể thương thân.
- Giáo viên ghi nhanh lên bảng.
- Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng
- 1 Học sinh đọc thành tiếng yêu cầu SGK.
- 2 em ngồi cùng bàn trả lời câu hỏi.
+ Là những bài có chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa.
+ Các truyện kể:
Dế mèn bênh vựa kẻ yếu: phần 1 trang 4, 5 phần 2/15
Người ăn xin trang 30, 31
- Hoạt động nhóm
- Sửa bài
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn Nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn Nhện
Người ăn xin
Tuốc ghê nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin
Tôi (chú bé), ông lão ăn xin
Bài 3: gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tìm các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu.
- Nhận xét, kết luận đoạn văn đúng.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm các đoạn văn đó
- Nhận xét, khen những học sinh đọc tốt
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.
- Đọc đoạn văn mình tìm được.
- Mỗi đoạn 3 học sinh thi đọc
a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến
Là đoạn cuối truyện Người ăn xin
Từ tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia.. đến khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão
b. Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết
Là đoạn Nhà Trò (truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1) kể nỗi khổ của mình: 
Từ năm trước, gặp khi trời đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn Nhện.. đến... Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
c. Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe
Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn Nhện, bênh vực Nhà Trò (Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2)
Từ tôi thét:
- Các ngươi có của ăn của để, béo múp béo míp... đến có phá hết các vòng vây đi không?
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Về nhà luyện đọc tiết sau tiếp tục kiểm tra
- Nhận xét tiết học
---------------------------------------------------
Toán (Tiết 46)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
	- Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt
	- Nhận biết đường cao của hình tam giác
	- Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước
 - Bài tập: Bài 1,2,3, 4 (a)
 - HS hứng thú tìm hiểu các góc có trong các hình.
II. Đồ dùng dạy học	
	Thước thẳng có vạch chia cm và ê ke
III. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:4’
	+ Em hãy vẽ hình vuông có cạnh 4cm
	+ Giáo viên nhận xét, ghi điểm
	2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Luyện tập: 30’
Bài 1:
- Giáo viên vẽ hai hình a, b/55SGK.
- Yêu cầu học sinh ghi góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt trong mỗi hình
a) A
 M
 B C	
b) 
 A	B
 D C
+ So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn?
+ 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và nêu tên đường sao của hình tam giác ABC.
+ Vì sao AB được gọi là đường sao của hình tam giác ABC?
+ Hỏi tương tự với đường cao CB
- Học sinh lắng nghe
a) Góc vuông BAC
- Góc nhọn ABC, ABM, 
- Góc tù: BMC
- Góc bẹt: AMC
b) Góc vuông: DHB, DBC, ADC.
- Góc nhọn: ABD, ADB, BDC, BCD
- Góc tù: ABC
+ Các góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông
+ Bằng 2 góc vuông
Đường cao của hình tam giác ABC là AB và BC
+ Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của hình tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.
+ Học sinh trả lời như trên 
	- Giáo viên kết thúc: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
- Giáo viên hỏi: vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC?
Bài 3: Yêu cầu học sinh tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm, sau đó gọi học sinh nêu từng bước vẽ của mình.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 4: a) Giáo viên yêu cầu học sinh tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4cm.
A B
D C C
- Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
- 1 học sinh lên vẽ hình và nêu.
- 1 học sinh lên bảng vẽ (theo kích thước 6cm và 4cm). Học sinh cả lớp vẽ hình vào vở.
- 1 học sinh nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò: 2’
- Về nhà hoàn thiện bài vào vở
- Trong 1 hình chữ nhật có bao nhiêu góc vuông?
- Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------
Khoa học (Tiết 19)
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
+ Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khoẻ.
+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
+ Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ Học sinh có ý thức phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập ghi theo chủ đề Con người và sức khoẻ.
- Các tranh ảnh mô hình
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: 10’ Trò chơi ai chọn thức ăn hợp lý?
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Giáo viên phát giấy khổ to.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày, trưng bày thực phẩm đã chuẩn bị ở nhà.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương ghi điểm động viên.
- Yêu cầu học sinh hoạt động cả lớp.
- GV nhận xét chốt lại 
- 4 nhóm.
- Học sinh ghi những thức ăn hợp lý vào phiếu và trình bày trên bảng.
- Học sinh trưng bày theo nhóm và lên trình bày.
Ví dụ: cá, tôm, đu đủ, xú lơ, cà, xà lách, chuối, cải, cà rốt, thịt lợn, sữa bò, sữa đậu nành, đậu cô ve.
-Cả lớp thảo luận làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng.
- HS trình bày, nhận xét
Hoạt động 2: 17’ Thực hành: Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý của Bộ y tế.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận.
- Yêu cầu học sinh ghi lại 10 lời khuyên.
- Học sinh thảo luận
- Học sinh ghi lại vào giấy khổ lớn.
	- Giáo viên kết luận:
	1. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
	2. Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú tới 18 - 24 tháng.
	3. Ăn thức ăn giàu đạm với tỉ lệ cân đối giữa nguồn đạm thực vật và động vật. Tăng cường ăn đậu phụ và cá.
	4. Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa mỡ, dầu thực vật ở tỉ lệ cân đ ... Hoàn lên ngôi vua có được nhân dân ủng hộ không?
Hoạt động 2: 10’Thảo luận nhóm
- Giáo viên phát phiếu giao việc. Yêu cầu học sinh trả lời và đại diện nhóm báo cáo.
Nhóm 1, 2
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
+ Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
Nhóm 3, 4
+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu? và diễn ra như thế nào?
+ Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược không?
- Giáo viên dựa vào kết quả thảo luận bổ sung nêu lại diễn biến?
Hoạt động 3:10’ Làm việc cả lớp
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta:
+ ý nghĩa:
+ Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến gây ra.
- Dẹp loạn, thống nhất lại đất nước (năm 968)
- 2 học sinh đọc: “Năm 979... Tiền Lê”, trả lời:
+ Khi lên ngôi vua, Đinh Toàn quá nhỏ, nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo tướng quân (Tổng chỉ huy quân đội), khi lên ngôi ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô “Vạn tuế”
- 4 nhóm nhận phiếu - trả lời và báo cáo kết quả thảo luận.
+ Năm 981.
+ Theo 2 con đường, quân Thủy theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn.
+ Tại cửa sông Bạch Đằng cũng theo kế của Ngô Quyền, Lê Hoàn cho quân ta đóng cọc ở cửa sông để đánh địch. Bản thân ông trực tiếp chỉ huy quân ta ở đây. Nhiều trận đánh ác liệt đã xảy ra giữa ta và địch, kết quả quân thuỷ của địch bị đánh lui.
Trên bộ, quân ta chặn đánh giặc quyết liệt ở ải Chi Lăng buộc chúng phải lui quân.
- Không.
- Học sinh lắng nghe
+ Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
+ Nền độc lập của nước nhà được giữ vững, nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
	IV. Củng cố dặn dò: 2’
	- Gọi 3 học sinh đọc phần mục bài học
	- Về nhà đọc bài và trả lời câu hỏi 1 và 3 SGK/29
	- Xem trước bài: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
	- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009
 Soạn ngày 27 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu (Tiết 20)
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Thời gian: 60 phút
I. Đề bài:
1Chính tả: (nghe đọc) 20 phút
GV đọc cho học sinh viết đoạn: “Mọi người đều sững sờ của ta” bài: “Những hạt thóc giống” TV 4 T1
2.Tập làm văn: (40 phút)
Viết một bức thư ngắn khoảng mười dũng) gửi cho một người bạn hoặc một người thõn núi về mơ ước của em.
II. Hướng dẫn chấm
1. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết đúng, không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, đúng hình thức của bài chính tả(5 điểm)
Từ 4 lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm
2.Tập làm văn: (5điểm)
Đúng thể loại, đầy đủ bố cục bài văn: 2 điểm
Đầy đủ ý: 1,5 điểm
Câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ diễn đạt đúng: 1 điểm
Chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, trình bày đúng: 0,5 điểm
-----------------------------------------------
Toán (Tiết 50)
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
	I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
	- Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
 - Bài 1, 2 (a), (b)/ Tr 58
 - Vận dụng vào học toán và thực tế cuộc sống.
	II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
a
b
b x b
b x a
4
8
6
7
5
4
	III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Nêu cách nhân một số có 6 chữ số với số có 1 chữ số. Cho ví dụ và thực hiện
- Chấm 1 số vở học sinh
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Hoạt động 1: 20’ Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
a) So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau
- Giáo viên viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu: học sinh so sánh hai biểu thức với nhau. 
- Giáo viên làm tương tự với một số cặp pháp nhân khác:
Ví dụ: 4 x 3 và và 3 x 4
8 x 9 và 9 x 8
Giáo viên: Vậy 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b) Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Giáo viên treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học.
- Giáo viên yêu cầu thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
- 1 em trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35.
 Vây 5 x 7 = 7 x 5
- Học sinh nêu:
4 x 3 = 3 x 4 = 12
8 x 9 = 9 x 8 = 72
- Học sinh đọc bảng số.
- 3 học sinh lên bảng để thực hiện, mỗi học sinh thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng sau:
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a lần lượt với những giá trị của a và b trong bảng
- Vậy giá trị của các biểu thức a x b và b x a?
- Ta có thể viết a x b = b x a
- Em có nhận xét gì về các thừa số trong 2 tích a x b và b x a?
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào?
- Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào?
- Giáo viên nêu lại kết luận và viết công thức.
3. Hoạt động 2: 10’Luyện tập:
Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên viết lên bảng 4 x 6 = 6 x c và yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào c 
- Vì sao lại điền số 4 vào ô trống?
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm, phần còn lại. Học sinh đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2: 1 em đọc yêu cầu đề
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Giáo viên nhận xét nêu kết quả.
- Giá trị của các biểu thức a x b và b x a lần lượt: 32, 42, 20
- Luôn bằng nhau.
- Học sinh đọc: a x b = b x a
- Hai tích đầu đều có các thừa số là a và b những vị trí khác nhau.
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b thì ta được tích b x a
- Thì tích đó không thay đổi.
- Học sinh nhắc lại.
a x b = b x a
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh điền số 4.
- Vì đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Tích 4 x 6 = 6 x c thì tích này có chung một thừa số là 6. Vậy thừa số còn lại = c nên điền 4 vào c
- Học sinh làm vào vở.
- 1 em đọc đề
- 4 nhóm. Đại diện nhóm báo cáo.
	a) 1.357 x 5 = 6.785 	 	b) 40.263 x 7 = 281.841
 	 7 x 853 = 5.971	 5 x 1.326 = 6.630
IV. Củng cố dặn dò: 2’
	- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích sẽ như thế nào?
	- Nhận xét tiết học
---------------------------------------------------
Địa lý (Tiết 10)
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết:
	- Vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
	- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt.
	- Dựa vào bảng lược đồ, tranh ảnh để tìm kiến thức.
	- Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
 - Học sinh tự hào về vẻ đẹp và tiềm năng kinh tế du lịch ở TP Đà Lạt của nước ta.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
	- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
1. Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó?
2. Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Giảng bài
- Sông thường nhiều thác ghềnh, là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nước làm thuỷ lợi.
- Vì rừng có nhiều gỗ và các lâm sản quí.
Hoạt động 1: 7’Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước.
- Yêu cầu học sinh quan sát H1 ở bài 5, ảnh, mục I SGK và kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi sau:
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét.
+ Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
+ Hãy nêu lại các đặc điểm chính về vị trí địa lý và khí hậu của Đà Lạt?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 2 bức tranh về hồ Xuân Hương và thác Cam ly và nêu yêu cầu:
+ Hãy tìm vị trí của hồ Xuân Hương và thác Cam ly trên lược đồ khu trung tâm thành phố Đà Lạt.
+ Hãy mô tả cảnh đẹp của hồ Xuân Hương và thác Cam ly?
- Học sinh quan sát và trả lời. 
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ ở độ cao 1500m so với mực nước biển.
+ Khí hậu Đà Lạt mát mẻ quanh năm.
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển, có khí hậu quanh năm mát mẻ.
- Học sinh làm việc theo cặp, cùng chỉ và thuyết minh cho nhau nghe theo các hình minh họa trong SGK. 
+ 1 em mô tả hồ Xuân Hương.
+ 1 em mô tả thác Cam ly.
+ Cả lớp theo dõi.
Giáo viên hỏi: Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước? Kể tên 1 số thác nước đẹp của Đà Lạt?
- Giáo viên cho học sinh cả lớp xem tranh ảnh về một số cảnh đẹp của Đà Lạt đã sưu tầm được
- Đà Lạt nổi tiếng về rừng thông và thác nước vì ở đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm. Thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và toả hương thơm mát. Đà Lạt có nhiều thác nước đẹp, nổi tiếng như thác Cam ly, thác Pơ ren.
- Học sinh quan sát nhớ lại trong trí óc và tả lại cho mọi người cùng biết.
Giáo viên: Đà Lạt có không khí mát mẻ quanh năm, lại có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, vì thế du lịch ở Đà Lạt rất phát triển. Chúng ta tìm hiểu về ngành du lịch của Đà Lạt
Hoạt động 2: 10’ Đà Lạt thành phố du lịch và nghỉ mát
- Yêu cầu học sinh quan sát H3SGK/95 và mục 2 SGK thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
- Học sinh quan sát và thảo luận và trả lời: Đại diện nhóm báo cáo:
+ Có khí hậu mát mẻ, quanh năm; Có cảnh quan tự nhiên đẹp
Hoạt động 3: 10’ Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt
- Yêu cầu học sinh quan sát H4SGK/77 thảo luận nhóm và trả lời:
Nhóm 1:
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh.
+ Kể tên một số loại hoa rau, quả ở Đà Lạt?
Nhóm 2:
 - Tại sao Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh?
Nhóm 3:
+ Hoa và rau ở Đà Lạt có giá trị như thế nào?
- Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời.
Nhóm 1:
+ Được trồng quanh năm với diện tích rộng.
+ Hoa: lan, cẩm tú cầu, hồng mimôda, cúc...
+ Quả: vải, bom, lê, mận...
+ Rau: xà lách, xú lơ, cải tây, cà chua....
Nhóm 2: ( Học sinh khá, gỏi)
+ Vì Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm.
Nhóm 3: ( Học sinh khá, gỏi)
- Tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu; Sau cung cấp cho nhiều nơi miền Trung và Nam bộ...
	Giáo viên: Đà Lạt ngoài thế mạnh về du lịch, Đà Lạt còn là một vùng hoa, quả, ra xanh nổi tiếng với nhiều sản phẩm đẹp, ngon và có giá trị cao.
IV. Củng cố dặn dò: 3’
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ ở SGK/96
- Về nhà đọc bài và học thuộc bài học trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_10_chuan_kien_thuc_2_cot.doc