I-MỤC TIÊU:
- Kiểm điểm nề nếp thể dục, vệ sinh trong tuần vừa qua.
- Khắc phục những mặt còn tồn tại, phát huy những ưu điểm đã đạt được.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung của lớp trong tuần vừa qua.
2. GV nhận xét
a. Ưu điểm :
- Cả lớp đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh, thẳng.
- Vệ sinh, ăn mặc sạch sẽ. Đồng phục 100% vào các ngày trong tuần.
- Xếp hàng tập thể dục ngay, thẳng. Tập thể dục tương đối đều, đúng động tác.
b. Nhược điểm :
- Bên cạnh những ưu điểm còn một số những mặt tồn tại :
Tuần 10 Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 Tiết 1 Hoạt động tập thể chào cờ – Sinh hoạt lớp I-Mục tiêu: - Kiểm điểm nề nếp thể dục, vệ sinh trong tuần vừa qua. - Khắc phục những mặt còn tồn tại, phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. II- Các bước tiến hành: 1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung của lớp trong tuần vừa qua. 2. GV nhận xét a. Ưu điểm : - Cả lớp đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh, thẳng. - Vệ sinh, ăn mặc sạch sẽ. Đồng phục 100% vào các ngày trong tuần. - Xếp hàng tập thể dục ngay, thẳng. Tập thể dục tương đối đều, đúng động tác. b. Nhược điểm : - Bên cạnh những ưu điểm còn một số những mặt tồn tại : + Một số em chưa tập trung trong giờ học. + Còn thiếu bài tập: Đức, Ngọc Anh, Thắng, Huy. 3. Phương hướng hoạt động tuần tới - Khắc phục dứt điểm những mặt còn tồn tại: thiếu bài tập về nhà, trong giờ học nói chuyện riêng. - Phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Tập trung cao độ vào học tập để thi định kì 1 đạt kết quả cao. ___________________________________________ Tiết 2 Tập đọc Ôn tập (Tiết 1) I. Mục đích yêu cầu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu. - Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân. - Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc. II - Đồ dùng dạy - học: - Phiếu thăm, bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Học sinh đọc bài: Điều ước của vua Mi - đát - Nêu nội dung bài. 2. Dạy bài mới. a. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (10 - 15’) - Các em đã học các chủ điểm nào trong 9 tuần qua? - Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập các bài tập đọc trong 3 chủ điểm đã học. - Giáo viên ghi sẵn các bài tập đọc, HTL của 9 tuần vào thăm. - HS bốc thăm chọn bài tập đọc - đọc thầm - đọc to. - Giáo viên đọc câu hỏi về đoạn học sinh vừa đọc. b. Hướng dẫn HS làm bài tập: (18 - 20’) + Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu - 2 HS đọc yêu cầu bài tập. - Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?( .là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên 1 điều có ý nghĩa.) - Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm: Thương người như thể thương thân?( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin.) - Giáo viên phát phiếu bài tập vẽ như mẫu SGK. - Học sinh đọc nội dung phiếu bài tập. - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi, ghi kết quả vào phiếu. - Một nhóm làm bảng phụ - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Giáo viên chữa trên bảng phụ + Bài 3/96: - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm việc nhóm đôi. - Học sinh trả lời. - Học sinh đọc các đoạn diễn cảm đúng giọng đọc 3. Củng cố, dặn dò: (2 - 4’) - Nhận xét, tổng kết tiết học - Dặn học sinh đọc các bài tập đọc đã học. *Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ...... ..................................................................................................................................................................................................... _______________________________________________ Tiết 4 TOáN Tiết 46: Luyện tập I - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. - Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật. II - Đồ dùng dạy - học: - Thước kẻ, ê ke. III - Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - HS vẽ hình vuông cạnh dài 4 cm. Tính chu vi hình vuông vừa vẽ. Hoạt động 2: Luyện tập. (30 - 32’) + Bài 1:- HS đọc yêu cầu - H làm miệng . - HS nêu tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Chốt: So sánh góc vuông với góc nhọn, góc tù, góc bẹt ? + Bài 2 (nháp) - HS đọc yêu cầu: - HS làm và nêu bài làm - Chốt: Trong tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác. + Bài 3(Vở): - HS đọc đề bài - HS vẽ hình vào vở. - Chốt: Cách vẽ hình vuông. + Bài 4 (Vở). - HS đọc yêu cầu và hoàn thành bài tập vào vở. - Chốt: Cách vẽ hình chữ nhật, hai đường thẳng //. * Dự kiến sai lầm của HS: - Bài 2: HS nhầm AH là đường cao của tam giác. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. (3-5’) - Chốt cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật, đường cao tam giác. *Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ...... ..................................................................................................................................................................................................... _____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012 Tiết 1 Toán Tiết 47: Luyện tập chung I – Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số. - áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh. - Đặc điểm hình vuông, hình chữ nhật. Tính được chu vi và diện tích hình chữ nhật II - Đồ dùng dạy – học: - Ê ke, thước. III – Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) Vẽ hình chữ nhật có chiều dài = 4cm; chiều rộng = 3 cm. Hoạt động 2: Luyện tập. (30 – 32’) + Bài 1: ( Bảng con) HS đọc yêu cầu và đặt tính bảng con G nhận xét Chốt: + Nêu cách thực hiện phép cộng 2 số? + Muốn trừ 2 số ta làm thế nào? + Bài 2 ( Vở): - HS đọc yêu cầu và làm vở. + Bài 3 (Nháp) - HS đọc yêu cầu và vẽ hình, và thực hiện yêu cầu vào nháp - Chốt: Cách tính chu vi hình chữ nhật, 2 đường thẳng vuông góc. + Bài 4 (Vở) - HS đọc đề bài và xác định dạng toán. - HS giải vào vở. - Chốt: Cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu * Dự kiến sai lầm: HS còn cộng sai bài 3,lúng túng khi giải bài 4 vì chưa xác định được dạng toán Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. (3-5’) - Chốt tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng - Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. *Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ___________________________________________ Tiết 3 chính tả Ôn tập (Tiết 2) I. Mục đích yêu cầu: - Nghe viết đúng chính tả bài : Lời hứa. - Hiểu nội dung bài. - Củng cố quy tắc viết hoa tên riêng. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III - Các hoạt động dạy học: 1. Viết chính tả: (18 - 20’) a. Hướng dẫn chính tả: - GV đọc bài viết. - GV nêu và viết bảng các chữ khó: lên đèn, lính gác, trận giả, trung sĩ - HS đọc và phân tích các chữ khó.. - GV đọc - HS viết bảng con. b. Viết chính tả - Hướng dẫn cách trình bày. - GV đọc - HS viết vở. c. Chấm, chữa - GV đọc - - HS soát lỗi - HS ghi số lỗi ra lề - HS đổi vở soát lỗi 2. Hướng dẫn bài tập 2, 3: (16 - 18’) + Bài 2: - HS đọc thầm yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi và trả lời miệng các câu hỏi. - GV nhận xét và chốt cách trả lời đúng. + Bài 3: - HS đọc thầm yêu cầu. - 2 HS nêu yêu cầu. - HS làm vở - GV chấm, chữa. 3. Củng cố - dặn dò: (2 - 4’) - Nhận xét giờ học. - Ôn các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học *Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ _____________________________________________ Tiết 4 Luyện từ và câu Ôn tập (Tiết 3) I - mục đích yêu cầu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL - Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là truyện thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ III - Các hoạt động dạy học: 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (18 - 20’) - Từng H lên bốc thăm bài đọc - H chuẩn bị bài đọc - H đọc bài – G nhận xét cho điểm - G hỏi câu hỏi liên quan đến bài đọc 2. Hướng dẫn làm bài tập: (16 - 18’) + Bài 2 - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh thảo luận nhóm ghi vào tờ giấy to. Chia bảng như SGK. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Giáo viên nhận xét, kết luận : Một người chính trực; Những hạt thóc giống; Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca; Chị em tôi 3. Củng cố - dặn dò: (2 - 4’) - Nhận xét tiết học. - Ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. *Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ___________________________________________________________________ Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2012 Tiết 1 Thể dục Bài 20 : Ôn 5 động tác bài thể dục Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức I. Mục tiêu: - Ôn 5 động tác: vươn thở tay và chân lưng- bụng và phối hợp, YC thực hiện động tác đúng và biết phối hợp giữa các động tác. - Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” YC tham gia trò chơi tương đối chủ động nhiệt tình. II.Chuẩn bị dụng cụ: Sân tập. Còi, kẻ vạch xuất phát và đích. III.Nội dung giảng dạy: Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu: 1)Nhận xét: -ổn định tổ chức lớp. -GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học. 2)Khởi động: B. Phần cơ bản: 1.bài thể dục phát triển chung. +Ôn 5 Động tác của bài thể dục phát triển chung. +Lần 1: GV vừa hô vừa làm mẫu cho HS tập. +Lần 2: GV vừa hô vừa quan sát để sửa sai cho HS. +Lần 3,4: -GV quan sát, sửa sai cho các em. +GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 2) Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức -GV nêu tên trò chơi. -Giải thích cách chơi, luật chơi +GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi đúng luật nhiệt tình. C. Phần kết thúc: 1) Động tác điều hoà: 2) GV nhận xét tiết học. -GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ ... .......................................................................................................... __________________________________________ Tiết 4 tập đọc Ôn tập (Tiết 5) I - mục đích - yêu cầu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL. - Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: 1' b. Kiểm tra HTL (10-12’) - HS bốc thăm chọn bài đọc thầm. - HS đọc to bài tập đọc. - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc. c. Hướng dẫn luyện tập (15’) Bài tập 2/176.- HS đọc yêu cầu. - Nêu yêu cầu bài tập. - HS làm vở. - GV chấm,chữa. - Hỏi Danh từ (động từ, tính từ) là những từ chỉ gì? 3. Củng cố, dặn dò (4-5’) - GVnhận xét tiết học. - Dặn về ôn tập để kiểm tra. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ........................................................................... Tiết 5 Kĩ thuật Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 4) I - Mục tiêu: Như tiết 1 II - Đồ dùng dạy học: Như tiết 1 III Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ(1- 2phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. GV nhận xét, đánh giá B. Dạy bài mới: ________________Giáo viên________________________Học sinh_________ 1. Giới thiệu bài - ghi bảng(1- 2phút) 2. Nội dung: Đánh giá kết quả học tập của HS (20- 25phút). - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - Trưng bày sản phẩm - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá. - Theo dõi, nắm được các tiêu chuẩn. - Tự đánh giá các SP của mình và của bạn theo tiêu chuẩn. - Nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Củng cố, dặn dò(1- 2phút): - GV nhận xét tiết học - Hướng dẫn HS đọc trước và chuẩn bị bài sau. _____________________________________________________________________ Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2012. Tiết 1 Toán Tiết 89: Luyện tâp chung I - Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - Vận dụng các dấu hiệu chia hết để viết các số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Nêu các dấu hiệu chia hết em đã học. Hoạt động 2: Luyện tập (32’) Bài 1/99( bảng con). - Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - Chốt: Nêu cách tìm các số chia hết nhanh nhất? Bài 2/99( bảng con.) - Củng cố các dấu hiệu chia hết đã học. - Chốt: a- Những số chia hết cho cả 2 và 5 có tận cùng là chữ số nào? c- Những số như thế nào thì chia hết cho cả 2, 3, 5, 9? Bài 3/99( SGK ). - H đọc yêu cầu và làm SGK – 1H làm bảng phụ - H nêu kết quả - Chốt: Nêu cách làm nhanh nhất để tìm ra số chia hết cho 3;9;3 và 5;2 và 3? Bài 4/99( vở ) - Củng cố cách tính giá trị của biểu thức và dấu hiệu chia hết cho 2, 5. - Chốt: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5? Bài 5/99( HS làm vở). - Củng cố cáchgiải toán dựa vào dấu hiệu chia hết. - Chốt: Tại sao em chọn số HS của lớp là 30? * Dự kiến sai lầm: - Tính giá trị của biểu thức còn chậm, sai Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. (5’) - Nêu những kiến thức vừa ôn? * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: __________________________________________ Tiết 2 Địa lí Kiểm tra học kì I ( Đề của nhà trường ) ________________________________________ Tiết 3 Tập làm văn Ôn tập (Tiết 6) I - mục đích - yêu cầu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL. - Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật:quan sát đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.Viết mở bài kiểu gián tiép và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra HTL (10-12’) - HS bốc thăm chọn bài đọc thầm. - HS đọc to bài tập đọc. - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc. 2. Hướng dẫn HS ôn tập (15-17’) - HS đọc yêu cầu. - Bài có mấy yêu cầu? - Nêu yêu cầu a. - Hỏi một bài văn miêu tả gồm những phần nào? - HS quan sát và lập dàn ý vào nháp. - Nêu yêu cầu b. - HS viết phần mở bài và kết bài vào vở. - GV chấm và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (4-5’) - Hỏi có mấy cách mở bài, mấy cách kết bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị tiết sau kiểm tra. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ____________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012. Tiết 1 Toán Kiểm tra cuối học kì I I. Mục đích, yêu cầu Kiểm tra HS về: Kĩ năng thực hiện các phép tính với số tự nhiên và kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích. Nhận biết hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song đã học. Tính diện tích hình vuông. diện tích hình chữ nhật. Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. II. Đề bài Phần I: Trắc nghiệm: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1.Kết quả của phép cộng 572 863 + 280 192 là: A. 852 955 B. 853 955 C. 853 055 D. 852 055 2. Kết quả của phép trừ 728 035 – 49 382 là: A. 678 753 B. 234 215 C. 235 215 D. 678 653 3. Kết quả của phép nhân 237 x 42 là: A. 1 312 B. 1 422 C. 9 954 D. 8 944 4. Kết quả của phép chia 9776 : 47 là: A . 28 B. 208 C. 233 (dư 25) D.1 108 5. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 3m2 5dm2 = ... dm2 là: A. 35 B. 350 C. 305 D. 3 050 Phần 2: Tự luận: Bài 1: Ba hình chữ nhật (1), (2), (3) có cùng chiều dài và cùng A B (1) (2) (3) chiều rộng. Xếp lại được một hình vuông có cạnh 12 cm. a) Cạnh BM cùng vuông góc với các cạnh nào? b) Cạnh AB cùng song song với các cạnh nào ? c) Tính diện tích hình vuông ABMN. d) Tính diện tích của mỗi hình chữ nhật (1), (2), (3). Bài 2: Một đội công nhân trong hai ngày sửa được 3 450 m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai là 170m đường. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường? Phần 3: Biểu điểm và đáp án: Phần 1 ( 4 điểm), mỗi phần đúng 0,8 điểm Phần 2 ( 6 điểm): Bài 1: 3 điểm a/ ( 0,8 điểm), nêu đúng mỗi cạnh được 0,2 điểm. b/ ( 0,6 điểm), nêu đúng mỗi cạnh được 0,2 điểm. c/ ( 0,6 điểm) d/ ( 1 điểm) Bài 2: 3 điểm Đáp án Phần 1: Câu 1: ý C ; Câu 2: ý D ; Câu 3: ý C ; Câu 4 : ý B ; Câu 5: ý C. Phần 2 Bài 1: a/ Cạnh BM cùng vuông góc với cạnh: AB, DC, KH, NM. b/ Cạnh AB cùng song song với các cạnh: DC, KH, NM. c/ Diện tích hình vuông ABMN là: 12 x12 = 144 ( cm2) d/ Diện tích của mỗi hình chữ nhật (1), (2), (3) là: 144 : 3 = 48( cm2) Bài 2: Ngày thứ nhất sửa được là : (3 450 – 170 ) : 2 = 1640 (m) (1,5 điểm) Ngày thứ hai sửa được là : 1640 + 170 = 1810 (m) (1 điểm) Đáp số: Ngày 1: 1640 m (0,25 điểm) Ngày 2: 1810 m (0,25 điểm) * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ______________________________________ Tiết 2 Luyện từ và câu. ôn tập tiếng việt (tiết 7) I. Mục đích, yêu cầu - Củng cố các kiến thức về các bài tập đọc đọc hiểu. - HS làm các bài tập dưới dạng trắc nghiệm. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ (3 á 4’) - Hãy nhắc lại các chủ điểm được học trong HKI. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (1 á 2’) 2. HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập (28 á 30’) Phần A/177. - HS đọc thầm bài Về thăm bà. Phần B/177. - Các câu hỏi 1,2,3,4 cho HS khoanh trước đáp án đúng. Phần C/178. - HS trả lời miêng các câu hỏi SGK. - GV chốt câu trả lời đúng. c. Củng cố , dặn dò (2 á 3’) - Nhắc lại nội dung ôn tập. - Dặn HS về nhà ôn tập chuẩn bị kiểm tra. * Rút kinh nghiệm: .......................................... ______________________________________ Tiết 3 Tập làm văn ôn tập tiếng việt (tiết 8) I. Mục đích, yêu cầu - Củng cố các kiến thức về các bài tập đọc đọc hiểu. - HS làm các bài tập dưới dạng trắc nghiệm. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ (3 á 4’) - Hãy nhắc lại các chủ điểm được học trong HKI. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (1 á 2’) 2. HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập (28 á 30’) Phần A/177. - HS viết bài Chính tả (nghe viết): Chiếc xe đạp của chú Tư. Phần B/177: Tập làm văn - HS đọc to đề bài. - HS làm vở và trình bày. - HS nhận xét, GV nhận xét và chốt kĩ năng viết đoạn văn miêu tả đồ vật. c. củng cố, dặn dò (2 á 3’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị tiết sau kiểm tra * Rút kinh nghiệm: .......................................... ____________________________________________ Tiết 4 Khoa học Không khí cần cho sự sống. I- Mục tiêu:Sau bài học H biết: - Nêu dẫn chứng để chứng minh người động vật và thực vật đều cần không khí để thở. - Xác định vai trò của khí ô xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống. II- Đồ dùng dạy học - Hình trang 72,73/SGK III- Hoạt động dạy học. 1-HĐ1: Khởi động - Kiểm tra: - Hôm trước học bài gì? - Đọc mục bạn cần biết? -> Giới thiệu bài:... Ghi tên bài 2- HĐ 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người. * Mục tiêu: - Nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở. - Xác định vai trò của không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này vào trong đời sống. * Cách tiến hành. - GV yêu cầuHS làm theo như hướng dẫn của mục thực hành/72 và nêu nhận xét của mình. - HS trả lời: => Kết luận: Không khí rất cần cho cuộc sống của con người. 3- HĐ3: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với đời sống thực vật và động vật. * Mục tiêu: - Nêu dẫn chứng để chứng minh không khí rất cần cho cuộc sống của động vật và thực vật . *Cách tiến hành. + Bước1: - HS quan sát hình 3,4/72 - GV hỏi: Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết? + Bước2: - HS trả lời. - GV nêu thêm vai trò của không khí đối với động vật và thực vật.( SGV) -> Kết luận : Thực vật và động vât nếu thiếu không khí sẽ không thể duy trì sự sống. 4- HĐ4: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô xi. * Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong cuộc sống. *Cách tiến hành: - Bước 1:- HS quan sát hình 5,6/73 theo nhóm đôi. + Tên dụng cụ giúp thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước? + Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan? - Bước 2: - HS trình bày kết quả quan sát . - GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi: + Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật. + Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở? + Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ô xi? 5. HĐ5: Củng cố dặn dò. - H đọc mục Bạn cần biết SGK/73 - Nhận xét tiết học. =============================================================###========###
Tài liệu đính kèm: