I/ Mục tiêu:
1- tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.mức độ kỹ năng đọc như ở tiết 1
2- Nghe viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.tốc độ khoảng 95 chữ /1phút,không mắc quá 5 lỗi.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1).
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( khoảng 7 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học.
-HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3- Nghe-viết chính tả bài: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng
Tuần 10 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009 Tiết 5: Chính tả Ôn tập giữa học kì I (tiết 2) I/ Mục tiêu: tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.mức độ kỹ năng đọc như ở tiết 1 Nghe viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.tốc độ khoảng 95 chữ /1phút,không mắc quá 5 lỗi. II/ Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1). III/ Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( khoảng 7 HS): -Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). -HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. -GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. -GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. -HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. Nghe-viết chính tả bài: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng - GV Đọc bài. - Cho HS đọc thầm lại bài. -Cho HS hiểu nghĩa các từ : cầm trịch, canh cánh, cơ man - Nêu nội dung đoạn văn? - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: cầm trịch, canh cánh, cơ man đỏ lừ, ngược - Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc từng câu (ý) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. -GV nhận xét chung. - HS theo dõi SGK. -Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước. - HS viết bài. - HS soát bài. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học tiết học. Dặn những HS chưa kiểm tra tâp đọc , HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp đọc. Tiết 6: Toán ôn viết số đo khối lượng, diện tích dưới dạng số tp I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 2m7cm =..m; 5kg 6g =.kg; 4 cm2 =.m2 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét. *Bài tập 2 Viết các số đo thích hợp vào ô trống (theo mẫu) -Mời 1 HS đọc đề bài. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 1 HS lên chữa bài. -HS khác nhận xét. -GV nhận xét, cho điểm. *Bài tập 3 Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS tìm cách giải. -Cho HS làm ra nháp. -Chữa bài. *Bài tập 4 Điền dấu ><= vào chỗ chấm: *Bài tập 5:một thửa ruộng hình chữ nhật chiều dài gấp đôi chiều rộng.chu vi là 0,3km.Tính diện tích thửa ruộng ra m2 ,ra ha. -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. 5m 92mm =m 7dam 8cm =m 6hm 3cm =.m 9km 4dm =m 45 tạ =.tấn 635kg=..tạ 2yến 7kg =..kg 9kg 7g =..kg 2m215dm2=..m2 23m27dm2=.m2 15km2314ha=km2 3ha7a=.ha 3dm27cm2.37cm2 408ha ..4,8km2 0,2m2 ..197dm2 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai số thập phân . Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009 Tiết 1: Toán Luyện tập chung I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: -Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân. -So sánh số đo dộ dài viết dưới một số dạng khác nhau. -Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị hoặc tỉ số. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Nêu cách đọc viết số thập phân? 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (48): Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét. *Bài tập 2 (49): Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02km? -Mời 1 HS đọc đề bài. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 1 HS nêu kết quả. -HS khác nhận xét. -GV nhận xét, cho điểm. *Bài tập 3 (49): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm ra nháp. -Chữa bài. *Bài tập 4 (49): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải. -Cho HS làm vào vở. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Kết quả: 12,7 0,65 2,005 0,008 *Kết quả: Ta có: 11,020km = 11,02km 11km 20m = 11,02km 11020m = 11,02km Như vậy, các số đo độ dài nêu ở phần b, c, d đều bằng 11,02km. *Kết quả: 4,85m 7,2km2 Bài giải: *Cách 1: Giá tiền mỗi bộ đồ dùng học toán là: 180 000 : 12 = 15 000 (đồng) Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là: 15 000 x 36 = 540 000 (đồng) Đáp số: 540 000 đồng. *Cách 2: 36 hộp gấp 12 hộp số lần là: 36 : 12 = 3 (lần) Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là: 180 000 x 3 = 540 000 (đồng) Đáp số: 540 000 đồng. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số. Tiết 3: Luyện từ và câu Ôn tập giữa học kì I (tiết 3) I/ Mục tiêu: -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.mức độ kỹ năng như bài học tiết 1. - tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học HS khá giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài II/ Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1). III/ Các hoạt động dạy học: 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2-Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( khoảng 7 HS): -Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). -HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. -GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. -GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. -HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. 3-Bài tập 2: -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Từ tuần 1 đến giờ các em đã được học những bài tập đọc nào là văn miêu tả? -GV ghi lên bảng tên 4 bài văn: +Quang cảnh làng mạc ngày mùa. +Một chuyên gia máy xúc. +Kì diệu rừng xanh. +Đất Cà Mau. -Cho HS làm việc cá nhân theo gợi ý: +Mỗi em chọn và đọc ít nhất một bài văn. +Ghi lại những chi tiết em thích nhất trong bài, giải thích tại sao em thích. -GV khuyến khích HS nói nhiều hơn một chi tiết, đọc nhiều hơn một bài văn. -Cho HS nối tiếp nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lý do tại sao mình thích -Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được chi tiết hay , giải thích được lý do mình thích. -HS đọc. -HS suy nghĩ và trả lời. -HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV. -HS nối tiếp nhau trình bày. -HS khác nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học và dặn HS: -Mỗi em tự ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm để chuẩn bị cho tiết học sau. -Các tổ chuẩn bị trang phục đơn giản để diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân. Tiết 4: Kể chuyện Ôn tập giữa học kì I ( tiết 4) I/ Mục tiêu: - Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ,thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học trong 9 tuần (BT1) Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái theo yêu cầu của BT2 . II/ Đồ dùng dạy học: -Bút dạ, bảng nhóm. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2-Bài tập 1: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập -HS suy nghĩ, làm việc theo nhóm 4 -Mời đại diện một số nhóm trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -Cho 1-2 HS đọc toàn bộ các từ ngữ vừa tìm được 2-Bài tập 2: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập -GV cho HS thi làm việc theo nhóm 7 vào bảng nhóm -Đại diện nhóm mang bảng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. -Cả lớp và GV nhận xét. -GV KL nhóm thắng cuộc. *Ví dụ về lời giải: VN-Tổ quốc em Cánh chim hoà bình Con người với thiên nhiên Danh từ Tổ quốc, đất nước, giang sơn, Hoà bình, trái đất, mặt đất, Bầu trời, biển cả, sông ngòi, Động từ, tính từ Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, vẻ vang, Hợp tác, bình yên, thanh bình, tự do, Bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, Thành ngữ, Tục ngữ. Quê cha đất tổ, non xanh nước biếc,... Bốn biển một nhà, chia ngọt sẻ bùi, Lên thác xuống ghềnh, cày sâu cuốc bẫm, *Lời giải: Bảo vệ Bình yên Đoàn kết Bạn bè Mênh mông Từ đồng nghĩa Giữ gìn, gìn giữ Bình yên, bình an, thanh bình, Kết đoàn, liên kết, Bạn hữu, bầu bạn, bè bạn, Bao la, bát ngát, mênh mang, Từ trái nghĩa Phá hoại tàn phá, phá phách, Bất ổn, náo động, náo loạn, Chia rẽ phân tán, mâu thuẫn Kẻ thù, kẻ địch Chật chội, chật hẹp,hạn hẹp, 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học và dặn HS: -Mỗi em về tự ôn lại từ ngữ đã học trong các chủ điểm. Tiết5: Luyện từ và câu: Ôn tập giữa kỳ I I- Mục tiêu: ôn tập củng cố các kiến thức về từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Làm được các BT có liên quan. II/ Các hoạt động dạy học: 1/ nhắc lại các kiến thức đã học: 2/Luyện tập. Bài 1. đọc đoạn thơ sau trả lời câu hỏi: Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời Aó nâu túi vải đẹp tươi lạ thường. a/ hãy tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên. b/các từ đồng nghĩa đó có sắc thái nghĩa có khác gì nhau?Em hãy điền vào bảng sau STT Từ đồng nghĩa Sắc thái từ 1 2 3 Bài 2.Trong các trường hợp sau từ "mắt"được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển a/ Tiếng gà giục quả na mở mắc tròn xoe b/Những con chồn sóc với chùm lông đuoi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo c/Đuôi cá mác vào mắt lưới. d/Con mắt thơ của ông ấy thật tinh tế Bài 3:cho bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong đừng xáo nước đục đau lòng cò con a/ Tìm từ trái nghĩa trong bài ca dao trên.Theo em, những tửtái nghĩa còn ẩn chứa nét nghĩa nào khác?Bài ca dao đã khẳng định phẩm chất tốt đẹp của hình tượng con cò? Hãy tìm một số câu tục ngữ có nội dung gần gũi với bài ca dao Tiết 6 Toán: Ôn tập giữa kỳ I I/Mục tiêu:Ôn tập những kiến thức đã học trong 9tuần đầu của lớp 5 II/ Các hoạt động dạy học: 1-Nhắc lại kiến thức đã học 2-Luyện tập: Bài 1:tìm x. X x = X : = X + = X - = Bài 2điền dấu ><= vào chỗ chấm 2. 3 ... : (Làm việc theo nhóm) *ý nghĩa của sự kiện ngày 2-9-1945: -Cho HS đọc đoạn còn lại: +Nêu ý nghĩa của sự kiện ngày 2-9-1945? -Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi KQ vào bảng nhóm, sau đó đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét tuyên dương nhóm thảo luận tốt *Diễn biến: -Ngày 2-9-1945, Hà Nội tưng bừng cờ hoa. Nhân dân nô nức tiến về Quảng trường Ba Đình. -Đúng 14 giờ Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. *Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập: Bản Tuyên ngôn Độc lập đã: -Khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. -Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập ấy. *ý nghĩa: Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 3-Củng cố, dăn dò: Cho HS đọc phần ghi nhớ. GV nhận xét giờ học Tiết 4: Địa lí Nông nghiệp I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Nêu được một số nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nôngnnghiệp ở nước ta - Trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp,lúa gạo dược trồng nhiều ở đồng bằng,cây công nghiệp trồng ở núi và cao nguyên -Lợn,gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng,trâu,bò,dê được nuôi nhiều miền núi và cao nguyên. Biết nước ta trồng nhiều loại cây trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất. -Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta(lúa gạo,cao su,cà phê,chè, lợn,trâu,bò). Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bốcủa nông nghiệp: Lúa gạo ở đòng bằng ;cây công nghiệp ở vùng núi,cao nguyên;trâu,bò ở vùng núi,gia cầm ở đồng bằng. HS khá ,giỏi giải thích được tại sáóo lượng giaucs gia cầm ngày càng tăng:do đảm bảo nguồn thức ăn. Giải thích vì sao cây trồng tập trung chủ yếucúa nước ta là cây xứ nóng:vì khí hậu nóng ẩm. . II/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ:-Cho HS nêu phần ghi nhớ. -Mật độ dân số là gì? Nêu đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: a) ngành trồng trọt: 2.2-Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) -Cho HS đọc mục 1-SGK -Cho HS trao đổi cả lớp theo các câu hỏi: +Hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta? 2.3-Hoạt động 2: (làm việc theo cặp) -Cho HS quan sát hình 1-SGK. -Cho HS trao đổi theo cặp theo nội dung các câu hỏi: +Kể tên một số cây trồng ở nước ta? +Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn? +Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? +Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo? -Mời HS trình bày. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận 2.4-Hoạt động 3: (Làm việc cá nhân) -Cho HS quan sát hình 1. -Cho HS trả lời câu hỏi cuối mục 1. -GV kết luận: SGV-Tr.101 b)Ngành chăn nuôi: 2.5-Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp) -Vì sao số lượng gia súc, cầm ngày càng tăng? -Em hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta? -GV cho HS quan sát hình 1 và làm bài tập 2 bằng bút chì vào SGK -Mời một số HS trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. -Ngành trồng trọt có vai trò: +Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. +ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. -Lúa gạo, ngô, rau, cà phê, cao su, hồ tiêu - Lúa gạo -Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới. -Đủ ăn, dư gạo xuất khẩu. -Do lượng thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo. -HS làm bài tập 2-Tr. 88 Cây trồng Vật nuôi Vùng núi Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu Trâu, bò, dê, ngựa, Đồng bằng Lúa gạo, rau, ngô, khoai Lợn, gà, vịt, ngan, 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. Tiết 4: Toán cộng hai Số thập phân I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân. -Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân. -HS làm được BT1(a,b),bài2(a,b), bài 3 II/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: 2.2-Kiến thức: a) Ví dụ 1: -GV nêu ví dụ: 1,84 + 2,45 = ? (m) -Cho HS đổi các đơn vị ra cm sau đó thực hiện phép cộng. -GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân: Đặt tính rồi tính. 1,84 2,45 4,29 (m) -Cho HS nêu lại cách cộng hai số thập phân 1,84 và 2,45. b) Ví dụ 2: -GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào bảng con. -GV nhận xét, ghi bảng. -Cho 2-3 HS nêu lại cách làm. c) Nhận xét: -Muốn cộng hai số thập phân ta làm thế nào? -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét. -HS đổi ra đơn vị cm sau đó thực hiện phép cộng ra nháp. -HS nêu. -HS thực hiện đặt tính rồi tính: 15,9 8,75 24,65 -HS nêu. -HS đọc phần nhận xét: SGK-Tr.50 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (50): Tính -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào bảng con. -GV nhận xét. *Bài tập 2 (50): Đặt tính rồi tính. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào nháp. -Chữa bài. *Bài tập 3 (50): -Mời 1 HS đọc đề bài. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. -Cho HS làm vào vở. -Mời HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và giáo viên nhận xét. *Kết quả: a) 82,5 b) 23,44 c) 324,99 d) 1,863 *Kết quả: 17,4 44,57 93,018 *Bài giải: Tiến cân nặng là: 32,6 + 4,8 = 37,4 ( kg ) Đáp số: 37,4 kg 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học Tiết 3: Luyện từ và câu Kiểm tra giữa học kì I Đọc – hiểu, luyện từ và câu (tiết 7) I/ Mục tiêu : -Kiểm tra đọc - hiểu và kiểm tra kiến thức kĩ năng về từ và câu. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. II/ Các hoạt động dạy học: 1-Ôn định tổ chức: 2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 45 phút -GV phát đề cho HS. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. Đề bài Đáp án A-Đọc thành tiếng. B-Đọc thầm bài “mầm non”. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng.Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1-Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào? a. Mùa xuân ; b. Mùa hè ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông 2-Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào? a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non. b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non. c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non. 3-Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về? a.Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân. b.Nhờ sự im ắng của mọi cảnh vật trong mùa xuân. c.Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoâ lá trong mùaxuân. 4-Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào? Rừng thưa thớt vì ít cây. Rừng thưa thớt vì cây không có lá. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng. 5-Y chính của đoạn văn là gì? Miêu tả mầm non. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên. 6-Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc? a. Bé đang học ở trường mầm non. b.Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước. c.Trên cành cây có những mầm non mới nhú. 7-Hối hả có nghĩa là gì? Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh. Mừng vui, phấn khởi vì được như ý. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh. 8-Từ thưa thớt thuộc từ loại nào? a. Danh từ ; b. Tính từ ; c. Động từ 9-Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? a.Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt b.Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách c.Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách 10-Từ nào đồng nghĩa với im ắng? Lặng im ; b. Nho nhỏ ; c. Lim dim *Phần A: Tối đa 5 điểm. *Phần B: (5điểm) Mỗi lần khoanh vào trước câu trả lời đúng được 0,5 điểm. *Kết quả: 1 – d 2 – a 3 – a 4 – b 5 – c 6 – c 7 – a 8 – b 9 – c 10 – a 3-Củng cố, dặn dò: -GV thu bài. Nhận xét giờ học Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009 Tiết 2: Tập làm văn Kiểm tra giữa học kì I(tiết 8) (Bài viết) I/ Mục tiêu : -Kiểm tra viết chính tả và tập làm văn. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. II/ Các hoạt động dạy học: 1-Ôn định tổ chức: 2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 45 phút -GV chép đề lên bảng. -Cho HS chép đề và làm bài. -Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. Đề bài Đáp án A-Chính tả ( nghe – viết): Bài: Việt Nam thân yêu B-Tập làm văn: Tả cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương em. A. Chính tả: ( 5 điểm ) - Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm. -Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài. B. Tập làm văn: ( 5 điểm ) Đảm bảo các yêu cầu sau: - Viết được bài văn tả con đường quen thuộc đủ các phần mở bài , thân bài , kết bàiđúng yêu cầu đã học. Dài khoảng 10 câu trở lên . - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ 3-Củng cố, dặn dò: -GV thu bài. -GV nhận xét giờ kiểm tra. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS biết: - Cộng các số thập phân. - Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. - Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học; -HS khá,giỏilàm được BT4 (tìm số trung bình cộng). II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Nêu cách cộng hai số thập phân? 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (50): Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào bảng con. GV ghi kết quả lên bảng lớp. -Cho HS so sánh giá trị của 2 biểu thức a + b và b + a sau đó rút ra nhận xét *Bài tập 2 (50): Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại: -Mời 1 HS đọc đề bài. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 3 HS lên chữa bài. -HS khác nhận xét. -GV nhận xét, cho điểm. *Bài tập 3 (43): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. -Cho HS làm ra nháp. -Chữa bài. *Bài 4(hs khá giỏi): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải. -Cho HS làm vào vở. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. -HS làm vào bảng con. -Nhận xét: Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. a + b = b + a *Kết quả: 13,26 70,05 0,15 *Bài giải: Chiều dài hình chữ nhật là: 16,34 + 8,32 = 24,66 (m) Chu vi hình chữ nhật là: 24,66 + 16,34) x 2 = 82 (m) Đáp số: 82m *Bài giải: Số mét vải cửa hàng đã bán trong hai tuần lễ: 314,78 + 525,22 = 840 (m) Tổng số ngày trong hai tuần lễ là: 7 x 2 = 14 (ngày) TB mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là: 840 : 14 = 60 (m) Đáp số: 60m 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về luyện tập thêm. Tiết 5,6: Luyện từ và câu: Kiểm tra định kỳ lần I (đề của trường ra 2tiết) . . -
Tài liệu đính kèm: