Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)

A. Mục tiêu:

 Giúp học sinh củng cố về:

- Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.

- Nhận biết đường cao của hình tam giác.

- Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước.

- Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.

B. Chuẩn bị:

 - Thước thẳng và ê-ke.

C. Các hoạt động dạy học:

I. Bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình vuông ABCD có cạnh 7 dm.

- Tính chu vi và diện tích của hình vuông ABCD.

 P = 7 x 4 = 28 (dm)

 S = 7 x 7 = 49 (dm2)

 

doc 33 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2009
 Toán
Tiết 2-4b, tiết 3-4a
Luyện tập
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố về:
- Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
- Nhận biết đường cao của hình tam giác.
- Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước.
- Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
B. Chuẩn bị:
	- Thước thẳng và ê-ke.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình vuông ABCD có cạnh 7 dm.
- Tính chu vi và diện tích của hình vuông ABCD.
 P = 7 x 4 = 28 (dm)	
 S = 7 x 7 = 49 (dm2)
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài số 1(55). Nêu tên các góc vuông, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình:
- GV vẽ hình a, b lên bảng cho HS điền tên.
a) Góc vuông BAC: Góc nhọn ABC; ABM; MBC; ACB; AMB.
Góc tù BMC; Góc bẹt AMC.
- So với góc vuông thì góc nhọn bé hay lớn hơn? Góc tù lớn hơn hay bé hơn. 
b) Góc vuông DAB; DBC; ADC
Góc nhọn ABD; BDC; BCD
Góc tù : ABC
- 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
- HS nêu miệng
- 1 góc bẹt bằng 2 góc vuông.
 Bài 2(55).
+ Nêu tên đường cao của ABC.
+ Đường cao của ABC là: AB và BC.
+ Vì sao AB được gọi là đường cao của ABC?
+ Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của và vuông góc với cạnh BC của .
+ Vì sao AH không phải là đường cao của ABC?
+ Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình ABC.
Bài 3(55)
- Cho HS nêu các bước vẽ.
- GV đánh giá nhận xét.
- HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm.
- HS lên bảng thực hiện. 
B
A
D
C
Bài 4(55)
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Vẽ hình chữ nhật: ABCD có chiều dài AB = 6cm; chiều rộng AD = 4cm.
- GV cho HS lên bảng vừa vẽ, vừa nêu các bước. 
- 1 HS lên bảng.
- Nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.
A B
M N
 D C
- Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với đỉnh AD vì AD = 4cm nên AM = 2cm. Tìm trên và chấm 1 điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật.
- Nhận xét giờ học.
Toán(c)
Tiết 6- 4b, Tiết 7-4a
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ
A. Mục tiêu:
 - Củng cố cách thực hiện phép cộng, phép trừ
B. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
Bài 60(14- SBT). Viết số thích hợp vào ô trống:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS làm bài vào vở
a)
Số hạng
4267
61832
484888
Số hạng
5842
32385
20202
Tổng
10109
94217
505090
- Chữa bài nhận xét
b)
Số bị trừ 
250000
74162
56218
Số trừ
46721
6742
48219
Hiệu
203279
67420
7999
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
Bài 62(14). Đặt tính rồi tính:
+
 14672 345
+
 35189 543
- Cho HS làm bài vào vở
 43267 708
 93128 647
 2243
- GV nhận xét, chữa bài
 Bài 63(14- SBT)
- Nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài, nêu miệng kết quả
a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
2005 + 2004 = 2004 + 2005
2003 + 2004 + 2005 = (2003+ 2004) + 2005
2003 + 2004 + 2005 = 2003 + (2004 + 2005)
b) Tính bằng cách thuận tiện nhất:
315 + 666 + 185
= (315 + 185) + 666
= 500 + 666
= 1166
1677 + 1969 + 1323 + 1031
= (1677 + 1323) + ( 1969 + 1031)
- GV nhận xét, chữa bài
= 3000 + 3000 = 6000
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố các kiến thức bài học
- Nhận xét giờ học
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009
 Toán
Tiết 1-4a, tiết 2-4b
Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố về:
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên có nhiều chữ số.
- áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- Vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
- Giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu.
B. Chuẩn bị:
	- Thước thẳng có chia vạch cm và ê-ke.
 - bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học:
I. Bài cũ:
- Nêu đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện tập:
 Bài 1(56). Đặt tính rồi tính:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm vào vở
- Nêu cách cộng trừ hai số có nhiều chữ số.
+
+
-
 386259 726485 528946
 260837 452936 73529
 647096 273549 602475
- HS chữa bài
- Lớp nhận xét - bổ sung
 Bài số 2(56)
- Bài tập yêu cầu gì?
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
- Để tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện ta áp dụng tính chất nào?
6257 +989 +743 = (6257 + 743) + 989
 = 7000 + 989
 = 7989
+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
 + Tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV cho HS chữa bài.
- GV nhận xét - đánh giá.
5798 +322 +4678=5798 +(322 + 4678)
 = 5798 + 5000
 = 10798
Bài số 3(56)
- Cho HS đọc yêu cầu
- Lớp đọc thầm, trả lời
+ Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào?
+ Có chung cạnh BC
+ Độ dài cạnh của hình vuông BIHC là bao nhiêu?
+ Là 3cm
- Cho HS vẽ tiếp hình.
+ Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào?
- HS thực hiện
+ Cạnh DH vuông góc với cạnh AD; BC; IH
- Tính chu vi hình chữ nhật AIHD.
 Chiều dài của hình chữ nhật AIHD là:
 3 x 2 = 6 (cm)
- Cách tính chu vi hình chữ nhật
 Chu vi hình chữ nhật
 (6 + 3) x 2 = 18 (cm)
 Đáp số: 18 cm
Bài số 4(56)
- Cho HS đọc yêu cầu
+ Bài tập cho biết gì?
- 1 HS đọc - lớp đọc thầm.
+ Nửa chu vi là 16 cm- chiều dài hơn chiều rộng là 4 cm.
+ Bài tập hỏi gì?
+ Diện tích của hình chữ nhật.
+ Biết được nửa chu vi của hình chữ nhật tức là biết được gì?
+ Biết được tổng của số đo chiều dài và chiều rộng.
+ Vậy muốn tính được diện tích hình chữ nhật cần tính gì trước?
+ Chiều dài và chiều rộng.
+ Bài tập thuộc dạng toán nào?
+ Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Chữa bài - nhận xét 
+ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu.
Giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
(16 - 4) : 2 = 6 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
6 + 4 = 10 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
10 6 = 60 (cm2)
- GV đánh giá chung
 Đáp số: 60 cm2
3. Củng cố - dặn dò:
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Khoa học
Tiết 5-4a, tiết 6-4b
ôn tập con người và sức khoẻ (Tiếp theo)
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
- áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
B. Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh các mô hình về các loại thức ăn.
 - Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Bài cũ:
- Nêu sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Kể tên các nhóm dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. nội dung:
 HĐ2: Tự đánh giá:
- GV cho HS dựa vào chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá.
- HS tự đánh giá theo các tiêu chí:
+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
+ Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Cho HS nêu miệng.
+ Các loại thức ăn có chứa các vi-ta-min và chất khoáng.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
* Kết luận: GVchốt ý
Hoạt động 3: Trò chơi "Ai chọn thức ăn hợp lí"
- Cho HS thảo luận nhóm.
- HS sử dụng những tranh ảnh, mô hình thức ăn để bày.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Cho HS bày bữa ăn của nhóm mình.
- Giới thiệu các thức ăn có những chất gì trong bữa ăn.
+ Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng?
+ Ăn phối hợp các loại thức ăn có trong bữa ăn hàng ngày.
- Về nhà nói với cha mẹ và người lớn những điều vừa học được.
HĐ4: Ghi lại 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
- GV cho HS làm việc cá nhân
- HS tự ghi lại 10 lời khuyên về dinh dưỡng.
- HS trình bày miệng.
- GV đánh giá
- Lớp nhận xét - bổ sung
3. Củng cố, dặn dò:
- Hàng ngày ta cần có chế độ ăn như thế nào?
- Nhận xét giờ học.Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Tiết 7-4b
ôn tập giữa kì I (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài: Lời hứa
2. Hệ thống hoá quy tắc viết hoa tên riêng.
B. Chuẩn bị:
- Viết sẵn lời giải bài 2 + 4.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc mẫu bài viết
- GV giải nghĩa từ "Trung sĩ"
- Lớp đọc thầm.
- GV đọc từ khó cho HS viết.
+ Bỗng, bước, sao trận giả.
- HS viết lên bảng con
- Khi viết lời thoại ta trình bày như thế nào?
+ Với các dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, dấu hai chấm mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
- GV đọc cho HS viết bài
- HS viết chính tả.
- Soát bài.
3. Luyện tập:
Bài số 2
- HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Em bé được giao nhiệm vụ gì?
+ Vì sao trời đã tối em không về?
+ Gác kho đạn.
+ Em không về vì đã hứa sẽ không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
+ Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?
+ Dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
+ Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng không? Vì sao?
+ Không được vì trong truyện có 2 mẩu đối thoại giữa em bé và người khách và giữa em bé với các bạn cùng chơi. Do đó phải đặt trong ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách uốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
4. Hướng dẫn lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng.
Các loại tên riêng
Quy tắc viết tên
Ví dụ
+ Tên người
tên địa lí VN
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Lê Văn Tám
- Điện Biên Phủ
+ Tên nước ngoài
tên địa lí nước ngoài
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối.
- Lu-I Pa-Xtơ
- Xanh Pê-tec-bua
- Những tên riêng được phiên âm theo Hán Việt, viết như cách viết tên riêng Việt Nam
- Bạch Cư Dị
- Luân Đôn
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
 Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009
Toán 
Kiểm tra giữa học kì I
Bài kiểm tra phô tô
 Địa lí
Tiết 4-4b, tiết 5-4a
thành phố đà lạt
A. Mục tiêu:
	Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
- Nêu được vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có khí hậu quanh năm mát mẻ.
- Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát.
- Giải thích được vì sao Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
- Rèn luyện kỹ năng xem bản đồ, lược đồ.
B. Chuẩn bị:
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Bài cũ:
- Tây Nguyên có các con sông chính nào? Đặc điểm dòng chảy của chúng ra sao?
- Rừng  ...  4
- GV cho HS thực hiện
- Yêu cầu HS nêu miệng cách thực hiện
- Lớp làm nháp - 1 H lên bảng
 136 204
 4
 544 816
- Nhận xét về phép nhân.
+ Khi thực hiện phép nhân có nhớ ta làm như thế nào?
- Đây là phép nhân có nhớ.
+ Thực hiện như phép nhân không nhớ còn nhớ sang bên trái hàng trước nó.
- Nêu cách thực hiện tìm tích.
- 1 - 3 HS nêu
2. Luyện tập:
Bài số 1(57). Đặt tỉnhồi tính:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS nêu miệng cách thực hiện.
+ Muốn tìm tích của phép nhân ta làm như thế nào?
 - Đọc yêu cầu bài
 341 231 102 426
 2 5
 682 462 512 130 
bài 2(57). Viết giá trị của biểu thức vào ô trống
+ Bài tập yêu cầu gì?
+ Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào ô trống.
+ Bài này thuộc dạng toán nào?
+ Muốn tính được giá trị biểu thức có chứa chữ ta làm thế nào?
+ Biểu thức chứa 1 chữ.
+ Thay số vào chữ.
- Cho HS làm bài vào SGK
- Với m = 2 thì 201 634 m = 201 634 2 
 = 403 268
+ Với m = 3 thì 201 634 3 = 604 902
+ Với m = 4 thì 201 634 4 = 806 536
- GV nhận xét, chữa bài
+ Với m = 5 thì 201 634 5 = 1008 170
Bài 3(57). Tính
- Nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở, chữa bài
- HS làm bài vào vở
321 475 + 423 507 2=321 475 + 847 014
 = 1 168 489 
- Nhận xét
609 9 - 4 845 = 5 481 - 4 845 = 636
 Bài 4(57)
+ Bài tập cho biết gì?
+ Bài tập hỏi gì?
- Có 8 xã vùng thấp.
1 xã: 850 q' truyện
9 xã vùng cao ? quyển truyện
1 xã: 980 q' truyện 
Giải
+ Muốn biết cả huyện đó được cấp bao nhiêu quyển truyện cần biết gì?
Số truyện 8 xã vùng thấp được cấp:
850 8 = 6 800 (quyển )
Số truyện 9 xã vùng cao được cấp:
980 9 = 8 820 (quyển)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
Tổng số truyện được cấp là:
8 820 + 6 800 = 15 620 (quyển)
 Đáp số: 15 620 quyển truyện.
3. Củng cố - dặn dò:
- Muốn tìm tích của phép nhân ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học.
Khoa học
Tiết 4-4a, tiết 5-4b
Nước có những tính chất gì ?
A. Mục tiêu:
 Học sinh có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:
- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua 1 số vật và có thể hoà tan 1 số chất. 
B. Chuẩn bị:
 GV: 	- Tranh ảnh như SGK, hình vẽ T42, T43.
 HS : 	- Chuẩn bị 1 chai, 1 cốc, 1 túi nilon, 1 khăn lau.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
 Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Cho HS ngồi theo nhóm
- HS ngồi theo nhóm 4 đ 6 và để các đồ dùng thí nghiệm đã chuẩn bị lên mặt bàn.
- GV cho các nhóm quan sát và nhận các chất trong vật đựng từng loại.
- HS thực hiện
- Đại diện trình bày.
+ Làm thế nào để phát hiện ra các chất có trong mỗi cốc.
+ Sử dụng các giác quan: mắt đ nhìn; lưỡiđ nếm; mũi đ ngửi.
* Kết luận: Nước có tính chất gì?
HĐ 2: Phát hiện ra hình dạng của nước:
* Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
- Cho các nhóm đem chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau đặt lên bàn.
- HS quan sát và đặt chai ở vị trí khác nhau.
+ Khi ta đổi chỗ vị trí của chai hoặc cốc, hình dạng của cốc hoặc chai có thay đổi không?
+ Hình dạng của chai, cốc không thay đổi.
- Cho HS làm thí nghiệm.
+ Đổ nước vào chai, đậy nút chặt, đặt chai ở vị trí khác nhau.
+ Nhận xét về hình dạng của nước?
+ Nước không có hình dạng nhất định.
* Kết luận: GV chốt ý
HĐ3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
- GV kiểm tra vật liệu thí nghiệm
HĐ4: Phát hiện tính thấm qua hoặc ko thấm của nước đối với 1số vật
- HS làm thí nghiệm
Đổ nước vào tấm kính đ nước chảy từ caođthấp, lan ra mọi phía.
- GV cho HS làm thí nghiệm
- Đổ nước vào túi ni lông
- Nhúng vào các vật: vải, báo...
- Cho HS nhận xét và nêu tác dụng
- Những vật liệu không cho nước thấm qua dùng làm đồ chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa.
* Kết luận: Nước thấm qua 1 số vật.
HĐ5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan 1 số chất:
- GV cho HS thực hành
- Cho HS nhận xét
- HS pha đường, muối, cát.
- Muối và đường tan trong nước.
- Cát không tan
* Kết luận: Nước còn có tính chất gì?
- Nước có thể hoà tan 1 số chất.
- Bài học (SGK)
- GV cho vài HS nhắc lại
- 3 đ 4 học sinh đọc mục bạn cần biết (T43- SGK)
3. Củng cố, dặn dò:
- Nước có những tính chất gì?
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài giờ sau.
Kĩ thuật 
Tiết 6-4b
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi 
khâu đột(tiết 1)
A. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột mau.
- Có ý thức yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
 - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền.
 - Một số sản phẩm có đường khâu viền.
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
C. Các hoạt động dạy - học.
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
 Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét mẫu:
- GV giới thiệu sản phẩm.
- Cho HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu.
- HS quan sát
- Mép vải được gấp 2 lần đường gấp ở mặt trái mảnh vải, được khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc mau, đường khâu ở mặt phải mảnh vải.
- GV nhận xét và tóm tắt đường khâu viền gấp mép vải.
HĐ2: Hướng dẫn thao thác kỹ thuật:
- Cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4
- Nêu cách gấp mép vải.
- HS quan sát
- Kẻ 2 đường thẳng ở mặt trái vải
đường 1 cách mép vải 1cm
đường 2 cách đường 1: 2cm
- Gấp theo đường vạch dấu 1
- Gấp mép vải lần 2.
- Nêu cách khâu viền đường gấp mép?
- Khâu lược
- Khâu viền bằng mũi khâu đột.
- Cho HS thực hành
- HS gấp mép vải theo đường vạch dấu.
- GV quan sát.
3. Củng cố - dặn dò:
- Chuẩn bị vật liều giờ sau thực hành.
 - Nhận xét giờ học. 
Thứ bảy ngày 31 tháng 10 năm 2009
Toán
Tiết 1-4b, tiết 3-4a
Tính chất giao hoán của phép nhân
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
B. Chuẩn bị:
- Kẻ sẵn bảng số.
C. các hoạt động dạy và học:
I. Bài cũ:
	- Nêu cách tìm tích của phép nhân.
- Nêu miệng bài 4.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
a. So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau.
- GV cho HS so sánh
5 7 và 7 5
 5 7 = 35 ; 7 5 = 35
Vậy 5 7 = 7 5
- Hướng dẫn tương tự với 4 3 và 3 4
 4 3 = 12 ; 3 4 = 12
Vậy 4 3 = 3 4
- Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì như thế nào với nhau?
- Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
- GV treo bảng số
a
b
a b
b a
4
8
4 8 = 32
4 8 = 32
6
7
6 7 = 42
7 6 = 42
5
4
5 4 = 20
4 5 = 20
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a b và 
b a khi a = 4 và b = 8
- Giá trị của biểu thức a b và b a đều bằng 32.
- So sánh giá trị của biểu thức a x b và 
b a khi a = 6; b = 7
- Giá trị của biểu thức a b và b a đều bằng 42.
- GV hướng dẫn HS so sánh tương tự đến hết.
-Vậy giá trị của biểu thức a b luôn ntn so với giá trị của biểu thức b a.
- Luôn bằng nhau
- Ta có thể nói như thế nào?
- Em có nhận xét gì về thừa số trong 2 tích.
- a b = b a
- 2 tích đều có thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích đó như thế nào?
- Tích đó không thay đổi. 
- GV kết luận: Đây là tính chất giao hoán cuả phép nhân.
- 3 đ 4 HS nhắc lại
- Bài tập dạng tổng quát
 a b = b a
c. Luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS làm bài, chữa bài
- Nhận xét, chữa bài
Bài 1(58). Viết số thích hợp vào ô trống:
- Lần lượt hs nêu, lớp nhận xét.
a) 4 6 = 6 
207 7 = 207
b) 3 5 = 5 
2138 9 = 2138
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS làm bài
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài:
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn mẫu
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2(58). Tính:
a) 1357 5 = 6785
 7 853 = 5971
b) 40263 7 = 281841
 5 1326 = 6630
Bài 3 (58)
- Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau
- Hs đọc yêu cầu bài, tự làm bài và chữa bài:
 4 2 145 = (2100 + 45) 4
 3 964 6 = (2 + 4) (3000 + 964)
 102 87 6 = (3 + 2) 10 287
 Bài số 4(58)
- Hs đọc yêu cầu , tự làm và chữa bài:
- Cho HS làm bài tập
- Cho HS nêu tính chất nhân với 1; 0
a) a = a = a
b) a = a = 0
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 10
A. Mục tiêu:
 - HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 10.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
B. Nội dung:
1. Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Chữ viết có tiến bộ:
- Vệ sinh lớp học + Thân thể sạch sẽ.
- kĩ năng tính toán có nhiều tiến bộ.
Tồn tại:
	- 1 số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
	- Lười học bài và làm bài:
- Đi học quên đồ dùng.
2. Phương hướng tuần 11:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 10.
- Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
- Chuẩn bị tốt ngày 20 – 11.
 Toán(c)
Tiết 5-4b, tiết 6,7-4a
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố cách thực hiện nhân với số có một chữ số.
- Tính giá trị của biểu thức có chứa chữ.
- Thực hành vẽ hình 
B. Chuẩn bị:
- bảng nhóm
C. Các hoạt động dạy-học:
I. Kiểm tra:
II. Bài mới:
1. Giới tghiệu bài:
2. Nội dung:
Bài 2(33- GEGT). Tìm tích biết các thừa số là:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
a) 46 983 và 6
 46 983 6 = 281 898
b) 52069 và 9
 52 069 9 = 225621
c) 6321 và 40
 6321 40 = 252840
d) 5724 và 30
 5724 30 = 171720
- Nhận xét, chữa bài
- GV nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS làm bài
Bài 3(34- GEGT). tính giá trị của biểu thức sau n m + c biết:
- Cho HS làm bài vào vở
- Nhận xét, chữa bài
a) n = 5321 ; m = 6 ; c = 4784
 n m + c = 5321 6 + 4784 = 36710
b) n = 89462 ; m = 5 ; c = 2594
 n m + c = 89462 5 + 2594 = 449904
- GV nêu bài toán:
 Một thùng sữa có 10 vỉ, mỗi vỉ có 4 hộp sữa, mỗi hộp sữa giá 3000 đồng. Hỏi nếu mua 3 thùng sữa đó thì hết bao nhiêu tiền?
bài 3 (34 đề 2)
- Hướng dẫn HS làm bài
bài giải
Số hộp sữa ở một thùng là:
10 4 = 40 (hộp)
3 Thùng sữa có số hộp sữa là:
3 40 = 120 (hộp)
Số tiền mua 3 thùng sữa là:
120 3000 = 360000 (đồng)
 Đáp số : 360 000 đồng
- Nhận xét, chữa bài
- GV nêu yêu cầu bài
Bài 4(35). 
- Cho HS làm bài vào vở
a) Vẽ một tứ giác có một cặp cạnh song song.
Ví dụ:
b) Vẽ một tam giác có một góc vuông:
Ví dụ:
- nhận xét, chữa bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc